Bạn đang xem bài viết Xoá Sổ 1.200 Cửa Hàng, Thời Khắc U Ám Của Thời Trang Zara được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tài chính quốc tế
Thời trang toàn cầu lao đao
Đại dịch kéo dài đã ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực trên toàn cầu, trong đó, ngành thời trang chịu ảnh hưởng không nhỏ khi doanh số bán hàng sụt giảm 34% trong tháng 3, thậm chí được dự báo tăng trưởng sẽ tiếp tục giảm từ 3-4% nữa.
Inditex, công ty sở hữu thương hiệu thời trang Zara, vừa tuyên bố sẽ đóng cửa 1.200 cửa hàng, Strait Times đưa tin. Số cửa hàng này tương đương 16% điểm bán lẻ của Inditex trên toàn cầu. Đa số điểm bán lẻ đóng cửa thuộc châu Á châu Âu, hầu hết thuộc nhóm cửa hàng nhỏ.
Các thương hiệu chính trong lần “thanh lọc” này phải kể đến Pull&Bear, Oysho and Stradivarius. Tập đoàn tuyên bố họ đóng cửa các cửa hàng nhằm dồn doanh số và lợi nhuận về các cửa hàng trực tuyến hoặc các shop lớn hơn.
Tương tự, H&M đặt mục tiêu mở thêm 165 cửa hàng và đóng 130 cửa hàng, nhưng kế hoạch phải thay đổi. Hãng thời trang này ước tính có thể phải đóng 170 cửa hàng và chỉ mở thêm 130 cửa hàng. Hiện H&M đóng cửa khoảng 350 cửa hàng, chiếm 7% số cửa hàng của hãng này trên toàn thế giới.
Trong khi đó, Tập đoàn Nike thông báo doanh thu trong 3 tháng (từ tháng 3 đến 5/2020) sụt giảm mạnh. Nike chịu mức lỗ lên tới 790 triệu USD, doanh thu giảm 38% xuống còn 6,3 tỷ USD sau khi doanh số bán hàng giảm mạnh. Tại Bắc Mỹ – thị trường lớn nhất của Nike, doanh thu đã giảm tới 46% xuống còn 2,2 tỷ USD.
Nike cho biết 90% số cửa hàng của tập đoàn này phải đóng cửa trong khoảng 8 tuần. Điểm sáng duy nhất của tập đoàn chính là bán hàng trực tuyến, với doanh thu tăng tới 75%.
Các kinh đô thời trang vắng lặng
Không chỉ vậy, các tuần lễ thời trang, nơi định hình phong cách của năm cũng phải huỷ bỏ. Tuần lễ thời trang Rakuten, dự kiến bắt đầu ngày 16/3 ở Tokyo, đã bị hủy bỏ. Những tuần lễ thời trang sau đó ở Thượng Hải và Bắc Kinh cũng bị hoãn. Ralph Lauren có kế hoạch tổ chức sô diễn ở New York vào tháng 4 cũng đã hủy bỏ.
Burberry hoãn vô thời hạn sô diễn của họ ở Thượng Hải. Gucci cũng hủy bỏ sô diễn tại San Francisco (Mỹ) tháng 5 tới, còn Prada cũng sẽ không có sô diễn ở Tokyo trong tháng 5 tới như kế hoạch.
Doanh số ngành thời trang sụt giảm trăm tỷ USD vì dịch Covid-19
Là một trong những “thủ phủ” của giới thời trang, ngành thời trang và may mặc Italy vẫn không tránh khỏi vòng ảnh hưởng. Theo tính toán gần đây của SMI-Sistema Moda Italia, thời trang nước này đã chịu lỗ 3,5 tỷ euro trong 3 tháng đầu năm. Dự đoán, từ nay đến cuối năm, con số thiệt hại này có thể lên đến 9 tỷ euro.
Trong khi đó tại Anh, quốc gia thu hút đến hàng tỷ lượt khách du lịch mỗi năm từ khắp nơi trên thế giới, người ta ước tính rằng ngành may mặc sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, một phần bởi xu hướng tiết kiệm chi tiêu trong khủng hoảng. Cùng với đó, doanh số bán quần áo và giày dép cũng dự kiến sẽ giảm 11,1 tỷ bảng Anh (tương đương 13,06 tỷ USD).
Tương tự, tại châu Á, trung tâm sản xuất hàng may mặc và giày dép của thế giới cũng đã phải hứng chịu nhiều hậu quả tàn khốc, đặc biệt là với các đơn vị sản xuất có sử dụng nguyên vật liệu từ Trung Quốc, dẫn đến việc nhiều đơn đặt hàng quần áo trị giá hàng tỷ đô la đã bị hủy bỏ.
Stephanie Phair, giám đốc khách hàng tại Farfetch, nền tảng bán lẻ thời trang cao cấp trực tuyến nhận định, điểm yếu cơ bản trong hệ thống thời trang truyền thống là cách làm cũ từ việc định hướng thời trang người tiêu dùng theo mùa mà không cần quan tâm đến bất kỳ phản hồi nào của khách hàng.
Đây là cơ hội hiếm có để các doanh nghiệp thời trang suy nghĩ lại về cách thức hoạt động để điều chỉnh theo nhu cầu của người tiêu dùng, tái tổ chức trong sản xuất, hướng tới sự linh hoạt và nhanh chóng, cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường.
Các thương hiệu tại Italy đang tự thiết lập một định hướng kinh doanh mới. Hand Picked, một thương hiệu do Giada sản xuất đang cố gắng hướng đến nhu cầu của một thị trường đang có sự dịch chuyển. Trong báo cáo doanh thu, H&M cho biết đang tập trung chuyển đổi dòng tiêu thụ sản phẩm sang các kênh bán hàng trực tuyến.
Ông Lớn Zara Đóng Cửa1.200 Cửa Hàng Tại Pháp Và Các Nước Châu Âu
Dịch Covid-19 đã không chừa một ai, từ các doanh nghiệp nhỏ cho tới những tập đoàn nổi tiếng là hùng mạnh nhất.
Sau khi một loạt các cửa hiệu bán quần áo Pháp như Naf Naf, Camaieu, La Halle (aux Vêtements & Chaussures) tuyên bố phá sản, đến phiên thương hiệu thời trang Zara thông báo đầu tuần này đóng 1.200 cửa hàng trên thế giới.
Bài viết “Ông lớn Zara đóng cửa1.200 cửa hàng tại Pháp và các nước Châu Âu” Bài viết dmca_2b263ba53e www_thoibaoduc_com này – tại trang chúng tôi src=”https://www.thoibaoduc.com/images/stories/content/2020/06/19/132_1_ong-lon-zara-dong-cua1200-cua-hang-tai-phap-va-cac-nuoc-chau-au.jpg”>Bài viết này – tại trang chúng tôi – dmca_2b263ba53e www_thoibaoduc_com
Xếp hàng chờ vào một cửa hiệu Zara ở Paris, Pháp. Ẩnh chụp ngày 11/05/2020 REUTERS – Benoit Tessier
Zara là một trong những thương hiệu y phục may sẵn lớn nhất thế giới và cũng là niềm tự hào của tập đoàn Tây Ban Nha Inditex. Được thành lập cách đây gần nửa thế kỷ (vào năm 1975), tập đoàn Inditex còn nắm giữ, ngoài Zara, một số thương hiệu lớn khác như Pull & Bear, Massimo Dutti, Oysho hay là Stradivarius. Doanh thu trong năm 2019 của Inditex đạt tới mức 12,8 tỷ euro, cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn Thụy Điển H&M và tập đoàn GAP của Hoa Kỳ.
Thế nhưng, dịch Covid-19 đã đánh một đòn thật mạnh vào rất nhiều ngành kinh tế, trong đó ngành thời trang may sẵn là một trong những nạn nhân kinh tế đầu tiên. Trong thời gian phong tỏa, tất cả các cửa hàng buộc phải đóng cửa, doanh thu tập đoàn Inditex đã giảm 44%, tương đương với 410 triệu euro thất thu trong quý đầu tiên của năm 2020. Để so sánh, tập đoàn này đã thu được 734 triệu euro lợi nhuận, vào cùng thời kỳ năm 2019. Vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất, 88% các địa điểm bán hàng Zara trên thế giới đều phải ngưng hoạt động.
Đây là lần đầu tiên, doanh thu của Inditex bị giảm sút mạnh mẽ, kể từ khi tập đoàn này được đưa vào sàn giao dịch chứng khoán vào năm 2001. Trong tình huống này ban giám đốc phải tuyên bố đóng cửa 1.200 trên tổng số 7.412 cửa hàng trên thế giới, tức khoảng gần 20% để vượt qua những khó khăn tài chính. Các cửa hàng buộc phải đóng cửa chủ yếu nằm ở châu Âu và châu Á. Điều đó làm cho giới nhân viên của Zara, phần lớn là trong khâu bán hàng, càng thêm lo lắng cho tương lai của họ.
Bài viết Ông lớn Zara đóng cửa1.200 cửa hàng tại Pháp và các nước Châu Âu này tại: www.thoibaoduc.com
Trước mắt, ban giám đốc Zara thông báo không muốn sa thải các nhân viên làm việc tại 1.200 cửa hiệu của mình. Giới nhân viên trong thời gian đầu sẽ chuyển qua làm việc tại nhiều khâu khác, chẳng hạn như tăng cường số nhân viên trong khâu bán hàng trực tuyến. Trong suốt thời gian phong tỏa, dịch vụ bán hàng trên mạng đã hoạt động khá tốt, giúp cho thương hiệu này hạn chế phần nào mức thất thu. Tuy nhiên, việc kinh doanh trên mạng trong những tháng vừa qua vẫn chưa đủ để bù đắp mức thâm hụt.
Cho dù, nhiều cửa hàng thời trang Zara hiện giờ đã bắt đầu hoạt động trở lại, thế nhưng người tiêu dùng vẫn giữ thái độ thận trọng rụt rè, chuyện mua sắm của họ vẫn còn ở một mức khiêm tốn. Theo nghiên cứu thị trường gần đây nhất, lượng khách đi mua sắm tại các cửa hàng thời trang nói chung vào đầu tháng 06/2020 đã giảm 59% so với cùng thời kỳ năm 2019. Dường như các biện pháp giãn cách xã hội đã tạo thêm nhiều rào cản vô hình trong tâm lý người tiêu dùng.
Thích nghi với hoàn cảnh mới, Zara hy vọng tăng cường các dịch vụ kinh doanh trên mạng bằng cách bơm 2,7 tỷ euro từ đây cho tới năm 2022. Khoản đầu tư này một mặt nhằm cải tổ mạng kỹ thuật số của thương hiệu Zara, mặt khác đầu tư một phần vào việc đào tạo nhân viên nhằm mục tiêu tăng cường công nghệ thương mại điện tử và tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ bán hàng trực tuyến.
Theo bước đầu kế hoạch, Zara sẽ đầu tư để nâng cấp ứng dụng của mình dành cho điện thoại di động, với chức năng định vị các sản phẩm thời trang tại các cửa hàng. Nói cách khác, khách hàng có thể đặt mua trên mạng, nhưng nếu muốn họ vẫn có thể biết rõ những loại áo quần nào đang được bày bán trong các cửa hàng gần nhà, họ có thể tới mua tại chỗ và đặt ký giữ trước phòng thay đồ, mặc thử quần áo.
Việc triển khai công nghệ số cũng như dịch vụ bán hàng trực tuyến giúp tăng cường các điểm bán hàng quan trọng nhất của thương hiệu Zara. Thương hiệu này nuôi tham vọng tăng thêm mức doanh thu nhờ bán hàng trực tuyến vào năm 2022. Hiện giờ kinh doanh trên mạng tương đương với 14% tổng doanh thu hàng năm. Zara muốn nâng mức thương mại trực tuyến từ 14% lên thành 25% doanh thu tức là gần gấp đôi vào năm 2022.
Cũng như các tập đoàn Gap và H&M, Zara muốn phát triển thêm các dịch vụ trên mạng, dùng internet để tăng doanh thu. Tuy nhiên trên thực tế, cho dù có cố gắng cách mấy trong việc thay đổi mô hình kinh doanh, và tuy các chính phủ châu Âu, kể cả Pháp, Đức hay Tây Ban Nha đều đang triển khai kế hoạch hỗ trợ các ngành kinh tế, nhưng Zara cũng như nhiều thương hiệu thời trang may sẵn khác nếu muốn tồn tại trong tương lai, cũng khó mà tránh khỏi chuyện sa thải.
Nguồn: rfi.fr
Không Cạnh Tranh Được Với Zara, H&Amp;M, Hệ Thống Thời Trang M.y.m Của Bà Chủ Maximark Đã Đóng Cửa Sau Hơn 3 Năm Ra Mắt
MYM, viết tắt của “make your miricle” ra đời năm 2016 sau khi bà Nguyễn Ánh Hồng và con gái mua lại thương hiệu thời trang EMIGO của Vingroup. Trước đó bà Hồng đã có 20 năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh bán lẻ khi sở hữu chuỗi siêu thị Maximark nổi đình đám ở chúng tôi chị gái bà Hồng là bà Nguyễn Ánh Hoa sở hữu chuỗi siêu thị Citimart, anh trai là một người cực kỳ nổi tiếng trong ngành kinh doanh hàng hiệu là ông Jonathan Hạnh Nguyễn.
Năm 2015, bà Hồng đã nhượng lại Maximark cho Vingroup và mua lại Emigo. Hai thương vụ diễn ra gần như đồng thời điểm vào năm 2015, chỉ cách nhau 1 tháng.
Tuy nhiên mọi việc không đơn giản. Bà Hồng cho biết sau khi bán Maximark đã từng có ý định nghỉ ngơi như sau đó thấy con gái không kham nổi nên đã xắn tay vào giúp. Là một tay ngang trong lĩnh vực thời trang nhưng lại dày dặn trong lĩnh vực bán lẻ nên bà Hồng đã triển khai được nhiều ý tưởng mới cho MYM.
MYM tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm thời trang (Đầm, váy, công sở, du lịch,…). Hiện nay công ty đang có 2 xưởng sản xuất lớn với máy móc hiện đại cùng hệ thống hơn 20 showroom cao cấp, chuyên nghiệp và uy tín. Trên trang web MYM tự giới thiệu “công ty đã đứng trong Top 10 những Công ty thời trang hàng đầu về xu hướng tại Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thời trang cao cấp” sau gần 5 năm hoạt động. Hiện nay các sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,… và nhiều nơi khác trên thế giới.
Bà Hồng quan niệm: “Không có bất kỳ quy chuẩn nào để được ăn mặc đẹp. Bạn không cần có một thân hình chuẩn hay một cá tính độc đáo, những bộ trang phục của MYM được làm ra để tôn vinh nét đẹp của những cô gái bình dị nhất. Cái tên MYM – Make Your Miracle cũng phản ánh rõ nét tuyên ngôn của thương hiệu: Khoác trên mình bộ trang phục của MYM, những cô gái bình dị cũng có thể làm nên điều kỳ diệu nhất!”.
Mặc dù vậy, chủ chuỗi MYM vẫn canh cánh về việc ngành thời trang nội địa bị cạnh tranh rất nhiều bởi các hãng bình dân ngoại như Zara, HM, ở phân khúc thấp hơn thì là hàng Trung Quốc. Trong bài trả lời báo Doanh nhân Sài Gòn cách đây 2 tháng, bà Hồng cho biết, “trong lĩnh vực thời trang, người tiêu dùng trong nước không tự hào về hàng Việt. Mặc dù hàng ngoại hiện nay hầu như được gia công tại Việt Nam và như vậy cũng có thể xem là hàng Việt. Nhưng cứ có “mác” ngoại là người tiêu dùng thích. Đó là nghịch lý bao đời nay không giải quyết được”.
Thực tế tại các cửa hàng tại trung tâm thương mại Vincom, các cửa hàng MYM khá vắng khách, trong khi Zara hay HM mặc dù mức giá đắt hơn nhưng vẫn tấp nập người mua.
Ở một góc khác, thương hiệu thời trang VINDS Fashion Mega Store của Vingroup hiện cũng đã lặn mất tăm trên thị trường, đây là chuỗi cửa hàng thời trang với diện tích 2.500-5.000m2 tuy nhiên hiện tại các cửa hàng này tại các trung tâm thương mại Vincom đều lặng lẽ đóng cửa. Trên website của Vingroup trong lĩnh vực hoạt động cũng không còn bóng dáng của VINDS. Theo Phương Anh / Theo Trí thức trẻ
Thời Gian Giờ Làm Việc Của Ngân Hàng Vpbank 2022
Vpbank chính là tên viết tắt của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Hiện nay, nhu cầu đến giao dịch tại các ngân hàng đều rất lớn vì khi nền kinh tế phát triển, rất nhiều các giao dịch mua bán, tiền lương… phát sinh đề cần phải giải quyết thông qua hệ thống ngân hàng.
Vì vậy, việc nắm rõ thời gian làm việc của ngân hàng Vpbank sẽ giúp cho các khách hàng của Vpbank chủ động hơn để sắp xếp công việc của mình cho một cuộc giao dịch thuận lợi tại ngân hàng. Cũng như là bạn sẽ có nhiều thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị các loại giấy tờ cần đem theo nhằm đáp ứng các yêu cầu của giao dịch đó.
Giờ làm việc Vpbank
Đối với các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, Ngân hàng VPBank đều có lịch làm việc theo khung giờ hành chính cố định với khung giờ giao dịch Vpbank cụ thể như sau :
Buổi sáng giờ mở cửa Vpbank được thực hiện bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc lúc 12 giờ.
Buổi chiều giờ mở cửa Vpbank được thực hiện bắt đầu từ 13 giờ và kết thúc lúc 17 giờ.
Khung giờ giao dịch này được áp dụng cho tất cả các chi nhánh và văn phòng giao dịch ở tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với giờ mở cửa được bắt đầu từ 8 giờ sáng. Tuy nhiên, ở Đà Nẵng cũng như ở một số khu vực tỉnh thành khác thì Vpbank sẽ thực giờ mở cửa bắt đầu từ 7 giờ 30 phút, tức là sớm hơn 1 khoảng thời gian 30 phút.
Như vậy, các chi nhánh và văn phòng giao dịch của Vpbank ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ thực hiện giờ nghỉ trưa trong phòng 1 giờ đồng hồ được tính kể từ lúc 12 giờ đến 13 giờ trưa. Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ không mở cửa tiếp khách trước 8 giờ sáng và 5 giờ chiều.
– Số điện thoại đường dây nóng: 1900545415 (online 24/7)
– Địa chỉ email chăm sóc khách hàng: [email protected]
– Hoặc gửi tin nhắn trực tiếp trên website: vpbank.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập vào quý III năm 1993. Tính đến nay, ngân hàng VPBank cũng đã đạt được những sự phát triển nhất định với mạng lưới hệ thống lên đến 219 điểm chi nhánh/PGD cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên gần 24.000 người. Và vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 15.706 tỷ đồng tính đến hết thời điểm năm 2017.
Cuối cùng, nếu như đã có ý định đến ngân hàng để liên hệ công việc và thực hiện giao dịch, trong khi bạn không có quá nhiều thời gian chờ đợi, thì việc đến sớm hơn giờ mở cửa Vpbank một chút sẽ giúp các bạn nhận được sự ưu tiên cho giao dịch của mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xoá Sổ 1.200 Cửa Hàng, Thời Khắc U Ám Của Thời Trang Zara trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!