Nguyên nhân bạn nên tẩy nốt ruồi?
Bạn cần biết rằng nốt ruồi vốn là dấu hiệu bình thường của da. Thông thường, nốt ruồi sẽ xuất hiện ở vùng cổ, trên mặt hoặc bất cứ đâu trên cơ thể. Hầu hết, theo thống kê chúng ta sẽ có khoảng 10 – 40 nốt ruồi trên toàn cơ thể. Và vì thế có nhiều người muốn tẩy nốt ruồi để tăng sự tự tin trên cơ thể.
Phần lớn các nốt ruồi đều lành tính và không có hại nên bạn có thể giữ lại. Nhưng vơí những nốt ruồi nằm ở các vị trí đặc thù khiến bạn muộn phiền vì tự tin thì có thể xóa bỏ chúng. Một số nốt ruồi có thể còn gây kích ứng do bị chà xát vào quần áo thì việc tẩy xóa chúng sẽ khiến bạn thoải mái hơn.
Với những nốt ruồi thường xuyên thay đổi vị trí hoặc thay đổi hình dáng, kích thước thì đây có thể là dấu hiệu đáng lo ngại của ung thư da. Với trường hợp này thì bạn nên tìm đến các chuyên gia về da liễu để khám và tư vấn.
Gợi ý những cách tẩy nốt ruồi tại nhà
Cách tẩy nốt ruồi bằng giấm táo
Cách này chỉ phù hợp với những nốt ruồi ở các vị trí như tay chân. Cách làm như sau:
Chuẩn bị một lọ giấm táo nguyên chất.
Tiến hành rửa sạch các nốt ruồi rồi chườm nước ấm liên tục trong khoảng 15 phút.
Lấy tăm bông nhúng vào giấm táo và đặt vào nốt ruồi cần xóa. Chú ý rằng không để tăm bông có giấm táo dính vào các vùng da khác xung quanh. Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch chỗ nốt ruồi vừa thoa giấm. Lặp lại cách này 4 lần/ngày cho đến khi nốt ruồi biến mất.
Tuy nhiên, với những vùng nhạy cảm như đuôi mắt, mũi, miệng thì bạn không nên thực hiện phương pháp này.
Cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi
Tỏi sở hữu hương alicine nên có tác dụng khử trùng và bảo vệ da. Sulphur trong tỏi có tính kháng sinh, hỗ trợ điều trị , đặc biệt là các nốt ruồi, vết đốm và mụn thịt, . Vitamin E, B trong tỏi còn giúp ức chế sắc tố đen, ngăn ngừa đồi mồi nên dùng tỏi để tẩy nốt ruồi là biện pháp được nhiều người lựa chọn.
Lấy tép tỏi đã giã nhỏ đắp lên nốt ruồi và để qua đêm. Nên bảo vệ xung vùng da xung quanh nốt ruồi bằng dầu ăn bởi tỏi có thể gây bỏng da. Thực hiện theo cách này trong khoảng 5 ngày cho đến khi nốt ruồi rụng dần đi.
Cách tẩy nốt ruồi bằng muối i-ốt
Có thể nói muối i-ốt vừa là gia vị hữu ích vừa giúp tẩy nốt ruồi vô cùng hiệu quả.
Trước khi tẩy bằng i-ốt thì bạn nên làm xước nhẹ nốt ruồi. Tiếp đó lấy lượng dung dịch muối i-ốt đắp lên nốt rồi và che lại với băng dính. Nên để qua đêm để có hiệu quả tốt nhất.
Thực hiện cách này đều đặn 3 lần/ngày liên tục suốt 1 tuần, bạn chắc chắn sẽ có được kết quả như mong đợi.
Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc đẩy nhân mụn ra khỏi da, làm mờ hẳn nốt ruồi:
Dùng tinh dầu tràm trà để loại bỏ dần nốt ruồi.
Đắp vỏ chuối lên nốt ruồi.
Làm mờ nốt ruồi với tinh dầu hương trầm.
Hỗn hợp bột nở với dầu thầu dầu thoa lên nốt ruồi.
Gel lô hội hoặc lô hội.
Ngoài những nguyên liệu tự nhiên thì bạn cũng có thể chọn các loại kem bôi ngoài da có bán sẵn. Sử dụng theo đúng hướng dẫn trên sản phẩm để có được hiệu quả tốt nhất.
Những nguy cơ về sức khỏe khi thực hiện tẩy nốt ruồi tại nhà
Những cách tẩy nốt ruồi tại nhà khá an toàn, nhưng theo các chuyên gia, cách tốt nhất vẫn là nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ da liễu. Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt những nguy cơ sức khỏe ngoài ý muốn. Đồng thời ngăn ngừa sẹo khi rút nhân nốt ruồi ra.
Với những cách tẩy nốt ruồi bằng dao cạo hay đồ vật sắt nhọn đôi khi sẽ gây tổn thương cho làn da. Chẳng hạn như nhiễm trùng da khi sử dụng những dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ.
Một vấn đề nữa đó là bạn không thể biết chính xác rằng nốt ruồi đó có ngầm thông báo về bệnh ung thư tiềm ẩn hay không. Nó có thể là một dạng u hắc tố nên việc tẩy nốt ruồi không đúng cách sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi
Nên
Để vết thương không để lại sẹo, mau lành, sáng bóng thì bạn nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Đó là những loại thực phẩm giàu vitamin như:
Vitamin A: cà chua, cà rốt, ớt chuông,…
Vitamin C: táo, quýt, cam, chuối,…
Vitamin E: bơ, dầu ôliu và các loại hạt.
Kẽm: nấm, thịt heo, socola,…
Omega 3: hạt chia, yến mạch, quả óc chó,…
Bên cạnh đó là một chế độ ăn uống đầy dinh dưỡng, giàu vitamin và bổ sung đầy đủ nước. Như vậy mới có thể giúp da khỏe hơn và ngăn chặn việc hình thành sẹo.
Không nên
Rau muống: Do có đặc tính làm tăng collagen và tác dụng của collagen nên trong quá trình làm lành vết thương có thể dẫn đến tình trạng da dư thừa và bị đẩy lên gây sẹo lồi.
Trứng: Nó có đặc tính tương tự như rau muống. Ngoài ra, trứng còn khiến vùng da bị thương trắng hơn các vùng da còn lại.
Thịt gà: Thịt gà gây hạn chế khả năng liền sẹo của da và nó còn khiến các tế bào da mới thành sẹo. Nếu bạn ăn thịt gà sau khi tẩy nốt ruồi thì vết thương sẽ bị ngứa, viêm nhiễm và thành sẹo.
Đồ nếp: Các món ăn từ nếp thường rất nóng sẽ khiến cho vết thương mưng mủ, viêm nhiễm, lâu kéo da non và để lại sẹo lồi trên da.
Thịt bò: Thịt bò sẽ khiến cho vùng da bị thương có màu đậm hơn. Trong quá trình mọc da non, việc ăn thịt bò thường xuyên sẽ kích thích vùng da đó phát triển quá mức tạo nên các sẹo lồi.
Hải sản: Trong quá trình hồi phục, việc nạp thêm hải sản sẽ gây ngứa, khiến chúng lâu lành hơn và dễ hình thành sẹo thâm.
Kết luận