Bạn đang xem bài viết Từ Điển Tiếng Huế Của Bác Sĩ Bùi Minh Đức được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ điển tiếng Huế
Trong sự nghiệp nghiên cứu, tôi may mắn được tiếp cận với bộ tập san Đô Thành Hiếu Cổ (Bulletin des Amis du Vieux) của L.Cadièrre. Nhưng những tư liệu quý hiếm trong BAVH thì các thế hệ trước tôi như các ông Hòang Trọng Thược, Thái Văn Kiểm, Phan Văn Dật, Bửu Kế ….đã khai thác và gần đây bộ tập san ấy đã được Nhà Thuận Hóa dịch và xuất bản bằng tiếng Việt nên bất cứ ai muốn tham khảo đều có thể sử dụng được. Điều tôi không ngờ sau bộ BAVH, trong một vị thế khiêm tốn gấp bội, từ bên Mỹ xa xôi lại xuất hiện một pho tư liệu Huế với nhan đề Từ Điển Tiếng Huế (TĐTH) của Bác sĩ Bùi Minh Đức. Với 550 trang in khổ 21×26, lần thứ nhất (2001) và trên 1.000 trang in tái bản (6.2004) là một công trình học Huế chưa từng có ở Huế. Nếu BAVH với sự bảo trợ của chính quyền Bảo hộ và các quan triều Nguyễn trong vòng 30 năm (1914-1944) với một kho thông tin bác học về Huế thì TĐTH với nổ lực của một cá nhân không chuyên, thực hiện trong vòng 10 năm là một pho thông tin trí thức phổ thông dân gian. Vì thế trong tham luận nầy tôi không đề cập đến những thông tin mà tác giả Bùi Minh Đức đã tham khảo trên sách vở mà chúng ta đã có trong tay, với thời lượng cho phép của diễn đàn nầy tôi xin phép chỉ đề cập đến những gì tôi mới tiếp nhận được trong tập TĐTH sau đây:
I. Ngôn ngữ
Trước tiên nói về Tiếng Huế. Tiếng Huế là phần quan trọng nhất của tập Từ điển nầy. Tiếng Huế phổ biến trong các tầng lớp dân chúng khác nhau.
1.1-. Tiếng Huế dân gian .- Xin trích mươi từ:
– Ai dủ (ai bảo)
– Ai răng tui rứa (Ai sao tôi vậy)
– Ăn răng nói rứa (thành thật)
– Ấy cứ rứa hòai (Anh/chị cứ làm thế mãi)
-Ấy mần ri (Anh/chị làm kỳ quá, lạ quá, ngượing quá)
– Ấy rứa tề ( Anh/chị làm như thế kìa)
– Bao sản (Có là bao)
– Băng đồng chỉ sá (Vượt ngàn trung)
– Bắt kinh (Dễ sợ, nhiều, ghê gớm)
– Bép xép (Hay nói)
– Bể trốt (Bể đầu)
– Biết khi mô ( Biết bao giờ)
– Bỏ dỏ (Mách miệng, nói nhỏ vào tai)
-Bô lô chi trợt (tay trắng vẫn hoàn tay trắng)
– Bữa diếp (Bữa kia, hôm kia)
– Chõ mỏ vô (Nói xen vào)
Tiếng nói dân gian lọai nầy đã mất dần, nếu không được ghi chép lại thì sau nầy con cháu bắt gặp trong văn học cổ vùng Thừa Thiên Huế thì sẽ phải có chú thích. Nếu tiếng nói dân gian không còn thì cái hồn Huế, cái tính cách Huế cũng không thể giữ được.
1.2.- Tiếng Huế dân gian đã trở thành văn học dân gian.
Đó là Ca dao xứ Huế. Tác giả đã ghi lại được nhiều ca dao xứ Huế rất hay. Ví dụ:
Mỏng mảnh mỏng manh
Đố ai câu được cá hanh nguồn Truồi
Nhưng đặc biệt nhất, ngòai kho tàng ca dao-tục ngữ, tác giả đã ghi lại được những cách nói điêu ngoa, cách chưởi theo lối Huế rất độc đáo. Xin nêu một câu:
“Chưởi theo lối Huế người Huế thường chưởi dông chưởi dài, có câu có kéo, nói giọng bình thản như kể chuyện nhưng rất đau điếng, thấm thía cho người nghe vì không những chính mình bị làm nhục với lời lẽ hàm hồ, hỗn xược, tục tĩu mà ông bà còn bị người ta lôi ra để lên đặt xuống, coi không ra gì, thật là bất hiếu. Một câu “chưởi mất gà” : Cao Tằng tổ đĩ, Cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đường xếp hàng đi xuống, bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho cho rõ, chống cửa ngỏ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chưởi đây này: Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tau dập như dập cứt mà bay cứ bươi ra, bay chọc cho tau chưởi. Tau chưởi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bay ăn lật đật, bay ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mầm răng mà hết một chục rưỡi con gà?”.
Trong thực tế không ai chưởi được như thế nầy. Có lẽ một người nào đó đã sưu tầm và dặm thêm cho nó phong phú để diễn tả cái tính đáo để của một bộ phận phụ nữ Huế nghèo mà cay độc. Cũng có người giải thích rằng người xưa lưu truyền những câu chưởi sâu sắc văn hóa đáo để ấy để nói lên cái trình độ văn hóa cao của người phụ nữ đô thị Huế ngày xưa.
Kẻ chưởi qua và …
“Huế cũng có “vè chưởi” lại: ” Tổ cha con mẹ nhọn mồm, Tau ăn một củ khoai từ, Có con mẹ Kẻ Lừ làm chứng cho tau”.
1.3.- Tiếng Huế của người Hòang tộc
Đây là tiếng nói của “các mệ, các mụ” dòng họ nhà vua không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên nước Việt Nam.
– Bái hạ (lạy mừng)
– Bãi chầu (giờ bãi sở, tan cuộc họp)
-Cậu Tôn, mệ Tôn (người hòang tộc hậu duệ của các chúa Nguyễn);
– Mệ, mụ (con cái hòang tộc nhỏ gọi mụ, lớn lên gọi mệ cả trai lẫn gái)
1.4.- Từ gốc Hán.
Huế là Kinh đô theo Nho giáo, có trường Quốc tử giám dạy chữ Hán cho nên nhiều tiếng Hán Việt đã được Huế hóa:
– Biệt vô âm tín ( không có tin tức)
– Cám cảnh sinh tình (Vì cảnh vật hay vì cảnh ngộ mà sinh dồi dào tình cảm)
– Chốn cửu trùng (Chỗ vua ở)
– Mệnh phụ (phu nhân của các đường quan, tức từ ngũ phẩm trở lên)
– Môn đăng hộ đối : hai gia đình cùng giai tầng xã hội
1.5. Tiếng Huế gốc Pháp.
Huế là một đô thị từ nửa thế kỷ 19 đã có người Pháp đến ở, qua thế kỷ XX thì tiếng Pháp được dùng nhiều trong giới viên chức, học sinh nên một số từ tiếng Pháp đã được Huế hóa:
– Ăn-phoọc (en force) sung sức,
– ắc đơ, on đơ (un deux) đi có nhịp
– boóc (cartable) cái cặp táp
– ma ri sến (hạng gái thấp kém, ít học) gốc Pháp Marie Sến
1.6. Tiếng Huế gốc Chăm.
– Bui (vui) gốc Chàm Puy
– Bun (đầy vun ) gốc Chàm Bo
– Bút (cây bút để viết) gốc Chàm But
– Bụi (lùm) gốc Chàm Bul
– Chè (trà) gốc Chàm là Ke
– Nắc (động tác làm tình) gốc Chàm Net
-v.v.
1.5.- Danh từ khoa học.- Tác giả TĐTH là một bác sĩ, một nhà khoa học cho nên ông định nghĩa được nhiều danh từ khoa học thông dụng trong tiếng Huế.
– Ấp lẫm.- là một thứ phong do nhiễm trùng thường xảy ra khi nặn mụn trên mặt, có thể sinh méo miệng trở thành xấu xí. Ấp lẫm có nghĩa là xấu xí.
– Bệnh tiêm la (bệnh truyền từ Thái Lan )
– Chàm bàm (Bệnh sưng tuyến nước miếng)
II.- Sinh họat dân gian
Đọc TĐTH có người nói đó là một tác phẩm hòai niệm thời ở Huế được sắp theo thứ tự ABC của BS Bùi Minh Đức. Tác giả đã ghi được :
2.1.-. Những sinh họat dân gian mà ngày nay còn rất ít hay đã biến mất:
21.1. Những sinh họat nông thôn rất sinh động:
” Bắt rạm (bắt đam, bắt cua đồng) vào mùa mưa dầm, dân quê thường đi bắt rạm ở bờ ruộng bằng cách dùng bàn tay chúm lại đưa vào hang, hễ rờ thấy rạm thì đè xuống, lôi ra bỏ vào giỏ. Miệng của hang rạm thường không láng như hang rắn nên dễ phân biệt, nếu có rắn chỉ là loại rắn nước không cắn, Rạm ở Huế ngon nhất là ở làng Bàu đôn, nơi có nhiều nước tụ về mùa mưa. Rạm thường dùng để ram mặn, làm bún riêu rạm, rạm rang muối, rạm nướng…”
Bầu giác, “Chích Lể Bầu Giác”, tức dùng những ly nhỏ bằng chai, đốt giấy có tẩm rượu ở phía trong rồi đậy trên da lưng. Sức hút của khoảng trống trong ly sẽ hút máu bầm từ lưng ra cho bệnh nhân đỡ mệt mỏi. Bầu là tập tục ở Huế thường đi với chích lể mỗi khi bị cúm đau đầu mỏi lưng, gọi là “chích lể bầu giác”, thường do những người đàn bà có “nghề chích lể” đi rao dạo, mang theo trong một cái khăn dày lận theo trong người, gói ghém mảnh chai vỡ rất nhọn và sắc bén, và một chai dầu cồn để đốt. Sau khi bầu, da lưng nổi từng vạt đỏ đậm in hình tròn của miệng ly, do mạch máu bị bể mà có. Giác là “cạo gió” (Tiếng trong Nam) nhưng người Huế ít dùng, tức là dùng đồng tiền để cạo từng vết dài trên lưng cho ra máu với tin tưởng là người bệnh sẽ khỏe.
Bẻ đũa (bẻ tiền) thời xưa khi vợ chồng không còn ăn ở với nhau, trước khi ly dị mỗi người đi một ngả, người chồng thường bẻ đôi đồng tiền và đưa cho vợ một nửa, ngụ ý chia ly. Ngoài ra người chồng còn bẻ những đôi đũa mà hai vợ chồng đã có thời ăn chung rồi trao cho người vợ một nửa, và sau đó người vợ có thể tự do đi lấy chồng khác.
“Cầm vợ đợ con cảnh nhà quá nghèo phải đi cầm vợ và cho con đi ở đợ nhà người để có tiền nuôi đại gia đình, kế hạ sách nhưng gặp lúc đói kém, mất mùa cần duy trì mạng sống cho cả gia đình, nhất là cho vợ và con nhỏ có nơi nương tựa ăn uống, sau này sum họp trở lại. Người đàn ông lại phải đi xa làm công tác ở tỉnh khác. Ở Huế về tháng chạp, thường có nhiều dân quê đàn ông vác cuốc “lên phố” tìm việc làm như làm cỏ trong vườn, chạp mồ chạp mả v.v… Tình cảnh thiệt bi đát ở nhiều làng hẻo lánh trong cảnh đói kém hồi xưa (Gặp lúc túng quẫn anh nghĩ đến đến chuyện cầm vợ đợ con để duy trì mạng sống cho cả gia đình).”
” Cụ Ngáo một đao phủ thủ lừng danh cua triều đình Huế hồi xưa, người đã từng chém đầu Thái Phiên và Trần Cao Vân ngày 15-7-1916 (trong vụ khởi nghĩa hụt của vua Duy Tân). Sau này hình dung người có mặt mũi dễ sợ, trẻ con thường nghe nói đến là thất kinh, nín khóc liền. Cụ Ngáo thường được Tòa Tỉnh thuê chém đầu những tội nhân đến kỳ hành quyết (thường là mùa Thu). Về già, ông Ngáo bỏ nghề chém đầu người và đổi qua làm nghề thịt chó để lây lất qua qua ngày tháng. (Nghênh ngang đã dẹp gươm chàng Ngáo, ngớ ngẩn còn lửa gậy lão Trâu – theo Ưng Bình Thúc Giạ 1942). Do đó, các trẻ em khi nghe dọa đến tên “Cụ Ngáo” thì sợ, nín thin thít không dám tiếp tục khóc. Câu đố về Cụ Ngáo = Cụ ch imặt mũi chưa nhìn, mà nghe tiếng cụ giật mình thất kinh. Hồi xưa con nít bọn mình, đêm khóc, dọa cụ, nín ngay cấp kỳ (câu đố của Ông Cai Trường trong Đặc San Quốc Học Đồng Khánh Nam California 1998). Trả lời của Bảo Thắng: Cụ Ngáo tướng mạo thất kinh, mặt mày hung tợn làm mình cũng run. Con nít đái mế ỉa đùn, khi nghe dọa cụ đều chun vô mền)”.
” Chầu thiện “Vua ăn cơm gọi là hoàng đế ngự thiện. Hầu vua trong bữa ăn gọi là chầu thiện. Chầu thiện, ngoài thị vệ luôn luôn có mặt để hầu hạ, còn có hai vị quan từ tam phẩm trở lên ngồi hầu chuyện với vua cho vui bữa ăn. Mùa nóng, thị vệ còn phải lo quạt hầu. Hồi đời vua Khải Định đã có điện, nghĩa là có quạt điện, nhưng quạt hầu vẫn còn. Có lẽ đó là dấu hiệu của quyền quí chăng? Quạt hầu là cả một kỹ thuật và nghệ thuật. Theo thầy tôi, khi quạt phải giữ lễ, nghĩa là không phải quạt bằng hai tay và quạt phành phành để lấy gió cho nhiều, như quạt bếp, quạt lò. Cây quạt lông to như cái lá vả, cán gỗ sơn son, chỉ được cầm tay mặt (hồi trước, tối kỵ tay trái), còn tay trái thì khoanh ngang ngực, bàn tay dấu dưới nách phải, vừa có vẻ giữ lễ, vừa có công dụng đỡ bớt gánh nặng cho tay phải. Phải quạt thong thả, khoan thai, tạo thành ngọn gió mát tự nhêin nhẹ nhàng đưa qua, mát người mà không được làm bay giấy, bay tóc, hoặc làm bay miếng bánh tráng nướng trong mâm cơm”
” Chép sách học trò Huế rất thích sách, quý sách và thường là những nhà “chơi sách” tiềm tàng. Tuy nghèo nhưng hễ thích sách nào là tìm mọi cách mua cho được. Nếu không mua được thì cất công ngồi chép lại bằng tay để cho có trong tủ sách gia đình của mình. Tủ sách là gia tài điền sản của người học trò Huế. Đã có phong trào học sinh Huế chép tay tất cả các bài thơ tình đương thời vào một quyển sổ đẹp để tặng người yêu, nhiều khi đã thức cả đêm để nắn nót viết, những mong gởi gắm tình mình qua các bài thơ đã được chép”.
III. Văn minh phi vật chất
Ngòai những sự việc có giá trị được xem là văn minh – văn hóa vật chất mà sách báo viết về Huế xưa nay đã giới thiệu, với TĐTH tác giả còn giới thiệu những di sản văn hóa dân gian đã góp phần làm nên tâm hồn và cuộc sống với phong cách riêng của Huế. Xin dẫn một vài ví dụ về ẩm thực Huế.
” Bún Vân Cù: cùng với bún Tuần, bún Vân Cù nổi tiếng bún ngon nhứt ở Huế. Bún làm bằng gạo trắng ngâm nước lạnh qua đêm cho “mục” ra rồi đem giã nhuyễn thành bột sau đó rây để lấy phần mịn nhứt của gạo. Bột gạo nguyên chất được rưới nước sôi để nhồi thành một khối bột gọi là “trái bột”. Trái bột gạo được chín sơ rồi vớt ra và đem trộn với bột lọc theo tỷ lệ cứ 10 ký lô gạo trộn với hai ký lô bột lọc. Tổng hợp bột gạo bột lọc này lại được giã trộn thật nhuyễn cho tới khi trái bột đặc tới mức vừa dai vừa dẻo là được. Giai đoạn cuối cùng là khối bột mượt mà và dẻo quẹo được đưa vào khuôn bún. Dưới sức ép những đường bột tuôn ra theo lỗ đục sẵn dưới đáy khuôn bún rơi vào nồi nước sôi và chín thành bún. Bún được vớt ra xả sạch với nước lạnh và sẵn sàng để ăn. Bún Vân Cù được làm ra dưới ba hình thức: bún con, bún lá và bún mớ”.
“Canh thập toàn món canh thường nấu ở Huế với lá bát bát, lá bông ngọt, lá bông ngọt, lá bông tỏi, lá sắn, lá lốt, đọt cải, đọt rau muống, đọt măng, nấm rơm, mướp ngọt hoặc trái chuối tiêu xanh xắt thật mỏng. Nếu thêm mươi lăm miếng đậu phụ nước tương và tiêu muối thì thành canh chay, còn nước mắm thì thành canh mặn. Canh thập toàn vừa mát vừa bổ mà chất liệu ở nhà quê thường rất sẵn”
“Cơm Âm Phủ là quán ăn khuya ở vùng Đất mới, gần sân vVận Động, thường là để các quan lấy lại sức sau một chầu tổ tôm hoặc hát xướng ở dưới đò (hoặc cho các khách thưởng hoa mệt mỏi ở xóm làng chơi Đất Mới đi ra). Các cụ thường chơi trên đò, đến đêm tối ghé vào Tòa Khâm và đi ăn cơm Âm Phủ. Các cụ thường ăn rất khuya và ăn trong ánh sáng lù mù, có thể để cho ít người nhận ra. Cơm truyền thống Âm Phủ gồm có cơm gạo vua thường dùng, ngày nay đã mất giống (hoặc gạo thơm), ăn với cá kho, canh dưa cải chua, thịt ba chỉ ăn với dưa giá, nấu theo lối “ngự thiện” (nấu cho vua ăn) nên tuy đơn sơ mà ngon. Sau này mới thêm món nem nướng, giáo giò heo (thứ heo gạo nhỏ nuôi bằng cám nấu trộn với chuối xắt), các thứ lẩu với cá tươi từ các đầm phá và thịt gà bóp với thứ gà thả, gà nhà quê thịt chắc, thơm và ngọt. Thứ cơm Âm Phủ ngày nay với nhiều thứ xắt nhỏ để sẵn trên một chiếc dĩa lớn, đã là thứ cơm Âm Phủ gồm nhiều vị khác nhau như thịt heo xắt lát, tôm lột, trứng xắt lát mỏng, tôm chấy, rau sống xắt nhỏ, sửa soạn công phu, khi ăn trộn lẫn với nhau (Cơm chi mà tối mò mò. Ma kêu quỷ khóc mịt mờ âm ty. Nghe đồn cũng thử mò đi. Té ra cũng chẳng khác chi dương trần. – Câu đố Ông Cai Trường trong Đặc San Quốc Học Đồng Khánh Nam California 1998. Trả lời của Bảo Thắng: Quán cơm Âm Phủ tối mò. Tao nhân mặt khách cũng bò tới nơi. Cơm chi ngon lạ khác đời. Ăn đâu sướng đó, tuyệt vời trần gian)”.
Nếu được tác giả cho phép, một ai đó có thể trích phần các món ăn trong TĐTH làm thành một cuốn sách ẩm thực Huế hết sức phong phú. TĐTH có đủ tất cả những món ăn từ dân gian đến cung đình. Riêng món bánh (mặn và ngọt) TĐTH có đến 30 lọai; món chè có đến hàng chục món, có những món chè rất nổi tiếng trước đây: Chè bột lọc bọc thịt quay, chè bông cau…
IV.- Ảnh hưởng văn hóa Chàm vùng Thuận Hóa-Phú Xuân
Như phần tiếng Huế gốc Chàm (1.6) giới thiệu ở trên, TĐTH trình bày khá chi tiết về ảnh hưởng văn hóa Chàm đối với văn hóa Việt Nam ở Huế.
Tổng quát về vấn đế nầy, tác giả viết:
“Ảnh hưởng Chàm sống trên đất của người Chàm, người Việt đã thâu nhận nhiều ảnh hưởng của Chàm: âm nhạc Chàm, cách ăn mặc của người Chàm, sùng bái nữ thần Po Ino Nagar của người Chàm, tục lệ và phương thức thờ cúng của người Chàm (như Cúng Dàng, Khai sơn, Cầu Gió, Kỳ Hoa), nhà cửa với cột chống ở phía dưới, hình bầu của ghe Chàm, dụng cụ làm ruộng của đất Chàm (nhất là cái cày với cái “nang” được chế ra để dùng cho đất cứng và cỏ dày hơn là đất ở Đàng Ngoài gọi là lưới xới), cách ăn gỏi của người Chàm, cách đội khăn, cách chôn cất người chết của người Chàm, cách sử dụng voi, thú đi săn voi, thú xem đấu voi, sử dụng voi để chà giết phạm nhân hoặc phá nhà để chữa cháy, cách đánh thuế của Chàm không nhận lương mà được quyền kiểm soát lợi tức của một số đinh v.v…”
Giới thiệu một việc cụ thể:
” Champaka bông sứ (tiếng Chàm) Xứ Champa có bông hoa sứ tượng trưng cho dân tộc họ. Khi người Việt tiến vào Nam, ở Châu Ô và Châu Lý cũ của người Champa, cũng thích bông sứ và thường trồng ở đình, miếu, lăng, mộ. Nhiều thiếu nữ Huế dùng bông sứ gắn trên mái tóc đã được gội bằng nước lá chùm kết hoặc bằng nước lá dừa, hương thơm ngào ngạt.”
V. Các sự kiện văn hóa lịch sử.
Từ điển Tiếng Huế của bác sĩ Bùi Minh Đức tuy có nhan đề là Tiếng Huế nhưng sự thực đây là một cuốn Huế bách khoa thư phổ thông.
3.1. Các sự kiện xảy ra chưa được ghi đầy đủ trên sách vở
31.1. Địa chí
” Cầu Hai (theo Tôn Thất Đệ): còn có tên là Cao Đôi, cách Đá Bạc phía Bắc bởi đèo Mũi Né, cách Nước Ngọt, Thừa lưu phía Nam bởi đèo Phước tượng. Phía Đông có phá Cầu Hai thông ra biển tại cửa Tư hiền, phía Tây có núi Bạch Mã cách quốc lộ 19 cây số. Cầu Hai vẫn còn vài dân Chàm ở với các họ Cái, họ Ma và các bà già trong vùng vẫn còn tục cất giấu bã trầu, tóc rụng vì sợ ma Hời ăn phải làm cho họ đau yếu. Cũng còn có tục khi cúng đất lấy bẹ chuối xếp đôi làm như cái gùi của người Chàm, gọi là “Xà lết” bỏ đồ ăn vào cho các ma Hời vui lòng không quấy nhiễu. Dân Cầu Hai làm ruộng, làm củi, đốn gỗ. Phá Cầu Hai vào tháng mười đôi khi bị gió nồm làm lật úp thuyền, do đó chữ “tởn mây nồm”. Thổ sản có khoai mài, sim, móc dâu sặt và nhất là cái dìa, cua gạch, tôm sú, cá đối thường đem lên Huế bán. Heo vùng này được nuôi bằng cám voi chuối cây nên thịt vừa thơm vừa ngon (Thà đi Đồng Nai, không thà đi phá Cầu Hai tháng mười”
31.2. Báo chí
” Báo Huế hồi xưa tờ đầu tiên là tờ “le Rigolo”, xuất bản được 12 số thì chấm dứt vì thiếu phương tiện. Báo in bằng đông sương. Năm 1927, 2 tờ “Thần Kinh Tạp Chí” và “Tiếng Dân” cùng ra đời một lần và đóng cửa gần như cũng một lần (Thần Kinh 1942, Tiếng Dân 1943). Năm 1932, Đào Duy Anh và Viễn Đệ ra tờ “Kim Lai” dành cho nam giới và năm 1933, bà Lê Thanh Tường cho ra báo “Phụ nữ Tân Tiến” dành cho nữ giới. Năm 1935 Bùi Huy Tín cho ra tờ “Tràng An” là tờ báo của giới quan lại Annam. Tờ “Nam Triều Quốc Ngữ Công Báo” ra đời năm 1936 để đăng các sắc lệnh, nghị định và thông cáo của chính phủ Nam Triều , có lẽ là tờ công báo đầu tiên”
31.3. Thể dục Thể thao
” Phong trào thể dục thể thao (phong trào Ducuroy) Phong trào thể dục thể thao thời 1941-1945 do viên Thiếu tá Ducuroy phát động theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương để ru ngủ thanh niên học sinh khắp nước lo luyện tập thể dục để quên việc đòi hỏi chính trị, tạo ra một lối thoát xả hơi cho dân xứ thuộc địa, trong khi nước Pháp thua trận với Đức (bên Pháp lúc đó Thống chế Pétain phải đứng ra điều đình với quân Đức). Năm 1941, người Pháp lập ra trường Cao Đẳng Thể dục Thể thao (École Supérieure d’Éducation de Jeunesse de l’Indochine ESEJIC) tại Phan Thiết. Học viên là sinh viên, học sinh, công chức trẻ. Khóa học dài 4 tháng do Đại tá Hải quân Ducuroy làm giám đốc. Mở được 4 khóa (khóa Decoux, khóa Ducuroy, khóa Bảo Đại, khóa Sihanouk) đến 1944 thì đóng cửa (theo Mường Giang, Bình Thuận Ngấn Lệ, 2002). Tại Huế, trong các trường đều có chương trình thể thao, thi đua thể dục, đua xe đạp (với các tay đua Lầu, Michon) v.v… Sân vận động Bảo Long mà dân Huế gọi tắt là “sân vận động” ở Đất Mới, là nơi có lòng chảo tốt cho đua xe đạp, là chỗ tụ họp của học sinh mặc may-ô quần đùi và chào theo lối vỗ ngực rồi dăng tay ra trước ngực cùng lúc hô “Jeunesse France-Annam” (tức Tuổi trẻ Pháp-Việt) rồi đồng thanh hát bài “Maréchal, Nous voilà! Devant toi, le sauveur de la France!” (Thống chế, chúng tôi đây. Chúng tôi đứng trước mặt Người Cứu tinh của nước Pháp). Các học sinh hồi đó tập thể dục, múa tay múa chân, uốn qua uốn lại, chạy nhảy, leo dây. Khi tụ họp thì hát bài “Ecoutez tous, enfants de France! Ce que le Maréchal a dit. En vous je place ma confiance, Pour sauver l’honneur du pays. Aujourd’hui dans lapeine, la gloire est pour demain, la France souveraine, surgira par Pétain” (Các con của nước Pháp, hãy nghe lời của Thống chế đã nói. Ta tin vào các con để cứu vãn danh dự cho Tổ quốc. Ngày hôm nay đang hoạn nạn nhưng ngày mai sẽ vinh quang. Nước Pháp với toàn chủ quyền sẽ nổi lên với Pétain). (Nước Pháp lúc đó bị Đức chiếm một nửa, nửa còn lại do Thống chế Pétain cai trị). Một kỷ niệm của thời đại cuối cùng của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam.”
3.1.4. Giáo dục
” Chương trình Hoàng Xuân Hãn chương trình trung học áp dụng từ 1945, lần đầu tiên hoàn toàn bằng tiếng Việt, do một Hội đồng giáo sư soạn thảo dưới dự chủ tọa của GS Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ Trần Trọng Kim, GS Phạm Đình Ái (Lý Hóa), GS Nguyễn Thúc Hào và Nguyễn Dương Đôn (Toán), GS Tạ Quang Bửu (Vật Lý), GS Hà Thúc Chính (Anh Văn), GS Ưng Quả (Pháp Văn), LM Simon Nguyễn Văn Hiền và GS Nguyễn Huy Bảo (Triết) và một số học giả như Hoài Thanh Nguyễn Đức Nguyên. Chương trình Trung học đầu tiên này đã được GS Hoàng Xuân Hãn ký nghị định ban bố và áp dụng kể từ mùa thu năm 1945 trước tiên tại trường Khải Định, Huế.”
3.2.- Những sự kiện đòi hỏi tài liệu từ hai bên
Do chiến tranh, sự chia cắt giữa địch và ta quá sâu sắc nên người viết sử muốn tìm tài liệu từ hai phía rất khó.
” Bót Đông Ba Ở Huế hai bót (poste) cảnh sát nổi tiếng là “Bót Cò” tức là bót cảnh sát chính của Huế nằm trên đường từ cầu Trường Tiền về An Cựu. Bót thứ hai cũng nổi tiếng là bót Đông Ba nằm đầu cầu Gia Hội, nơi cảnh sát hay phạt xe đi không đèn, can thiệp rối loạn ở chợ Đông Ba v.v.. Theo học giả Thái Văn Kiểm (Việt Nam Anh Hoa, Làng Văn 2000) thì hồi thời tây, bót nầy do ông cò Lacaze làm trưởng bót. Ông nầy có vợ là người Việt nam, rất hãnh diện về người vợ Việt nam của mình và cũng rất gần gũi với dân Huế. Một người con của ông nầy là Jannon Lacaze, về sau năm 1955 làm đến đại tướng Tổng Tham mưu Trưởng quân đội Pháp và ông tướng nầy vẫn còn nhớ đến ngôi nhà cũ ở Gia Hội có ngả thông ra sau sông, nơi ông thường hay bơi lội và câu cá”.
IV.- Ngôn ngữ và nội dung các từ trong từ điển viết trong môi trường còn nặng thù hận mà rất chuẩn mực đúng đắn
Mặt dù đất nước đã thống nhất gần 30 năm, chuyện hận tù Nam Bắc đã chuyển giao cho lịch sử thế nhưng một số người cực đoan ở nước ngòai vẫn mang tâm tánh hận thù thời chiến tranh lạnh. Ngôn ngữ báo chí chính trị của họ rất nặng nề là chuyện đã đành, ngay cả những công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc họ vẫn dùng những từ xách mé, kiêu ngạo đằng đằng sát khí. Những sự kiện đã thuộc về quá khứ vẫn bị xuyên tạc làm sai lệch lịch sử. Sống trong hòan cảnh đó tác giả Từ điển Tiếng Huế đã cố thóat ra khỏi cái không khí hận thù đó, ông cố gắng trình bày lại các sự kiện cách mạng như nó đã xảy ra bằng thứ ngôn ngữ chuyên môn của sử gia. Ví dụ:
“Mặt trận Miễu Đại Càng, mặt trận Ngoẹo Dàng Xay
Miễu Đại Càng và Nghoẹo Dàng xay ở hai đầu An Cựu, trên trục quốc lộ từ Phú Bài đi Huế, nơi đã xẩy ra các trận đánh ác liệt hồi 1947. Vệ quốc quân đóng chốt tử thủ để chận đường tiếp vận Huế của quân Pháp từ Phú Bài lên. Năm 1968 (Mậu Thân), quân Mỹ từ Phú Bài lên cũng đụng độ lớn ở chỗ này”.
“Mặt trận vỡ hồi đánh Tây ở Huế, chủ lực là Trung đoàn 101 của Hà văn Lâu (Vệ quốc quân), mặt trận Huế vỡ vì quân tiếp viện của Tây từ ngả Đà Nẵng tiến ra và từ Sình tiến vào. Quân chính quy rút lên chiến khu Hòa Mỹ rồi ra Khu 4. Đội liên lạc viên của Trung đoàn 101 ở lại đi học tiếp, trở thành học sinh kháng chiến. Theo Võ Nguyên Giáp kể lại (Chiến đấu trong vòng vây, NXB QDND, Hà nội, 1955) thì “ở Huế Pháp có 750 lính thuộc Trung đoàn thuộc địa 21 (21 ème Ric) và Trung đoàn thiết giáp thứ 6. Vệ quốc quân chiến khu 4 tập trung ở đây có hai trung đoàn và 1000 Tự vệ thành. Quân Pháp bị vây chặt, cố thủ, phải dùng máy bay thả dù tiếp tế lương thực, đạn dược, thuốc men. Cuối tháng giêng 1947, Pháp dùng lực lượng lớn giải vây cho Huế. Chiều ngày 8.2.1947 thì mặt trận Huế vỡ sau gần 50 ngày đêm”. Trước khi mặt trận Huế vỡ, Trung đoàn Thừa Thiên đã rút các đơn vị ra ngoài bố trí lại, chỉ để hai tiểu đoàn bao vây địch ở thành phố. Như vậy, mặt trận Huế bắt đầu từ 19.12.1946 (ngày toàn quốc nổ súng kháng chiến) và chấm dứt ngày 8.2.1947″.
Sống trên đất Mỹ bên cạnh khá nhiều nhóm “chống Cộng chết bỏ” thế mà tác giả TĐTH dám viết hàng chục mục từ về hai cuộc kháng chiến của Việt Nam như những dẫn chứng trên trong TĐTH thật là một điều bất ngờ đối với tôi. TĐTH không những có nhiều thông tin về lịch sử văn hóa Huế mà nó còn đi tiên phong trong việc phục hồi lại phong cách viết sử, viết từ điển theo phương pháp khoa học. Sự đúng đắn nầy hết sức có lợi cho người Việt thuộc các thế hệ thứ hai, thứ ba ở Mỹ.
VI.- Đặt vấn đề cho một bộ Huế Bách Khoa Thư
Đọc tập Từ điển Tiếng Huế 1000 trang, nói hết cảm tưởng của tôi chắc cũng phải vài trăm trang. Nhưng thời gian Diễn đàn không cho phép cho nên tôi chỉ trình bày những nét rất sơ lược kể trên để cám ơn nhiệt tình của một người Huế ở xa. TĐTH góp phần gìn giữ cái hồn Huế cho người ở xa, nhất là thế hệ thứ hai, thứ ba. Mà ngay cả người Huế ở trong nước cũng cần có TĐTH để họ hiểu được chính mình để họ sẽ suy nghĩ và làm gì cho Huế.
Bộ Từ điển của BS Bùi Minh Đức tuy mang tên là “Tiếng Huế” nhưng như trên tôi đã đề cập, thực chất đây là một bộ Bách Khoa Thư.
Xem qua cuốn Từ điển Tiếng Huế, các nhà nghiên cứu Huế, những người yêu Huế gần xa đều thấy khó lòng bóc ra khỏi tâm trí mình ý nghĩ: Nên chăng những người có trách nhiệm ở Thừa Thiên Huế cùng với các nhà nghiên cứu Huế gần xa tiếp tục công việc của BS Bùi Minh Đức biên sọan cho Huế một bộ Bách Khoa Thư ? Nên lắm chứ ! Tại sao không?
Diễn đàn Khoa học “Tiếng Huế-Con người Huế & Văn hóa Huế”
Huế, ngày 14 / 6 / 2004,
Nguyễn Đắc Xuân
Lưu Ý Từ Bác Sĩ Về Tẩy Nốt Ruồi Khi Mang Thai
Bạn đang trong thời kỳ mang thai và đang sắp sửa tận hưởng hạnh phúc làm mẹ. Nhưng bất chợt sau một buổi sáng tỉnh dậy, bạn bất ngờ nhìn thấy trên cơ thể mình xuất hiện các các nốt ruồi màu đen khiến bạn buồn bực, hốt hoảng? Bạn băn khoăn nghĩ có nên tẩy nốt ruồi khi mang thai hay không? Hãy thật bình tĩnh, việc tẩy nốt ruồi cũng cần phải căn cứ vào thể trạng cơ thể hiện tại, không thể chỉ vì mong muốn làm đẹp ngay tức khắc mà gây những hậu quả về sau. Bài viết sau đây sẽ là những lời khuyên hữu ích nhất dành cho bạn
▪️ Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp nào thì hiệu quả?
✔️ Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi
✔️ Phương pháp Laser CO2 hoặc Ánh Sáng Xung IPL: kết hợp giới thiệu về sian.
▪️ Tẩy nốt ruồi khi mang thai như thế nào?
✔️ Không nên tẩy nốt ruồi khi mang thai, có thể áp dụng sau 6-8 tháng sau khi sinh xong.
✔️ Có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên
▪️ Tẩy nốt ruồi tại thẩm mỹ Sian
✔️ Đội ngũ chuyên gia chọn lọc
✔️ Phương châm dịch vụ hoàn mỹ, cải tiến không ngừng, tiếp cận thông minh, tươi trẻ tự nhiên
Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp nào thì hiệu quả?
Nốt ruồi là sự hình thành do tích tụ Melanin ở da. Khi mang thai, Hormone Estrogen và Progesterone tiết ra nhiều làm tăng quá trình sản xuất Melanin, gây tích tụ và tạo nên nốt ruồi ở da gây mất thẩm mỹ. Đó chính là nguyên nhân những nốt ruồi hình thành khi bạn đang mang thai.
Hiện nay, theo các chuyên gia thẩm mỹ có 2 phương pháp tẩy nốt ruồi an toàn và hiệu quả là phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi và phương pháp Laser CO2 hoặc Ánh Sáng Xung IPL .
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi
Áp dụng phương pháp khi nốt ruồi có kích thước lớn, bác sĩ thăm khám và quyết định cho cắt bỏ để tránh tái phát. Nhược điểm của phương pháp là gây đau vì phải phẫu thuật.
Phương pháp Laser CO2 hoặc Ánh Sáng Xung IPL
Là phương pháp mà Thẩm mỹ viện Sian áp dụng để làm đẹp cho hầu hết các chị em phụ nữ hiện nay. Sử dụng Laser CO2 hoặc Ánh Sáng Xung IPL là biện pháp tiên tiến áp dụng kĩ thuật hiện đại được nhiều người ưa chuộng vì giúp giảm tối đa thời gian điều trị, mang lại hiệu quả tối ưu không cần phẫu thuật. Chỉ cần chiếu tia laser vào vùng da có chứa nốt ruồi, loại bỏ hắc sắc tố sậm màu gây nên nốt ruồi giúp tái tạo làn da sáng mịn, đều màu và tự nhiên không tì vết.
Tẩy nốt ruồi khi mang thai như thế nào?
Biện pháp tẩy nốt ruồi thẩm mỹ công nghệ cao Laser CO2 hoặc Ánh Sáng Xung IPL ở thẩm mỹ viện Sian là an toàn và hiệu quả nhưng bạn không nên tẩy nốt ruồi khi đang mang thai vì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp thẩm mỹ hiện đại là sử dụng các bước sóng ánh sáng với cường độ cao tác động trực tiếp vào các hắc tố từ đó có thể loại bỏ nhẹ nhàng được nốt ruồi. Chính vì sử dụng các bước sống với cường độ cao dù được FDA (Mỹ) kiểm chứng về độ an toàn, không gây xâm lấn, không gây tổn thương cho vùng da điều trị nhưng thai nhi lại rất yếu ớt mẫn cảm với các tác động như vậy. Nên khi phụ nữ mang thai thực hiện tẩy nốt ruồi có thể đem lại tác động xấu ảnh hưởng không tốt đến bào thai.
Nhưng nếu bạn vẫn muốn tẩy nốt ruồi khi mang thai, những nốt ruồi của bạn phải:
LƯU Ý KHI TẨY NỐT RUỒI KHI MANG THAI
Để hạn chế màu và sự phát triển của nốt ruồi mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi, bạn có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên như giấm táo, gừng, hành tây, chuối, rễ bồ công anh, bôi lên nốt ruồi, nhưng cần phải lưu ý:
Những bà mẹ muốn tẩy nốt ruồi khi mang thai mà có làn da nhạy cảm thì không nên sử dụng các thực phẩm gây kích ứng như giấm táo, gừng,…
Khi bạn cảm thấy xuất hiện các dấu hiệu bị dị ứng thì phải dừng lại ngay lập tức.
Các cách tẩy nốt ruồi tự nhiên như trên chỉ thật sự có hiệu quả với các nốt ruồi mới, nhỏ, nhạt màu. Vì thế, với các nốt ruồi lớn, nhất là các nốt ruồi đã nổi lên khỏi da, tốt nhất bạn nên chờ cho đến khi đã sinh con được 6 – 8 tháng rồi hãy tẩy chúng.
Thẩm mỹ Sian- mang vẻ đẹp đến cho làn da của bạn.
Như vậy nếu bạn tẩy nốt ruồi khi mang thai là không nên nhưng khi đã sinh con được 6-8 tháng thì có thể. Giờ đây bạn cần có một địa chỉ đáng tin cậy để loại bỏ những nốt ruồi đáng ghét ấy. Hãy đến với Thẩm mỹ Sian – mang vẻ đẹp tự nhiên đến cho làn da của bạn. Chúng tôi có đội ngũ các chuyên gia thẩm mỹ dày dặn kinh nghiệm, chọn lọc và thiết kế liệu trình phù hợp riêng cho mỗi ca điều trị. Với phương châm: dịch vụ hoàn mỹ, cải tiến không ngừng, tiếp cận thông minh, thẩm mỹ Sian sẽ mang lại cho quý khách những điều tuyệt vời trên con đường tìm đến cái đẹp một cách an toàn.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Phòng Khám Chăm Sóc Da & Laser SIAN
27 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
E-mail: info@sianclinic.com
Điện Thoại: +84 28 38 276 999 / +84 9 67 976 966
Di Động/Viber: 0376 71 75 79
Giảng Lễ Sinh Nhật Đức Maria, Tại Dòng Kín Cát Minh Sài Gòn. Gm.phaolô Bùi Văn Đọc
Bài giảng lễ của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, tại Dòng Kín Cát Minh Sài Gòn, vào lúc 17 giờ ngày 08.09.2011, lễ Sinh Nhật Đức MARIA. SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA (Rm 8,28-30 ; Mt 1,1-16.18-23)
“Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế,… nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”. Mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Giêsu là một nội dung quan trọng, một nội dung cơ bản thuộc về đức tin của Hội Thánh, do các Thánh Tông Đồ truyền lại. Niềm tin ấy luôn làm cho nhân loại vui mừng, vì đó là một xác tín tuyệt đối về một Tin Vui : “Con Thiên Chúa đến với loài người”, không phải một cách nhất thời, mà đến cách vĩnh viễn ở giữa loài người, trở thành con người hoàn toàn như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi (Dt 4,15).
Đó là một điều quá lớn, một điều chúng ta không tưởng tượng được, điều mà chỉ có “Tình Yêu Toàn Năng và Vô Hạn” mới có thể làm được. Thiên Chúa là Tình Yêu Vô Biên, đối với Ngài, không có gì là không thể làm được (x. Lc 1,37). Người mà Thiên Chúa đã chọn và cho cộng tác với Thiên Chúa, để thực hiện chương trình cứu độ của Ngài, là một “người nữ” bình dân được gả cho một thanh niên thuộc Dòng họ Vua Đavít có tên là Giuse, con ông Gia-cóp, cháu ông Mát-than (x Mt 1,15-16). Nàng là một Trinh nữ đã được Thiên Chúa tuyển chọn, và đã được tiên tri Isaia tiên báo: ” Này đây Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi con trẻ là Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x. Is 7,14 ; Mt 1,23). Thai nhi mà Trinh nữ Maria cưu mang là do Quyền Năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1,20).
Hôm nay chúng ta mừng Sinh Nhật của người Trinh Nữ kỳ diệu đó, người Trinh Nữ đã được Thiên Chúa tuyển chọn từ trước muôn đời, người Trinh Nữ đã được tiền định để làm Mẹ Chúa Giêsu, để sinh ra Chúa Giêsu cho nhân loại chúng ta. Trinh Nữ Maria quả thật là “Ngôi Sao Sáng” Thiên Chúa đã chọn để mang Chúa Giêsu đến cho chúng ta. Chúa Giêsu là “Hồng Ân lớn nhất”, là “món quà quý báu nhất”, mà Thiên Chúa ban cho loài người vì yêu thương họ, như chính Chúa Giêsu đã phát biểu: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài”, để cho “những ai tin vào Người Con thì được cứu rỗi” (Ga 3,16). Hồng ân đó, món quà đó, Thiên Chúa đã ban tặng cho nhân loại chúng ta qua Mẹ Maria.
Chính vì thế mà Sinh Nhật của Mẹ Maria là ngày vui vĩ đại, là ngày vui lớn, chỉ sau ngày vui “Chúa Giáng Sinh”. Tôi tin chắc tất cả triều thần thánh trên trời đều vui mừng, mọi người dưới thế đều vui mừng, nếu biết được tin vui, và ngay cả các đẳng linh hồn trong luyện tội cũng vui mừng chào đón ngày này! Quả thật đây là một ngày diễm phúc, một ngày đẹp nhất, một ngày ý nghĩa nhất, một ngày đem lại lẽ sống và niềm hy vọng, chuẩn bị cho “Niềm Hy Vọng lớn nhất” của nhân loại chúng ta. Niềm Hy vọng được ban ơn tha tội. Niềm hy vọng khỏi phải chết đời đời. Niềm hy vọng được “cứu sống”, được thông phần Sự Sống vĩnh hằng của Thiên Chúa, thông phần “Tình Yêu bất diệt” của chính Thiên Chúa là Tình Yêu.
Lạy Mẹ Maria, chúng con xin chúc mừng Mẹ! Mẹ là người nữ duy nhất cưu mang Chúa Giêsu, là Con Đức Chúa Trời và là Chúa Cả Trời Đất! Chính vì thế, Mẹ là người nữ duy nhất mang lại niềm vui cho Thiên Chúa hơn cả toàn thể vũ trụ. Mẹ không những là niềm vui cho chúng con, con cái của Mẹ ở trần gian, mà còn là niềm vui cho Thiên Chúa, cho cả triều thần thánh trên trời! Mẹ là người nữ vẹn toàn, không bị ô uế bởi nguyên tội! Mẹ khiêm nhường, Mẹ tế nhị trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người. Mẹ yêu thương chăm sóc mọi người, xin Mẹ cho chúng con được gắn bó với Chúa Giêsu, Con của Mẹ, mãi mãi cho đến muôn đời. Amen.
† Phaolô BÙI VĂN ĐỌC
Giám mục Giáo phận Mỹ Tho
Xóa Nốt Ruồi Bằng Laser Có Đau Không Thưa Bác Sĩ?
Chào bác sĩ MEDIKA! Em sở hữu rất nhiều nốt ruồi trên mặt, điều này làm cho em cảm thấy không được tự tin khi giao tiếp với người đối diện. Chính vì thế em đang có ý định thực hiện xóa nốt ruồi bằng laser để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên em là một người rất sợ đau, bác sĩ cho em hỏi thực hiện giải pháp làm đẹp xóa nốt ruồi bằng Laser có đau không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ.
Nốt ruồi là hiện tượng tăng sắc tố da bất thường tại một vị trí trên cơ thể của khách hàng. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của phái đẹp, tuy nhiên tại một số vị trí khác nhau, nốt ruồi có thể gây ra những ảnh hưởng đến thẩm mỹ của chủ sở hữu. Tuy nhiên chắc hẳn các chị em đều biết được rằng, để có thể loại bỏ được những nốt ruồi cứng đầu này là một điều không dễ dàng gì.
Laser có mức năng lượng rất cao chính vì thế khiến cho nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi đưa ra quyết định lựa chọn thực hiện giải pháp làm đẹp này. Tuy nhiên các chuyên gia đầu ngành thẩm mỹ chia sẻ rằng laser là một biện pháp làm đẹp an toàn và hoàn toàn nhanh chóng, chính vì thế bạn không cần lo lắng về những biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra trước khi thực hiện, bạn sẽ được gây tê cục bộ phần cần điều trị, thế nên bạn sẽ hoàn toàn không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì trong quá trình thực hiện.
Để có thể đạt được những hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn, tránh gặp phải tình trạng sẹo xấu sau khi thực hiện, bạn nên cân nhắc lựa chọn cho mình một địa chỉ thẩm mỹ an toàn, chất lượng cũng như một chế độ chăm sóc tại nhà khoa học. Để có thể lựa chọn mức năng lượng laser phù hợp khi thực hiện xóa nốt ruồi bằng Laser an toàn, không đau, không để lại sẹo, đòi hỏi bác sĩ phải có một kinh nghiệm cùng kiến thức am hiểu về làn da. Tránh sử dụng những năng lượng laser quá lớn, không phù hợp với làn da của bạn.
Tham khảo bài viết: Xóa nốt ruồi bằng Laser có để lại sẹo?
Mời bạn tham khảo các dịch vụ làm đẹp khác tại chúng tôi để có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một giải pháp làm đẹp phù hợp với tình trạng da hoặc những nhược điểm trên cơ thể của mình. Nhanh chóng sở hữu cho mình một vẻ ngoài đẹp hoàn hảo mà không lo lắng để lại bất kì biến chứng hay dấu vết thẩm mỹ nào.
* Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA * Hotline 1900 65 66 * 262 Đường 3/2, phường 12, quận 10, TPHCM
Đăng ký tư vấn – Nhận ngay ưu đãi
Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Điển Tiếng Huế Của Bác Sĩ Bùi Minh Đức trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!