Xu Hướng 3/2023 # Vai Trò Của Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Mầm Non # Top 9 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vai Trò Của Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Mầm Non # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Mầm Non được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.

Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.

1. Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi

2. Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác

Ví dụ, dạy trẻ đọc thơ “Làm anh”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”, cô hát cho trẻ nghe bài: “Ba ngọn nến lung linh” . Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học.

Hoặc dạy trẻ giờ Khám phá khoa học, tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình” giáo viên có thể tích hợp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu chú mèo, con gà trống…”. Qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi…

Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.

3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc

Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, giáo viên cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi – chơi mà học” theo chương trình giáo dục mầm non mới. Một giờ học âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động.

Nếu trọng tâm là học hát, giáo viên cần tập trung vào nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát, giáo viên cần chú ý phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.

Ảnh: Một giờ học âm nhạc của trẻ mầm non – Nguồn: sưu tầm

Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng mà nhờ đó, tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.

Nếu trọng tâm là trò chơi âm nhạc, giáo viên xác định mục tiêu phát triển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tạo sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô cần hướng dẫn trẻ cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi, nên cho tất cả trẻ được tham gia chơi. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy… trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học.

Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức, nên giáo viên phải định hướng cho trẻ chú ý, quan sát, tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Để thu hút trẻ vào giờ học, giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong nội dung, phương pháp dạy học để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ.

Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơi âm nhạc. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻ hát cùng cô cả bài. Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Phách tre, trống lắc, các loại nhạc cụ gõ…. Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc với nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc. Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau. Với mỗi bài hát nên cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính của bài dạy hát.

Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm.

Trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục. Do đó, nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là phương tiện giáo dục. Vì vậy giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng giải quyết tình huống, tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú với các hoạt động âm nhạc.

4. Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc

Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc. Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn.

Ví dụ: Sau giờ âm nhạc. Học hát Cô giáo miền xuôi là hoạt động góc – ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo, cô dạy hát bài: Cô giáo miền xuôi, Cô và mẹ… Trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cô giáo, học sinh, dạy hát và làm theo các cử chỉ của cô như thể trẻ là cô giáo thật.

5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn

Giáo viên nên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.

Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và được tham gia biểu diễn…. Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như: Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc… đều tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọi người, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội, thích được nghe nhạc… giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học. Hình thành những cơ sở đầu tiên cho thị hiếu âm nhạc ở trẻ.

Tóm lại, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người.

Tổ Chức Giờ Học Thể Dục Cho Trẻ Mầm Non

Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ.

Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Nhận thức được điều đó cô và trò lớp mẫu giáo ghép Tin tốc B trường mầm non Pú Hồng đã tích cực luyện tập thể thể dục thể thao hằng ngày thông qua giờ hoạt động thể dục sáng, các trò chơi vận động…giúp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo dần dần phát triển toàn diện. Bện cạnh đó cũng góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện, với đủ hành trang cho trẻ trước khi bước vào lớp 1. Thể dục sáng có ý nghĩa to lớn về sức khỏe cho trẻ em đặc biệt là trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, việc hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: học qua chơi, chơi bằng học. Buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy tập bài thể dục đơn giản, trẻ sẽ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trẻ săn chắc, hệ miễn dịch tốt hơn, ngoài ra còn giúp cơ thể phát triển hài hòa, cân đối và khỏe mạnh hơn.

Một số hình ảnh dậy trẻ tập thể dục buổi sáng của lớp Mẫu giáo Tin Tốc B

15 Trò Chơi Tập Thể Cho Trẻ Mầm Non Thú Vị Nhất

Chúng ta vẫn biết mục đích của giáo dục mầm non đó là phát triển toàn diện tâm sinh lý cho các bé ở độ tuổi măng non. Chính vì thế, trong môi trường nhà trẻ, bên cạnh các hoạt động rèn luyện về tri thức sẽ không thể thiếu sự góp mặt của những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị. Đây không đơn thuần chỉ là những hoạt động vui chơi giúp các em giải trí. Mà quan trọng hơn, nó giúp các bé tăng cường sức khỏe và tạo sự gắn kết trong môi trường lớp học.

Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay nhất được chọn lọc

1 . Trò chơi đập bóng

Mục đích: Rèn luyện sức bật, tác phong khẩn trương, sự nhanh nhẹn, hoạt bát cho trẻ

Chuẩn bị:

Các bé tham gia chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội có số người bằng nhau. Mỗi đội sẽ xếp hàng dọc trên sân trường. Sau đó cử ra một người đứng cách đội mình khoảng 5 – 10m quay mặt lại phía đồng đội, tay cầm một chiếc gậy có buộc 1 quả bóng. Chú ý chiều cao treo bóng vừa phải để các bé có thể nhảy lên chạm tay được vào bóng.

Cách chơi:

Ngay khi có hiệu lệnh của người điều khiển trò chơi. Các bé đứng đầu hàng sẽ nhanh chóng chạy về phía bạn cầm gậy treo bóng. Sau đó nhảy lên sao cho chạm được tay vào bóng. Kế đó chạy vòng quay bạn đó rồi trở về vị trí của mình, đập tay vào bạn tiếp theo. Bạn được đập tay sẽ tiếp tục chạy lên và thực hiện như bạn đầu hàng. Cứ như vậy cho đến khi đội nào hoàn thành trò chơi trước thì được công nhận thắng cuộc.

Yêu cầu:

+ Khi nhảy lên phải cho tay chạm được vào bóng. Nếu chưa chạm được thì chưa thể về hàng để bạn kế tiếp lên.

+ Bạn cầm gậy treo bóng phải luôn giữ nguyên ở một độ cao nhất định.

+ Các bé tự giác, thực hiện đúng quy tắc trò chơi đưa ra.

Hình ảnh trò chơi đập bóng

Video trò chơi đập bóng https://www.youtube.com/watch?v=uxrHkW0YsW4

2 . Trò chơi truyền tin

Mục đích: Giúp rèn luyện trí nhớ và hình thành khả năng phối hợp cho các bé. Đây là một trong những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non khá bổ ích và thú vị được nhiều nhà trường tổ chức.

Cách chơi:

Cô phụ trách sẽ gọi 1 bạn của từng nhóm lên, sau đó nói thầm vào tai bé cùng 1 câu nói. Bé nghe xong sẽ đi về hàng ghé tai nói thầm cho bạn bên cạnh. Cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng thì nói to lên để cho cô và các bạn khác cùng nghe xem có chính xác không. Nhóm nào truyền tin nhanh nhất, và đúng nhất sẽ chiến thắng.

Yêu cầu:

Luật chơi áp dụng là nói thầm. Các bé tự giác và ý thức tuân thủ theo luật chơi đề ra.

Hình ảnh trò chơi truyền tin

Video trò chơi truyền tin

https://www.youtube.com/watch?v=n-nrmzsXli0

Mục đích: Trò chơi này giúp luyện khả năng nhận biết các chữ cái mà bé đã học. Bên cạnh đó cũng giúp rèn luyện tính kỷ luật và sự nhanh nhẹn cho bé.

3 . Trò chơi cướp cờ

Chuẩn bị:

+ Khoảng 5, 6 lá cờ có gắn các chữ cái không trùng nhau

+ 1 ống dùng cắm cờ

Cách chơi:

+ Chia các bé thành 2 đội nhỏ số người bằng nhau

+ Cô sẽ vẽ 1 vòng tròn đường kính 30cm, đặt ống cắm cờ vào giữa rồi cắm các lá cờ đã chuẩn bị vào đó.

+ Kẻ 1 vạch mốc cách vòng tròn khoảng 3 – 4m ở 2 đầu sân

+ Cô phát hiệu lệnh để các bé chạy lên cướp cờ theo hiệu lệnh. Ví dụ cô hô: Chuẩn bị. Cướp cờ chữ A. Hai bé của 2 đội sẽ chạy lên, bé nào lấy được cờ rồi chạy về đội của mình trước là thắng.

+ Tiếp tục chơi với các bạn tiếp theo cho đến khi hết cờ. Đội nào có nhiều cờ hơn là đội thắng cuộc.

Yêu cầu:

Khi các bé cướp cờ không được chạm người vào nhau

Hình ảnh trò chơi cướp cờ

Video trò chơi cướp cờ

Mục đích: Rèn luyện khả năng vận động và sự phối hợp của các bé

https://www.youtube.com/watch?v=aCJzlo20T-o

Chuẩn bị:

4 . Trò chơi chạy tiếp sức

+ Sân bãi bằng phẳng, an toàn phù hợp để tổ chức trò chơi tập thể cho trẻ mầm non

+ Kẻ 2 vạch mức song song cách nhau chừng 10m. Mỗi vạch dài khoảng 4m

+ Chuẩn bị gậy nhỏ số lượng bằng số hàng của 1 bên vạch mức (2, 3, 4 gậy)

Cách chơi:

+ Chia các bé thành những đội nhỏ, xếp theo hàng dọc đứng ở vị trí 2 bên vạch xuất phát

+ Bé đầu hàng bên trái cầm 1 cây gậy nhỏ

+ Ngay khi có hiệu lệnh bắt đầu, các bé cầm gậy ở hàng trên trái chạy nhanh sang đưa gậy cho bé đầu hàng bên phải. Sau khi đưa gậy, bé chạy đến xếp ở cuối hàng bên phải. Bạn vừa nhận được gậy sẽ chạy đến đưa cho bạn thứ 2 hàng bên trái rồi lại chạy đến cuối hàng đó đứng.

+ Tiếp tục theo quy luật này cho đến khi hết hàng. Đội nào hết trước, hàng ngũ ngay ngắn thì thắng cuộc.

Yêu cầu:

Cho các bé chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi.

Hình ảnh trò chơi chạy tiếp sức

Video trò chơi chạy tiếp sức

Mục đích: Rèn luyện thể chất, phản xạ nhanh nhẹn, khả năng ngôn ngữ và tinh thần đồng đội cho bé

Chuẩn bị:

https://www.youtube.com/watch?v=sMLbz5rCi3M

+ Các bé xếp thành vòng tròn, nếu lớp đông thì có thể chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm xếp 1 vòng tròn.

5 . Trò chơi chuyền bóng

+ 2 – 3 quả bóng

Cách chơi:

Cứ 10 bé thì có 1 bé cầm bóng. Ngay khi cô hô khẩu hiệu bắt đầu, người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền cho bạn bên cạnh. Cứ lần lượt như vậy theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền bóng các bé vừa hát theo nhịp:

” Không có cánh Mà bóng biết bay Không có chân Mà bóng biết chạy

Cùng thi đua nà o”

Nhanh nhanh bạn ơi

Các bé có thể chia nhóm để chơi và đua với nhanh xem nhóm nào ít rơi bóng thì sẽ thắng cuộc.

Nhanh nhanh bạn ơi

Yêu cầu:

Xem ai tài, ai khéo

+ Vừa chuyền bóng vừa hát đúng nhịp bài hát

+ Không được làm rơi bóng khi chuyền

Hình ảnh trò chơi chuyền bóng

Video trò chơi chuyền bóng

Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn và khả năng ngôn ngữ cho bé.

Chuẩn bị:

Vẽ 1 vòng tròn trên nền nhà mô phỏng mặt đồng hồ. Các bé đứng quanh vòng tròn vào vị trí của từng giờ.

https://www.youtube.com/watch?v=XomgSGC5oMc

Cách chơi:

6 . Trò chơi giờ ăn tối của sói

1 bé ngồi giữa vòng tròn đóng vai con sói. Các bé khác đứng xung quanh hét to: “sói muốn mấy giờ?”.

Bạn đóng vai con sói trả lời giờ mình muốn. Ví dụ như 5h00. Lúc này bé đứng ở vị trí 5h sẽ bước về phía con sói 1 bước. Cứ tiếp tục chơi như vậy cho đến khi các bạn đến đủ gần. Bé đóng vai sói sẽ nói: “đến giờ ăn tối rồi”. Nói xong sẽ đuổi theo để bắt được 1 bạn nào đó. Bạn nào bị bắt sẽ thay vai con sói.

Yêu cầu:

Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này thường áp dụng cho các bé đã biết xem đồng hồ.

Hình ảnh trò chơi giờ ăn tối của sói

Mục đích: rèn luyện sức bền và tinh thần đồng đội cho bé.

Chuẩn bị:

1 sợi dây thừng hoặc dây vải dài, chắc chắn, thắt nút mỗi đầu. Chính giữa sợi dây cột 1 dải duy băng.

Cách chơi:

Chia các bé thành 2 nhóm đều nhau về quân số. Mỗi nhóm giữ một đầu dây, đoạn ruy băng sẽ ở giữa vạch ranh giới.

7 . Trò chơi kéo co

Khi cô giáo hô “kéo”, 2 nhóm sẽ ra sức kéo sợi dây về phía mình. Khi nào sợi ruy băng được kéo hẳn 1 bên mà đội kia không kéo lại được thì trò chơi kết thúc. Đội kéo được ruy băng sẽ chiến thắng.

Yêu cầu:

Chọn các bé đồng đều về dáng dấp thể lực để trò chơi cân bằng hơn.

Hình ảnh trò chơi kéo co

Video

Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, phản xạ giúp bé thấy thú vị hơn trong những giờ giải lao

Chuẩn bị:

Các bé xếp thành vòng tròn. Một bạn sẽ đóng vai mèo 1 bạn đóng vai chuột. Hai bạn sẽ đứng giữa vòng tròn mà các bé khác đang vây quanh.

Cách chơi:

Cô giáo phát hiệu lệnh ” bắt đầu”. Mèo sẽ bắt đầu đuổi bắt chuột trong khoảng 3 – 4 phút. Mèo bắt được chuột sẽ được khen thưởng, nếu không bắt được sẽ được cô động viên. Sau đó, thay đổi người đóng vai mèo và chuột là 2 bạn khác thực hiện.

https://www.youtube.com/watch?v=hdyrO4X-t0I

Hình ảnh mèo đuổi chuột

8 . Trò chơi mèo đuổi chuột

Video trò chơi mèo đuổi chuột

Mục đích: Rèn luyện phản xạ thính giác của bé

Cách chơi:

Đầu tiên, tập trung các bé lại để chơi trò “tay trắng tay đen” loại ra 2 bạn. 2 bé này sẽ oẳn tù tì xem bạn nào thua thì bị bịt mắt, bạn thắng làm dê. Các bạn còn lại nắm tay nhau xếp thành vòng tròn vây quanh. Bạn làm dê phải liên tục kêu “be be” để bạn bịt mắt tìm. Bạn đóng vai dê chỉ được chạy trong vòng tròn. Nếu ra ngoài sẽ phạm luật và phải bịt mắt. Khi nào bắt được dê, đổi 2 bạn khác thay vai.

Yêu cầu:

Các bé chơi trong phạm vi vòng tròn do các bạn nắm tay vây lại.

Hình ảnh trò chơi bịt mắt bắt dê

https://www.youtube.com/watch?v=Wb1QegQ0deI 9 . Trò chơi bịt mắt bắt dê

Video trò chơi bịt mắt bắt dê

Mục đích: Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này giúp rèn luyện phản xạ và tinh thần đoàn kết giữa các bé. Đi cùng đó là giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Cách chơi:

Trò chơi này là trò tập thể cho cả lớp. Các bé đứng tự do thành nhóm nhỏ trong phòng. Cô hô ” tay cầm tay”, các bé vừa cầm tay nhau (theo nhóm 2 – 3 người) vừa nhắc lại câu cô vừa nói. Cô nói tiếp ” đầu chạm đầu”, từng nhóm một sẽ chạm đầu nhau và cùng nhắc lại câu của cô. Cô giáo có thể nói một số câu khác cho bé thực hiện như: lưng tựa lưng, mũi chạm mũi, vai kề vai,…

Hình ảnh trò chơi tay cầm tay

Mục đích: Giúp bé phát triển thể chất và thư giãn, rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội

https://www.youtube.com/watch?v=yL6bxRJ83Yo

Chuẩn bị:

10 . Trò chơi tay cầm tay

+ Các cây cột cắm vào chậu xếp thành hàng dọc

+ Kẻ vạch xuất phát ở đầu hàng

+ Chuẩn bị bóng cho các bé tham gia trò chơi

Cách chơi:

Chia các bé thành 2 đội đứng trước vạch xuất phát. Bé đầu tiên bắt đầu lăn bóng theo đường dích dắc qua các cây cột về đích. Sau đó ôm bóng chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng rồi chạy về cuối hàng. Bạn nhận được bóng sẽ tiếp tục lăn bóng làm như trên.

Hình ảnh trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc

11 . Trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc

Video trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc

Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo và tinh thần đồng đội

Chuẩn bị:

+ Thảm trải sàn

+ Bóng nhỏ 3 – 4 quả

Cách chơi:

Chia bé thành 3 nhóm nhỏ xếp theo hàng dọc. Mỗi bạn cách nhau chừng nửa mét. Khi cô phát hiệu lệnh, bạn đầu tiên sẽ dùng 2 chân cắp lấy quả bóng rồi nằm gập chân xuống trước chuyền bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Bạn phía sau dùng chân giữ bóng và lại chuyển tiếp xuống dưới cho đến hết hàng. Đội nào làm xong trước thì thắng cuộc.

Yêu cầu:

Bóng chuyền bằng chân và không được làm rớt xuống sàn.

Hình ảnh trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân

https://www.youtube.com/watch?v=XU5MTV35EYU 12 . Trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân

Mục đích: Rèn luyện thể lực, sự khéo léo và tinh thần đồng đội cho các bé

Chuẩn bị:

Thảm trải sàn cho các bé chơi

Cách chơi:

Xếp các bé thành 2 hàng dọc. Bạn ở phía trước đưa tay trái ra phía sau vịn vào chân trái của bạn phía sau co lên. Bạn phía sau vịn tay phải lên vai bạn ở phía trước, đồng thời tay trái lại đưa ra vịn chân trái của bạn đằng sau. Cả hàng đều giữ theo tư thế như vậy. Khi cô phát hiệu lệnh “bắt đầu”. 2 đội xe nhảy nhanh về đích, đội nào đến đích trước thì thắng.

Yêu cầu:

Khi đua các bé phải giữ chặt nhau không được rời hàng.

Hình ảnh trò chơi đua rết

Video trò chơi đua rết

13 . Trò chơi đua rết

Mục đích: rèn luyện sự khéo léo và hỗ trợ giúp bé phát triển chiều cao

Chuẩn bị:

+ Chuẩn bị bóng ném rổ

+ Rổ đựng bóng

Cách chơi:

Chia lớp thành 2 đội số lượng bằng nhau xếp thành hàng dọc. Bạn đứng đầu hàng sẽ chạy lên cầm bóng ném vào rổ rồi chạy về đập tay với bạn phía sau. Sau đó chạy về cuối hàng đứng. Bạn kế tiếp lại tiếp tục chạy lên cầm bóng ném vào rổ. Cứ tiếp tục như vậy đến khi hết hàng. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ hơn thì chiến thắng. Có thể bố trí thêm chướng ngại vật để trò chơi thêm thú vị.

Yêu cầu:

Bé đứng ở một khoảng cách giới hạn để ném bóng.

Hình ảnh trò chơi ném bóng vào rổ

Video trò chơi ném bóng vào rổ

https://www.youtube.com/watch?v=AyfRGS4psD4 14 . Trò chơi ném bóng vào rổ

Mục đích: rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, sự khéo léo cho các bé mầm non. Phát triển khả năng ngôn ngữ, rèn luyện thể chất và tạo sự kết nối tập thể.

Cách chơi:

Một bạn sẽ đóng vai cáo ngồi ở 1 góc rình mồi. Một nhóm các bạn thì đóng vai thỏ đi kiếm ăn. Các bạn còn lại trong lớp đóng vai cái hang để thỏ trở về. Số hang bằng với số thỏ. Khi cô hô “bắt đầu”, các bé thỏ sẽ đi kiếm ăn, tay giơ lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ. Vừa đi vừa hát bài hát sau:

Khi hát hết bài, cáo sẽ xuất hiện đuổi bắt thỏ. Các bé thỏ chạy nhanh về chuồng. Bạn nào bị bắt sẽ bị loại khỏi trò chơi. Sau đó, các bạn có thể đổi vai cho nhau.

Yêu cầu:

Các bé phải nhớ đúng hang của mình để chạy về khi bị cáo đuổi. Các bạn đóng vai hang sẽ giang tay đón thỏ khi chạy đến.

Hình ảnh trò chơi cáo và thỏ

https://www.youtube.com/watch?v=bL0JG7eBHzQ

Video trò chơi cáo và thỏ

“Trên bãi cỏ Đang rình đấy Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian https://www.youtube.com/watch?v=z6IzZfGu4kM Tóm lại

Lớp Học Cảm Thụ Âm Nhạc Cho Trẻ Em

Lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em là lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ. Lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em, giúp bé phát triển đam mê âm nhạc từ nhỏ.

Vì sao phải cho trẻ đến lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em sớm?

Cho bé trong độ tuổi mầm non hoặc tiểu học tham gia các lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em từ 3 tuổi đến 4 tuổi giờ đây đã không còn là điều quá xa vời ở những gia đình có điều kiện kinh tế dư dã. Âm nhạc, với những tác dụng tuyệt vời của nó như:

– Giúp tâm hồn trở nên phong phú.

– Tăng cảm xúc và tình yêu thương của bé đối với thế giới xung quanh.

– Phát triển khả năng tư duy.

– Phát triển sự sáng tạo…

– Bé ở độ tuổi mầm non thì khó có thể đến lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em để luyện tập với áp lực chuyên nghiệp như người lớn, nếu không khéo léo trong việc chọn lớp phù hợp thì chính sự ép buộc và hà khắc từ giáo viên sẽ khiến bé áp lực hơn và đâm ra chán ghét việc học.

– Sự sai lầm trong phương pháp dạy khi lựa chọn lớp còn gây ra hậu quả nghiêm trọng nữa, chính là việc biến mỗi buổi học trở thành nỗi ám ảnh về âm nhạc và gây tác động xấu đến tâm lý của trẻ.

Độ tuổi mầm non là độ tuổi các bé chỉ có thể cảm thụ được âm nhạc thông qua việc tiếp xúc với đàn và làm quen với các phím đàn, tập đệm một vài nốt để hòa tấu cùng thầy cô hay chỉ đơn giản là chơi những trò chơi âm nhạc nhỏ. Dạy cho trẻ theo phương pháp này chính là việc kết hợp giữa học và chơi với mục đích chính là cảm thụ âm nhạc.

Những lớp học như thế, chỉ nên tổ chức một tuần/buổi nhằm giúp các bé cảm thấy mong chờ mỗi khi đến giờ học thay vì cảm thấy nhàm chán do phải học quá nhiều lần trong tuần. Cho bé học đúng cách sẽ giúp các bé hình thành một tình yêu tự nhiên đối với âm nhạc, đồng thời tạo bước đệm vững chắc để bé tự tin hơn khi bước vào xã hội.

Nên cho bé đến lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em ở đâu?

Đầu tiên, các bậc phụ huynh cần phải hiểu lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em không chỉ đơn thuần là một môn học. Bản chất của hoạt động này là nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn và chuẩn mực mà ở đó các cháu nhỏ có thể đến với âm nhạc một cách tự nhiên và hăng say nhất.

Để có thể lựa chọn được một trung tâm dạy cảm thụ âm nhạc cho trẻ em tốt nhất cho con mình, phụ huynh cần dành thời gian để tìm hiểu thông tin về trường, phương pháp giảng dạy và giáo trình áp dụng cho học viên liệu có phù hợp với độ tuổi của bé.

Nếu phụ huynh vẫn còn đang băn khoăn tìm kiếm, thì có thể tham khảo qua mô hình lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em của MYC Việt Nam.

Với hơn 38 năm hình thành và phát triển, trung tâm đào tạo âm nhạc MYC nay đã có mặt tại Việt Nam và mang đến cho con của bạn phương pháp tiếp cận âm nhạc tiên tiến nhất trên thế giới ” phương pháp tiếp cận đa giác quan”.

Bằng các hoạt động phong phú như: ca hát cùng bé (luyện khả năng nghe, thẩm âm của bé); vận động cơ thể cùng bài hát (nhảy múa, trò chơi sinh động); nghe nhạc cổ điển có chọn lọc; làm quen và phân biệt âm thanh của nhiều loại nhạc cụ khác nhau; học cách giao tiếp, ứng xử với bạn cùng lứa qua bài hát, màn kịch nhỏ; nhận dạng hình ảnh nhìn thấy ở môi trường xung quanh hay trong gia đình bằng ngôn ngữ âm nhạc; hay phát triển vốn từ vựng Tiếng Việt – Ngoại ngữ thông qua bài hát…

Những ưu điểm khi đến lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em

Khi đến các lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em, sẽ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cho bé trong đó phải kể đến:

– Giúp bé phát triển được tư duy

– Gặp gở được nhiều bạn bè khác

– Giúp trẻ biết chơi nhạc cụ từ nhỏ, sẽ là tiền đề lớn cho tương lai sau này của trẻ nếu đi theo con đường nghệ thuật.

– Tăng khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng phản xạ của trẻ

Cam kết, mô hình lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em đã được áp dụng trên thế giới và thu về thành công rực rỡ, nếu bạn cũng muốn con mình trở thành một người tự tin và bản lĩnh trong tương lai thì đừng bỏ qua lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em này. Liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ tận tình!

* TẠI HÀ NỘI : Chi nhánh 1 : Tràng An Complex- Trường Thịnh Bulding số 1 Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt nam . Telephone:(84-24) 62975321

Chi nhánh 2 : 14 Trần Bình Trọng (trong khuôn viên khách sạn Công Đoàn), Hà nội, Việt Nam.

Telephone:(84-24) 62975322

Chi nhánh 3 : 68 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Việt Nam Telephone :(84-24) 62975544

* TẠI TP.HỒ CHÍ MINH :

Tầng trệt toà nhà 83B Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1

Telephone : (84-28) 66833288

* Thời gian làm việc :

Ngày trong tuần từ 14h30-19h30 Thứ 7 & Chủ nhật từ 8h30 – 11h30 , 15h-19h

* Hotline :

090 386 0037 (MYC tpHCM) 091 305 0981 (MYC Hà Nội)

* Email : myc@mycvietnam.com

* Website : mycvietnam.com

* Facebook : MYCVietnam-Dạy Piano theo phương pháp của MYC Canada

Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Mầm Non trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!