Xu Hướng 6/2023 # Xây Dựng Chuỗi Nhà Thuốc Gpp Tại Thị Trường Việt # Top 12 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Xây Dựng Chuỗi Nhà Thuốc Gpp Tại Thị Trường Việt # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Chuỗi Nhà Thuốc Gpp Tại Thị Trường Việt được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chỉ tính riêng trong năm 2016, doanh thu trong ngành dược phẩm Việt Nam đã đạt tới 4,7 tỷ USD và dự kiến sẽ chạm mức 10 tỷ USD vào năm 2020 – Theo báo cáo của BMI. Chiếc bánh hấp dẫn này đang khiến thị trường dược phẩm lao đao khi hàng loạt các ông lớn nhảy vào đòi phân chia quyền lợi; kéo theo đó là sự sát nhập, mua bán, nhượng quyền các hiệu thuốc. Để khai thác tốt hơn thị trường cũng như đáp ứng sự chuyển đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, hạn chế tình trạng lừa dối kinh doanh trong điểm bán lẻ thuốc truyền thống; các doanh nghiệp tiến hành xây dựng chuỗi nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP ( Good Pharmacy Practices). Sự tham gia của chuỗi cung ứng hiện đại này được kỳ vọng sẽ định hình lại thị trường dược phẩm đang phân mảnh lớn hiện nay.

Trên thực tế mô hình chuỗi bán lẻ dược phẩm đã hình thành cả chục năm trước nhưng thời gian gần đây mới được đẩy mạnh mẽ khi các doanh nghiệp đều cho rằng xây dựng kênh phân phối độc quyền là yêu cầu bắt buộc nếu muốn tồn tại trên thị trường và tận dụng được chiếc bánh 4,5 tỷ USD. Điều này càng đặc biệt khi tại Việt Nam có ít chuỗi bán lẻ tên tuổi và dược phẩm chủ yếu tiêu thụ qua các nhà thuốc riêng lẻ, chưa thành thương hiệu lớn.

Dẫn đầu cuộc đua mở rộng chuỗi hiệu thuốc là 2 cái tên: Phano và Pharmacity. Thương hiệu Phano thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Pha No hiện có khoảng 80 hiệu thuốc, trải rộng khắp 10 tỉnh – thành phố. Khác với kinh doanh truyền thống, nhà thuốc của đơn vị tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn: luôn có dược sĩ trong suốt giờ mở cửa, bảo quản thuốc đúng chuẩn về nhiệt độ, diện tích, nguồn gốc thuốc minh bạch, loại thuốc bán theo toa. sẽ không bán nếu không có toa bác sĩ. Tốc độ mở rộng chuỗi hiệu thuốc đang dần tăng lên từ năm 2017 khi Phano bắt đầu mô hình nhượng quyền 3P – Professionalism (vận hành chuyên nghiệp) – Profit (kinh doanh hiệu quả) – Protection (đầu tư an toàn) với tham vọng vị thế hàng đầu thị trường bán lẻ dược phẩm.

Không chịu kém cạnh, ngày 1/11/2017, Pharmacity cũng đã khai trương cửa hàng tại phường 8 – quận Phú Nhuận, nâng chuỗi hiệu thuốc lên con số 78. Đây là thương hiệu thuốc do Chris Blank, một doanh nhân nước ngoài sáng lập vào năm 2012 và có tốc độ mở rộng khá nhanh với hơn 10 nhà thuốc mỗi năm, mục tiêu sẽ hướng tới con số 200 vào năm 2020. Hệ thống chuỗi nhà thuốc của Pharmacity đều đáp ứng tiêu chuẩn từ Bộ Y Tế với trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt ban lãnh đạo còn xây dựng hệ thống quản trị hiện đại để kiểm soát hoạt động kinh doanh, biết được dược sĩ nào vừa bán thuốc gì, cho ai, giá cả và hạn sử dụng sản phẩm.

Ngoài 2 thương hiệu kể trên, một số hệ thống nhà thuốc khác cũng đã gây dựng được tên tuổi như Sapharco với hơn 30 nhà thuốc bán lẻ và các chi nhánh bán buôn, Phúc An Khang với 20 cửa hàng; Eco Pharmacy có hơn 20 cửa hàng tập trung gần các bệnh viện lớn…. Đáng chú ý, tân binh Vistar mới khai trương nhà thuốc vào năm ngoái, nay cũng thiết lập được 20 nhà thuốc.

Thị trường trở nên sôi động hơn khi các đại gia công nghệ cũng bắt đầu nhòm ngó và nhảy vào để tìm kiếm lợi nhuận từ miếng bánh béo bở này. Cái tên đáng chú nhất có lẽ là Thế giới di động (MWB) khi đơn vị này thông báo sẽ lấn sân sang lĩnh vực dược phẩm. Thay vì mất 2 – 3 năm tìm hiểu về mô hình này, MWB sẽ tìm kiếm đơn vị chuyên về mảng sản phẩm đó để tiến hành mua và bán, ưu tiên những đơn vị có 10 – 15 của hàng. Dự kiến trong thời gian đầu MWB sẽ dành khoảng 500 tỷ đồng để mua cổ phần các chuỗi bán lẻ dược phẩm, phấn đấu xây dựng chuỗi mô hình hàng trăm hiệu thuốc. Đến giữa tháng 12/2017, MWB xác nhận đã mua xong chuỗi nhà thuốc Phan An Khang, đổi sang tên mới là An Khang.

Sự hấp dẫn này cũng thu hút Công ty Cổ phần Thế giới số (Digiworld) lấn sân vào lĩnh vực phân phối thực phẩm chức năng với vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng. Và ngày 18/8/2017, đơn vị này đã chính thức tung ra dòng sản phẩm Kingsmen – thực phẩm chức năng cho nam giới. Trong thời gian đầu Digiworld sẽ hợp tác với Pharmacy để phân phối sản phẩm qua chuỗi cửa hàng của đơn vị này; tiến tới việc xây dựng được chuỗi cung ứng riêng khi đã có chỗ đứng trên thị trường.

Tại sao mô hình chuỗi nhà thuốc là được chú trọng?

Lý do đầu tiên: Sự thay đổi trong thói quen mua sắm (dần chuyển sang cửa hàng tiện lợi), cũng như quan tâm hơn đến chất lượng, xuất xứ sản phẩm được cho là lý do thúc đẩy sự chuyển dịch của thị trường dược phẩm. Nếu như trước kia người bệnh khi đau ốm đều tự tìm đến nhà thuốc và giao phó tất cả cho người bán thuốc. Người bán thuốc tư vấn và khách hàng mua sản phẩm. Họ không thắc mắc, không trả giá và thói quen chữa trị này nhiều năm qua đã trở thành thân thuộc. Nhưng hiện nay người tiêu dùng chú ý hơn vào chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong tình trạng bán thuốc giả, hết hạn sử dụng, bán thuốc không đúng loại bệnh…ngày càng được phanh phui. Ví dụ như trường hợp tại Hồ Chí Minh, bệnh viện nhi đồng đã tiếp nhận một trường hợp ngộ độc Halopiridol (thuốc tâm thần) vì người bán thuốc nhầm đó là Prenisolone (thuốc kháng viêm).

Lý do thứ ba: Bên cạnh đó là sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của Chính Phủ, Bộ Y Tế trong việc kiểm soát hiệu thuốc tư nhân, hạn chế tình trạng người dân trực tiếp đi mua thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một thực tế dễ nhận thấy tại Việt Nam, hầu hết các cửa hàng thuốc bán lẻ đầu không đáp ứng tiêu chuẩn về việc kinh doanh thuốc, thậm chí còn vi phạm các quy định của Bộ Y tế. Kinh doanh kiểu “mì ăn liền”, vì cái lợi trước mắt mà bất chấp bán thuốc không rõ nguồn gốc hay hết hạn. Chính vì vậy, Bộ Y Tế tạo điều kiện nhiều hơn cho những doanh nghiệp xây dựng chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn và đưa ra hàng loạt giải pháp như “Không gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc nếu nhà thuốc không đạt chuẩn GPP từ 1/1/2010”. Dù quá trình áp dụng còn chậm do khó thay đổi ngay lập tức thói quen mua hàng người dân nhưng chắc chắn nó sẽ là cơ sở để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư hơn vào chuỗi cung ứng thuốc hiện đại của riêng mình

Lý do thứ tư: Thị trường Dược tại Việt Nam vẫn chưa có “thủ lĩnh” (Chuỗi phân phối lớn nhất là Phano cũng chỉ có số vốn điều lệ là 120 tỷ đồng) trong khi miếng bánh 4,7 tỷ USD vẫn còn quá nhiều dư địa để khai thác. Chính vì vậy các ông lớn công nghệ với bàn đạp là nguồn nội lực lớn, kết hợp với nền tảng sẵn có (thương hiệu, nhân lực, hệ thống phân phối)…có khả năng nhanh chóng xây dựng chuỗi nhà thuốc, từ đó chiếm lĩnh thị trường béo bở này.

Thách thức trong xây dựng chuỗi nhà thuốc hiện đại

Dù có nhiều tiềm năng để phát triển tuy nhiên quá trình xây dựng chuỗi nhà thuốc còn quá chậm. Ước tính trên cả nước có hơn 50.000 nhà thuốc bán lẻ, trong khi quy mô các chuỗi bán lẻ thuốc hiện đại còn rất nhỏ, chưa đạt tới con số 500; chưa có đơn vị nào vượt qua được con số 100 chuỗi cửa hàng. Dù có các tên tuổi như Phano, Pharmacity, Phúc An Khang… bắt đầu đẩy mạnh khai thác phân khúc này nhưng đến nay chuỗi vẫn chưa chiếm tới 5%. Trong khi một số nước trong khu vực ASEAN mô hình chuỗi nhà thuốc đã quá quen thuộc, chẳng hạn Watson (Thái Lan); Mercury (Philippines), những chuỗi lớn có đến 6.000 hiệu thuốc; nhỏ cũng có 500 – 600 tạo nên những thương hiệu uy tín đối với người tiêu dùng.

Thách thức chính khi xây dựng chuỗi nhà thuốc hiện đại chính là vốn, bởi chi phí đầu tư nhà thuốc GPP rất cao và mất nhiều thời gian hơn so với nhà thuốc không theo chuẩn. Theo quy định, một nhà thuốc GPP phải đạt các yếu tố như dược sĩ phải túc trực khi nhà thuốc hoạt động, trực tiếp tham gia bán các thuốc phải kê đơn, liên hệ với bác sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết; nhà thuốc phải có kho bảo quản riêng, có nhiệt kế và ẩm kế; có khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân… Bên cạnh đó, dù đã có sự thay đổi nhưng người dân vẫn quen mua tại các hiệu thuốc truyền thống. Nó đã ăn sâu vào cuộc sống hằng ngày và để chuyển đổi được không phải là việc đơn giản. Ông Trương Viết Vũ – chủ tịch hệ thống bán lẻ dược phẩm Phano, đơn vị đang dẫn đầu trong cuộc đua này cho rằng: “Sự thay đổi của người tiêu dung từ nhà thuốc truyền thống sang hiện đại trong chục năm qua là có nhưng khá chậm”. Vòng hồi vốn chậm trong khi chi phí bảo quản thuốc, chạy các thiết bị hiện đại luôn ở mức cao; nếu không có nguồn lực đủ mạnh, chắc chắn khó doanh nghiệp nào có thể trụ vững được.

Một thách thức nữa khi xây dựng chuỗi cung ứng nhà thuốc đó là thiết lập được hệ thống quản trị hiện đại để tối ưu hóa chi phí và phân tích kinh doanh hiệu quả. Với hàng chục nhà thuốc GPP, câu hỏi đặt ra là làm thế nào kiểm soát được lượng sản phẩm tại từng cửa hàng? Đội ngũ trình được viên đi kiểm tra có làm đúng nhiệm vụ?…. Như Pharmacity đã phải đầu tư 2 triệu USD để xây dựng hệ thống quản trị với công cụ phân tích kinh doanh hiển thị trên di động các lãnh đạo công ty; 12 chiếc tivi cỡ lớn đặt trong phòng công ty như biểu đồ chứng khoán. Chính vì vậy các vấn đề như hết hàng (nguyên nhân chính gây khó chịu cho người tiêu dùng – theo CEO Chris Blank chia sẻ) đã được khắc phục.

Xây dựng chuỗi nhà thuốc là điều tất yếu khi nền kinh tế ngày càng phát triển, người dân chú trọng hơn về vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên với tốc độ như hiện nay, có lẽ phải 10 – 20 năm nữa, bức tranh phân phối thuốc tại Việt Nam mới có sự chuyển biến rõ rệt.

Đăng kí dùng thử miễn phí phần mềm DMS để quản lý tuyến bán hàng thông minh, giám sát nhân viên bán hàng trên bản đồ số GPS.

Các Khung Giờ Giao Dịch Forex Tại Thị Trường Việt Nam

Gần đây, thị trường Forex tại Việt Nam có chuyển biến tốt, nhiều trader quan tâm về lĩnh vực này hơn trước và những thắc mắc về kiến thức Forex ngày càng tăng. Điều cơ bản khiến trader Việt Nam quan tâm hơn hết là khung giờ giao dịch forex theo giờ Việt Nam cũng như những thời điểm thuận lợi để có một giao dịch hoàn hảo. Thường những Trader mới sẽ không biết khung thời gian thị trường “sôi động”, đây là khoảng thời gian tốt nhất để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch.

Các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt Nam – thời gian giao dịch forex:

Những trung tâm tài chính lớn sẽ là nơi đặt những phiên giao dịch. Khác với các phiên giao dịch chứng khoán, giao dịch forex ở Việt Nam có 4 phiên giao dịch được đặt tại: Sydney (Úc), Tokyo (Nhật), London (Anh) và NewYork (Mỹ). Mỗi một phiên là 9h và thời gian hoạt động của các phiên là khác nhau.

Phiên Sydney (Úc): Phiên này là phiên khởi đầu mỗi thứ hai hàng tuần, cũng là phiên đón tuần mới và ngày mới tính theo giờ Việt Nam. Phiên Úc một năm sẽ chia 2 khung giờ giao dịch forex khác nhau cụ thể như sau:

Mùa hè và mùa thu: thời gian bắt đầu phiên sẽ vào 5 giờ sáng và kết thúc lúc 14 giờ chiều theo giờ Việt Nam.

Mùa đông và mùa xuân: thời gian bắt đầu phiên sẽ vào 4 giờ sáng và kết thúc lúc 13 giờ chiều theo giờ Việt Nam.

Phiên này còn có tên gọi khác là phiên Thái Bình Dương. Khi giao dịch trong khoảng thời gian này các trader cần lưu ý việc chọn các cặp tiền giao dịch, vì là phiên Sydney nên đồng tiền ưu tiên giao dịch sẽ là AUD/USD hoặc NZD/USD còn các cặp còn lại tính thanh khoản sẽ thấp và hoạt động ít sôi nổi hơn.

Phiên Nhật (Tokyo) (Phiên Châu Á): Thời gian giao dịch trong phiên này hầu như trùng với phiên Úc: mở lúc 6 giờ sáng và đóng lúc 15 giờ chiều. Lúc này chỉ nên giao dịch chính đồng AUD hoặc JPY. Tuy nhiên, thị trường forex ở Việt Nam biến động không mạnh vào buổi sáng, trader nên cân nhắc điều này trong quá trình giao dịch.

Phiên London (Anh) (Phiên Châu Âu):

Tương tự như phiên Úc lúc nãy, giờ mở cửa thị trường Forex tại phiên này là:

Mùa hè và mùa thu: thời gian bắt đầu phiên sẽ vào 14 giờ chiều và kết thúc lúc 23 tối theo giờ Việt Nam.

Mùa đông và mùa xuân: thời gian bắt đầu phiên sẽ vào 15 giờ chiều và kết thúc lúc 24 giờ khuya theo giờ Việt Nam.

Khi vừa mở phiên giao dịch này cũng là lúc phiên Châu Á kết thúc lúc này những trader phiên giao dịch trước Intraday (đóng lệnh khi phiên kết thúc) sẽ thoát giao dịch và những trader phiên Châu Âu sẽ vào lệnh làm cho giá biến động mạnh. Những trader chơi forex ở Việt Nam nên chọn cặp EUR/USD, GBP/USD trong trường hợp này. Đây là thời điểm thị trường biến động cực mạnh nên việc có lợi nhuận hay thua lỗ cũng diễn biến rất rõ ràng.

Mùa đông: thời gian bắt đầu phiên sẽ vào 20 giờ tối và kết thúc lúc 5 giờ sáng theo giờ Việt Nam.

Mùa hè: thời gian bắt đầu phiên sẽ vào 19 giờ tối và kết thúc lúc 4 giờ sáng theo giờ Việt Nam.

Những khung giờ giao dịch forex hiệu quả:

Forex là thị trường giao dịch 24/5 (trừ t7 &cn), mỗi ngày thị trường này giao dịch với số lượng tiền “khủng” lên đến 6.600 tỷ USD. Vậy thì thời điểm nào là “thời điểm vàng” để bắt đầu giao dịch?

Như những phân tích phía trên thì phiên Úc và phiên Nhật là những phiên có biến động nhẹ, mở lệnh vào thời điểm này các nhà đầu tư sẽ không kiếm được nhiều lợi nhuận. Phiên Mỹ và London có khung thời gian giao dịch trùng nhau vào buổi tối 19h – 23h đối với mùa hè và 20h – 24h đối với mùa đông, lúc này là thời gian ưu thích của các trader Việt. Chính vì sự trùng lặp đó làm cho thị trường chuyển biến mạnh hơn bao giờ hết.

Đối với các nhà đầu tư giao dịch lướt sóng, họ thường chọn phiên Úc và phiên Á vì biên độ dao động thấp giúp họ vào và ra thị trường nhanh và hạn chế rủi ro biến động bất ngờ.

Đối với các nhà đầu tư thích giao dịch vài ngày hoặc vài tuần, họ chỉ theo dõi phiên London và phiên Mỹ để tìm kiếm cơ hội giao dịch với biên độ lớn.

Ngày giao dịch nào tốt nhất trong tuần

Thị trường Forex hoạt động rất sôi nổi nhưng không đều như nhau trong các phiên cũng như từng ngày giao dịch:

Thứ 2 thường thị trường không quá sôi nổi, tin tức vào cũng thường ít hơn những ngày khác trong tuần. Thứ 3, 4, 5 là khung giờ giao dịch forex hoạt động sôi nổi nhất với các tin tức liên tục. Nửa ngày đầu thứ 6 thị trường hoạt động mạnh hơn, nửa ngày cuối khối lượng giao dịch giảm dần cho đến khi thị trường đóng cửa hoàn toàn.

Đối với các trader chuyên scalping, thời gian hoạt động tốt nhất là các buổi sáng trong tuần đặc biệt là thứ 2 và cuối ngày thứ 6. Đối với các trader giao dịch giữ lệnh vài ngày trở lên, họ thường không quan tâm nhiều đến ngày thứ 2 vì thông thường thị trường sẽ không hoạt động mạnh.

Đằng Sau Khoản Lỗ Kỷ Lục Của Chuỗi Nhà Thuốc Pharmacity

Với 315 cửa hàng, Pharmacity là chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam hiện nay

Theo dữ liệu của chúng tôi năm 2019, CTCP Dược phẩm Pharmacity báo lỗ sau thuế 265 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tới cuối kỳ tài chính là 163 tỷ đồng, tổng tài sản 652 tỷ đồng.

Pharmacity là chủ sở hữu chuỗi nhà thuốc cùng tên lớn nhất cả nước, với 315 cửa hàng tới thời điểm hiện nay, chủ yếu tập trung tại chúng tôi Hà Nội và một số tỉnh thành phía Nam.

Bước ngoặt lớn xảy đến vào tháng 9/2017 khi ông Christopher Randy Stroud (Chris Blank) làm Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Pharmacity thay bà Phạm Thị Thanh Hoài. Dù vậy, nữ doanh nhân sinh năm 1987 vẫn là Chủ tịch HĐQT Pharmacity cho tới nay. Tìm hiểu của chúng tôi cho thấy hai lãnh đạo cao nhất của Pharmacity cùng thường trú ở một địa chỉ tại Quận 2, TP.HCM

Từ khi thay đổi cơ cấu lãnh đạo, Pharmacity trở thành hiện tượng khi mở rộng hệ thống phân phối với cấp số nhân. Bên cạnh đó, nguồn nội lực cũng liên tục được tăng cường, khi vốn điều lệ tăng mạnh từ 37 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng cuối năm 2018, rồi 386,4 tỷ đồng cuối năm 2019.

Sau khi dồn dập tăng vốn, Pharmacity năm 2019 đã mở thêm 95 cửa hàng, đạt tới 252 cửa hàng và dự kiến năm 2020 tiếp tục mở mới 350 cửa hàng và đạt con số 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2021. Không chỉ dược phẩm đơn thuần, mỗi cửa hàng Pharmacity còn hướng tới cung cấp cả thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp, thực phẩm bổ sung Vitamin và khoáng chất, cùng sản phẩm bách hoá gia đình.

CEO Chris Blank thường xuyên xuất hiện trước công chúng, thay cho bà Phạm Thị Thanh Hoài – Chủ tịch HĐQT Pharmacity

Để phục vụ cho tham vọng của mình, không chỉ tăng cường nội lực, Pharmacity đã đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy tài chính trong thời gian ngắn vừa qua.

Ba tháng cuối năm 2019, Pharmacity phát hành thành công 150 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn hai năm, chủ yếu cho các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Đáng chú ý là lãi suất phát hành khá cao: 13%/năm. Nếu cộng cả chi phí phát hành, lưu ký, thì chi phí thực có thể lên tới 14-14,5%, cao hơn khá nhiều so với lãi vay ngân hàng từ 9,5-12% hiện nay.

Tất nhiên, bởi lô trái phiếu không có tài sản bảo đảm nên cả Pharmacity lẫn các trái chủ của mình có thể hài lòng với mức chi phí/lợi tức này. Dù vậy, việc huy động vốn với chi phí lớn cho thấy ông lớn phân phối dược phẩm này đang rất khát vốn.

Vòng series C, có nghĩa là nhiều khả năng Pharmacity đã tiến hành nhiều đợt gọi vốn trước đó. Diễn biến này có thể khiến tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sáng lập giảm mạnh, và các nhà đầu tư đang có tiếng nói không nhỏ ở Pharmacity, mà trong đó không loại trừ có các nhà đầu tư nước ngoài.

Thị trường dược phẩm nhiều tỷ USD của Việt Nam là miếng bánh rất màu mỡ, song quy định hiện nay không cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phân phối dược phẩm. Việc thông qua nhiều kỹ thuật, cách thức để “lách” quy định này, sở hữu một hãng phân phối dược phẩm có tầm cỡ sẽ là phương thức nhanh chóng và dễ dàng nhất để có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.

Tất nhiên, đây chỉ là một giả thiết. Nhưng biết rằng, Chủ tịch Pharmacity Phạm Thị Thanh Hoài cùng cổ đông Trần Minh Ngọc Thu cuối tháng 11/2019 đứng tên thành lập CTCP TR Infinity Pharma và CTCP TR Pharma Focus cùng có trụ sở tại Vincom Center Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn, Quận 1, chúng tôi Tuy nhiên cho tới cuối tháng 3/2020, bộ đôi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực “hoạt động tư vấn quản lý” đã được lần lượt chuyển giao cho TR Best Pharma Pte Ltd và Tr Best Pharm Pte Ltd – các SPE (Special Purpose Entity) đến từ Singapore.

Nguồn lực rất lớn đổ vào Pharmacity giải thích vì sao startup này không ngần ngại chịu lỗ để mở rộng hệ thống.

Đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 30/12/2019 thể hiện vốn điều lệ của Pharmacity là 386,4 tỷ đồng. So sánh với vốn chủ sở hữu tới cuối năm 2019 là 163 tỷ đồng, có nghĩa rằng lỗ luỹ kế đã lên khoảng 223 tỷ đồng, phần lớn do mức lỗ khổng lồ 265 tỷ đồng trong năm ngoái.

Vượt qua giai đoạn đầu tư đầy khắc nghiệt và đạt điểm bão hoà, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước dự kiến sẽ giúp các chủ sở hữu của Pharmacity hái “quả ngọt” từ năm 2021. Pharmacity đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu 7.915 tỷ đồng, tăng mạnh lên 11.835 tỷ đồng năm 2022, 15.399 tỷ đồng năm 2023, lãi sau thuế theo đó tăng từ 284 tỷ đồng lên 739 tỷ đồng rồi 1.045 tỷ đồng. Còn năm 2020, Pharmacity dự kiến doanh thu 3.892 tỷ đồng, tiếp tục lỗ kế hoạch 136 tỷ đồng.

Xuân Tiên/Nhà Đầu tư

https://nhadautu.vn/dang-sau-khoan-lo-ky-luc-cua-chuoi-nha-thuoc-pharmacity-d36746.html

Lễ Khởi Công Xây Dựng Nhà Thờ Tin Lành Lơ Òng

HTTLVN.ORG – Vào lúc 9 giờ ngày 29/02/2016 tại Chi Hội Lơ Òng, huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng nhà thờ Tin Lành Lơ Òng.

Hiện diện trong buổi lễ gồm có:

– Mục sư Bùi Phụng – UVTLH, làm chủ lễ;

– Mục sư Cilmup Ha Kar – Trưởng Ban Đại diện Lâm Đồng;

Cùng toàn thể tôi con Chúa trong tỉnh về dự với khoảng 500 người, bên cạnh đó có các cấp chính quyền đến dự và chúc mừng.

Mở đầu chương trình, Truyền đạo K’Bèm – Quản nhiệm Hội Thánh có lời hoan nghênh và chào mừng. Hội chúng tôn vinh Chúa Thánh Ca 513 “Lớn bấy duy Ngài”. Quản nhiệm Hội Thánh cho biết đây là một Hội Thánh thuộc vùng sâu vùng xa, thành lập năm 1990. Suốt nhiều năm cầu nguyện và chờ đợi Chúa trả lời, hôm nay tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà thờ trong niềm vui mừng. Mục sư Cilmup Ha Kar cầu nguyện khai lễ dâng chương trình lên Ba Ngôi Đức Chúa Trời tể trị, dẫn dắt.

Ban hát Chi Hội Lơ Òng ca ngợi Chúa Thánh Ca số 20. Mục sư Cilmup Ha Kar giảng dạy Lời Chúa qua đề tài “Xây dựng nhà Chúa”, dựa trên nền tảng Kinh Thánh trong A-ghê 1:1-15. Mục sư Nguyễn Việt – UV BĐD cầu nguyện đáp ứng Lời Chúa.

Nhà Thờ Lơ Òng xây dựng với kích thước: chiều dài 24m, chiều rộng 12m; dự trù kinh phí xây dựng là 2,3 tỉ đồng. Hội Thánh đã dâng hiến được 900 triệu đồng, hiện còn thiếu 1,4 tỉ. Số tín đồ của Hội Thánh là 496 người, hiện nay đang nhóm tại nhà của một tín hữu rất chật hẹp. Hầu hết con cái Chúa sống bằng nghề nông.

Xin quí tôi con Chúa xa gần thêm lời cầu nguyện và dâng hiến cho công việc xây dựng nhà thờ Lơ Òng sớm hoàn thành, Hội Thánh sớm có nơi nhóm lại ổn định.

Chương trình kết thúc vào lúc 11 giờ 30 sau lời cầu nguyện chúc phước của Mục sư Bùi Phụng.

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ HỘI THÁNH LƠ ÒNG

I. TÌNH HÌNH CHUNG (1911 – 1989)

– Năm 1911 Tin Lành đến Việt Nam tại Đà Nẵng.

– Năm 1929 Tin Lành đến Lâm Đồng, do ông bà Giáo sĩ Ha Jack Son cùng ông bà Mục sư Lê Văn Quế đến Đà Lạt truyền giảng Tin Lành và thành lập Hội Thánh.

– Năm 1930 Tin Lành đến huyện Di Linh cho người K’Ho Sre, có được 20 tín đồ.

– Năm 1932 có ông bà Truyền giáo Trịnh An Mẹo đến truyền giảng tại Di Linh. Lúc bầy giờ ông cất một căn nhà làm 3 phòng, 01 phòng để nhóm, 01 phòng dạy Kinh Thánh và 01 phòng cho Mục sư K’Sol ở.

– Đến năm 1951 có 3 vị truyền giáo là ông bà Mục sư Trương Văn Tốt đến FiYan truyền giáo cho người Cil. Ông bà Mục sư Chung Khâm Lộc truyền giáo cho người Sre tại Di Linh. Ông bà Mục sư Phan Văn Xuyến truyền giáo cho người Mạ tại B’Lao. Trong khoảng thời gian đó Kinh Thánh Tân Ước và Thánh ca tiếng K’Ho đã được dịch ra. Ngày 02/04/1967 được phổ biến và sử dụng, từ đó Hội Thánh phát triển dần dần.

II. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH (1990 – 2000)

– Đến năm 1990 Tin Lành đến Lơ Òng – thôn 13 – xã Hoà Bắc – huyện Di Linh – tỉnh Lâm Đồng do ông K’Bèm, nay là Truyền đạo làm chứng về Chúa Giê-xu. Lúc bấy giờ số tín đồ tại Lơ Òng thôn 13 có 30 người, do ông K’Bèm phụ trách hướng dẫn thờ phượng Chúa tại tư gia của ông.

– Từ năm 1992 – 1993 vì nhu cầu công việc Hội Thánh nên cần có thêm nhân sự để giúp việc thờ phượng Chúa và được Hội Thánh đề cử.

– Năm 1993 cụ cố Mục sư Phăn Văn Xuyến đến thăm thôn Lơ Òng nhân dịp năm mới. Nhân cơ hội đó, ông khích lệ bà con tín đồ bằng Lời Chúa và từ đó nhiều người biết đến Chúa, tiếp nhận Ngài ngày càng đông. Trong đó cụ cố Mục sư Phan Văn Xuyến đặt tay cầu nguyện cho ông K’Bèm để thi hành nghi lễ thờ phượng Chúa.

– Từ năm 1994 – 1996 số tín đồ tin Chúa ngày càng tăng lên 200 người, nên tín đồ nhóm cầu nguyện tại tư gia và đã chia làm 2 Điểm Nhóm.

+ Điểm Nhóm 1: Tại nhà ông K’Bèm.

+ Điểm Nhóm 2: Tại nhà ông K’Brel.

III. GIAI ĐOẠN CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN

– Năm 2001 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (MN) được công nhận tư cách pháp nhân.

– Từ năm 2001 – 2005 có ông bà Truyền đạo K’Tốp nay là Mục sư Kiêm Quản nhiệm Hội Thánh. Từ đó Chi Hội nhóm lại một chỗ tại nhà ông K’Bèm.

– Năm 2006, ông K’Bèm được cử đi học lớp Bổ Túc Thần Học tại Trung tâm 72 Nguyễn Văn Trổi – Đà Lạt và đã tốt nghiệp.

– Năm 2008 Tổng Liên Hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (MN) chính thức công nhận Chi Hội Lơ Òng là Chi Hội tự dưỡng thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (MN).

– Năm 2009 được Chính quyền cho phép tổ chức Hội đồng bầu cử Chấp sự.

– Trong khoảng thời gian từ năm 2001 – 2010 dưới sự Kiêm Quản nhiệm của ông Mục sư K’Tốp và Truyền đạo K’Bèm đặc trách Chi Hội. Số Tín hữu lúc bấy giờ 441 người, Báp têm 223 người.

– Từ ngày 17/10/2014 Ban Trị sự Tổng Liên Hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (MN) quyết định Bổ nhiệm Truyền đạo K’Bèm quản nhiệm Chi Hội Lơ Òng – Thôn 13- Xã Hoà Bắc cho đến nay.

Cảm tạ Chúa đã cảm động các cấp chính quyền giao đất và cho giấy phép xây dựng số 151/GPXD ký ngày 27/07/2015 do Sở xây dựng Tỉnh Lâm Đồng cấp và Hội Thánh đang tiến hành xây dựng.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Truyền đạo K’Bèm Quản nhiệm Hội Thánh hướng dẫn chương trình

Quang cảnh buổi lễ khởi công

Mục sư Ha Kar cầu nguyện khai lễ

Ban hát Hội Thánh Lơ Òng ca ngợi Chúa

Mục sư Cil Mup Ha Kar giảng luận

Mục sư Nguyễn Việt cầu nguyện đáp ứng

Ban xây dựng Hội Thánh Lơ Òng trình diện

Mục sư Bùi Phụng và quí tôi tớ Chúa đặt tay cầu nguyện cho việc xây dựng

Chính quyền tặng hoa chúc mừng

Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Chuỗi Nhà Thuốc Gpp Tại Thị Trường Việt trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!