Xu Hướng 6/2023 # Vì Sao Tràng Tiền Plaza Phải Đóng Cửa Tạm Thời? # Top 10 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Vì Sao Tràng Tiền Plaza Phải Đóng Cửa Tạm Thời? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Tràng Tiền Plaza Phải Đóng Cửa Tạm Thời? được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tràng Tiền Plaza với diện mạo mới rất đẹp và hoành tráng nhưng không có định vị thương hiệu rõ ràng. Nhiều khách hàng vẫn nghĩ đến Tràng Tiền Plaza như một trung tâm thương mại.

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động trở lại trong trạng thái luôn vắng khách, Tràng Tiền Plaza sẽ tiếp tục đóng cửa các tầng 3, 4, 6 và một phần của tầng 5 để tái cấu trúc, quy hoạch lại các gian hàng. “Game” Tràng Tiền Plaza đã thất bại hay vẫn còn cơ hội như ông Johnathan Hạnh Nguyễn từng khẳng định “Tràng Tiền không chết đâu” vẫn là ẩn số.

Cách đây 2 tuần Tràng Tiền Plaza gửi tin nhắn sms marketing thông báo rằng Tràng Tiền Plaza sẽ sớm đóng cửa tạm thời để tái cấu trúc doanh nghiệp vì vậy trung tâm có chương trình giảm giá sâu nhiều mặt hàng tại các gian hàng. Nhưng chiến dịch đó cũng không làm cho Tràng Tiền Plaza đông khách hơn trong cái tháng “cô hồn này”.

Tràng Tiền Plaza với diện mạo mới rất đẹp và hoành tráng nhưng không có định vị thương hiệu rõ ràng

Rất nhiều khách hàng vẫn nghĩ đến Tràng Tiền Plaza như một trung tâm thương mại tổng hợp từ xưa, điều này hoàn toàn giống với việc có nhiều người nước ngoài vẫn nghĩ ở VN đang có chiến tranh và là tàn dư tồi tàn của chiến tranh do thông tin không đầy đủ. Theo quan sát, tôi nhận thấy Tràng Tiền Plaza gần như không có nhiều chiến dịch marketing nào để truyền thông và định vị thương hiệu cho các khách hàng biết được về Tràng Tiền Plaza mới.

Định vị không rõ ràng và khó hiểu còn nằm ở chỗ, một trung tâm thương mại ở vị trí đắc địa ở Hà Nội, với kinh phí đầu tư sửa chữa rất lớn nhưng bên trong vẫn có gian hàng bán cả ô mai. Tầng 1-2-3 với nhiều thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như LV, Dior, SF, Rolex, Versace nhưng ở tầng 4-5-6 phía bên trên vẫn có những thương hiệu nội địa thậm chí ở Hà Nội người ta còn chưa bao giờ nghe đến, rồi có cả những sản phẩm ô mai, chổi lau nhà, gấu bông… khiến khách hàng cực kỳ khó hiểu.

Theo khẳng định của IPP thì các cửa hàng bán đồ xa xỉ vẫn có doanh thu tốt và bán được, và hàng ngày có từ 3.000 đến 4.000 khách hàng đến thăm quan và mua sắm với Tràng Tiền Plaza. Nếu đúng là như vậy thì đây quả thật là con số đáng kinh ngạc. Mặc dù đồ xa xỉ phẩm chỉ cần bán vài món sản phẩm/ tháng là đã có thể sống khỏe.

Do đặc thù và khách quan thì Trung tâm Tràng Tiền Plaza có diện tích khá nhỏ, không có nhiều gian hàng, không có nhiều chỗ để xe ô tô, xe máy. Nội thất khá sang trọng, nhưng kết cấu lại khá đơn điệu, chỉ đi lòng vòng lên lên – xuống xuống là hết trung tâm. Không gian của Tràng Tiền Plaza không có chỗ nghỉ chân, thiếu không gian giải trí, thiếu tính liên kết giữa khách hàng và gian hàng…

Cũng do đặc thù có nhiều gian hàng xa xỉ nên hầu hết các hoạt động marketing chỉ diễn ra dưới dạng “in-store-marketing”, hầu như không thấy có hoạt động gì truyền thông cho cả trung tâm hoặc là các chương trình mang tính sáng tạo, đột phá, hướng tới khách hàng tiềm năng của một trung tâm thương mại “đắc địa và xa xỉ” của thủ đô Hà Nội.

Một điều mà nhiều người băn khoăn muốn hỏi các bạn: liệu khách du lịch trong nước và khách quốc tế có mua LV, Rolex, Burberry tại Tràng Tiền Plaza ở VN hay không?

Ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô suy thoái

Trung tâm Tràng Tiền Plaza mới đi vào hoạt động đúng thời điểm Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khó khăn và suy thoái do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới nói chung và thực tế kinh tế vĩ mô Việt Nam nói riêng. Với tình hình khó khăn như vậy, sự cắt giảm chi tiêu các mặt hàng xa xỉ là điều không thể tránh khỏi đối với người tiêu dùng.

Vì thế, dù có vị trí đẹp, các gian hàng đẹp và nội thất trung tâm đẹp, nhưng không hiểu sao TTP vẫn được mệnh danh là Trung tâm thương mại vắng nhất thủ đô. Đây cũng là kịch bản tương tự diễn ra ở nhiều trung tâm thương mại lớn trên cả nước.

Sự cạnh tranh cao của các trung tâm thương mại khác

Cùng thời điểm Tràng Tiền Plaza mới đi vào hoạt động trở lại với sự đầu tư hoành tráng, trên địa bàn Hà Nội có thêm khá nhiều trung tâm thương mại được xây dựng và được đưa vào khai thác mặt bằng bán lẻ. Điển hình là Trung tâm thương mại ngầm lớn nhất Đông Nam Á – Royal City của Vin Group; Trung tâm thương mại Times City; sự thâu tóm Pico Mall và đổi tên thành Lotte Mart của tập đoàn Lotte; bây giờ chuẩn bị khai trương Lotte Đội Cấn nữa, không kể đến các trung tâm thương mại khác đã có như Vincom, Parkson…

Các trung tâm thương mại này, điển hình là các trung tâm thuộc VinGroup có sức cạnh tranh cao, tung ra nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ gian hàng để thu hút người tiêu dùng ghé vào trung tâm chơi, thăm quan, mua sắm. Sức mua của thị trường thì suy giảm hoặc là ở mức yếu, trong khi đó năng lực cung ứng mặt bằng bán lẻ và các trung tâm thương mại liên tục mở ra, khiến cho cạnh tranh tăng cao, nguồn cung dồi dào, cầu thì suy yếu. Dẫn đến tình trạng đóng cửa các gian hàng và vắng khách tại trung tâm thương mại nói chung và Tràng Tiền Plaza gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi.

Thương mại điện tử phát triển và được người tiêu dùng ưa chuộng hơn

Khách hàng Việt Nam rất thích mua các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện hàng hiệu, chính hãng tại các website thương mại điện tử lớn và uy tín trên thế giới, sau đó nhờ bạn bè, người thân hoặc là thông qua các website mua hộ, cá nhân mua hộ chuyển về Việt Nam để sử dụng.

Điều đó làm cho khách hàng cảm thấy yên tâm hơn về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, đôi khi là cả giá thành rẻ nữa vì săn được hàng xịn nhưng sale-off sâu. Có hàng vạn người bán hàng trực tuyến, nhưng mới chỉ có hàng trăm người mua. Trăm hoa đua nở thế này thì làm sao Tràng Tiền Plaza đấu lại được, trong khi họ không chắc chắn là họ đang phải “đấu lại ai, cái gì và như thế nào”?

Hành vi của người tiêu dùng đã, đang và sẽ thay đổi rất nhanh và hiện đại

Người tiêu dùng đi shopping trung tâm thương mại giờ đây không chỉ để mua sắm vật dụng đồ dùng, mà họ muốn mua thêm nhiều thứ cùng một lúc, họ muốn có không gian để nghỉ ngơi, thư giãn như xem phim, nghe nhạc, các trò chơi trong trung tâm thương mại. Họ muốn có chỗ để xe rộng rãi và thuận tiện hoặc đơn giản là họ muốn đi chơi và phải có nhiều cái để chơi, miễn phí thì càng tốt.

Người tiêu dùng trẻ tuổi ưa thích sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử và các thiết bị di động, nên cần phải tiếp cận họ qua các công cụ marketing điện tử. Đáng tiếc là Tràng Tiền Plaza gần như còn làm cái web cũng chỉ để chỉ dẫn mấy thông tin đơn giản, chưa hề có các chức năng thương mại điện tử.

Người tiêu dùng hàng hiệu, hàng xa xỉ ở VN bị xói mòn lòng tin với các sản phẩm được gọi là hàng hiệu khi mua tại Việt Nam. Thật – giả; đắt – rẻ chẳng biết đâu mà lần, có tiền, mua ở chỗ “uy tín” cũng có thể dính phải hàng giả hoặc hàng tồn, hàng trốn thuế… nên cũng là lý do khiến cho khách hàng có xu hướng mua hàng tại nước ngoài thông qua các website thương mại điện tử hoặc nhờ người thân, người quen, người mua hộ mua giúp mình cho nó chắc chắn và yên tâm. Hơn thế nữa, các quốc gia châu Á có những đợt khuyến mại rất mạnh để thu hút khách du lịch sang mua sắm, điển hình như Singapore, Hong Kong, có rất nhiều khách hàng đã bay sang đây để mua hàng…

Tác giả: Ths. Nguyễn Phan Anh

Nguồn: news.zing.vn

Đón đọc các bài chia sẻ hữu ích của PA Marketing TẠI ĐÂY!!

Hàng Quán Ởđồng Loạt Tạm Đóng Cửa

Chiều muộn 24-3, nhiều hàng quán, khu vui chơi, đường sách… đã tạm thời đóng cửa để chống dịch. Ngay trước giờ “G”, Tuổi Trẻ Online đã ghi nhận tình hình chấp hành “lệnh” của UBND chúng tôi tại nhiều địa điểm khắp thành phố.

Đến 18h, tại đường sách Nguyễn Văn Bình, toàn bộ các gian hàng đã “cửa đóng then cài”, đèn điện đã tắt và chỉ còn một số ít nhân viên vẫn dọn dẹp và lực lượng bảo vệ trông coi đường sách.

Việc đóng cửa đường sách nhằm chấp hành quy định của UBND chúng tôi là khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán beer club, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (công suất phục vụ 30 người trở lên), cơ sở làm đẹp, hớt tóc… tại chúng tôi phải đóng cửa đến hết tháng 3.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Ngọc Toàn, quản lý đường sách, cho biết toàn bộ 18 gian hàng sách mới, 2 gian cà phê sách và 2 gian sách cũ đã chấp hành đóng cửa trước 18h.

Còn tại trung tâm thương mại Vincom (Q.1), đến 17h30 các hàng quán vẫn đang trong tình cảnh “sụt sùi” và vẫn tạm thời mở cửa đến 18h để chờ quyết định từ ban quản lý tòa nhà. Tuy vậy, một số nhà hàng trong trung tâm này đã chủ động thu dọn hàng quán, chuẩn bị đóng cửa khi chính thức có văn bản.

Ông Ngô Minh Vũ, quản lý nhà hàng Hachiban Ramen, cho biết từ khi có dịch đến nay, số lượng nhân viên phải cắt giảm đến 2/3, chỉ còn duy trì những nhân viên làm toàn thời gian. Song khi có văn bản mới này, nhà hàng buộc phải chấp hành và các nhân viên tạm nghỉ không lương.

“Khó khăn lắm, vì chống dịch, vì sức khỏe thì ai cũng phải chấp hành thôi nhưng thương nhất là những người lao động, giờ không biết xoay xở thế nào trong mấy ngày tới”, ông Vũ nói.

Trong khi đó, anh Nguyễn Hoàng Đức, quản lý Basta Hiro tại Vincom, cũng sụt sùi lo lắng khi cả anh và các nhân viên khác cũng sẽ rơi vào tình cảnh tạm thời mất việc. Theo anh Đức, nhận được thông tin bản thân rất buồn và bất ngờ nhưng vì chống dịch nên mọi người chấp hành.

Ở tiệm làm tóc 30Shine trên đường Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận), khung cảnh tất bật, vội vã ùa đến. Chị Vân Anh (quản lý) cho biết khi có thông báo tiệm nhanh chóng chấp hành và ngưng nhận khách mới, tập trung phục vụ khách đang làm dở dang. Hơn 17h, tiệm này còn khoảng 10 khách hàng cuối cùng.

Còn tại tiệm cà phê Highland (Q.3), lúc 17h, nhân viên bước lên lầu và mời toàn bộ khách hàng xuống tầng trệt. Theo lời nhân viên, cửa hàng tạm ngưng phục vụ tầng trên, sau đó chờ tiếp chỉ đạo của cấp trên.

Trước đó, nhiều quán cà phê, cửa hàng quần áo… chủ động tạm đóng cửa, chung tay cùng chúng tôi phòng dịch bệnh, đồng thời tranh thủ thời gian để sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Ngay bên ngoài cổng, thông báo tạm dừng kinh hoạt của quán cà phê Sài Gòn Phố (đường Trần Quốc Thảo, Q.3) kèm thông điệp “chung tay chống dịch COVID-19” hiện ra nổi bật. Bước vào bên trong, hàng chục thợ đang bận rộn sửa sang cơ sở hạ tầng của quán.

Anh Phước (chủ quán) chia sẻ trước tình hình dịch bệnh, tiệm chủ động đóng cửa một thời gian chứ không chờ thông báo từ thành phố. Nhân cơ hội quán trống, không có khách, hơn một tuần nay anh Phước đã thuê người sơn, sửa lại vách, trần, dọn dẹp để quán sạch đẹp hơn.

“Có khách khó sửa lắm, mình bụi bặm, khách không ngồi được, nên đợt này tiện làm luôn”, anh Phước cho biết.

Cũng như tiệm anh Phước, nhiều cửa hàng cũng đang tận dụng thời gian nghỉ dịch để nâng cấp, chỉnh trang lại quán.

Cũng trong hôm nay trên trang Facebook của quán cà phê Tinh Tế hôm nay mới thông báo: “Tình hình dịch COVID-19 đang khá căng thẳng, cà phê Tinh Tế quyết định tạm ngưng hoạt động từ hôm nay 24-3 cho đến 29-3”.

Hiện tại phần lớn các nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm… ở chúng tôi đã chủ động tạm đóng cửa từ sớm.

Anh Nguyễn Quý Tùng, quản lý một nhà hàng trên đường Trần Não, quận 2, chúng tôi chia sẻ về động thái ra quyết định tạm đóng cửa các nhà hàng, quán ăn,… cho tới tiệm hớt tóc cũng phải tạm đóng cửa để phòng chống dịch của UBND TP là tốt cho cộng đồng, quyết liệt nên rất hưởng ứng.

“Chiều nay (24-3) tôi biết được thông tin tạm dừng đóng cửa các hoạt động của UBND TP từ cơ quan chức năng địa phương. Sau đó nhà hàng cũng đã thực hiện theo và đóng cửa để hưởng ứng công tác phòng chống dịch COVID-19 của UBND TP vì cộng đồng. Điều mà nhà hàng mong mỏi nhất là dịch bệnh nhanh hết để các hoạt động trên địa bàn TP trở lại bình thường”, anh Tùng chia sẻ.

Một nhà hàng bán đồ ăn khác trên đường Xuân Thủy, quận 2 được cơ quan chức năng địa phương tuyên tuyền tạm đóng cửa từ trước vào ngày 21-3 vì khu vực này tập trung đông người nước ngoài.

“Nhà hàng biết thông tin của UBND chúng tôi vào chiều nay (24-3) nhưng nhà hàng đã đóng cửa trước đó vì lực lượng chức năng địa phương có tuyên truyền, căn dặn. Tuy đóng cửa nhưng nhà hàng vẫn còn bán online để phục vụ thực khách có nhu cầu”, quản lý nhà hàng này cho hay.

Singapore đóng cửa quán bar, rạp chiếu phim, tụ điểm giải trí đến cuối tháng 4

Singapore cho biết nước này sẽ đóng cửa tất cả quán bar, rạp chiếu phim và các tụ điểm giải trí khác từ 26-3 đến 30-4 trong bối cảnh đảo quốc này bước sang giai đoạn mới trong cuộc chiến chống COVID-19 với các ca bệnh nhập khẩu từ nước ngoài.

Ngoài ra, tất cả cư dân Singapore trở về từ Anh và Mỹ từ 25-3 sẽ phải ở tại các khách sạn được chỉ định làm nơi cách ly trong vòng 14 ngày. Những người trốn lệnh cách ly sẽ bị phạt dưới 10.000 USD hoặc phạt tù dưới 6 tháng hoặc chịu cả 2 hình phạt này.

Straits Times cho biết Singapore đưa ra các biện pháp này sau khi ghi nhận thêm 49 ca COVID-19 trong ngày 24-3, bao gồm 32 ca nhập khẩu từ nước ngoài, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 ở nước này lên 558 ca.

Ford vừa công bố lộ trình dừng hoạt động sản xuất xe và động cơ ở một số nhà máy. Trong đó có nhà máy Hải Dương ở Việt Nam.

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Ford đã công bố lộ trình ngừng sản xuất ở một số nhà máy tại Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan và Việt Nam. Động thái này nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân, chuyên gia làm việc trong nhà máy. Tuần trước, Ford Motor Company tuyên bố rằng họ sẽ đóng cửa các nhà máy của họ ở Bắc Mỹ, cũng như ở châu Âu.

Lịch trình dừng hoạt động sản xuất xe và động cơ ở các nhà máy Ford trong mạng lưới khối thị trường quốc tế IMG (International Markets Group) cụ thể như sau:

Ngày 21/3: Ấn Độ – Nhà máy lắp ráp xe Chennai, Nhà máy lắp ráp xe Sanand, Nhà máy sản xuất động cơ Sanand và Nhà máy động cơ Chennai.

Ngày 26/3: Việt Nam – Nhà máy Ford Hải Dương (Ford Vietnam Limited Haiduong)

Ngày 27/3: Thái Lan – Nhà máy Ford Thái Lan (Ford Motor Company Thailand Limited)

Ngày 27/3: Nam Phi – Nhà máy Ford Silverton (Pretoria) và Nhà máy động cơ Struandale (Port Elizabeth).

Mark Ovenden, chủ tịch, International Markets Group cho biết: “Sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, đại lý, khách hàng, đối tác và cộng đồng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi đang cố gắng và thực hiện các biện pháp an toàn bổ sung bằng cách tạm thời ngừng sản xuất tại các cơ sở sản xuất của chúng tôi tại các thị trường quốc tế”. Ông nói thêm: “Đây là một khoảng thời gian khó khăn nhưng chúng ta phải bảo vệ con người trước”.

Trừ các công việc bắt buộc, Ford cũng yêu cầu các nhân viên khác làm việc tại gia nếu được. Chính sách làm việc từ xa này sẽ được Ford tiếp tục áp dụng cho đến khi có thông báo tiếp theo trong nỗ lực triển khai tổng hợp các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

EcoSport tại nhà máy Ford Hải Dương

Nhà máy Ford Hải Dương hiện đang lắp ráp ba mẫu xe gồm dòng SUV đô thị EcoSport, xe thương mại Transit và MPV Tourneo mới ra mắt gần đây.

Hồi tháng 1/2020, Ford Việt Nam đã công bố đầu tư 82 triệu đô (tương đương hơn 1.900 tỷ đồng) để nâng cấp nhà máy lắp ráp Hải Dương. Với kế hoạch mở rộng này, Ford dự kiến tạo thêm 500 việc làm, đồng thời giúp tạo thêm hàng ngàn việc làm tại mạng lưới các nhà cung cấp và đại lý uỷ quyền của Ford trên toàn quốc. Tuy nhiên, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đến quá nhanh và bất ngờ, khiến cho mọi kế hoạch của hãng đều bị ảnh hưởng.

Trước sự bùng nổ của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Mazda vừa công bố sẽ tạm ngừng một số cơ sở sản xuất tại nhiều quốc gia. Trong đó có nhà máy tại Nhật, Thái Lan và Mexico.

Thông báo chính thức của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết họ sẽ tạm ngừng sản xuất trong 13 ngày.

Công ty cũng dự định chuyển một phần sản xuất dự kiến ban đầu cho giai đoạn này sang quý thứ hai của năm tài chính (kết thúc vào tháng 3/2021). Điều này có thể được gia hạn tùy thuộc vào tình hình phát triển như thế nào và trong giai đoạn này. Tuy nhiên các hoạt động quản trị sẽ tiếp tục như bình thường.

Đối với các nhà máy ở nước ngoài, Mazda cũng có chính sách tương tự. Cụ thể

Nhà máy Mazda de Mexico Vehicle Operation (Mexico) sẽ ngừng hoạt động trong 10 ngày bắt đầu từ ngày 25/3

Nhà máy AutoAlliance (Thái Lan) sẽ tạm ngừng sản xuất, cũng trong 10 ngày, kể từ ngày 30/3.

Facebook:

Đừng Để Cửa Hàng Thời Trang Của Bạn Vừa Ra Đời Đã Phải Đóng Cửa!

Theo số liệu thống kê mà chúng tôi thu thập được, hiện nay phần đông các cửa hàng kinh doanh thời trang đóng cửa sau khoảng 2 đến 3 năm hoạt động. Môi trường kinh doanh thời trang tại Việt Nam khá khốc liệt, sự cạnh tranh đến nhiều thương hiệu nổi tiếng Thế giới du nhập vào như Banana Republic, Topshop – Topman, Zara, Mango,… hay các thương hiệu lớn đã tạo nên tên tuổi tại thị trường nội địa như Canifa, PT2000,… Các cửa hàng thời trang cần chuẩn bị gì để thoát khỏi tình trạng vừa khai trương đã đóng cửa?

Vẽ nên phong cách

Phong cách thời trang là điều cực kỳ quan trọng trong việc duy trì và phát triển cửa hàng thời trang. Với các thương hiệu đã tạo nên tên tuổi, có thể dễ dàng nhận thấy các sản phẩm của họ đều có một phong cách thời trang chung. Ví dụ như chuỗi thương hiệu Zara với dòng sản phẩm trẻ trung, gam màu nhã nhặn, tính ứng dụng hàng ngày cao, xuyên suốt tất cả các bộ sưu tập, qua các mùa.

Bạn nên chọn cho mình phong cách thời trang yêu thích, cảm nhận được rằng mình sẽ tạo nên những bộ trang phục đẹp nhất và hãy theo đuổi, phát triển nó. Phong cách thời trang của bạn có thể là quý cô thanh lịch với trang phục công sở, những chiếc đầm dạ hội rạng rỡ hay phong cách bohochic phóng khoáng, trẻ trung.

Hãy luôn nhớ rằng, thời trang luôn thay đổi nhưng đó là sự thay đổi về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu còn tính ứng dụng thì mãi giữ nguyên.

Nguồn hàng chất lượng

Ngày nay việc mở một cửa hàng thời trang trở nên khá dễ dàng, khi các cửa hàng kinh doanh sẵn sàng cung cấp sản phẩm số lượng sỉ với giá thành không chênh lệch giá thị trường là bao nhiêu. Bạn chỉ cần mua 10 sản phẩm là đã trở thành khách hàng sỉ của các cửa hàng ấy. Tuy nhiên, việc kinh doanh nguồn hàng đại trà sẽ khiến cửa hàng thời trang của bạn chẳng có phong cách riêng. Dạo một vòng Facebook, Instagram, các shop online,… sẽ dễ dàng nhận thấy sản phẩm thời trang na ná, hay thậm chí là như nhau với giá thành chênh lệch nhau không nhiều.

Chọn kinh doanh mặt hàng thời trang đồng nghĩa với việc bạn có đam mê với lĩnh vực này. Đam mê cái đẹp và có phong cách riêng. Bạn có thể chọn kinh doanh mặt hàng được cung cấp sẵn từ xưởng sản xuất hoặc sản phẩm do chính bạn thiết kế, đặt may. Với mỗi loại sản phẩm sẽ có những lưu ý riêng để chọn hàng đẹp, chất lượng cho cửa hàng của mình.

* Đối với sản phẩm được cung cấp từ xưởng sản xuất

Đối với sản phẩm may sẵn bạn nên tham khảo mẫu mã từ nhiều xưởng khác nhau, tránh việc nhập hàng từ xưởng cung cấp cho nhiều cửa hàng. Bạn có thể trao đổi với xưởng sản xuất để thêm những chi tiết nhỏ trên sản phẩm, tạo ra phong cách riêng cho cửa hàng mình. Ví dụ như: chiếc nơ, nhúng bèo vạt áo, hay một đường xẻ tà nhỏ,…

Ngoài các xưởng sản xuất, bạn có thể tham khảo nguồn hàng từ nước ngoài, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc là những thị trường cung cấp sản phẩm thời trang được nhiều người ưa thích. Bạn có thể kết hợp việc đi du lịch cùng với việc nhập hàng. Vào những mùa sale-off bạn sẽ dễ dàng mua được nhiều sản phẩm với giá rẻ mà chất lượng và mẫu mã vẫn đảm bảo chất lượng.

* Đối với sản phẩm thiết kế, đặt may

Với sản phẩm thiết kế, bạn nên lưu ý đến chất liệu tạo thành sản phẩm, nên tham khảo nhiều mẫu vải tại nhiều đơn vị cung cấp. Kiểu dáng sản phẩm hợp thời trang bên cạnh chất liệu phù hợp với môi trường, thời tiết. Chiếc áo khoác với kiểu dáng sang trọng cũng khiến khách hàng cảm thấy phân vân khi chọn nó cho trang phục ngày hè.

Bạn nên chọn nguồn cung cấp hàng uy tín, hoặc nếu có thể bạn hãy tự tạo cho mình một xưởng cung cấp vải riêng, để đảm bảo chất liệu độc đáo và phù hợp với mỗi trang phục của cửa hàng mình sản xuất.

Kinh nghiệm quản lý

Cửa hàng thời trang cần nghiệp vụ quản lý nhiều hơn các loại hình kinh doanh khác. Nếu bạn kinh doanh cửa hàng ăn uống hay tiệm café, với một sản phẩm hoàn chỉnh bạn có thể dựa vào công thức để tính toán, định lượng nguyên liệu cần dùng. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể ước tính chính xác được khách hàng sẽ mua sản phẩm nào hay màu sắc nào của cửa hàng thời trang của mình.

Cửa hàng thời trang thường có nhiều chi nhánh, hãy nghĩ xem, với 7 chi nhánh cửa hàng cùng hoạt động, hàng ngày bạn đều phải ghi chép, cập nhật thông tin, số lượng hàng hóa bằng tay, và trường hợp thiếu hụt hàng hóa liên tục xảy ra. Để giải quyết tình trạng này, đa phần chủ cửa hàng chọn phương án đóng cửa các chi nhánh để tập trung quản lý cửa hàng chính, hoặc chọn phương án nhượng quyền kinh doanh nhằm san sẻ trách nhiệm với người khác. Song song đó cũng có những người chủ cửa hàng tìm đến các phần mềm quản lý bán hàng để tìm ra phương pháp giải quyết khó khăn.

Phần mềm quản lý shop thời trang chúng tôi cung cấp dịch vụ quản lý cửa hàng thời trang, giúp chủ cửa hàng có thể dễ dàng nắm bắt mọi hoạt động của cửa hàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Với phần mềm quản lý bán hàng của chúng tôi mọi thông tin sản phẩm, cửa hàng đều được cập nhật đồng bộ, và thông báo với nhà quản lý ngay tức thì. Bạn có thể xem báo cáo số lượng sản phẩm, màu sắc, size bán ra trong ngày, phần mềm cũng sẽ tự động trừ vào kho hàng của bạn, việc tìm kiếm sản phẩm sẽ đơn giản hơn. Doanh số bán hàng được cập nhật ngay khi có giao dịch xảy ra, sẽ không còn lo lắng về việc thất thoát doanh thu, thông qua doanh số bán hàng cũng có thể đánh giá năng lực làm việc của nhân viên.

Chỉ với mức giá từ 99k/tháng phần mềm quản lý shop thời trang chúng tôi có thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề phát sinh, an tâm quản lý cửa hàng, giúp bạn khởi nghiệp thành công.Trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng- MIỄN PHÍ 14 NGÀY SỬ DỤNG

An Đông Plaza Địa Chỉ Ở Đâu? Mấy Giờ Đóng Cửa?

An đông Plaza địa chỉ ở đâu? mấy giờ đóng cửa. Đó là một câu hỏi mà khiến nhiều người thắc mắc và hay lộn với chợ An Đông cũ. Khi tìm kiếm trên google thì lại hiện địa chỉ là 34 An Dương Vương. Nhưng đến đó thì không phải. Vậy đâu mới là địa chỉ chính xác.

Chợ An Đông nằm tại số 34 An Dương Vương, phường 9, Quận 5, mặt sau là đường Hùng Vương. Hai bên là 2 dãy phố chợ đường Nguyễn Duy Dương và đường Yết Kiêu. Còn An đông Plaza thì nằm tại địa chỉ 18 An Dương Vương, phường 9, Quận 5 rất dể bị nhầm lẫn nếu bạn tìm kiếm thông tin trên google map.

Một vài nét về Chợ An Đông

Chợ An Đông hình thành từ năm 1951 và được xây dựng kiên cố lại năm 2004. Nằm trong trung tâm thương mại An Đông có diện tích 25000 mét vuông. Đặc biệt nhất ở chợ An Đông là bán quần jeans nội ngoại đủ hiệu và mỹ nghệ rất rẻ so với các chợ khác. Hiện nay chợ gồm 2702 quầy hàng với 4000 tiểu thương đang kinh doanh. Chợ An Đông thì được công nhận là chợ đầu tiên của Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.

Một vài nét về An Đông plaza

Còn An Đông plaza với quy mô 1 tầng hầm và 22 tầng chính, khi đưa vào hoạt động, chắc chắn sẽ thành điểm tham quan mua sắm và nghỉ ngơi lý tưởng cho cả người trong nước và du khách nước ngoài do không chỉ quy mô lớn, trang bị hiện đại, kiến trúc đẹp, giao thông thuận tiện mà còn bởi mô hình hoạt động ở đây kết hợp được cả hai yếu tố kinh doanh và du lịch mua sắm.

An Đông plaza có ba khu vực chính là trung tâm thương mại, nhà hàng dịch vụ và khách sạn. Khu trung tâm thương mại gồm tầng trệt, lửng và từ lầu 1 đến lầu 3 kinh doanh sỉ và lẻ đủ các ngành hàng.

Khu vực nhà hàng – dịch vụ (từ lầu 4 đến lầu 7) có diện tích xây dựng là 10.546m2 với các hoạt động như thẩm mỹ viện, khu giữ trẻ, nhà hàng thức ăn nhanh, nhà hàng Trung Hoa, bar cà phê… (lầu 4-5); vui chơi giải trí, karaoke (tầng Kỹ Thuật); phòng đãi tiệc lớn, phòng VIP (lầu 6); sauna, steambath, massage (lầu 7).

Với 13 nội dung, mục tiêu, tiểu thương đảm bảo chất lựơng và giá cả hàng hóa, không vi phạm kinh doanh hàng gian, hàng giả, an toàn vệ sinh thực phẩm. Khu vực khách sạn với diện tích xây dựng 20.471m2 gồm 392 phòng đủ loại đạt tiêu chuẩn 5 sao được bố trí từ lầu 8 đến lầu 21 cùng với nhiều dịch vụ khác kèm theo. Tầng mái có diện tích 944m2 còn có thêm hồ bơi, phòng tập thể dục, vườn cảnh… Riêng tầng hầm với diện tích hơn 4.000m2 đủ sức chứa hơn 500 ôtô con các loại.

Vậy An Đông plaza mấy giờ đóng cửa?

Vào những ngày bình thường thị An Đông plaza hoạt động vào lúc 7h sáng – 18h tối. nhưng đôi khi có những sạp vẫn ở lại đến 22h mỗi ngày. Vì thế nếu lần đầu tiên đến nơi này tham quan và mua sắm thì bạn nên đi tầm khoảng 9h sáng – 4h chiều là đông đủ nhất. Và bạn có thể hỏi chủ sạp để biết khi nào sạp của họ đóng cửa để lần sau tránh trường hợp đến mà không mua được hàng mang về.

Bài viết hay

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Tràng Tiền Plaza Phải Đóng Cửa Tạm Thời? trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!