Tại Sao Cúng Rằm Tháng Giêng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Tại Sao ‘Cúng Quanh Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng’?

Cập nhật: 21:50 19/02/2019

Dù bận rộn thế nào các gia đình cũng chuẩn bị cho lễ cúng rằm thật tươm tất. Ảnh: Nhà hàng Bể Cá

Tôi lập gia đình đã ngót nghét 15 năm. Chừng ấy năm đủ để tôi có kha khá kinh nghiệm chăm lo lễ, Tết cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng cứ sau mỗi dịp nghỉ Tết âm lịch hàng năm, chắc chắn mẹ tôi lại liên tục nhắc nhở “Dù bận rộn thế nào, cũng phải chuẩn bị cho lễ cúng rằm thật tươm tất, bởi lẽ “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”.

“Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, tại sao rằm tháng Giêng được người Việt coi trọng đến vậy? Tôi đi tìm và nhận được rất nhiều câu trả lời về ý nghĩa của ngày rằm đầu tiên trong năm này.

Theo cách lý giải của những người dân vùng chiêm trũng, nơi các dì, các cậu tôi sinh sống, tính theo nông lịch, rằm tháng Giêng là thời điểm khởi đầu cho một mùa vụ mới, rằm tháng Giêng được tổ chức linh đình, để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Rằm tháng Giêng còn là Tết muộn của nhiều gia đình

Với một người sống lâu năm tại làng Ngọc Hà (Hà Nội) như mẹ chồng tôi, bà giải thích, rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn. Khi xưa, nhiều gia đình khá giả tại Hà Nội còn có kéo dài ngày xuân bằng cách chơi hoa đào nở muộn, hoa lê rừng…, nên rằm tháng Giêng, còn được coi như Tết muộn, để con cháu quây quần, sum họp, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

Đem thắc mắc với một cô bạn là Phật tử, tôi được cô ấy cho biết thêm, những người theo đạo Phật thì luôn tâm niệm: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, bởi tháng Giêng là tháng nhiều đền, chùa khắp mọi miền đất nước tổ chức các lễ hội cầu cho năm mới may mắn, bình an. Vào ngày rằm tháng Giêng, lên chùa, lễ Phật để cả năm được vẹn tròn.

Rằm tháng Giêng không chỉ quan trọng trong suy nghĩ, trong quan niệm truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà trong cả các nghiên cứu về văn hóa dân tộc. Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết, người Việt coi trọng cái ban đầu, nên không chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng. Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu là một Tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ nguyên (là rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10). Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa là Tết hướng thiên cầu phúc, cầu một năm mới bình an, may mắn cho cả gia đình.

Dù có hiểu, có giải thích theo cách nào, rằm tháng Giêng vẫn là một ngày lễ quan trọng, là dịp các gia đình dù có bận rộn đến đâu cũng sắp xếp mâm cúng tươm tất, trọn vẹn nhất để dâng cúng tổ tiên và cả gia đình cùng nhau sum họp.

Rằm tháng Giêng, cúng sao cho đúng?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng Rằm tháng Giêng là nơi để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ gia đình được an lành, may mắn, công việc thuận buồm xuôi gió.

Lễ cúng rằm tháng Giêng được tổ chức vào ngày chính rằm – 15 tháng Giêng là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện gia đình, có thể cúng sớm rằm sớm hơn.

Lễ cúng rằm tháng Giêng thường bao gồm mâm cỗ chay để cúng Phật và mâm cỗ mặn để cúng gia tiên.

Tùy theo phong tục của từng địa phương và từng gia đình, lễ cúng rằm tháng Giêng có thể khác nhau, nhưng trong mâm cỗ chay thường có các món như hoa tươi, trái cây, xôi, chè, bánh trôi nước và một số món ăn chay như xào thập cẩm, giò chay, nem chay… Các món ăn mâm cỗ chay thường được chú trọng hài hòa, cân bằng về màu sắc, tượng trưng cho ngũ hành.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên theo chuẩn của người Hà Nội xưa sẽ được chuẩn bị gồm 10 món, với 4 bát (gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc) và 6 đĩa (bao gồm thịt gà trống hoặc thịt luộc, giò (hoặc chả), nem, món xào, dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng), nước chấm.

Cuộc sống ngày càng bận rộn, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng có nhiều thay đổi, tùy theo điều kiện của từng gia đình. Nếu thành tâm hướng đến tổ tiên, ông bà, thì dù bạn biện đủ mâm cao cỗ đầy hay chỉ thanh bông hoa quả, bạn cũng có một lễ cúng rằm tháng Giêng thật ý nghĩa để khởi đầu một năm mới hanh thông, may mắn.

Theo chúng tôi

Tại Sao Phải Cúng Rằm Tháng 7? Lễ Cúng Rằm Tháng 7 Có Những Gì?

Tháng 7 – tháng cô hồn, đây là tháng ma quỷ hoạt động mạnh nhất khi mà diêm vương sẽ mở cửa địa phủ cho người đã mất hay quỷ đói sẽ quay lại dương gian.

Tháng 7 – tháng cô hồn, đây là tháng ma quỷ hoạt động mạnh nhất khi mà diễm vương sẽ mở cửa địa phủ cho người đã mất hay quỷ đói sẽ quay lại dương gian. Đây được coi là tháng xui xẻo nhất trong năm, vào khoảng thời gian này người ta sẽ thường làm lễ cúng để quỷ đói không vào nhà quấy nhiễu. Vậy tại sao nên cúng rằm tháng 7? Lễ cúng rằm tháng 7 cần có những gì?

Tại sao nên cúng rằm tháng 7

Người Việt tin rằng còn người có 2 phần đó là hồn và xác, khi con người mất đi thì phần hồn sẽ đầu thai chuyển kiếp hoặc phải vào địa ngục làm quỷ đói. Trong tín ngưỡng của người Việt thì rằm tháng 7 âm lịch khác với các tháng khác do tháng này được gọi là tháng xóa tội vong nhân đồng thời cũng là tháng diễ ra lễ Vu Lan – lễ báo hiếu. Chính vì vậy mà vào ngày này hàng năm người Việt thường làm lễ cũng cô hồn nhằm cầu bình an cho gia đình, xua đi những vận xui xẻo. Thời gian làm lễ cúng sẽ là từ ngày mùng 2 đến ngày 14 âm lịch, nếu lễ cúng được tổ chức vào 2 ngày mùng 2 và 14 thì càng tốt.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Đối với mâm cúng phật thì các bạn nên sắp đồ cúng chay.

Xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi vò

Gà chay

Nem chay

Giò chay

Đậu đũa luộc

Canh rau củ chay

Nộm chay

Gà luộc

Xôi trắng

Giò

Chả quế

Miến nấu

Canh sườn bí đao

1 đĩa muối gạo

Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

Mâm ngũ quả 5 màu

12 viên đường thẻ

Quần áo chúng sinh

Bỏng, bánh kẹo

Tiền vàng

Nước 3 ly, nhang 3 cây và 2 ngọn nến nhỏ

Văn khấn rằm tháng 7

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm Kỷ Sửu

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vì vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cập nhật lần cuối: 25/08/2020 08:58:52 SA

Tại Sao Mình Hay Cúng Rằm , Mùng Một

Phong tục cúng rằm và mồng một (hay tập tục cúng sóc vọng) là do ảnh hưởng của ba nguồn tôn giáo Nho, Lão, Phật dung hợp mà ra. Theo truyền thống của Nho giáo và Lão giáo, ngày Sóc và ngày Vọng là ngày Thiên Địa khai thông, nghĩa là tất cả những chướng ngại giữa ba cõi Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân không còn, nên trời đất sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ cảm thông với lòng thành của con cháu qua lễ vật cúng dường, và quỉ ma ám chướng sẽ không tác hại ai. Còn đối với Phật giáo, hai ngày Sóc Vọng là ngày Trường tịnh hay ngày thanh tịnh nhất nên các hàng tu sĩ thì làm lễ Bồ Tát để tự kiểm điểm mình có giữ giới luật không, còn các phật tử thì làm lễ Sám hối cầu nguyện bỏ dữ làm lành. Do đó, phần lớn Phật tử thuần thành có tục ăn chay tối thiểu vào hai ngày này.

Nếu tra cứu kỹ trong tiểu sử của đời Phật Thích Ca, người ta thấy ngày rằm là một ngày quan trọng đối với Ngài:

Ngài đản sinh vào ngày rằm tháng Tư là ngày trọng đại nhất. Và qua bốn lần đi du lãm ngoại thành đến vườn Thượng uyển, mỗi lần cách nhau ba tháng, để chứng kiến những cảnh làm động tâm ngài mà xuất gia đều trúng vào ngày rằm: lần 1: vào ngày rẳm tháng 6 thì thấy người già ; lần 2: vào ngày rằm tháng 10, nhìn thấy người bệnh; lần 3: vào ngày rẳm tháng 2, nhìn thấy người chết; lần 4: vào ngày rẳm tháng 6, nhìn thấy một bậc xuất gia.

Theo lịch trình nghi lễ Phật giáo thì trong 12 ngày Vọng thì có năm ngày rằm quan trọng: Rằm tháng giêng: Lể Cầu phúc, cầu an, hành hương. Rằm tháng hai: Lễ Phật nhập Niết bàn Rằm tháng tư: Lễ Phật Đản Rằm tháng bẩy: Lễ Vu Lan Rằm tháng mười: Lễ Cúng rằm hạ nguyên.

Khi cúng sóc vọng, bốn lễ phẩm cúng dường chính cho bàn thờ là: hương, đăng, hoa, quả. Về đốt hương, thì tục này du nhập từ Ấn độ vào Trung Hoa vào đời Hán Vũ Đế qua tục thờ tượng vàng của vua Hung Nô. Loại hương dùng gọi là giáng hương thì mới mời triệu được thần linh. Còn về đèn, thì nền văn minh Ấn có tục thờ lửa nên xem đèn như một nghi thức tối cần, vả lại đèn đuốc là một nhu cầu cho sự cúng dường về đêm. Tục cúng phẩm xôi chè và hoa quả là một nét thăng hoa văn hoá về ẩm thực vì đó là thành phẩm của nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền của dân Việt. Những hồi kinh tụng niệm, những tiếng mõ, tiếng chuông qua hương khói và ánh nến lung linh là những lời mời gọi huyền diệu tìm về nơi Phật Pháp cho một triết lý cứu khổ trong cõi vô thường.

Nếu câu trả lời dừng lại ở trên, chắc chắn độc giả chưa hài lòng vì những giải đáp đơn giản như vậy. Ở đây, xin đưa ra cách giải thích khác, đó là cách lý giải dựa theo nhịp sinh học của vũ trụ. Cách lý giải này, cách đây khoảng 5 năm, có một bài viết ngắn đăng trên Bán nguyệt san Giác Ngộ cũng đặt vấn đề tại sao Phật tử phải đi chùa vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch? Tác giả bài báo đó cũng trình bày vài điểm khá độc đáo do dựa theo chu kỳ của vũ trụ.

Cũng cần nên lưu ý, Đức Phật đặt căn bản giáo lý của Ngài trên nền tảng của tu tập đạo đức, tu tập tâm thức và hướng đến giải thoát, giác ngộ tối thượng, chứ không hướng mục đích giáo pháp của Ngài đến những vấn đề triết lý siêu hình hay giải thích về những hiện tượng đa phức của vũ trụ. Nhưng những khoa học gia phương Tây ngày nay và các Thần y lừng danh Trung Hoa đã khám phá ra rằng tất cả những gì Đức Phật giảng dạy cho đệ tử Ngài đặc biệt về ăn, uống, ngủ nghỉ, các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm không những phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay mà còn đi trước những thành tựu khoa học và khoa học còn phải tiếp tục khám phá nhiều hơn nữa mới hy vọng bắt kịp với hệ thống triết học nhân sinh của Phật giáo.

Đức Phật dạy, con người do các duyên mà thành, thế giới vạn hữu này cũng do các duyên mà thành, tất cả đều cộng trụ tương sanh và tương diệt. Sự hiện hữu của cái này cũng là sự hiện hữu của cái kia, sự vắng mặt của cái này cũng là sự vắng mặt của cái khác, đây là định lý duyên khởi pháp. Mọi sự vật hiện tượng đều tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.

Các nhà đại thần y Trung Hoa xa xưa đã đưa ra lý thuyết sự vận hành các nhâm mạch của con người cũng như sự vận hành 4 mùa của Trời Đất (Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn) để vận dụng trong cách trị liệu của mình và khuyên con người nên sống đúng theo vận hành trời đất để tăng thêm tuổi thọ và làm đẹp cuộc đời. Ngày nay các nhà y khoa phương Tây đã tính ra được nhịp sinh học của mỗi người, vào giờ nào con người có thể hưng phấn nhất trong một ngày, tương tự giờ nào có thể xuất hiện những âm tính như quạu, cáu, gắt, khó chịu, buồn, giận, v.v… nhiều nhất.

Tương tự, nhịp sinh học của trái đất, của mặt trăng và mặt trời, nói chung là các thiên thể cũng có những chu kỳ nhất định. Hiện tượng trăng tròn và trăng khuyết có ảnh hưởng đến thuỷ triều và các con nước ròng của các con sông và ngay cả những sóng ngầm dưới lòng đất. Không những các hành tinh xa lắc xa lơ đó tác động mạnh đến các yếu tố môi trường chung quanh của con người mà ngay cả chi phối, điều động cả con người. Ta có thể lấy một ví dụ bệnh phong cùi, hen, suyễn, đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các biến động trời đất, như trăng tròn và khuyết và sự thay đổi bốn mùa! Cho nên triết học vũ trụ quan của người Trung Hoa rất nhấn mạnh mối liên hệ hỗ tương giữa các Thiên thể, hành tinh của chúng ta và con người (thiên địa nhân tương ứng).

Theo các nhà thống kê về tội phạm và tai nạn giao thông (rất tiếc là không có con số và thông tin cụ thể ở đây!), phần lớn các tội phạm và tai nạn thường xảy ra nhiều nhất vào những ngày đầu tháng, cuối tháng và những ngày trăng tròn. Nếu chúng ta quan sát kỹ thì chính dòng máu của chính bản thân của ta cũng bị chi phối bởi mặt trăng tròn và khuyết và những tánh tình kỳ cục nhất thường xảy ra vào những ngày ấy.

Do đó, thật là kỳ diệu, các vị Thánh triết thời cổ đại đã chọn những ngày như vậy để khuyên mọi người nên tu nhân tích đức. Truyền thống Phật giáo hay tổ chức lễ hội vào ngày đầu tháng và ngày rằm và khuyên mọi người nên ăn chay để tránh được tối đa những hội chứng tâm lý bất thiện có thể phát sinh.

Để hiểu triệt để những vấn đề huyền bí trên, chúng ta không thể giới hạn trong những tác phẩm thuộc Ấn Độ học mà phải mò mẫm trong các tác phẩm cổ điển Trung Hoa về y dược và Dịch học cũng như những phát minh của khoa học về mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người. Nhưng vấn đề khó ở đây, muốn hiểu triệt để những vấn đề trên, đòi hỏi người nghiên cứu phải có vốn ngôn ngữ và chuyên ngành về lãnh vực đó, mới hy vọng có thể hiểu vấn đề kha khá được.

Một trong số tài liệu tham khảo tổng quát bằng tiếng Việt về các vấn đề huyền bí của vũ trụ, ngày giờ, tương sinh tương khắc và nhiều thông tin trên cơ sở đó có thể đưa ra kết luận được đó là bài khảo cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Điệp, cũng là thư ký biên soạn cuốn gần như bách khoa: Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới (Hà Nội, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin, 1996, từ trang 520 đến 529). Thầy trích lại những đoạn khá độc đáo sau:

Trong vũ trụ, mặt trời cùng với môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình tới tất cả những gì trên Trái đất, Mặt trăng, một vật thể gần Trái đất nhất, cũng gây ảnh hưởng tới Trái đất. Mọi sinh vật và cả những đồ vật vô tri vô giác đều hưởng ứng với nó và thay đổi cùng với nó. Các con sông thay đổi theo dòng cùng ánh sáng Mặt trăng, các đại dương thay đổi các đợt sóng triều theo sự mọc và lặn của Mặt trăng. Các đợt triều lên không chỉ bao gồm nước của biển và đại dương mà còn cả lớp không khí của Trái đất, và lớp vỏ cứng (mặt đất) cũng có hiện tượng triều lên -xuống, hiện tượng triều lên xuống cũng diễn ra ngay trong sinh thể của con người và tất cả sinh vật nói chung.

Các nhà vật lý, y – sinh học và nhiều ngành khoa học đã phát hiện ngày một nhiều những nhịp điệu có chu kỳ khác nhau diễn ra trong cơ thể của con người: chu kỳ ngắn nhất có thể từ vài phần giây đến vài giây, như tần số của những dòng điện sinh học, nhịp tim, nhịp thở, nhu động đường ruột, sóng điện não (chừng xấp xỉ một giây). Nhưng nhịp điệu này có thể thay đổi theo thời gian trong ngày, theo thời tiết và môi trường. Có chu kỳ kéo dài từ vài chục phút tới vài giờ, như chức năng cua thận, của máu, và hoạt động trí óc…

Dưới tác dụng sức hút của Mặt trăng, trong con người cũng diến ra thủy triều học . Sự i-on hoá của khí quyển, hoặc sự biến động về từ trường của Trái đất đều lệ thuộc vào các pha của mặt trăng. Theo các quan sát này, đối chiếu với số thống kê cho thấy, con số các rối loạn về tâm lý, trạng thái sinh lý mạnh mẽ đều tăng vọt vào đầu tuần trăng và giữa tuần trăng trong khi những biểu hiện về trạng thái thần kinh não, tim mạch lại chịu tác động mạnh mẽ với vòng quay (chu kỳ) của Mặt trời, và xuất hiện những tai biến đối với con người, xã hội cũng gia tăng khác thường.

Như vậy, nhịp sinh học trên Trái đất nói chung, nhịp điệu sinh học của con người nói riêng có nguồn gốc từ nhịp điệu của vũ trụ, những ảnh hưởng của Mặt trời và Mặt trăng là yếu tố chính, chủ yếu, trực tiếp.

Có thể nói con người và vũ trụ tuy hai nhưng mà một, tuy là một nhưng vẫn là hai. Đó là định lý thuận – nghịch, là mối quan hệ sinh biến tương đồng với nhịp điệu vũ trụ. Ít có nhịp điệu nào của vũ trụ bỏ qua con người và đời người. Phải chăng khoa học đương thời đã gặp lại những trí tuệ mà một thời từng huy hoàng ở phương Đông?

Cúng Giải Hạn Rằm Tháng Giêng Cần Chuẩn Bị Những Gì? Văn Khấn Thế Nào

1. Phong tục cúng giải hạn rằm tháng giêng

Thực ra, theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu về văn hóa thì việc cúng sao rằm tháng giêng có nguồn gốc từ quan niệm trong Đạo giáo của đất nước Trung Quốc. Thông thường, mọi người sẽ biết là có 9 ngôi sao. Trong đó, 4 ngôi sao tốt là Mộc Đức (ngày 25 hàng tháng), Thái Dương (ngày 27 hàng tháng), Thủy Diệu (ngày 21 hàng tháng), Thái Âm (ngày 26 hàng tháng) còn 5 ngôi sao xấu mang tên Vân Hán (ngày 29 hàng tháng), Thái Bạch (ngày 15 hàng tháng), La Hầu (ngày 8 hàng tháng), Kế Đô (ngày 18 hàng tháng), Thổ Tú (ngày 19 hàng tháng) sẽ chiếu mệnh vào con người theo chu kỳ. Mỗi năm chiếu mạng vào tuổi của từng người và sau 9 năm sẽ trở lại như ban đầu.

Nhất là để cúng sao giải hạn đúng cách thì nên lựa chọn vào rằm tháng giêng, khi mà có ngôi sao Thái Bạch giáng trần – được mệnh danh là xấu nhất trong tất cả 9 ngôi sao. Người nào bị sao Thái Bạch chiếu sẽ gặp hạn về tiền tài, tình cảm, sự nghiệp, không thể làm ăn lớn được… Do đó, cần làm lễ cúng giải hạn để hóa giải được mọi kiếp tai ương.

Nhiều người không hiểu lại cho rằng, dâng sao giải hạn như vậy là một trong những hoạt động mê tín dị đoan. Nhưng thực chất không phải, bởi đó chính là hình thức giúp con người cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái và luôn luôn bình tĩnh, cẩn thận để giải trừ được các vận hạn sẽ tới. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên quá tin tưởng vào việc cúng sao giải hạn dịp rằm tháng giêng này để rồi cứ trông chờ có phép màu đến với mình mà không lo tìm cách giải quyết ổn thỏa nhất.

2. Cúng sao giải hạn cần chuẩn bị những gì

Nhiều người vẫn còn cứ lúng túng hoặc không biết cúng giải hạn rằm tháng giêng thì nên chuẩn bị những lễ vật gồm những gì cho đủ đầy và đúng. Thông thường, lễ vật sẽ gồm có:

Phía trên là những món lễ vật để trả lời cho việc cúng sao giải hạn cần chuẩn bị những gì? Ngoài ra còn có bài vị cúng sao giải hạn, tức là viết thông tin của người cần giải hạn trên giấy tương ứng với màu sắc của từng sao rồi dán lên chiếc que và cắm vào bát gạo, đặt ở phía trong cùng của bàn lễ.

Trong quá trình dâng sao giải hạn, mọi người cũng cần lưu ý một số điều như sau:

Nên cúng vào ngày rằm tháng giêng

Bàn thờ chắc chắn đúng kích thước có thể đặt trên sân thượng hoặc trước sân nhà mình.

Sau khi cúng lễ xong, nhớ hóa cả bài vị, văn khấn, tiền vàng…

Dường như ai cũng đã hiểu và biết rõ được ý nghĩa của việc dâng sao giải hạn. Còn nếu mọi người vẫn còn băn khoăn không biết cúng giải hạn rằm tháng giêng nên tham khảo bài văn khấn sau:

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm……………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sáng lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.