Tại Sao Cúng Xe / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Cách Cúng Sao Giải Hạn Tại Nhà

(NTD) – Ông bà ta xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô. Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn.

Chuẩn bị lễ cúng sao giải hạn tại nhà

Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón. Lễ nghênh, tiễn nhương tinh (cúng sao) được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm.

Tuy vậy, dù sao nào chiếu mệnh thì vào tối ngày rằm tháng giêng (ở miền Nam nhiều chùa cúng sao vào tối mồng 8 tháng giêng), người ta thường sắm đủ phẩm vật, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn đế làm lễ cúng sao tại nhà. Bài vị cúng mỗi sao được viết trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao.

Bàn hương án cúng dâng sao thường đặt ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.

Văn khấn cúng dâng sao giải hạn (ngày Rằm tháng Giêng)

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm……………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Hiểu đúng về cúng sao giải hạn

Đại đức Thích Thanh Phương cho biết, cúng sao giải hạn không phải là một nghi thức Phật giáo mà nguyên thuỷ của nó từ Lão giáo ở Trung Hoa. Sao hạn được tính theo học thuyết ngũ hành xung khắc. Theo sự vận chuyển của ngũ hành, mỗi năm có một vì sao chiếu mạng hợp với tuổi của từng người. Còn hạn là ách nạn, là cách thức riêng ứng với sao chiếu mạng tốt hay xấu. Theo đó, có chín ngôi sao (có sách nói là bảy sao) phát sáng trên trời, đó là: Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín ngôi sao này còn gọi là Cửu Diệu, là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Hàng năm, mỗi tuổi chịu ảnh hưởng của một ngôi sao, gọi nôm na là sao “chiếu mạng”. Do đó, có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh, vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời. Tuy bắt nguồn từ Lão giáo ở Trung Hoa nhưng tập tục này lại ăn sâu vào quan niệm của người dân Việt, rồi dần dà theo thời gian trở thành một tập tục lâu đời của người Việt. Qua quá trình giao thoa văn hóa, không biết từ bao giờ, nó nghiễm nhiên trở thành tục lệ Phật giáo.

Theo quan điểm của Phật giáo, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa, bởi vì tất cả đều do nhân quả của chính người ấy làm nên. Đức Phật dạy, không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua thân, khẩu và ý của con người tạo ra. Mọi sự thành công hay thất bại của mỗi người trong đời chẳng phải do ai ban phát cho, mà do những hành động hoặc lời nói đã tạo từ trước (nhân), cộng với các yếu tố trong hiện tại (duyên), khi nhân duyên đầy đủ thì lãnh thọ quả báo (quả).

Tuy nhiên, cúng sao giải hạn là một trong những hình thức phương tiện các chùa Phật giáo vận dụng để đưa chúng sinh đến gần với Phật pháp. Khi vận dụng nghi thức cúng sao giải hạn của Lão giáo, các thầy chủ lễ không sử dụng nghi thức Lão giáo mà thay vào đó là tụng kinh, sử dụng các nghi thức của Phật giáo, để cho những ai chưa phải Phật tử được nghe lời kinh mà thức tỉnh. Những ai đã là Phật tử rồi, có dịp ôn lại lời kinh để việc học Phật, tu Phật càng vững chãi hơn, tinh tấn hơn. Hơn nữa, qua việc cúng bái đó, Tăng Ni có cơ hội tiếp cận, gần gũi và giúp đỡ quần chúng; khuyên họ làm lành lánh dữ, đi chùa tụng kinh lạy Phật, bố thí cúng dường…

Nhưng một số nơi khi cử hành nghi thức cúng sao hạn nặng nề, phiền phức, mang vẻ âm u huyền bí, làm mất sự trong sáng của nền tín ngưỡng Phật giáo và bản chất của phong tục. Chính điều đó đã biến phong tục ngày càng mang màu sắc mê tín trầm trọng, kèm theo những đánh giá không tốt về Phật giáo.

Quỳnh Chi (Sưu tầm)

Tại Sao ‘Cúng Quanh Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng’?

Cập nhật: 21:50 19/02/2019

Dù bận rộn thế nào các gia đình cũng chuẩn bị cho lễ cúng rằm thật tươm tất. Ảnh: Nhà hàng Bể Cá

Tôi lập gia đình đã ngót nghét 15 năm. Chừng ấy năm đủ để tôi có kha khá kinh nghiệm chăm lo lễ, Tết cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng cứ sau mỗi dịp nghỉ Tết âm lịch hàng năm, chắc chắn mẹ tôi lại liên tục nhắc nhở “Dù bận rộn thế nào, cũng phải chuẩn bị cho lễ cúng rằm thật tươm tất, bởi lẽ “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”.

“Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, tại sao rằm tháng Giêng được người Việt coi trọng đến vậy? Tôi đi tìm và nhận được rất nhiều câu trả lời về ý nghĩa của ngày rằm đầu tiên trong năm này.

Theo cách lý giải của những người dân vùng chiêm trũng, nơi các dì, các cậu tôi sinh sống, tính theo nông lịch, rằm tháng Giêng là thời điểm khởi đầu cho một mùa vụ mới, rằm tháng Giêng được tổ chức linh đình, để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Rằm tháng Giêng còn là Tết muộn của nhiều gia đình

Với một người sống lâu năm tại làng Ngọc Hà (Hà Nội) như mẹ chồng tôi, bà giải thích, rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn. Khi xưa, nhiều gia đình khá giả tại Hà Nội còn có kéo dài ngày xuân bằng cách chơi hoa đào nở muộn, hoa lê rừng…, nên rằm tháng Giêng, còn được coi như Tết muộn, để con cháu quây quần, sum họp, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

Đem thắc mắc với một cô bạn là Phật tử, tôi được cô ấy cho biết thêm, những người theo đạo Phật thì luôn tâm niệm: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, bởi tháng Giêng là tháng nhiều đền, chùa khắp mọi miền đất nước tổ chức các lễ hội cầu cho năm mới may mắn, bình an. Vào ngày rằm tháng Giêng, lên chùa, lễ Phật để cả năm được vẹn tròn.

Rằm tháng Giêng không chỉ quan trọng trong suy nghĩ, trong quan niệm truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà trong cả các nghiên cứu về văn hóa dân tộc. Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết, người Việt coi trọng cái ban đầu, nên không chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng. Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu là một Tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ nguyên (là rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10). Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa là Tết hướng thiên cầu phúc, cầu một năm mới bình an, may mắn cho cả gia đình.

Dù có hiểu, có giải thích theo cách nào, rằm tháng Giêng vẫn là một ngày lễ quan trọng, là dịp các gia đình dù có bận rộn đến đâu cũng sắp xếp mâm cúng tươm tất, trọn vẹn nhất để dâng cúng tổ tiên và cả gia đình cùng nhau sum họp.

Rằm tháng Giêng, cúng sao cho đúng?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng Rằm tháng Giêng là nơi để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ gia đình được an lành, may mắn, công việc thuận buồm xuôi gió.

Lễ cúng rằm tháng Giêng được tổ chức vào ngày chính rằm – 15 tháng Giêng là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện gia đình, có thể cúng sớm rằm sớm hơn.

Lễ cúng rằm tháng Giêng thường bao gồm mâm cỗ chay để cúng Phật và mâm cỗ mặn để cúng gia tiên.

Tùy theo phong tục của từng địa phương và từng gia đình, lễ cúng rằm tháng Giêng có thể khác nhau, nhưng trong mâm cỗ chay thường có các món như hoa tươi, trái cây, xôi, chè, bánh trôi nước và một số món ăn chay như xào thập cẩm, giò chay, nem chay… Các món ăn mâm cỗ chay thường được chú trọng hài hòa, cân bằng về màu sắc, tượng trưng cho ngũ hành.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên theo chuẩn của người Hà Nội xưa sẽ được chuẩn bị gồm 10 món, với 4 bát (gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc) và 6 đĩa (bao gồm thịt gà trống hoặc thịt luộc, giò (hoặc chả), nem, món xào, dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng), nước chấm.

Cuộc sống ngày càng bận rộn, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng có nhiều thay đổi, tùy theo điều kiện của từng gia đình. Nếu thành tâm hướng đến tổ tiên, ông bà, thì dù bạn biện đủ mâm cao cỗ đầy hay chỉ thanh bông hoa quả, bạn cũng có một lễ cúng rằm tháng Giêng thật ý nghĩa để khởi đầu một năm mới hanh thông, may mắn.

Theo chúng tôi

Đầu Năm, Cúng Sao Giải Hạn Tại Nhà Thế Nào?

Ông bà ta xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô.

Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn; Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón.

Lễ nghênh, tiễn nhương tinh (cúng sao) được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm.

Tuy vậy, dù sao nào chiếu mệnh thì vào tối ngày rằm tháng giêng (ở miền Nam nhiều chùa cúng sao vào tối mồng 8 tháng giêng), người ta thường sắm đủ phẩm vật, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn đế làm lễ cúng sao tại nhà. Bài vị cúng mỗi sao được viết trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao. .

Bàn hương án cúng dâng sao thường đặt ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.

Văn khấn cúng dâng sao giải hạn (ngày Rằm tháng Giêng)

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm……………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Thân cung khang thái.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Theo chúng tôi

Nghi thức cúng sao giải hạn

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam hơn 2000 năm, đã hòa quyện vào văn hóa, tín ngưỡng dân tộc như nước với sữa, như răng với môi ( xem nghi thức và sớ cúng sao này thì thấy rất rõ). Bản chất của đạo Phật thì không có Phật giáo Bắc Trung Nam. Nhưng do phong tục, tập quán mỗi miền của nước ta mỗi khác nhau nên bản sắc nghi lễ Phật giáo mỗi miền cũng mỗi khác nhau. Đây là điểm đặc trưng của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Đầu xuân đi lễ chùa cầu quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn.

Mục đích của lễ nguyện cầu quốc thái dân an trong đạo Phật và lễ cúng sao giải hạn trong tín ngưỡng dân gian chung quy cũng chỉ là cầu sự an lành và hạnh phúc cho tự thân, gia đình và đất nước. Cho nên, bản chất của các khoa nghi cầu nguyện này không xấu, chỉ những kẻ lạm dụng nó để trục lợi cá nhân là xấu, là đáng chỉ trích.

Chùa Phúc Lâm, thành phố Biên Hòa hành trì theo nghi thức tụng niệm, lễ bái của Phật giáo miền Bắc.

Nhân dịp này, Chùa Phúc Lâm online giới thiệu Khoa nghi cúng sao giải hạn (bản phiên âm Hán Việt), Sớ cúng sao giải hạn(bản tiếng Việt) của truyền thống Phật giáo miền Bắc do chư Tổ Sư biên soạnvà Cách cúng sao giải hạn theo tín ngưỡng dân gian để bạn đọc tham khảo hoặc thực hành nếu muốn.

Phúc thọ hưởng khương ninh.

Nam mô Hương Cúng dàng Bồ-tát Ma-ha-tát ( 3 lần )

– Thiết dĩ, phàm đương khải thỉnh, tịnh cúng phu trần, duy pháp tịch dĩ trang nghiêm, sử tai truân chi hạn tán, gia trì pháp thuỷ, khử chúng yêu phân, tịnh uế chân ngôn, cẩn đương trì tụng.

Nhất bát thanh lương hàm ngọc trảm,

Cửu thiên vũ lậu tẩm kim ba,

Kim tương nhất chú sái đàn tràng

Cấu uế tinh đàn tất thanh tịnh

Án bắc đế tra thiên thần la địa tra sa ha. ( 3 lần ) ( Đứng dậy sái tịnh đàn tràng )

Thiết dĩ, hương phần bảo truyện, lộ tán giao thông, biến mãn thập phương, hư không Hiền Thánh. Dĩ kim triệu thỉnh, nhất thiết uy linh, hồi quang giám cách.

Tấu vị, Việt nam quốc, ….. thành phố/tỉnh, ………… huyện/quận/thành phố, …….. xã/phường, …………, ấp/khu phố, y vu …………. tự/ gia cư, kim tín chủ ……………………….. hợp chư toàn gia nam nữ chúng đẳng tuân hành khoa phạm, tuyên diễn chân ngôn, nguyện tứ uy quang, phủ lâm pháp tịch. Giáo hữu triệu tỉnh chân ngôn cẩn đương trì tụng.

Dĩ thử linh thanh thân triệu thỉnh

Hà sa Hiền Thánh tất văn tri

Ngưỡng bằng Tam bảo lực gia trì

Thử dạ kim thời lai giáng hạ.

Nam mô bộ bộ đế lị già lị đa lị đát đa nga đa da. ( 3 lần )

– Thượng lai, triệu thỉnh chân ngôn tuyên dương dĩ kính, chúng đẳng kiền thành thượng hương bái thỉnh.

* Nhất tâm triệu thỉnh Nam mô tận thập phương biến pháp giới quá hiện, vị lai, nhất thiết thường trụ Phật Pháp Tăng Tam bảo, Đô đàn giáo chủ linh cảm Quán Thế Âm Bồ tát, Ca-na-uế-tích, Bách Vạn Hoả Đầu Kim Cương Đại Bồ tát, Phổ Am Tịch Cảm Diện Ứng Chân Giác Chiêu Huynh Huệ Khánh Đại đức Thiền sư, Tiêu Trừ Tai Chướng Bồ-tát, Trường Thọ Bồ-tát ma ha tát. Duy nguyện, bất xả từ bi, giáng phó đạo tràng chứng minh công đức.

* Nhất tâm triệu thỉnh Nam mô Di la hoá cảnh, Diệu đản huyền cung, Lịch kiếp tu hành, Độ nhân vô lượng, Thái thượng linh thiên, Chí tôn Ngọc hoàng thượng đế, Trung thiên Tinh chúa, Bắc cực tử vi đại đế, Tam đài hoa cái tinh quân, Tam nguyên, Tam phẩm, Tam quan đại đế, Thượng thanh thập nhất diệu tinh quân, Bản mệnh nguyên trấn tinh quân, Nam tào lục ty duyên thọ tinh quân, Bắc đẩu cửu tinh giải ách tinh quân, Đông tây nam bắc tinh quân, Lưu niên sở trực nhất thiết tinh quân. Duy nguyện, bất xả uy quang, thân giáng đạo tràng thụ tư cúng dàng.

* Nhất tâm phụng thỉnh Nam mô Đông phương uế tinh chi tinh, Lưu sủng thị phòng tâm vỹ kỳ phân dã chi tinh, Nam phương huỳnh hoặc chi tinh, Quĩ liễu tinh trương dực hàn phân dã chi tinh, Tây phương thái bạch chi tinh, Khuê lâu vị mão tất chuỷ sam phân chi tinh, Bắc phương thuỷ đức chi tinh, Đẩu ngưu nữ hư nguy thất bích phân dã chi tinh, Trung ương thổ tú chi tinh, Đẩu thược quyền hành tất phủ phiêu chư ngưu đẩu chi tinh. Duy nguyện, bất xả uy quang thân giáng đạo tràng chứng minh công đức.

* Nhất tâm phụng thỉnh Nam mô Tam tai thiên cổ, thiên hình, thiên kiếp tinh quân, Tam tai âm mưu hắc sát, bạch sát tinh quân, Tam tai thiên hoàng, nhân hoạ địa tai tinh quân, Tam tai địa bại, địa lung, địa hình tinh quân, tam tai trung cung tinh quân. Duy nguyện, bất xả uy quang, thân giáng đạo tràng thụ tư cúng dàng.

* Nhất tâm phụng thỉnh Nam mô Đông phương thanh đế đại ách thần quan, Nam phương xích đế đại ách thần quan, Tây phương bạch đế đại ách thần quan, Bắc phương hắc đế đại ách thần quan, Trung ương hoàng đế đại ách thần quan, Càn cung dịch mã đại ách thần quan, Khôn cung hổ lang đại ách thần quan, Cấn cung kim lâu đại ách thần quan, Tốn cung mộc ách thần quan, Niên nguyệt nhật thời đại tiểu ách thần quan, Ngũ phương niên nguyệt nhật thời đại ách thần quan. Duy nguyện, bất xả uy quang, thân giáng đạo tràng chúng minh công đức.

* Nhất tâm phụng thỉnh Nam mô Hành niên bách mãn nhất thiết tôn thần, Ngũ phương ngũ đế hành tai sứ giả, hành bệnh quỉ vương, Tam kheo ngũ mộ thần quan, Tứ sát, tứ hình, lục hại, thất thương bát nạn cửu tinh, Thập ác thiên la địa võng, Bệnh phù tử phù, Đại hao tiểu hao, Tứ bách tứ bệnh, oan gia trái chủ phụ mệnh khiếm tía, Chủ tai, chủ sát, chủ hàn, chủ nhiệt, chủ thổ, chủ thấu, chủ tả, chủ lỵ, nhị thập tứ khí thần quan, Thất thập nhị hầu thần quan, Đương niên đương cảnh thổ địa chính thần, Bản gia cấn kỵ hương hoả đẳng thần. Duy nguyện, bất xả uy quang lai thân giáng đạo tràng chứng minh công đức.

– Thượng lai nghinh thỉnh ký mộc quang lâm cẩn đương trì tụng.

Thánh đức tòng không lai giáng hạ

Nạp tư đan khổn biểu tinh kiền

Tuỳ phương ứng hiện biến quang minh

Nguyện giáng đàn duyên an pháp toạ

An tra ma la na sa ha ( 3 lần )

Thượng lai an toạ chân ngôn tuyên dương dĩ kính, chúng đẳng kiền thành hương hoa đăng trà quả thực kiền tương bái hiến. Giáo hữu biến thực chân ngôn cẩn đương trì tụng:

An na nhật la ma ha ( 7 lần )

Nẳng mồ tát phạ đát tha nga đa phạ lồ chỉ đế. Án, tam bạt ra, tam bạc ra hồng. ( 7 lần )

Nẳng mồ tô rô bà da, đát tha nga đa, đát diệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. ( 7 lần )

Án, nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng( 7 lần )

Vô lượng nhân duyên nhất thiết cúng

Phổ thí pháp giới chư quần sinh

Nhược dĩ hương hoa phổ cúng dàng

Duy năng thành tựu Phật công đức

Nam mô phả cúng dàng bồ tát ma ha tát ( 3 lần )

– Thượng lai, hiến cúng dĩ kính, sở hữu sớ văn cẩn đương tuyên đọc:

Sớ cúng sao giải hạn ( quỳ đọc)

Trời cao vời vợi, biết bao ngôi tinh tú sáng soi,

Đất rộng mênh mông, thường lắm bậc thần linh cai quản.

Muốn cầu nguyện Cát Tinh quang giáng,

Lòng thiết tha làm lễ “diệt tội, tiêu tai”.

Mong Trung thiên Cửu diệu chiếu lâm,

Tâm thành khẩn thực thi “đảo kỳ, nhưng hạn”,

Cho tự thân vạn phần dũng mãnh,

Mà gia môn muôn vẻ cát tường,

Khiến đàn tràng phả lợi âm dương,

Đề chúng đẳng gội nhuần pháp vũ.

Duyên nay cầu đảo tại chùa/tư gia: ………………………….. Chúng con là ……………………………………………………….., bản mệnh sinh năm: …………………. (Canh Tý – 1960), hành canh: …………….. (52 tuổi), sao: ………………….. (Thái Dương), cự ngụ tại số nhà: …………, đường/phố: ……………………….., thôn/ấp/khu phố:……………….., xã/phường: ……………………………., huyện/quận/thành phố: ………………….., tỉnh/thành phố: ………………….., nước Việt Nam.

Hôm nay, chúng con thành tâm tu sửa lễ nghi, hiến cúng Xuân thiên, cúng dường chư Phật, chư Đại Bồ-tát, chư Thánh-Hiền chúng, tụng kinh sám hối, hành lễ cúng sao – giải hạn tiêu tai, kiền cầu chư Phật, chư Đại Bồ-tát, chư Hiền-Thánh tăng, các vị Thần Kỳ, các ngôi Tinh Tú, nhủ thương chứng giám, quang rạng chiếu soi, khiến gia môn vời Phước đón Lành, mà bản mệnh bình an, khang thái.

Nhờ Càn Khôn ân đức chở che,

Cậy nhật nguyệt chứng minh soi sáng,

Lễ nhương đảo được Cát Tinh quang giáng

Tâm nguyện cầu mà vận hạn băng tiêu,

Gội từ bi giám cách phúc duyên nhiều,

Ơn Thánh đức ngưỡng mong cứu độ khắp.

Nam mô tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai chư Phật, tôn Pháp, Hiền-Thánh tăng thường trú Tam Bảo kim liên tọa hạ.

Nam mô Sa-bà Giáo chủ Bản sư Thích-ca Mâu-ni Phật kim liên tọa hạ.

Nam mô Đông phương Giáo chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật kim liên tọa hạ.

Nam mô Đại từ Đại bi cứu khổ cứu nạn linh cảm Quán Thế Âm Bồ-tát hồng liên tọa hạ.

Nam mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát hồng liên tọa hạ.

Nam mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát hồng liên tọa hạ.

Nam mô Tam thừa đẳng giác, chư Đại Bồ-tát, Trung Thiên Tinh chúa, Bắc Cực Tử Vi Đại Đế Cửu diệu Tôn Linh vị tiền.

Đế cung sán lạn, ngọc bệ huy hoàng,

Nương Phật từ phả phóng hào quang,

Cậy Thánh đức rộng ban pháp vũ.

Hoặc gặp hạn Vân Hán, Thái Bạch, Thủy Diệu, âm dương cũng hỷ xả mà tuyên dương “đảo nhương đắc cát”.

Khiến gia đạo ngâm câu cộng Lạc,

Mà tự thân thường được khang ninh,

Trong quốc gia thịnh trị thái bình,

Ngoài thế giới khương ninh vĩnh khánh.

Lũ chúng con vô cùng cảm kích,

Nguyện xin chư Phật, chư Đại Bồ-tát,

Chư vị Tinh quân thùy từ giám cách tác đại chứng minh.

Sớ tuyên tại chùa/tư gia ………………………, ngày ……………., tháng …….., năm ……………..

Đệ tử chúng con thành tâm trăm lạy kính dâng sớ biểu

Thượng lai, văn sớ tuyên độc dĩ chu, phu tuyên đối Phật thánh dụng bằng hạ hoá ( đem sớ đi hóa/đốt)

( Tụng Bát nhã Tâm kinh )

Phục dĩ, Càn khôn tạo hoá, luân chuyển vô cùng, tứ thời xuân hạ thu đông, phân tứ hướng đông tây nam bắc. Thiên thời giáng ư hạn nhân thị sở, thụ khảm linh tư giả lễ đảo, cầu an bách bệnh, tiêu trừ thiên tai đốn tức, nguyện kỳ gia nội khương ninh, chư tai tận diệt dĩ thần tiền, tam thập lục ván, kim đối đàn tiền, kim đường thỉnh giải.

Thiên thời giáng tai chi ách

Kim đối đàn tiền, kim đương thỉnh giải

Thiên thời giáng bệnh binh chi ách

Thiên thời giáng thiên la chi ách

Thiên thời giáng chư trùng chi ách

Thiên thời giáng ngũ phương chi ách

Thiên thời giáng tam ati chi ách

Thiên thời giáng tứ hình chi ách

Thiên thời giáng bệnh phù chi ách

Thiên thời giáng hung thần chi ách

Thiên thời giáng oan gia chi ách

Thiên thời giáng thệ nguyện chi ách

Thiên thời giáng mệnh cùng chi ách

Thiên thời giáng tà ma chi ách

Thiên thời giáng ôn hoàng chi ách

Thiên thời giáng thất thường chi ách

Thiên thời giáng nội tả chi ách

Thiên thời giáng nội tả chi ách

Thiên thời giáng nội tả chi ách

Thiên thời giáng phục tử chi ách

Thiên thời giáng yêu tinh chi ách

Thiên thời giáng phạm âm chi ách

Thiên thời giáng tứ thời chi ách

Thiên thời giáng bỉ khinh chi ách

Hoặc ngộ các nhân chi ách

Hoặc ngộ bát giải chi ách

Hoặc ngộ âm dương chi ách

Hoặc ngộ thuỷ hoả chi ách

Hoặc ngộ trùng tang chi ách

Hoặc ngộ tổn thương chi ách

Hoặc ngộ tam thai chi ách

Hoặc ngộ bát quái chi ách

Hoặc ngộ cửu trùng chi ách

Hoặc ngộ trầm phù chi ách

Hoặc ngộ thổ tinh chi ách

Hoặc ngộ mệnh cùng chi ách

Thượng lai, lễ đảo giải tống tam tai công đức vô ngần, khể thủ hòa nam tam tôn thánh chúng.

* Cách cúng sao hạn theo tín ngưỡng dân gian

Về sao chiếu mạng có 9 vị tinh quân gồm :

1- Sao La Hầu, tên gọi Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân (Khẩu thiệt tinh). Sao xấu, kỵ tháng giêng, tháng bảy nhất nam giới.

Cúng sao vào canh hai, ngày 8 ÂL, lúc cúng viết sớ giấy màu vàng với 9 ngọn đèn mà khấn.

2- Sao Kế Đô, tên gọi Thiên Vĩ Cung Phân Kế Đô Tinh Quân (Hung Tinh). Kỵ tháng ba và tháng chín nhất là nữ giới, thuộc sao xấu.

Cúng vào lúc canh hai, ngày 18 ÂL, sớ màu vàng với 20 ngọn đèn.

3- Sao Thái Dươngm, có tên Nhựt Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân (Thái dương tinh) sao tốt vào tháng sáu, tháng mười, nhưng không hợp với nữ giới.

Cúng vào lúc canh hai, ngày 27, sớ màu vàng cùng với 12 ngọn đèn.

4- Sao Thái Âm, có tên Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân (Chủ dương tinh) sao tốt vào tháng chín nhưng kỵ tháng mười một cho cả nam lẫn nữ, tuy nhiên nữ giới không nên sinh trong năm có sao Thái Âm chiếu mạng.

Cúng vào canh một, ngày 26 sớ màu vàng cùng với 7 ngọn đèn.

5- Sao Mộc Đức, (Mộc tinh) có tên Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân (Triều ngươn tinh). Tốt vào tháng mười và tháng chạp. Nam giới hay bệnh về mắt, nữ giới bị bệnh về máu huyết.

Cúng vào ngày 25 lúc canh một, lập sớ màu xanh cúng với 20 ngọn đèn.

6- Sao Vân Hớn, (Hỏa tinh) có tên Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân (Tai tinh) xấu vào tháng hai và tháng tám.

Cúng vào lúc canh hai, ngày 29 viết sớ màu đỏ cúng với 15 ngọn đèn.

7- Sao Thổ Tú, (Thổ tinh) có tên Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân (Ách Tinh) sao xấu vào hai tháng tư, tháng tám.

Cúng sao vào ngày 19 lúc canh hai, sớ màu vàng với 5 ngọn đèn.

8- Sao Thái Bạch, (Kim tinh) có tên Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân (Triều dương tinh) sao này rất xấu, cần giữ gìn trong việc kinh doanh vào tháng năm và kỵ màu trắng quanh năm.

Cúng vào lúc canh một, ngày rằm sớ viết màu trắng với 8 ngọn đèn.

9- Sao Thủy Diệu, (Thủy tinh) có tên Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân (Phước lôc tinh) sao tốt nhưng cũng kỵ tháng tư và tháng tám.

Cúng vào lúc canh một, sớ màu đen với 7 ngọn đèn.

1- Hạn Huỳnh Tiền (Đại hạn) bệnh nặng, hao tài

2- Hạn Tam Kheo (Tiểu hạn) tay chân nhức mỏi

3- Hạn Ngũ Mộ (Tiểu hạn) hao tiền tốn của

4- Hạn Thiên Tinh (Xấu) bị thưa kiện, thị phi

5- Hạn Tán Tận (Đại hạn) tật bệnh, hao tài

6- Hạn Thiên La (Xấu) bị phá phách không yên

7- Hạn Địa Võng (Xấu) tai tiếng, coi chừng tù tội

8- Hạn Diêm Vương (Xấu) từ xa đem tin buồn

Khi cúng Sao Hạn đứng trước bàn thiên luôn vào ban đêm, day mặt nhìn về hướng chánh Tây để khấn vái.

Trong khấn vái, theo quan niệm mỗi năm có một ông hành khiển và một ông hành binh cai quản số mạng mỗi người qua Sao Hạn trong năm đó, coi việc thưởng phúc phạt ác qua cách hành xử mỗi người trong việc làm và sự an nguy.

Năm Mão này có thần Trịnh Vương hành khiển, và thầnThạch Tinh Liễu Tào hành binh.

Nên khi cúng cúng sao hạn ngoài vị Đương Niên Chi Thần trong Thập Nhị Chi Thần Hành Khiển (Mão Vương Chi Thần) nên xướng tên 2 vị thần Hành Binh – Hành Khiển nói trên cùng tên Sao Hạn.

(Dùng khấn giải sao hạn, lá sớ có màu sắc và nội dung tùy theo tên Sao Hạn mà ghi theo mẫu sau đây, vừa đọc vừa vái). Đốt ba cây nhang quỳ lạy ba cái rồi đọc :

(Thí dụ) : – Thiên Vĩ Cung Phân Kế Đô Tinh Quân (Sao Kế Đô chiếu mạng) – Địa Võng Tôn Thần chư vị (Hạn Địa Võng)

(Ai gặp sao hạn nào, đọc tên sao hạn đó như đã dẫn phần trên).

Đệ tử lòng thành đốt nén nhang,

Cầu xin Phật Thánh giải tai ương,

Giúp trong lê thứ đều khương hão,

Gia nội nhân nhân đắc kiết tường..

Lại lạy 3 cái,rồi khấn tiếp :

– Việt Nam quốc, tỉnh thành……. con đang ở tại ngôi gia số…… đường……… Quận………. (địa chỉ).

– Tín chủ chúng con tên là ……………. bản mệnh sinh năm……. (tuổi Can Chi) ……….. (mấy tuổi)

Năm nay vận gặp Tinh Quân Hạn Thần : (theo thí dụ) Thiên Vĩ Cung Phân Kế Đô Tinh Quân, Địa Võng Tôn Thần chư vị.

– Thành tâm thiết lễ xin giải hạn nhương tinh, Lòng thiền cúi lạy khả tấu khẩn cầu :

Trung Thiên Tinh Chủ Bắc Cực – Tử Vi Đại Đế Ngọc Hoàng Bệ Hạ. Đương Niên Hành Khiển Mão Vương Chi Thần.

Thiên Vĩ Cung Phân Kế Đô Tinh Quân – Địa Võng Tôn Thần chư vị.

Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh Liễu Tào hành binh chư vị.

– Các ngài đang cai quản mạng căn, xem xét vận hạn, từ bi lân mẫn, phổ tế phàm thai, ân cao đức cả, soi thấu lòng thành.

Cầu cha mẹ an sinh trường thọ,

Phật Thánh đồng gia hộ cháu con,

Trong nhà đều hạnh phúc tăng long.

Lớn nhỏ thảy đều an lạc.

Nguyện xin Tinh Quân – Hạn Thần, giải trừ họa tai, bệnh tật. Dứt tà hung, gặp điều lành.

Con lòng thành khấu đầu khẩn xin.

– Nam mô Tiêu tai Giáng kiết tường Bồ tát.

(Sau đó đọc tiếp Sớ cúng sao giải hạn trong bài Khoa cúng sao giải hạn)

1. Tuổi Thân, Tý, Thìn gặp năm Dần, Mão, Thìn thì có Tam Tai. Năm Dần là đầu Tam tai, năm Mão giữa Tam tai, năm Thìn cuối Tam Tai.

2. Tuổi Dần, Ngọ, Tuất gặp năm Thân, Dậu, Tuất thì có Tam Tai.

3. Tuổi Hợi, Mão, Mùi gặp năm Tỵ, Ngọ, Mùi có Tam Tai.

4. Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu gặp năm Hợi, Ty, Sửu có Tam Tai.

Cúng thần Tam Tai : cổ nhân thường căn cứ Tam Tai rơi vào năm nào, ứng với năm đó có một ông thần, và vào ngày nhất định hàng tháng, hướng nhất định tiến hành lễ dâng hương để giải trừ Tam Tai. Xem bảng sau đây:

Năm Tý: Ông Thần Địa Vong, cúng ngày 22, lạy về hướng Bắc

Năm Sửu: Ông Đại Hình, cúng ngày 14, lạy về hướng Đông Bắc

Năm Dần: Ông Thiên Hình, cúng ngày 15, lạy về hướng Đông Bắc.

Năm Mão: Ông Thiên Hình, cúng ngày 14, lạy hướng Đông

Năm Thìn: Ông Thiên Cướp, cúng ngày 13, lạy hướng Đông Nam.

Năm Tỵ: Ông Hắc Sát, cúng ngày 11, lạy hướng Đông Nam.

Năm Ngọ: Ông Âm Mưu, cúng ngày 20, lạy hướng Tây Nam

Năm Mùi: Ông Bạch Sát, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam.

Năm Thân: Ông Nhơn Hoàng, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam.

Năm Dậu: Ông Thiên Họa, cúng ngày 7, lạy hướng Tây.

Năm Tuất: Ông Địa Tai, cúng ngày 6, lạy về hướng Tây Bắc

Năm Hợi: Ông Địa Bại, cùng ngày 21, lạy về hướng Tây Bắc.

Trầu cau: 3 miếng, thuốc lá: 3 điếu, muối, gạo, rượu, vàng tiền, hoa, quả. Lấy một ít tóc rối của người có hạn Tam Tai, bỏ vào một ít tiền lẻ, gói chung lại với gạo, muối, còn tiền vàng thì hóa. Cúng tại ngã ba, ngã tư đường, vái tuổi và tên của mình, đem bỏ gói tiền có tóc và muối gạo đó ở giữa đường mà về thì hạn đỡ.

Sao Mộc Đức Là Gì? Hướng Dẫn Cách Cúng Sao Mộc Đức Tại Nhà

Sao Mộc Đức còn gọi là Tuế Tinh, một trong 9 đại hành tinh của hệ mặt trời. Dựa vào quy luật vận hành giữa các thiên thể xung quanh Mộc Tinh để tìm ra các năm kỵ với bản mệnh. Nên Cửu Diệu Pháp còn được gọi thành “Tuế Tinh Kỵ Niên Pháp”.

Nói cách khác Thái Tuế chính là Mộc Tinh, vì cứ 20 năm Mộc Tinh lại hoàn thành một chu kỳ, nên thời cổ đại gọi nó là Tuế Tinh, vừa là một hành tinh (ngôi sao) lại vừa là một trong những vị thần được sùng bái từ xa xưa.

Trong sách “Động Uyên Tập” cuộn 7 có ghi: “Đông Phương Mộc Đức Tinh Quân”, Mộc là tinh chất, con của Thương Đế. Ánh sáng chiếu 30 vạn dặm, rộng 100 dặm, 20 năm vận hành đủ một chu kỳ. Chân quân đội mũ sao cài Chu Sa, áo xanh thiên thanh thêu hạc thọ, cầm ngọc giản, bảo kiếm bạch ngọc hoàn bội. Ngài coi sóc cỏ cây, thảo mộc nhân gian, long sà quy lân thủy tộc, những chuyện mưa gió đời thường.

SAO MỘC ĐỨC TỐT HAY XẤU?

Mộc Tinh là cát tinh, cát vận. Gặp khó khăn mà không hoang mang thì chuyện gì cũng thành công. Người có tinh tú này tọa mệnh trong năm thì giống như đi qua sông mà gặp được thuyền, vạn sự tốt lành, như ý. Tuy nhiên, với người mới bắt đầu khởi nghiệp cần thận trọng, đề phòng thất bại. Có sao Mộc Đức chiếu mệnh, không nên quá tự phụ, kiêu ngạo, hãy khiêm tốn lắng nghe ý kiến mọi người xung quanh, đặc biệt là lãnh đạo hoặc tiền bối đi trước, gặp phải chuyện khó thì bình tĩnh tìm cách giải quyết.

Khi đang ở cát vận: may mắn trong công việc, có bạn bè mới, thăng quan tiến chức. Quý nhân trợ mệnh, hôn nhân hòa hợp. Tốt về mặt cưới hỏi, công việc bình an sinh tài sinh lợi. Người mệnh Kim hoặc mệnh Mộc gặp Mộc Đức Tinh thì sẽ gặp trở ngại ở tiền vận nhưng cuối năm lại thuận lợi, an toàn.

Khi ở hung vận: Đề phòng thương tật ở mắt. Gia trạch gặp bất hòa nhưng mọi người trong nhà đều bình an, không có gì đáng ngại.

Đặc tính của sao chiếu mệnh Mộc Đức có ghi trong đoạn thơ sau:

Mộc Đức tọa mệnh trong năm Tháng Mười, tháng Chạp tin mừng tới thăm Được người trợ giúp không ngừng Tiền bạc vay mượn, đem cho nhẹ nhàng Thanh Long chiếu mệnh vững vàng Có người chỉ bảo vượng đường làm ăn Ví như trời tối gặp trăng Cá kia vào nước làm ăn rõ đường Sao tốt Mộc Đức Thái Dương Nếu gặp hạn nặng chớ khinh thường, tất an

NĂM TUỔI SAO MỘC ĐỨC CHIẾU MẠNH

Nam giới: 09 – 18 – 27 – 36 – 45 – 54 -63 – 72 – 81 – 90 Nữ giới: 03 – 12 – 21 – 30 -39 – 48 -57 -66 – 75 – 84

Nhìn chung, sao Mộc Đức là sao tốt cho cả nam và nữ. Người được sao Mộc Đức chiếu mạng sẽ gặp được nhiều may mắn trong công việc, có bạn mới, được thăng quan tiến chức, gặp quý nhân giúp đỡ, hôn nhân hòa hợp. Phụ nữ có hạn huyết quang. Nam giới đề phòng bệnh mắt. Gia đạo có chút bất hòa nhưng nhân khẩu bình an, không đáng ngại.

Sao Mộc Đức tùy là sao tốt nhưng cũng có hạn xấu vì vậy mà trong lễ cúng sao mọi người cần vừa giải hạn, vừa nghinh sao để tiếp đón điều may và giải trừ vận xấu.

LỄ VẬT CÚNG SAO MỘC ĐỨC

20 ngọn đèn hoặc nến

Bài vị màu xanh của sao Mộc Đức

Mũ xanh

Đinh tiền vàng

Gạo, muối

Trầu cau

Hương hoa, trái cây, phẩm oản

Nước

Lưu ý: Tất cả đều màu xanh, nếu thứ gì khác màu dùng giấy xanh gói vào hoặc lót giấy xanh xuống dưới mâm rồi bày lễ lên trên.

CÁCH CÚNG SAO MỘC ĐỨC

Dùng một cây rìu (nếu có) chặn phía trên. Lấy vải che kín bài vị và rìu. Nhớ đặt đồ này đằng sau 3 nén hương đã dâng. Sau đó, mặt hướng về phía chính Đông tĩnh tọa (thiền) trong khoảng thời gian từ 19h đến 21h, qua 21h đem đốt bài vị là được.

VĂN KHẤN SAO MỘC ĐỨC

Hiện nay trên mạng internet có rất nhiều trang web chia sẻ các bài văn khấn cúng sao giải hạn nhưng không đầy đủ và chưa chính xác. Bạn đọc cần lưu ý:

Mặc dù cấu trúc của bài văn khấn giải hạn cho tất cả các sao đều giống nhau nhưng tên gọi của các sao khác nhau nên khi cúng các bạn phải đọc chính xác tên sao thì mới linh nghiệm.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế

Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân

Con kính lạy Đức Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân

Con hình lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân

Tín chủ (chúng) con là:………(đọc đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh) Hôm nay là ngày……… tháng……… năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (đọc địa chỉ nơi cúng)……… để làm lễ cung nghênh và giải hạn sao Thủy Diệu chiếu mệnh.

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự an lành, tránh mọi điều dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Tải về máy tính: van-khan-sao-moc-duc.docx

Lễ xong chờ hết tuần hương thì hoá sớ, bài vị và tiền vàng rồi vẩy rượu lên. Sau đó lấy muối gạo rắc bốn phương tám hướng.