Bạn đang xem bài viết Xôi Yến Bất Ngờ Mở Cửa Lại Sau 1 Năm, Chủ Quán Giải Thích: được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xôi Yến nổi tiếng bất ngờ tái xuất sau 1 năm đóng cửa
Đầu tháng 5, năm 2017, thông tin Xôi Yến bỗng nhiên đóng cửa không lý do khiến biết bao tín đồ ẩm thực bất ngờ, thậm chí có phần hẫng hụt. Bởi sau 20 năm gắn bó với Hà Nội, lại bán từ sáng đến quá nửa đêm, đồ ăn đa dạng, quán xôi này đã trở thành một điểm đến quen thuộc, thậm chí được giới thiệu trong nhiều cẩm nang ẩm thực của Thủ đô. Nếu bạn cũng là tín đồ của Xôi Yến thì mừng cho bạn đây: Sau hơn 1 năm đóng cửa, cuối cùng hàng Xôi Yến đã mở cửa trở lại hơn 10 ngày rồi.
Theo quan sát, áo đồng phục của nhân viên xôi Yến đã được thay đổi là chiếc áo sơ mi màu đen thay vì áo phông màu mận chín trước đây.
Đóng cửa bất ngờ, mở cửa lại cũng bất ngờ, nhưng có lẽ nhờ vị trí đắc địa ở ngay góc ngã tư Nguyễn Hữu Huân – Hàng Mắm đông đúc có đến hai mặt tiền nên một số thực khách đã kịp biết đến sự trở lại này và chia sẻ với nhau trên mạng xã hội.
Đến Xôi Yến trong những ngày đầu tiên quán mở cửa lại này, thấy quán được sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ hơn, đồng phục nhân viên từ chiếc áo phông đỏ mận sang sơ mi xanh đen. Tuy vậy các bài trí quầy hàng, chõ xôi, nồi thịt, bàn bán hàng vẫn có vẻ quen thuộc như nhiều năm trước đây.
Có lẽ mới bán lại nên quán cũng chưa quá đông, chỗ ngồi ở các tầng không kín khách. Ngay cả vào tầm giờ trưa, vốn được xem là cao điểm, lượng khách cũng không quá đông và khách chỉ phải chờ khoảng 5 phút để được phục vụ.
Quầy ăn uống sạch sẽ, đồ ăn đa dạng.
Theo quan sát, các loại xôi và đồ ăn kèm ở đây vẫn đa dạng như trước khi đóng cửa, chả, giò, thịt thái miếng to, các loại đồ ăn được bày gọn gàng, sạch sẽ ở từng khay riêng. Không đông khách, cộng với dàn nhân viên nhanh nhẹn, nhiệt tình nên gần như ngay khi gọi đồ, chúng tôi cũng như các thực khách khác đã có ngay bát xôi theo yêu cầu.
Để “kiểm nghiệm” chất lượng của Xôi Yến sau 1 năm đóng cửa, người viết bài đã đến quán trong 2 ngày liên tiếp, gọi 2 loại xôi khác nhau là xôi xéo và xôi trắng. Cảm quan chung là bát xôi đầy đặn, xôi mềm, dẻo, nóng hổi, lượng thịt thà đầy đặn, đủ để ăn hết một bát là có thể no nguyên cả một buổi.
Về giá cả, một bát xôi đầy ụ có giá trung bình từ 40 ngàn đến 60 ngàn tùy loại, vẫn không khác biệt nhiều so với thời gian trước.
Xôi xéo cho hơi nhiều dầu nên ăn dễ ngán.
Xôi trắng mềm, dẻo, gạo thơm, thịt chất lượng.
Chủ quán Xôi Yến nói gì về lý do đóng cửa đột ngột?
Hỏi chuyện về việc Xôi Yến mở lại, người phụ nữ tự nhận là chủ quán (tuy nhiên không xưng tên, không đồng ý cho chụp ảnh) chia sẻ: ” Quán mới mở lại được tầm 10 ngày. Vì chưa nhiều người biết tới nên chưa đông khách như xưa. Và thời điểm đông khách nhất là tầm 7 đến 8 giờ tối”.
Chia sẻ về lý do 1 năm trước đóng cửa quán và những tin đồn xung quanh việc đóng cửa đột ngột, người này cho hay: “Mình thích thì bán, không thích thì mình nghỉ. Người ta cứ thích thì người ta đồn. Doanh nghiệp của cô là cá nhân chứ không phải doanh nghiệp công ty gì. Có việc riêng thì cô nghỉ thôi, cô sửa sang cửa hàng, nâng cấp lên một chút”.
Khi PV đặt câu hỏi ” Xôi Yến hiện tại là của chủ mới hay chủ cũ“, sau vài giây im lặng, người phụ nữ trả lời “Chủ cũ”, rồi nói thêm ” Nếu bây giờ mới, cũ kết hợp thì sao?“. Sau đó, người phụ nữ này hẹn chúng tôi quay lại vào hôm sau để suy nghĩ xem có nên trả lời kỹ hơn hay không. Tuy nhiên, hôm sau khi được hỏi lại, cô từ chối trả lời kỹ hơn vì không muốn rùm beng, kéo theo nhiều vần đề.
Bỏ qua những câu chuyện lùm xùm giữa việc đóng cửa bất ngờ hay những tin đồn không được xác nhận, chỉ biết, với nhiều người, việc Xôi Yến mở cửa trở lại là một tin vui, đặc biệt trong mùa World Cup bởi ở Hà Nội, không nhiều nới có thể mua được xuất xôi xéo gà nấm ngay lúc nửa đêm bụng réo.
Phố Đi Bộ Bùi Viện Đìu Hiu Mở Lại, Nhiều Quán Bất Ngờ Bị Thu Bàn Ghế
Tối 9.5, các quán bar, beer club, quán nhậu… trên phố đi bộ Bùi Viện (Q.1, chúng tôi mở cửa trở lại. Dù được lực lượng trật tự đô thị nhắc nhở nhưng nhiều quán vẫn bày bàn ghế ra vỉa hè nên bị tịch thu.
Chiều tối 9.5, UBND chúng tôi có văn bản khẩn thông báo cho phép quán bar trên địa bàn TP hoạt động trở lại. Vui nhất khi nhận thông báo này có lẽ là người dân, chủ quán và cả nhân viên phục vụ của các quán bar, beer club trên phố đi bộ Bùi Viện.
Từ 18 giờ, các hàng quán đã dọn dẹp, bày biện bàn ghế xong xuôi. Hôm nay việc bày biện được tiến hành khá nhanh vì ngày hôm qua, tất cả các quán đều đã lau dọn bàn ghế để hoạt động trở lại nhưng chưa được phép.
Theo ghi nhận, từ 18 giờ 30, nhân viên các hàng quán đều đứng ở khu vực trước quán để chào mời khách, nhưng phố Bùi Viện vẫn vắng vẻ không khác ngày còn giãn cách xã hội là mấy. Cả con đường chỉ lác đác vài khách Việt, rất ít khách Tây, hầu như chỉ toàn nhân viên của các quán.
Khu vực vỉa hè trước các quán đều không bày biện bàn ghế, để phần vỉa hè rộng rãi phía trước. Họ cho biết, có sắp xếp bàn ghế ra nhưng được lực lượng trật tự đô thị đi nhắc nhở chỉ được bán trong nhà nên các quán đều chấp hành.
Anh Lâm Tuấn Vũ (Quản lý quán Miss Saigon) chia sẻ, không được bán ở vỉa hè cũng phần nào làm vắng khách hơn, vì khách ra đến Bùi Viện là để ngồi vỉa hè, nghe nhạc ngắm phố phường, hóng gió mát mẻ.
Anh Vũ cho hay, suốt những ngày qua nhân viên của quán đều trông đợi ngày này để được đi làm, được sống trong không khí náo nhiệt đặc trưng của phố đi bộ Bùi Viện. Về phía quán, nhằm thu hút khách trong ngày đầu mở lại, quán có chương trình khuyến mãi giảm giá.
Khách Tây hào hứng khi các quán bar ở Bùi Viện hoạt động trở lại
Đến 20 giờ, nhiều bạn trẻ, có nhóm đeo khẩu trang, nhóm không đeo mới bắt đầu đi bộ dọc con phố. Trong các quán bar đèn vẫn chớp, nhạc vẫn xập xình nhưng quán thì vắng hoe, quán nào đông lắm cũng chỉ được 1 – 2 bàn có khách ngồi lắc lư theo tiếng nhạc.
Chị Đỗ Thị Yến Nhi, quản lý quán Donkey cho biết, dù dọn xong từ sớm nhưng quán vẫn rất vắng. Theo dự báo, quán mở lại dần dần để guồng công việc quay trở lại, còn để đông khách lại như trước thì chưa biết đến khi nào vì khách du lịch trong nước không nhiều, khách nước ngoài cũng chưa đến.
20 giờ 15 phút, thấy vắng bóng lực lượng chức năng, hàng quán bắt đầu bày bàn ghế ra phía vỉa hè, nhận khách ngồi uống bia. Bất ngờ lực lượng trật tự đô thị xuất hiện trở lại, đi dọc đường Bùi Viện, các quán vội vàng thu dọn bàn ghế vào phía trong. Tuy nhiên, nhiều hàng quán vẫn bị tịch thu bàn ghế vì trước đó đã từng được nhắc nhở.
The Coffee House Bất Ngờ Thông Báo Đóng Cửa Chuỗi Trà Sữa Ten Ren
Mới đây, ngày 15/7/2019, The Coffee House đã có thông báo chính thức về việc đóng cửa chuỗi trà sữa Ten Ren sau gần 2 năm hoạt động. Mặc dù thị trường trà sữa vẫn đang có sức hấp dẫn lớn nhưng Ten Ren vẫn không tìm được đường đi ngay cả khi có sự hậu thuẫn của The Coffee House. Vấn đề của câu chuyện này là gì?
Kỳ vọng về thương hiệu trà sữa Ten Ren của Đài Loan
Cuối năm 2017, The Coffee House tuyên bố mang thương hiệu trà sữa HOT nhất nhì Đài Loan – Ten Ren về với Việt Nam. Thông tin này khiến những tín đồ của trà sữa Đài hết sức vui mừng và tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu này. Đặc biệt, dưới sự hậu thuẫn của The Coffee House, con đường phát triển của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam trở nên thênh thang hơn bao giờ hết.
Lúc đó, CEO Nguyễn Hải Ninh đã từng chia sẻ rằng: ” Sau này Ten Ren không chỉ cạnh tranh với các cửa hàng trà sữa mà chúng tôi muốn nhìn đến một thị trường xa hơn của Pepsi và Coca. Cơ hội thì có nhiều, chủ yếu là có đủ sức không thôi”. Có thể thấy, ai cũng tin vào sự phát triển của Ten Ren, không sớm thì muộn, nó sẽ xâm chiếm thị trường trà sữa và đồ uống.
Năm 2018, The Coffee House đổ cả trăm tỷ đồng vào chuỗi trà sữa này với tham vọng có khoảng 40 cửa hàng trên toàn quốc và phát triển 3 dòng sản phẩm chính là trà sữa, trà gói và trà nước đóng chai.
Người ta hay nói, “đầu xuôi đuôi lọt” nhưng Ten Ren lại có khởi đầu không mấy suôn sẻ tại thị trường Việt Nam. Ngày 21/11/2018 khi mới khai trương cơ sở Ten Ren ở Trần Cao Vân thì cửa hàng này đã phải tạm đóng cửa vì những lý do như: thiếu nguyên liệu, không phục vụ kịp thời, không có đủ các món như trong menu,… Cơ sở này vấp phải khá nhiều phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng.
Vị CEO khi đó là ông Nguyễn Hải Ninh đã nói: ” Thực ra, chúng tôi vẫn có thể mở cửa hàng và phục vụ. Tuy nhiên, từ những ngày đầu, tôi và cộng sự luôn tâm niệm phải đem đến cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái nhất về dịch vụ và sản phẩm. Do đó, chúng tôi quyết định tạm ngưng hoạt động, khắc phục sự cố điện và chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầy đủ.”
Sự cạnh tranh từ đối thủ
The Coffee House tham gia vào thị trường trà sữa vì đây là một thị trường “nóng” và đầy rẫy cơ hội. Nhưng cũng chính bởi thế mà nó gặp phải khá nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh. Tại thời điểm đó, Phúc Long đang là thương hiệu trà sữa số 1 và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Điều đó cho thấy rằng, giới trẻ nước nhà vẫn đang ưa chuộng một hương vị trà sữa có vị đậm, ngọt hơn là những loại trà thanh nhạt như trà Đài Loan. Đây cũng là một trong những khó khăn mà Ten Ren gặp phải trong quá trình xâm nhập thị trường Việt Nam.
Với những khó khăn ấy, dường như 100 tỷ đồng của The Coffee House là chưa đủ để đánh bật các đối thủ khác. Việc “đi sau, về trước” vẫn là một dấu chấm hỏi.
Ten ren chính thức rời thị trường
Ngày 15/7 Ten Ren đã có thông cáo báo chí về việc chính thức ngừng hoạt động chuỗi trà sữa này sau một tháng nữa. Lý do mà doanh nghiệp này đưa ra là chưa tìm được mô hình kinh doanh phù hợp với thị hiếu của khách hàng Việt Nam.
Thông báo chính thức ngừng hoạt động của Ten Ren
Ten Ren khẳng định, cùng với việc đóng cửa các cửa hàng trong hệ thống Ten Ren, chuỗi sẽ đảm bảo quyền lợi của khách hàng thành viên thông qua Ứng dụng (app) Ten Ren. Toàn bộ nhân sự và đối tác của hệ thống Ten Ren sẽ được tạo điều kiện để chuyển đổi, sáp nhập vào hệ thống The Coffee House.
Nhìn nhận vào tình trạng hoạt động của Ten Ren trong thời gian qua, lượng khách hàng ít ỏi, cạnh tranh lớn, gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, chế biến thì việc đóng cửa của thương hiệu này cũng là điều dễ hiểu. Có thể The Coffee House đang tạm thời dừng lại để dồn toàn lực chuẩn bị cho một kế hoạch lớn, một bước đi khác vững chắc và hiệu quả hơn.
Circle K: Tại Sao Giới Trẻ Thích Mở Cửa 24H ?
Cửa hàng tiện lợi là hệ thống siêu thị mini có diện tích khá nhỏ, bán các đồ gia dụng, thực phẩm, các mặt hàng đồ uống giải khát, đồ hộp, bánh kẹo…Thực tế đã có rất nhiều siêu thị mang tên “X mart” phục vụ các đồ gia dụng, đồ sinh hoạt, bỉm sữa, đồ ăn đóng gói,…đáp ứng hầu hết nhu cầu của người dùng. Vậy tại sao vẫn có những cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24? Chi phí mở cửa thông đêm sẽ đội lên nhiều so với các cửa hàng chỉ mở ban ngày.
Tuy nhiên, Cirlce K hay Shop&Go luôn có điểm khác biệt đó chính là họ bán những đồ ăn nhanh và tươi, lại có bàn ghế, điều hòa mát lạnh, không gian bày trí đẹp mắt, wifi khỏe… Điều này cũng thể hiện rõ phân khúc khách hàng mục tiêu của họ là những người trẻ, thích mua sắm tiện lợi, những bạn học sinh – sinh viên,…thay vì những bà mẹ, những người vợ,…chú trọng nhiều tới vấn đề giá và chủng loại hàng hóa như các siêu thị “X mart” khác.
Nếu để ý bạn sẽ thấy khoảng thời gian 23h đến 1h sáng. Circle K, Mini Mart hay B’s Mart,..vẫn đông người mà hầu hết là các bạn sinh viên đến đây mua nước, mì tôm,…và ngồi tán phét trong quán đến tận nửa đêm. Chị Linh (nhân viên tại một cửa hàng tiện lợi trên phố Phan Bội Châu – Hà Nội) cho biết, đối với những cửa hàng 24/24h này, khách chủ yếu tập trung mua sắm từ khoảng thời gian 3h chiều cho đến 1h sáng hôm sau. “Buổi tối, cao điểm nhất là từ 11h đêm đến 1h sáng. Nếu là vào ngày cuối tuần, thường là thứ 6, thứ 7, khách đông đến tận 3-4h sáng”, chị Linh nói.
Tiện lợi là có lí do
Giá cả, chủng loại hàng hóa, địa điểm và thời gian mở cửa là những yếu tố quyết định mua hàng của người dùng. Bất cứ cửa hàng nào đáp ứng tốt những yêu cầu trên sẽ đạt được sự hài lòng và trung thành tuyệt đối của khách hàng. Một số khách hàng ngại thay đổi thói quen mua hàng tại một địa điểm cụ thể do họ đã ghi nhớ vị trí của các quầy hàng tại cửa hàng họ hay mua, họ không muốn mất thời gian tìm hàng nữa. Do đó các cửa hàng phải luôn nỗ lực để có được lượng khách hàng trung thành nhiều nhất.
Cuộc sống hiện đại và vội vã khiến cho những giá trị như địa điểm và sự tiện lợi đánh bật các yếu tố truyền thống trước kia như giá cả và chủng loại sản phẩm. Người dùng sẵn sàng trả thêm tiền để có được sự nhanh chóng, tiện lợi và dịch vụ tốt. Cũng giống như việc nhiều người đủ tiền để mua nhà mặt đất nhưng lại chọn mua chung cư, hay nhiều người đã có nhà mặt đất nhưng lại bán đi mua chung cư. Trong khi giá dịch vụ của chung cư cao cấp có thể lên tới 1tr5 – 2 triệu đồng/tháng. Bởi chung cư có những tiện ích đi kèm rất thuận tiện, có bãi đỗ xe an toàn, hệ thống an ninh tuyệt đối, có siêu thị, rạp chiếu phim, hồ bơi, sân chơi cho trẻ nhỏ,…
Do đó nhiều đối tượng khách hàng đã và đang đề cao tối đa sự tiện lợi, tiện đường,…cũng như thời gian mua sắm thoải mái không phải lo ngại cửa hàng đóng cửa như trước kia. Đó là lí do các thương hiệu cửa hàng tiện lợi thường là các chuỗi có độ phủ dày đặc trong các khu dân cư đông đúc và các trục đường trung tâm.
Thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi
Hầu hết các tạp hóa hiện nay mô hình kinh doanh còn khá lạc hậu, bày trí hàng không đẹp mắt và sạch sẽ, người bán phục vụ khách hàng không tốt, không có thói quen chào hay cảm ơn khách, giá bán vô cùng mông lung thậm chí mỗi ngày một giá. Nay họ nhập mặt hàng này đắt hơn một chút, họ tăng giá lên ngay 1.000 – 2.000đ đối với một mặt hàng, những sản phẩm được tặng kèm luôn bị chủ tạp hóa gỡ bỏ, thậm chí họ lấy hàng tặng bán cho khách, bà chủ bán một giá, ông chủ bán một giá do không có giá niêm yết hay máy quét giá và tính tiền.
Đó chính là lí do mà các siêu thị mini xuất hiện. Các siêu thị này có khá đầy đủ các mặt hàng, một số mặt hàng giá rẻ hơn so với tạp hóa, có máy tính tiền và hóa đơn cụ thể cho khách đối chiếu, có nhân viên phục vụ. Bên cạnh đó họ cũng mở rộng hệ thống với nhiều mặt bằng tại các khu đông dân cư và khu chợ để tạo sự tiện lợi cho khách hàng.
Còn những siêu thị 24/7 lại có những thực phẩm, đồ uống nhập khẩu, đồ ăn nhanh,…các dịch vụ chăm sóc khách hàng đều tốt hơn hẳn cho với các siêu thị mini thông thường. Yêu cầu đối với các cửa hàng tiện lợi nước ngoài là đưa được tất cả những gì người tiêu dùng cần cho cuộc sống cá nhân vào trong một mặt bằng nhỏ, từ đồ ăn, thức uống đến cây kim, sợi chỉ; từ bàn chải, kem đánh răng đến văn phòng phẩm, thẻ nhớ điện thoại…Các mặt hàng phải được sắp xếp một cách ngăn nắp, có trật tự. Thậm chí khách hàng còn có thể trả một số loại hóa đơn điện, nước, điện thoại; đặt vé, rút tiền rất tiện lợi.
Bên cạnh việc đa dạng hàng hóa, dịch vụ, chủ cửa hàng còn phải “địa phương hóa” sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng một cách phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng địa phương.
Thực tế tại Việt Nam, người ta thấy việc kinh doanh của các cửa hàng Shop&Go, B’s mart, Circle K…, bên cạnh việc có các loại thức uống, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm và những mặt hàng thiết yếu, họ còn khai thác mảng thức ăn nhanh và dành ra một phần diện tích cửa hàng để phục vụ thực phẩm tại chỗ. Các cửa hàng ở gần trường học, khu văn phòng công ty còn có phục vụ cơm trưa và đồ ăn nhẹ vào buổi tối… Tuy giá hơi đắt so với các kênh bán lẻ nhưng sự tiện lợi và dịch vụ tốt vẫn là lí do chính đáng để khách hàng “chịu chi” hơn.
Hà Nguyễn – MarketingAI tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Xôi Yến Bất Ngờ Mở Cửa Lại Sau 1 Năm, Chủ Quán Giải Thích: trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!