Tại Sao Cúng Chuối Xanh / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Vì Sao Người Chết Phải Để Nải Chuối Xanh Lên Bụng

Những nghi thức trong cưới hỏi, ma chay thường bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và được lan truyền từ đời này sang đời khác.

Vậy, theo tín ngưỡng dân gian thì vì sao người chết phải để nải chuối xanh lên bụng?

Có một câu chuyện cổ tích xưa kể lại rằng: 1 chàng trai sống chung với người mẹ già. Vào một ngày nọ, chàng trai lên rừng đốn và bất ngờ thấy 1 cây chuối già xanh gần chín nên đã chặt đem về nhà để chín đem đi bán và ăn. Thế là chàng trai đã chặt buồng chuối này đem về nhà. Khi về nhà, nhưng anh chàng lại không biết phải để ở đâu, bởi lo sợ rằng, mẹ già ở nhà đói bụng sẽ đem ra ăn hết. Vì vậy, anh chàng mới nghĩ ra một cách là phải treo buồng chuối này lên cao để bảo quản. Ngày hôm sau, chàng trai lại lên rừng đốn củi, người mẹ ở nhà chờ con như mãi không thấy con về, bởi vì đói mà trong nhà không có gì để ăn, chợt bà thấy nải chuối treo trên nhà bếp đã chín, nên bà tìm cách trèo lên để lấy chuối xuống ăn, không ngờ bà bị trượt chân và ngã chết. Khi chàng trai về đến nhà thì gọi Mẹ ơi! …nhưng lại không thấy ai trả lời, khi vào nhà anh chàng mới biết mẹ mình vì muốn lấy chuối ăn mà bị ngã chết, nên chàng trai mới trách mình là tại mình mà mẹ mới chết. Đến khi chôn cất mẹ, bởi trong nhà không có gì để ăn, chỉ còn buồng chuối, chàng ta bền cắt lấy nải chuối còn xanh và để lên trên bụng mẹ mình, vì anh cho rằng mẹ mình đói bụng mà không ăn được nên bằng cách để trên bụng mẹ mình.

Theo quan niệm của ông cha ta xưa kia thì người chết hay ăn chuối để đỡ đói. Vì có người nói đi về tối không được nên họ thường ăn chuối cho đỡ đói nếu ở nhà cúng cơm trễ.

Tóm lại, vì sao người chết phải để nải chuối xanh lên bụng? Theo tín ngưỡng dân gian đó là vì để người chết để đỡ đói, để tránh trường hợp bị linh miêu chảy qua biến thành quỷ nhập tràng. Và chuối là một vật không thể thiếu trong bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ tết.

Tại Sao Mình Hay Cúng Rằm , Mùng Một

Phong tục cúng rằm và mồng một (hay tập tục cúng sóc vọng) là do ảnh hưởng của ba nguồn tôn giáo Nho, Lão, Phật dung hợp mà ra. Theo truyền thống của Nho giáo và Lão giáo, ngày Sóc và ngày Vọng là ngày Thiên Địa khai thông, nghĩa là tất cả những chướng ngại giữa ba cõi Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân không còn, nên trời đất sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ cảm thông với lòng thành của con cháu qua lễ vật cúng dường, và quỉ ma ám chướng sẽ không tác hại ai. Còn đối với Phật giáo, hai ngày Sóc Vọng là ngày Trường tịnh hay ngày thanh tịnh nhất nên các hàng tu sĩ thì làm lễ Bồ Tát để tự kiểm điểm mình có giữ giới luật không, còn các phật tử thì làm lễ Sám hối cầu nguyện bỏ dữ làm lành. Do đó, phần lớn Phật tử thuần thành có tục ăn chay tối thiểu vào hai ngày này.

Nếu tra cứu kỹ trong tiểu sử của đời Phật Thích Ca, người ta thấy ngày rằm là một ngày quan trọng đối với Ngài:

Ngài đản sinh vào ngày rằm tháng Tư là ngày trọng đại nhất. Và qua bốn lần đi du lãm ngoại thành đến vườn Thượng uyển, mỗi lần cách nhau ba tháng, để chứng kiến những cảnh làm động tâm ngài mà xuất gia đều trúng vào ngày rằm: lần 1: vào ngày rẳm tháng 6 thì thấy người già ; lần 2: vào ngày rằm tháng 10, nhìn thấy người bệnh; lần 3: vào ngày rẳm tháng 2, nhìn thấy người chết; lần 4: vào ngày rẳm tháng 6, nhìn thấy một bậc xuất gia.

Theo lịch trình nghi lễ Phật giáo thì trong 12 ngày Vọng thì có năm ngày rằm quan trọng: Rằm tháng giêng: Lể Cầu phúc, cầu an, hành hương. Rằm tháng hai: Lễ Phật nhập Niết bàn Rằm tháng tư: Lễ Phật Đản Rằm tháng bẩy: Lễ Vu Lan Rằm tháng mười: Lễ Cúng rằm hạ nguyên.

Khi cúng sóc vọng, bốn lễ phẩm cúng dường chính cho bàn thờ là: hương, đăng, hoa, quả. Về đốt hương, thì tục này du nhập từ Ấn độ vào Trung Hoa vào đời Hán Vũ Đế qua tục thờ tượng vàng của vua Hung Nô. Loại hương dùng gọi là giáng hương thì mới mời triệu được thần linh. Còn về đèn, thì nền văn minh Ấn có tục thờ lửa nên xem đèn như một nghi thức tối cần, vả lại đèn đuốc là một nhu cầu cho sự cúng dường về đêm. Tục cúng phẩm xôi chè và hoa quả là một nét thăng hoa văn hoá về ẩm thực vì đó là thành phẩm của nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền của dân Việt. Những hồi kinh tụng niệm, những tiếng mõ, tiếng chuông qua hương khói và ánh nến lung linh là những lời mời gọi huyền diệu tìm về nơi Phật Pháp cho một triết lý cứu khổ trong cõi vô thường.

Nếu câu trả lời dừng lại ở trên, chắc chắn độc giả chưa hài lòng vì những giải đáp đơn giản như vậy. Ở đây, xin đưa ra cách giải thích khác, đó là cách lý giải dựa theo nhịp sinh học của vũ trụ. Cách lý giải này, cách đây khoảng 5 năm, có một bài viết ngắn đăng trên Bán nguyệt san Giác Ngộ cũng đặt vấn đề tại sao Phật tử phải đi chùa vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch? Tác giả bài báo đó cũng trình bày vài điểm khá độc đáo do dựa theo chu kỳ của vũ trụ.

Cũng cần nên lưu ý, Đức Phật đặt căn bản giáo lý của Ngài trên nền tảng của tu tập đạo đức, tu tập tâm thức và hướng đến giải thoát, giác ngộ tối thượng, chứ không hướng mục đích giáo pháp của Ngài đến những vấn đề triết lý siêu hình hay giải thích về những hiện tượng đa phức của vũ trụ. Nhưng những khoa học gia phương Tây ngày nay và các Thần y lừng danh Trung Hoa đã khám phá ra rằng tất cả những gì Đức Phật giảng dạy cho đệ tử Ngài đặc biệt về ăn, uống, ngủ nghỉ, các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm không những phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay mà còn đi trước những thành tựu khoa học và khoa học còn phải tiếp tục khám phá nhiều hơn nữa mới hy vọng bắt kịp với hệ thống triết học nhân sinh của Phật giáo.

Đức Phật dạy, con người do các duyên mà thành, thế giới vạn hữu này cũng do các duyên mà thành, tất cả đều cộng trụ tương sanh và tương diệt. Sự hiện hữu của cái này cũng là sự hiện hữu của cái kia, sự vắng mặt của cái này cũng là sự vắng mặt của cái khác, đây là định lý duyên khởi pháp. Mọi sự vật hiện tượng đều tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.

Các nhà đại thần y Trung Hoa xa xưa đã đưa ra lý thuyết sự vận hành các nhâm mạch của con người cũng như sự vận hành 4 mùa của Trời Đất (Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn) để vận dụng trong cách trị liệu của mình và khuyên con người nên sống đúng theo vận hành trời đất để tăng thêm tuổi thọ và làm đẹp cuộc đời. Ngày nay các nhà y khoa phương Tây đã tính ra được nhịp sinh học của mỗi người, vào giờ nào con người có thể hưng phấn nhất trong một ngày, tương tự giờ nào có thể xuất hiện những âm tính như quạu, cáu, gắt, khó chịu, buồn, giận, v.v… nhiều nhất.

Tương tự, nhịp sinh học của trái đất, của mặt trăng và mặt trời, nói chung là các thiên thể cũng có những chu kỳ nhất định. Hiện tượng trăng tròn và trăng khuyết có ảnh hưởng đến thuỷ triều và các con nước ròng của các con sông và ngay cả những sóng ngầm dưới lòng đất. Không những các hành tinh xa lắc xa lơ đó tác động mạnh đến các yếu tố môi trường chung quanh của con người mà ngay cả chi phối, điều động cả con người. Ta có thể lấy một ví dụ bệnh phong cùi, hen, suyễn, đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các biến động trời đất, như trăng tròn và khuyết và sự thay đổi bốn mùa! Cho nên triết học vũ trụ quan của người Trung Hoa rất nhấn mạnh mối liên hệ hỗ tương giữa các Thiên thể, hành tinh của chúng ta và con người (thiên địa nhân tương ứng).

Theo các nhà thống kê về tội phạm và tai nạn giao thông (rất tiếc là không có con số và thông tin cụ thể ở đây!), phần lớn các tội phạm và tai nạn thường xảy ra nhiều nhất vào những ngày đầu tháng, cuối tháng và những ngày trăng tròn. Nếu chúng ta quan sát kỹ thì chính dòng máu của chính bản thân của ta cũng bị chi phối bởi mặt trăng tròn và khuyết và những tánh tình kỳ cục nhất thường xảy ra vào những ngày ấy.

Do đó, thật là kỳ diệu, các vị Thánh triết thời cổ đại đã chọn những ngày như vậy để khuyên mọi người nên tu nhân tích đức. Truyền thống Phật giáo hay tổ chức lễ hội vào ngày đầu tháng và ngày rằm và khuyên mọi người nên ăn chay để tránh được tối đa những hội chứng tâm lý bất thiện có thể phát sinh.

Để hiểu triệt để những vấn đề huyền bí trên, chúng ta không thể giới hạn trong những tác phẩm thuộc Ấn Độ học mà phải mò mẫm trong các tác phẩm cổ điển Trung Hoa về y dược và Dịch học cũng như những phát minh của khoa học về mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người. Nhưng vấn đề khó ở đây, muốn hiểu triệt để những vấn đề trên, đòi hỏi người nghiên cứu phải có vốn ngôn ngữ và chuyên ngành về lãnh vực đó, mới hy vọng có thể hiểu vấn đề kha khá được.

Một trong số tài liệu tham khảo tổng quát bằng tiếng Việt về các vấn đề huyền bí của vũ trụ, ngày giờ, tương sinh tương khắc và nhiều thông tin trên cơ sở đó có thể đưa ra kết luận được đó là bài khảo cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Điệp, cũng là thư ký biên soạn cuốn gần như bách khoa: Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới (Hà Nội, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin, 1996, từ trang 520 đến 529). Thầy trích lại những đoạn khá độc đáo sau:

Trong vũ trụ, mặt trời cùng với môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình tới tất cả những gì trên Trái đất, Mặt trăng, một vật thể gần Trái đất nhất, cũng gây ảnh hưởng tới Trái đất. Mọi sinh vật và cả những đồ vật vô tri vô giác đều hưởng ứng với nó và thay đổi cùng với nó. Các con sông thay đổi theo dòng cùng ánh sáng Mặt trăng, các đại dương thay đổi các đợt sóng triều theo sự mọc và lặn của Mặt trăng. Các đợt triều lên không chỉ bao gồm nước của biển và đại dương mà còn cả lớp không khí của Trái đất, và lớp vỏ cứng (mặt đất) cũng có hiện tượng triều lên -xuống, hiện tượng triều lên xuống cũng diễn ra ngay trong sinh thể của con người và tất cả sinh vật nói chung.

Các nhà vật lý, y – sinh học và nhiều ngành khoa học đã phát hiện ngày một nhiều những nhịp điệu có chu kỳ khác nhau diễn ra trong cơ thể của con người: chu kỳ ngắn nhất có thể từ vài phần giây đến vài giây, như tần số của những dòng điện sinh học, nhịp tim, nhịp thở, nhu động đường ruột, sóng điện não (chừng xấp xỉ một giây). Nhưng nhịp điệu này có thể thay đổi theo thời gian trong ngày, theo thời tiết và môi trường. Có chu kỳ kéo dài từ vài chục phút tới vài giờ, như chức năng cua thận, của máu, và hoạt động trí óc…

Dưới tác dụng sức hút của Mặt trăng, trong con người cũng diến ra thủy triều học . Sự i-on hoá của khí quyển, hoặc sự biến động về từ trường của Trái đất đều lệ thuộc vào các pha của mặt trăng. Theo các quan sát này, đối chiếu với số thống kê cho thấy, con số các rối loạn về tâm lý, trạng thái sinh lý mạnh mẽ đều tăng vọt vào đầu tuần trăng và giữa tuần trăng trong khi những biểu hiện về trạng thái thần kinh não, tim mạch lại chịu tác động mạnh mẽ với vòng quay (chu kỳ) của Mặt trời, và xuất hiện những tai biến đối với con người, xã hội cũng gia tăng khác thường.

Như vậy, nhịp sinh học trên Trái đất nói chung, nhịp điệu sinh học của con người nói riêng có nguồn gốc từ nhịp điệu của vũ trụ, những ảnh hưởng của Mặt trời và Mặt trăng là yếu tố chính, chủ yếu, trực tiếp.

Có thể nói con người và vũ trụ tuy hai nhưng mà một, tuy là một nhưng vẫn là hai. Đó là định lý thuận – nghịch, là mối quan hệ sinh biến tương đồng với nhịp điệu vũ trụ. Ít có nhịp điệu nào của vũ trụ bỏ qua con người và đời người. Phải chăng khoa học đương thời đã gặp lại những trí tuệ mà một thời từng huy hoàng ở phương Đông?

Sao Thái Dương Tốt Không? Hướng Dẫn Cúng Sao Thái Dương Tại Nhà

Sao Thái Dương hay Thái Dương Tinh Quân còn được gọi là Thái Dương Cung, Thái Dương Bồ Tát, Thái Dương Thần, Nhật Thần. Sao Thái Dương thuộc chòm sao Nam Đẩu Tinh (tính Dương Hỏa) tên thường gọi là NHẬT (là một trong những vị thần trong tín ngưỡng thờ Thần Mặt trời). Trong Đạo giáo có tôn kính xưng tụng: “Nhật Cung Diêm Quang Thái Dương Tinh Quân” còn gọi Đại Minh Thần, tục gọi “Thái Dương Đế Quân”. Một trong 14 Chính Tinh. Sao thứ 3 trong 6 sao thuộc chòm sao Tử Vi.

Thái Dương vốn là mặt trời, đóng ở các cung ban ngày (từ Dần đến Ngọ) thì rất hợp vị, có môi trường để phát huy ánh sáng. Đóng ở cung ban đêm (từ Thân đến Tý) thì u tối, cần có Tuần, Triệt, Thiên Không, Thiên Tài mới sáng.

SAO THÁI DƯƠNG TỐT HAY XẤU?

Sao Thái Dương là một Phúc tinh chủ về hưng vượng tài lộc, tăng thêm nhân khẩu (hôn nhân hoặc sinh con). Có lợi cho nam, không hợp với nữ.

Nam giới gặp sao Thái dương chiếu mệnh thì làm ăn được phát đạt, thăng quan, tiến chức, gặp may mắn trong việc buôn bán, nhất là vào tháng 6 và tháng 10 là hai tháng Đại cát. Nữ giới gặp sao này chiếu mệnh thì có nhiều sự hân hoan, có bạn hữu giúp đỡ về tiền bạc hay làm ăn được nhiều thuận lợi, người đàn bà có thai cũng được bình an, đứa trẻ được khỏe mạnh, mỹ miều và duyên dáng. Các cô gái chưa chồng gặp sao này chiếu mệnh có thể có chồng năm đó. Người già cả trên 6, 7 mươi gặp sao này chiếu mệnh đau ốm nhẹ cũng khó qua khỏi. Đàn ông đi làm ăn đắc sáng suốt, đi xa có tài lợi đắc an khang.

Thái Dương là sao chiếu mệnh phù trợ mạnh hơn cho những người sinh ban ngày, đặc biệt và lúc bình minh đến chính Ngọ, thời gian mặt trời còn thịnh quang. Nếu sinh vào giờ mặt trời lên thì phải tốt hơn vào giờ mặt trời sắp lặn.

Dân gian lưu truyền bài thơ nói về đặc tính của sao Thái Dương như sau:

Thái Dương chiếu mệnh tuổi ta Tháng Mười tháng Sáu có nhiều tiền vô Cầu trời lạy Người tấu thỉnh Sao tốt ngụ mệnh, cây khô ra chồi Sao tốt vận xấu than ôi Thái Dương Thái Bạch đi đôi khác gì Hạn nặng phải tránh kẻo nguy Chớ ỷ sao tốt mắc thì họa lây Thái Dương thuộc Mộc là cây Mùa thu bị khắc họa lây đến mình Ăn ở ngay thẳng thật tình Làm ăn tấn phát quang minh đắc tài

NĂM TUỔI ĐƯỢC SAO THÁI DƯƠNG CHIẾU MỆNH

Nam giới: 14 – 23 – 32 – 41 – 50 – 59 – 68 – 77 – 86 Nữ giới: 07 – 16 – 25 – 34 – 43 – 52 – 61 – 70 – 79 – 88

Sao Thái Dương là sao tốt nên bạn không cần cúng giải hạn sao, tuy nhiên bạn vẫn có thể cúng nghênh sao để rước thêm tài lộc trong năm mới.

LỄ VẬT CÚNG SAO THÁI DƯƠNG

12 ngọn đèn hoặc nến

Bài vị màu vàng của sao Thái Dương

Mũ vàng

Đinh tiền vàng

Gạo, muối

Trầu cau

Hương hoa, trái cây, phẩm oản

Nước

Lưu ý: Tất cả đều màu vàng, nếu thứ gì khác màu dùng giấy vàng gói vào hoặc lót giấy vàng xuống dưới mâm rồi bày lễ lên trên.

CÁCH CÚNG SAO THÁI DƯƠNG

Dùng một cây rìu (nếu có) chặn phía trên. Lấy vải che kín bài vị và rìu. Nhớ đặt đồ này đằng sau 3 nén hương đã dâng. Sau đó, mặt hướng về phía chính Đông tĩnh tọa (thiền) trong khoảng thời gian từ 11h đến 13h, qua 13h đem đốt bài vị là được.

VĂN KHẤN SAO THÁI DƯƠNG

Hiện nay trên mạng internet có rất nhiều trang web chia sẻ các bài văn khấn cúng sao giải hạn nhưng không đầy đủ và chưa chính xác. Bạn đọc cần lưu ý:

Mặc dù cấu trúc của bài văn khấn giải hạn cho tất cả các sao đều giống nhau nhưng tên gọi của các sao khác nhau nên khi cúng các bạn phải đọc chính xác tên sao thì mới linh nghiệm.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế

Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân

Con kính lạy Đức Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Con hình lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân

Tín chủ (chúng) con là:………(đọc đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh) Hôm nay là ngày……… tháng……… năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (đọc địa chỉ nơi cúng)……… để làm lễ cung nghênh và giải hạn sao Thái Dương chiếu mệnh.

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự an lành, tránh mọi điều dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Tải về máy tính: van-khan-sao-thai-duong.docx

Lễ xong chờ hết tuần hương thì hoá sớ, bài vị và tiền vàng rồi vẩy rượu lên. Sau đó lấy muối gạo rắc bốn phương tám hướng.

Cách Cúng Giải Hạn Sao Thái Dương Tại Nhà

Sao Thái Dương là gì?

Sao Thái Dương hay Thái Dương Tinh Quân còn được gọi là Thái Dương Cung, Thái Dương Bồ Tát, Thái Dương Thần, Nhật Thần. Sao Thái Dương thuộc chòm sao Nam Đẩu Tinh (tính Dương Hỏa) tên thường gọi là NHẬT (là một trong những vị thần trong tín ngưỡng thờ Thần Mặt trời). Trong Đạo giáo có tôn kính xưng tụng: “Nhật Cung Diêm Quang Thái Dương Tinh Quân” còn gọi Đại Minh Thần, tục gọi “Thái Dương Đế Quân”. Một trong 14 Chính Tinh. Sao thứ 3 trong 6 sao thuộc chòm sao Tử Vi.

Thái Dương vốn là mặt trời, đóng ở các cung ban ngày (từ Dần đến Ngọ) thì rất hợp vị, có môi trường để phát huy ánh sáng. Đóng ở cung ban đêm (từ Thân đến Tý) thì u tối, cần có Tuần, Triệt, Thiên Không, Thiên Tài mới sáng.

Sao Thái Dương tốt hay xấu

Trong các sao, Sao Thái Dương là tinh quân tốt nhất, chủ về an khang thịnh vượng. Người được sao này chiếu mạng thì tài lộc, của cải vật chất như núi, đi làm ăn xa được nhiều may mắn, làm ăn phát đạt, nhất là nam giới vào tháng 6 và 10 âm lịch.

Vậy nên có thể nói: Sao Thái Dương là một Phúc tinh chủ về hưng vượng tài lộc, tăng thêm nhân khẩu (hôn nhân hoặc sinh con). Có lợi cho nam, không hợp với nữ. Nam giới gặp sao Thái dương chiếu mệnh thì làm ăn được phát đạt, thăng quan, tiến chức, gặp may mắn trong việc buôn bán, nhất là vào tháng 6 và tháng 10 là hai tháng Đại cát.

Nữ giới gặp sao này chiếu mệnh thì có nhiều sự hân hoan, có bạn hữu giúp đỡ về tiền bạc hay làm ăn được nhiều thuận lợi. Có thể gặp tai ách vào tháng 6 và 10 âm lịch nhưng vì đây là phúc tinh nên cũng không đáng quan ngại.

Người đàn bà có thai cũng được bình an, đứa trẻ được khỏe mạnh, mỹ miều và duyên dáng.

Các cô gái chưa chồng gặp sao này chiếu mệnh có thể có chồng năm đó.

Người già cả trên 6, 7 mươi gặp sao này chiếu mệnh đau ốm nhẹ cũng khó qua khỏi.

Đàn ông đi làm ăn đắc sáng suốt, đi xa có tài lợi đắc an khang.

Thái Dương là sao chiếu mệnh phù trợ mạnh hơn cho những người sinh ban ngày, đặc biệt và lúc bình minh đến chính Ngọ, thời gian mặt trời còn thịnh quang. Nếu sinh vào giờ mặt trời lên thì phải tốt hơn vào giờ mặt trời sắp lặn.

Luận giải sao Thái Dương

Dân gian lưu truyền bài thơ nói về đặc tính của sao Thái Dương như sau:

Thái Dương chiếu mệnh tuổi ta Tháng Mười tháng Sáu có nhiều tiền vô Cầu trời lạy Người tấu thỉnh Sao tốt ngụ mệnh, cây khô ra chồi Sao tốt vận xấu than ôi Thái Dương Thái Bạch đi đôi khác gì Hạn nặng phải tránh kẻo nguy Chớ ỷ sao tốt mắc thì họa lây Thái Dương thuộc Mộc là cây Mùa thu bị khắc họa lây đến mình Ăn ở ngay thẳng thật tình Làm ăn tấn phát quang minh đắc tài

Sao Thái Dương chiếu mệnh tuổi nào?

Dựa vào độ tuổi theo lịch âm và giới tính tức là tính theo tuổi bào thai hay trong dân gian vẫn gọi là “tuổi mụ”. Theo đó, sao Thái Dương sẽ chiếu mạng vào các năm tuổi sau:

Nam giới: 14 – 23 – 32 – 41 – 50 – 59 – 68 – 77 – 86

Nữ giới: 07 – 16 – 25 – 34 – 43 – 52 – 61 – 70 – 79 – 88

Cũng như các sao khác trong hệ thống Cửu diệu, cứ sau 9 năm sao Thái Dương sẽ quay trở lại đối với một tuổi.

Sao Thái Dương là sao tốt nên bạn không cần cúng giải hạn sao, tuy nhiên bạn vẫn có thể cúng nghênh sao để rước thêm tài lộc trong năm mới.

Thời gian cúng nghênh sao Thái Dương

Để cúng nghênh sao Thái Dương bạn nên làm lễ dâng sao vào ngày 27 hàng tháng (tốt nhất là vào ngày 27 tháng 1 âm lịch, vì ngày đó là ngày đức Thái Dương tinh quân giáng trần).

Thời gian cúng là từ 21 đến 23 giờ

Hãy thắp 12 ngọn nếp theo hình đây. Bài vị màu vàng ghi dòng chữ “Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân”

Dùng một cây rìu (nếu có) chặn phía trên. Lấy vải che kín bài vị và rìu. Nhớ đặt đồ này đằng sau 3 nén hương đã dâng.

Sau đó, mặt hướng về phía chính Đông tĩnh tọa (thiền) trong khoảng thời gian từ 11h đến 13h, qua 13h đem đốt bài vị là được.

Sắm lễ cúng sao Thái Dương

12 ngọn đèn hoặc nến

Bài vị màu vàng của sao Thái Dương

Mũ vàng

Đinh tiền vàng

Gạo, muối

Trầu cau

Hương hoa, trái cây, phẩm oản

Nước

Lưu ý: Tất cả đều màu vàng, nếu thứ gì khác màu dùng giấy vàng gói vào hoặc lót giấy vàng xuống dưới mâm rồi bày lễ lên trên.

Văn khấn cúng sao Thái Dương

Khi khấn, bạn đọc cần lưu ý: Mặc dù cấu trúc của bài văn khấn giải hạn cho tất cả các sao đều giống nhau nhưng tên gọi của các sao khác nhau nên khi cúng các bạn phải đọc chính xác tên sao thì mới linh nghiệm.

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế

Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân

Con kính lạy Đức Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Con hình lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân

Tín chủ (chúng) con là:………(đọc đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh) Hôm nay là ngày……… tháng……… năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (đọc địa chỉ nơi cúng)……… để làm lễ cung nghênh và giải hạn sao Thái Dương chiếu mệnh. Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự an lành, tránh mọi điều dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng. Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

***************************

Sao Thái Dương hợp với màu gì?

Thái Dương nghĩa là mặt trời, thuộc hành Hỏa nên chiếu theo ngũ hành thì sẽ hợp với Mộc, bình hòa với Hỏa, tương khắc với Thủy và sinh xuất với Thổ.

Sao Thái Dương hợp các màu thuộc hành Hỏa là màu đỏ, hồng, tím và màu xanh lá cây thuộc hành Mộc.

Đặc biệt, sao Thái Dương kỵ các màu thuộc hành Thủy là đen, xanh da trời và màu thuộc hành Thổ là nâu, vàng.

Lễ xong chờ hết tuần hương thì hoá sớ, bài vị và tiền vàng rồi vẩy rượu lên. Sau đó lấy muối gạo rắc bốn phương tám hướng.

Bên cạnh việc làm lễ cúng giải hạn, các gia đình cần không ngừng hành thiện tích đức, phóng sinh, giúp người giúp vật. Lễ cúng giải hạn chỉ là cách để các bạn trình phúc đức của mình lên bề trên để mong đỡ đi xui xẻo chứ không phải cứ cúng là hết hạn. Các bạn phải có phúc đức thì làm lễ giải hạn mới có kết quả. Vì vậy, hãy hành thiện tích đức không ngừng, nghĩ thiện làm thiện – vận hạn sẽ tự xoay vần theo chiều tích cực.

chúng tôi