Chùa ông được xây dựng vào năm nào?
Chùa Ông, còn có tên gọi khác là Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Vì đây cũng là nơi hội họp của người Triều Châu. Đây thực tế là một kiến trúc tôn giáo văn hóa của của người Hoa gốc Triều Châu. Đây là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu ở vùng Sài Gòn đặc biệt hơn nó còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
Đây là hội quán của người Hoa, do bang Phúc Kiến xây dựng. Từ khi xây dựng kiên cố cho đến nay, CHÙA ÔNG QUẬN 5 đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1866, 1901, 1969, 1984, 2010 và mới đây nhất là vào năm hội quán mới được trùng tu năm 2014 nên nhìn mới, giống mấy miếu hiện đại ở Đài Loan chứ không giữ được nét cổ kính.
Nghe là chùa ông quận 5 nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự biết được địa chỉ chính xác của nó là ở đâu. Hiện CHÙA ÔNG QUẬN 5 tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Để giúp du khách có thể dễ hình dung chúng tôi có thể miêu cả cảnh quan sau:
Mái ngôi miếu có 3 cấp: giữa cao, hai bên thấp hơn. Trên nóc có gắn tượng sành hình lưỡng long tranh châu.
Sân chùa ông khá rộng, gần 2.000 m², chiếm hơn phân nửa diện tích khuôn viên. Phần còn lại gồm tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện và dọc hai bên các điện thờ văn phòng hội quán.
Từ hai cổng lớn vào đến cửa miếu có năm cặp kỳ lân lớn nhỏ bằng đá đặt đối xứng nhau. Cặp “lân hàm châu” chầu hai bên cửa.
Phía trên, trước biển chữ “Nghĩa An hội quán” treo bức nghi môn làm năm 1903, chạm nổi cảnh “Lục Quốc phong tướng”.
Trên vách mặt tiền hai bên cửa miếu chạm chìm các chữ Hán và sáu bức chạm cành trúc khác nhau.
Hai bên tả hữu có gian thờ.
Thiên Hậu nguyên quân (tức Thiên Hậu Thánh mẫu): Tượng Bà Thiên Hậu bằng gỗ cao 60 cm, ngồi trên ghế chạm, theo hầu Bà có hai thị nữ và hai vị Thiên lý nhãn, Thuận phong nhĩ.
Tài Bạch tinh quân (Thần Tài): Được thể hiện bằng tượng gỗ, cao 60cm, cũng ngồi trên ghế chạm đầu rồng, hai bên có Chiêu Tài đồng tử đứng hầu.
Hai gian thờ này được bày trí giống nhau với bao lam chạm hình chim phượng hoàng và khám thờ chạm nhiều cảnh vật, như: vinh quy bái tổ, đánh cờ, chèo thuyền, giăng lưới, mục đồng cưỡi trâu, mai – điểu, trúc – điểu,…
Sát hai bên góc tường đặt hai bộ chuông trống đối xứng nhau.
Chuông bên trái bằng gang, đúc ở Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) vào năm Canh Tuất.
Chuông còn lại làm bằng hợp kim, có chạm nổi hàng chữ “Gia Định tỉnh, Minh Hương xã, Tân Trường Châu, Nghĩa An hội quán…” .
Chùa Ông là tên gọi của nhiều người ở đây. Đây là một trong những ngôi chùa đông đúc nhất tại Sài Gòn, nghe nói chùa Ông chỉ để cầu tài và cầu an. Còn việc cầu duyên thì phải xin chùa Bà.
Chùa Ông quận 5 nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thú vị.
Tết Nguyên tiêu Tết người hoa thì miếu Ông là nơi tổ chức đấu đèn, ca kịch Phúc Kiến, phát lộc, viết chữ thư pháp… khiến cho cả khu quận 5 rộn ràng hẳn. Nhà nhà nô nức đi lễ chùa đón lộc đầu năm, bên cạnh đó còn có diễu hành và văn nghệ độc đáo.
Mùng 8.2 là ngày vía Bạch Hổ, người dân đến đông để cúng kiếng. Nếu muốn tìm hiểu văn hóa người Hoa ở Chợ Lớn thì nên đến đây.
Những ngày này chùa lúc nào cũng ấm mùi nhang khói nhang xoắn ốc, chỉ có chùa người hoa mới có.
Chẳng những người hoa hay lui tới CHÙA ÔNG mà rất nhiều du khách nước ngoài cùng tò mò và viếng thăm thường xuyên. Đây được xem là một địa điểm thăm quan lý tưởng ở Sài Gòn; không giống như những ngôi chùa khác, khách du lịch cực kì đông, người Châu Âu và người Hoa nhiều.
Hàng nghìn người dân quận 5 đổ xô lễ chùa ông quận 5 vào dịp Tết, Rằm tháng giêng. Với những kiến trúc phương Đông độc lạ cũng thu hút khách du lịch nước ngoài tham quan tìm hiểu văn hóa nhất là dịp Tết nguyên tiêu như này.
Giấy cầu an ở ngôi chùa này hoàn toàn viết bằng chữ hoa. Nơi đây không chỉ đến để cầu an mà đây còn là nơi để các cặp tình nhân yêu nhau tiến hành cầu duyên, hi vọng một kết quả hạnh phúc, viên mãn. Chùa ông còn là nơi mọi người lui tới cầu tại lộc và may mắn.
Không thấy có cụ thể giờ của CHÙA ÔNG QUẬN 5. Tuy nhiên thì để đảm bảo giờ giấc cho những sư thầy, những học trò, những người cai quản chùa được nghỉ ngơi các bạn không nên lui tới sau 10h tối. Trong những ngày lễ Tết thì có thể các hoạt động diễn ra trễ hơn.
Xem địa chỉ mua đồ thờ cúng ở quận 5
Bên cạnh việc đi chùa cầu nguyện thì việc thờ cúng ở nhà là cực kỳ cần thiết. Để có được một khu thờ cúng linh thiêng các bạn nên chuẩn bị cho gia đình mình một bộ đồ thờ bằng gốm sứ thương hiệu Bát Tràng.
Đồ thờ bằng gốm sứ ngày càng được ưa chuộng bởi sự trang trọng, bền, chất lượng, tốt cho việc thờ cúng hợp phong thủy trong gia đình.
Hoặc đến các hệ thống showroom sau:
Showroom 1: Số 021 Nguyễn Văn Linh , Phú Mỹ Hưng , P, Tân Phong, Quận 7, Tp HỒ CHÍ MINH
Showroom 2 : Số 130 Cộng Hòa , Phường 4 , Quận Tân Bình, Tp HỒ CHÍ MINH (TP HCM)
Showroom 3 : Số 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Showroom 4 : 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh
Showroom 5 : 863 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, chúng tôi
Showroom 6 : 351 Bạch Đằng, F15, Bình Thạnh, chúng tôi