Nghi Thức Cúng Sao Hội / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Nghi Thức Cúng Sao Giải Hạn

(Thắp đèn đốt hương, đứng ngay ngắn, chắp tay ngang ngực, chủ lễ mật niệm)CHÚ TỊNH PHÁP GIỚI Án lam xoa ha. (3 lần)

CHÚ TỊNH TAM NGHIỆP Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)

(Quì ngay thẳng, cầm 3 cây hương dâng ngang trán, chủ lễ niệm)

CÚNG HƯƠNG Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề trọn đời giữ Đạo Theo tự tánh làm lành Cùng pháp giới chúng sanh Cầu Phật từ gia hộ Tâm Bồ Đề kiên cố Xa bể khổ nguồn mê Chóng quay về Bờ Giác(1 tiếng chuông, xá 1 xá)

CẦU NGUYỆN Đệ tử chúng con, nhân ngày ………………. một dạ chí thành, thiết lễ Cầu An, Nhương Tinh Giải Hạn, ngưỡng nguyện Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chư Đại Bồ Tát, cùng Thánh, Hiền, Tăng từ bi gia hộ cho Phật tử ………………………….. đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu trừ, thường được an lành, xa lìa khổ ách, và cùng pháp giới chúng sanh, một thời đồng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát tác đại chứng minh.(3 lần, 1 tiếng chuông, xá 1 xá)

KHEN NGỢI PHẬT Đấng Pháp Vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng Thầy dạy khắp trời, người Cha lành chung bốn loài Quy y tròn một niệm Dứt sạch nghiệp ba kỳ Xưng dương cùng tán thán Ức kiếp không cùng tận(1 tiếng chuông, xá 1 xá)

QUÁN TƯỞNG PHẬT Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn Lưới đế châu ví đạo tràng Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời Trước bảo tọa thân con ảnh hiện Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (1 tiếng chuông, xá 1 xá)

ĐẢNH LỄ Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo.(1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.(1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.(1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

TÁN DƯƠNG CHI Cành dương nước tịnh nhiệm mầu Rưới tắt muôn vàn cảnh khổ đau Chư Thiên mát mẻ, tâm thanh tịnh Nhân thế vui tươi, cảnh an nhàn Cam Lồ rưới khắp trần gian Lửa sân dứt sạch, sen vàng nở hoa.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát. (3 lần, 1 tiếng chuông)

CHÚ ĐẠI BI NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT(3 lần, 1 tiếng chuông)

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, ta bà ha. Dả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.(1 tiếng chuông)

(Nếu có sớ, chủ lễ xướng rồi đọc, nếu không, bớt phần này)

XƯỚNG SỚ Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo. (3 lần, 1 tiếng chuông)

Như Lai tướng tốt Không thể nghĩ bàn Con nay, dâng sớ cầu an Cúi xin Phật Tổ lâm đàn chứng minh. (1 tiếng chuông, xá 1 xá)

BÀI CÚNG SAO GIẢI HẠN Chí Tâm Quy Mạng Lễ, Nam, Bắc, Đông, Tây, Trung Ngũ Đẫu, Châu Thiên Thất Thập Nhị Cung Thần, Nhị Thập Bát Tú Liệt Phương Ngung, Cữu Diệu Thất Tinh Chư Thánh Chúng, Đại Bi Đại Nguyện, Đại Thánh Đại Từ, Phật Quang Chủ Chiếu, Bổn Mạng Nguyên Thần, Đại Hạn, Tiểu Hạn Tinh Quân, Đại Vận, Tiểu Vận Tôn Thần, La, Kế, Nguyệt, Bột, Bàn Lâm Chủ Chiếu, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Đức Tinh Quân, Nguyện Tiêu Tai Chướng, Nguyện Giáng Kiết Tường, Tiêu Tai Xí Thạnh Quang Vương Phật.(3 lần, mỗi lần 1 tiếng chuông)

CHÚ TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm, a bát ra để, hạ đa xá, ta nẳng nẩm, đát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.(3 lần, 1 tiếng chuông)

CHÚ DƯỢC SƯ Nam mô bạt dà phạt đế bệ sát xã lu lô tích lưu ly, bát lặc bà hát ra xà dã, đát tha yết đế đa da, a ra hát đế, tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế xoa ha.(3 lần, 1 tiếng chuông)

Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết, Nghiệp chướng bao đời đều giải hết, Rửa sạch lòng trần, phát tâm thành kính, Đối trước Phật đài, cầu xin giải kiết. Dược Sư Phật, Dược Sư Phật. Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật.

Nam Mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. (3 lần, 1 tiếng chuông)

SÁM TIÊU TAI GIẢN HẠN Con nay dốc hết tâm thành Kính lạy Đức Phật Xí Thạnh Quang Vương Nếu con sắp bị tai ương Cúi xin chư Phật đoái thương giải nàn: La Hầu hay bị tai oan Tháng Giêng, tháng Bảy vô vàn điêu linh Con nguyền học Đạo sửa mình Sân si dứt sạch, Phúc Tinh phò trì. Thổ Tú, Thủy Diệu sầu bi Tháng Tư, tháng Tám thiếu gì nhiễu nhương Cúi xin Phật Tổ xót thương (1 tiếng chuông) Giúp cho con được gia đường bình yên Thái Bạch hết sạch cửa nhà Tháng Năm tan tác vào ra bực mình Khẩn cầu Cửu Diệu Thất Tinh Cứu con thoát khỏi điêu linh cửa nhà. Thái Dương tiền bạc kiếm ra Tháng Mười, tháng Sáu, cửa nhà bình an. Con hằng tâm nguyện vái van Cầu cho con được an nhàn thảnh thơi. Vân Hớn dù có nói chơi Tháng Hai, tháng Tám bị lời thị phi Con nguyền học Đạo Từ Bi Nhớ lời Phật dạy, khắc ghi vào lòng. Kế Đô gia thất long đong Tháng Ba, tháng Chín, xa chồng xa cha Khấn cầu Đức Phật Thích Ca, Quán Âm phò hộ cửa nhà bình yên. Thái Âm, mười một truân chuyên Tháng Chín tốt đẹp, của tiền khá ra Khuyên người theo chánh bỏ tà Trau giồi đức hạnh, mới là chân tu. Mộc Đức, bổn mạng không xui Tháng Chạp, phúc lộc, hưởng vui thanh bình.(1 tiếng chuông) Gắng lo bố thí phóng sinh Để cho hết thảy gia đình bình an. Nguyện cho Đại Hạn tiêu tan Tiểu Hạn hết sạch, an nhàn thảnh thơi. Nguyện cho con được đời đời Hành Bồ Tát Đạo, cứu người lầm than.(1 tiếng chuông)

NGUYỆN AN LÀNH Nguyện ngày an lành đêm an lành, ngày đêm sáu thời luôn an lành, tất cả thời gian luôn an lành, ngưỡng mong Bổn Sư ban an lành.(1 tiếng chuông) Nguyện ngày an lành đêm an lành, ngày đêm sáu thời luôn an lành, tất cả thời gian luôn an lành, ngưỡng mong Tam Bảo giúp an lành.(1 tiếng chuông) Nguyện ngày an lành đêm an lành, ngày đêm sáu thời luôn an lành, tất cả thời gian luôn an lành ngưỡng mong Hộ Pháp giúp an lành.(1 tiếng chuông)(Niệm mỗi câu dưới đây 3 lần, 1 tiếng chuông) Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát. Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát. Nam Mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.

HỒI HƯỚNG Cầu an công đức, hạnh nhiệm mầu Thắng phước bao nhiêu con nguyện cầu Tất cả chúng sanh trong pháp giới Hướng về Phật Pháp tỏ Đạo mầu. Nguyện cho ba chướng tiêu tan Phiền não dứt sạch, huệ căn sáng ngời Nguyện cho con được đời đời Hành Bồ Tát Đạo cứu đời lầm than. Nguyện đem công đức lành Đệ tử hướng tâm thành Cầu cho khắp chúng sanh Đều chứng thành Phật quả.(1 tiếng chuông)

PHỤC NGUYỆN(Chỉ chủ lễ phục nguyện) Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát tác đại chứng minh.(1 tiếng chuông, xá 1 xá) Tam Bảo chứng minh oai thần hộ niệm, hôm nay đệ tử chúng con, một dạ chí thành, trì tụng kinh chú, xưng tán Hồng Danh, Nhương Tinh Giải Hạn, cầu nguyện cho Phật tử:……………… Pháp danh:………….. đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu tan, tật bệnh bình an, thân tâm thường lạc, gia đình thịnh đạt, quyến thuộc khương ninh, và pháp giới chúng sanh, đều trọn thành Phật quả.(1 tiếng chuông)

(Đồng niệm) Nam Mô A di Đà Phật.

TAM QUY Con nương theo Phật, cầu cho chúng sanh Tin chắc Đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Con nương theo Pháp, cầu cho chúng sanh Thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển.(1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Con nương theo Tăng, cầu cho chúng sanh Kính tín hòa hợp, tất cả không ngại. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Cúng Sao Hội Mùng 8 Bao Nhiêu Đèn Cầy? Ý Nghĩa Của Cúng Sao?

Cúng sao hội mùng 8 bao nhiêu đèn cầy?

Để quá trình cúng sao hội diễn ra thuận lợi, người ta thường chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm gồm bài vị cúng sao tương ứng với sao chiếu mệnh, văn khấn, hoa quả, trầu, rượu, tiền vàng, gạo, muối, đèn và nến. Đối với nến bạn cần biết rõ sao chiếu mệnh của mình là sao nào để từ đó biết được số lượng nến cần thiết cho mỗi lần cúng.

Đối với cúng sao hội mùng 8, sao chiếu mệnh sẽ là sao La Hầu. Người thuộc sao chiếu mệnh này sẽ có cuộc đời như sau: nam giới thường bị ảnh hưởng nặng về tai tiếng, thị phi, hoặc bệnh tật, tai nạn. Còn nữ giới có thể ổn định và cân bằng hơn nam giới. Tháng kỵ của sao La Hầu là tháng 1 và tháng 7 âm lịch.

Theo các chuyên gia phong thủy, bạn nên cúng giải hạn vào ngày mùng 8 âm lịch hằng tháng, vì đây là thời điểm sao La Hầu giáng trần. Khi cúng hãy thắp 9 ngọn đèn theo sơ đồ bên dưới và lạy 9 lạy về hướng Chánh Bắc. Thời điểm làm lễ cúng nên dao động trong khoảng 21 – 23 giờ.

Theo quan niệm của người xưa cho rằng mỗi người sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh tương ứng. Hiển nhiên sẽ có sao chiếu mệnh tốt và cũng có chiếu mệnh không tốt. Chính vì thế để giải hạn xui cho sao chiếu mệnh xấu, người ta thường phải cúng sao giải hạn hằng tháng hoặc hằng năm.

Tổng cộng có 9 ngôi sao chiếu mệnh xuất hiện vào từng thời điểm khác nhau trong năm. Nếu gặp năm trúng sao chiếu mệnh xấu, người ta buộc phải cúng sao để giải hạn, giảm đi những chuyện không may, ốm đau, bệnh tật…. Thông thường bạn có thể lựa chọn thời gian cúng sao vào đầu năm mới hoặc mỗi tháng ở các ngôi chùa, thậm chí cúng tại nhà ở đều được, miễn sao chuẩn bị bàn cúng tinh tươm và đầy đủ nhất.

Ngoài mục đích giải hạn, việc cúng sao còn nhằm cầu xin Thần Sao ban cho phước lành, may mắn, sức khỏe, bình an, và thịnh vượng cho cả gia đình.

Sao Thái Dương:

Sao Thái Dương được xem là ngôi sao chiếu mệnh tốt nhất trong các sao hạn, nếu được phù hộ có thể đem lại nhiều tài lộc, công danh thăng tiến, tuy nhiên nếu chịu ảnh hưởng từ sao này bạn có thể gặp phải các tình huống thiếu may mắn khi làm ăn, tiền tài… Khi cúng sao Thái Dương nên chuẩn bị 12 cây nến, lạy 12 cái về phía Đông. Thời gian làm lễ tốt nhất là 27 âm lịch hằng tháng, lúc 21 – 23 giờ.

Sao Thái Âm:

Thời gian cúng sao hội là ngày 26 âm lịch hàng tháng từ 19 – 21 giờ, sử dụng 7 chiếc nến vái 7 lạy về hướng Tây.

Sao Mộc Đức:

Đối với sao Mộc Đức, thời điểm cúng sao giải hạn nên là 19 – 21 giờ ngày 25 mỗi tháng – đây là thời gian sao Mộc Đức giáng trần. Trước khi cúng cần chuẩn bị 20 ngọn đèn thắp theo đúng sơ đồ tương ứng của sao Mộc Đức, lạy 20 cái quay mặt về hướng Đông.

Sao Vân Hán:

Thời gian cúng sao Vân Hán nên là ngày 29 âm lịch hằng tháng hoặc đúng vào tháng 4 và 5 để đạt sự linh nghiệm cao. Chuẩn bị đủ 15 chiếc nến để cúng lạy và thắp quay về phía chính Đông

Sao Thổ Tú:

Khi cúng sao giải hạn cho sao Thổ Tú, bạn hãy chuẩn bị 5 ngọn nến cùng các lễ vật khác trên bàn cúng, sau đó vái 5 lạy về hướng Tây. Thời gian cúng tốt nhất là 21 giờ ngày 19 hàng tháng.

Đối với sao Thái Bạch thời điểm cúng giải hạn phù hợp là ngày 15 hàng tháng lúc 19 – 21 giờ. Nên thắp 8 chiếc nến đồng thời lạy 8 cái về hướng chính Tây.

Sao Thuỷ Diệu:

Thời gian kỵ của người thuộc sao Thủy Diệu là tháng 4 và tháng 8 âm lịch. Do đó ở thời gian này bạn nên cúng giải hạn vào ngày 21 âm lịch từ 21 đến 23 giờ. Khi cúng cần chuẩn bị bài vị có giấy màu đỏ, lễ vật và 7 ngọn nến. Thắp nến sáng rồi lạy 7 lạy về hướng Bắc.

Sao Kế Đô:

Đối với sao Kế Đô bạn nên cúng sao vào ngày 18 âm lịch hàng tháng. Cần chuẩn bị bài vị dùng giấy màu vàng, 20 ngọn nến. Khi cúng lạy 20 lạy về hướng Tây.

Cách Thức Cúng Sao Thái Bạch Chuẩn Nhất Năm 2022

Với những người vướng sao thái bạch, họ thường quan tâm cách cúng sao thái bạch như thế nào để xua đuổi những điều không may và cầu xin những điều thuận lợi đến. Trong chủ đề hôm nay, chúng tôi sẽ đề cập tới cách thức cúng sao Thái Bạch chuẩn nhất năm 2017, hi vọng sẽ giúp những người không may vướng phải sao thái bạch trong năm có thể giảm bớt xui xẻo, tai ương.

Mỗi năm con người sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh khác nhau. Bênh cạnh những sao tốt thì có bộ ba sao xấu là Thái Bạch – La Hầu – Kế Đô. Khi rơi vào những sao này bạn thường mời thầy cúng hoặc lên chùa cúng dương sao giải hạn để cầu mong những cái xấu qua đi, những điều tốt lại đến. Thái Bạch là một trong những chòm sao xấu, người vướng phải sao Thái Bạch thường không thuận lợi về đường tài lộc, làm ăn, hao tài tốn của. Dân gian có câu nói về ngôi sao này nhằm phản ánh về hung tinh của nó là “Thái Bạch quét sạch nhà cửa”.

Cách cúng sao thái bạch năm 2017

Mâm lễ cúng sao Thái Bạch bao gồm:

Bài vị màu trắng của sao Thái Bạch

8 ngọn nến hoặc đèn

Đinh tiền vàng

Mũ trắng

Gạo, muối hột

Trầu cau

Hương hoa, trái cây, phầm oản

Chai nước

Tất cả các lễ vật đều được chuẩn bị màu trắng hoặc đặt trên mâm lễ màu trắng. Sau đó hướng về chính Tây để cúng giải hạn.

Bên cạnh chuẩn bị chu đáo mâm lễ cúng, viết 1 bài văn khấn chu toàn cũng là điều cần thiết.

Gia chủ có thể chọn văn cúng đã có sẵn và được lưu truyền trước đó, hoặc cũng có thể tự biên mới.

Dưới đây, chúng tôi xin gợi ý 1 bài văn cúng sao thái bạch thông dụng trong dân gian:

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

– Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế

– Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

– Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân

– Con kính lạy Đức Tây phương Canh Tân Kim đức Thái Bạch Tinh quân

– Con hình lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân

Tín chủ (chúng) con là: ………(đọc đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh)

Hôm nay là ngày……… tháng……… năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (đọc địa chỉ nơi cúng) ……… để làm lễ cung nghênh và giải hạn sao Thái Bạch chiếu mệnh.

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự an lành, tránh mọi điều dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Phục duy cẩn cáo!

Sau khi cúng xong, chờ hết tuần hương, rồi hóa sớ, bài vị và tiền vàng rồi vẩy rượu lên, đồng thời đem muối gạo rắc bốn phương tám hướng.

Kết:

Nắm được cách cúng sao thái bạch, gia chủ sẽ an tâm hơn với số mệnh của mình trong năm mới. Cuối cùng hãy nhớ: Thật thành tâm, bình an sẽ tìm đến.

Nghi Lễ Dâng Sao Giải Hạn Không Phải Là Nghi Lễ Của Phật Giáo!

Người dân đứng hàng dài hàng trăm mét trên đường, cầu gần chùa cùng gương mặt lo âu, thấp thỏm, chen lấn để được vào làm lễ, xin lộc là cảnh tượng quen thuộc nhiều năm. Tại những ngôi chùa này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, mặt ai cũng nghiêm trang, thành kính; người nào cũng chắp tay trước ngực, miệng lẩm nhẩm những câu gì đó, chỉ bản thân họ mới biết. Trong số những khuôn mặt “thành kính” kia, không ai dám chắc là không có những người chỉ mới hôm qua thôi, còn mắng chửi hàng xóm thậm tệ chỉ vì một xích mích nhỏ, thậm chí có kẻ còn làm những việc thất đức nữa.

Nói như thế không có nghĩa là tất cả những người đến đây đều ác tâm, nhiều người trong số họ vẫn thành tâm đấy nhưng khấn nguyện để tìm kiếm sự an lành cho mình mà phải chen lấn nhau, thậm chí giẫm đạp lên nhau thì liệu có còn thiêng nữa không? Nhất là điều ấy lại diễn ra nơi cửa Phật, chốn linh thiêng không dành cho những kẻ thiếu thiện tâm.

Đám đông kia làm gì nơi cửa Phật? Họ cúng dâng sao giải hạn đấy! Người ta quan niệm rằng, mỗi năm của một người sẽ ứng với một ngôi sao chủ nào đó. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, người ấy sẽ gặp phải những chuyện chẳng lành, cả về công việc lẫn sức khỏe.

Trước đây, lễ cúng dâng sao giải hạn được thực hiện tại nhà, hoặc tại các ngôi đình trong làng do các thầy pháp thực hiện. Thế nhưng, không biết từ bao giờ, việc cúng dâng sao giải hạn lại được thực hiện trong các chùa, lại do một số sư sãi tiến hành.

Đây là điều trái với giáo lý nhà Phật. Nhiều vị đại đức uy tín trong Hội Phật giáo Việt Nam đã không ít lần lên tiếng bất bình với việc cúng dâng sao giải hạn tại các chùa vì nó trái với triết lý của đức Phật.

Đặc biệt, việc cúng bái và hành lễ do các sư chủ trì và nhận tiền “công đức” từ những người đến tham dự lễ là một sự biến tướng khó có thể chấp nhận. Nó thương mại hóa ngay nơi cửa Phật như thế thì khác nào núp bóng chốn thiền môn để kinh doanh lòng tin của đám đông cuồng tín!

Ai cũng có một góc tâm linh của lòng mình để an ủi, để giãi bày và chia sẻ. Nó hoàn toàn khác với mê tín dị đoan. Cần phân biệt rõ khái niệm này để có cách hành xử chuẩn mực và có văn hóa. Không một kẻ khuất mặt nào có thể can dự vào đời sống tinh thần lẫn vật chất của người đang sống.

Rất tiếc là, xã hội ngày càng phát triển về khoa học kỹ thuật, có thể giải mã nhiều bí ẩn các hiện tượng tự nhiên thì không ít người lại đi ngược lại quy luật đó. Cúng dâng sao giải hạn vừa diễn ra ở nhiều ngôi chùa không những không làm tôn nghiêm thêm sự thiêng liêng nơi cửa Phật mà còn làm méo mó đời sống tâm linh của mỗi người.

Trao đổi với PV về hiện tượng người dân đi cúng dâng sao giải hạn đầu năm, GS Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã có những ý kiến thẳng thắn về vấn đề này. GS Trần Lâm Biền: Muốn giải được hạn, trước tiên con người ta phải thiện tâm. Nhờ cái thiện tâm, mà những cái ác nghiệt được hạn chế đi, tự nó sẽ hết. Đó là con đường đi đến bình an theo tinh thần của thần thánh, đạo Phật. Nhà chùa, đền là nơi của thần thánh, để chúng sinh đến đó học tập, thực hiện những điều thiện trên nền tảng trí tuệ. Trên nền tảng ấy sẽ đi đến bản chất của thiện tâm. Phải có tuệ mới đi được vào bản chất của tâm thiện mà đi đến những điều tốt lành.

Cũng theo GS Trần Lâm Biền việc Dâng sao giải hạn vốn không phải của người Á Đông mà gắn với chiêm tinh học ở Trung Cận Đông. Cư dân ở đây thường theo dõi những ngôi sao và liên tưởng rằng trong mỗi thời khắc, trật tự của các ngôi sao sẽ chi phối số phận của con người… Mỗi người sinh ra ở các giờ khác nhau, thời khắc khác nhau sẽ bị chi phối bởi những ngôi sao khác nhau, từ đó mà hình thành tử vi.

Nhưng đi xa dần khỏi trung tâm của nơi nảy sinh, đến tới các nước phương Đông, tư tưởng này dần bị sai lệch. Dâng sao giải hạn tại Việt Nam tồn tại lâu đời trong dân gian thực chất ảnh hưởng từ Trung Hoa. Theo quan niệm của Đạo giáo, trên trời có 24 ngôi sao, do 24 vị thần chủ có ảnh hưởng đến số phận con người, trong đó có 9 ngôi sao sáng nhất sẽ luân phiên chiếu mệnh các năm.

Đó là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. 9 sao này có sao tốt và có cả sao xấu, phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, tai nạn, ốm đau, bệnh tật… gọi là vận hạn, là sao chiếu mạng (nặng nhất là “Nam La Hầu, nữ Kế Đô” là loại ám hư tinh vì 2 sao này chẳng thấy được mặt trời).

Từ đó dân gian mới có tục dâng sao giải hạn để tránh những sao xấu chiếu rọi, đi vào cung chiếu của những sao tốt. Nhưng thực tế đây lại là điều không tránh được. Con người đã bịa ra những cái đó, dùng uy lực của thánh thần để dâng sao giải hạn.

Dâng sao giải hạn suy cho cùng chỉ là do con người bịa ra để an ủi chính bản thân mình, rồi bị những kẻ hoạt đầu tôn giáo tín ngưỡng lợi dụng kiếm lợi riêng dựa trên sự hiểu biết chưa đầy đủ của quần chúng.

Mới đây, Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu tăng ni, nhất là lãnh đạo giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an. Việc tổ chức phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi.

Cũng theo Công văn nêu rõ, nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, an lạc là nhu cầu của con người. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của nhân loại, chỗ dựa tinh thần tâm linh cho con người. Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho người dân là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.

Tuy nhiên, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng thừa nhận, trong những năm gần đây, tại một số chùa, cách tổ chức nghi lễ cầu an có sự sai lệch. Việc dâng sao giải hạn cũng được tổ chức tại nhiều ngôi chùa

“Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã đã dùng phương pháp tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp,” công văn do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký nhấn mạnh.

Một trong những hiện tượng tiêu cực đó là biến tướng trong hoạt động dâng sao giải hạn, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi. Những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi, nhiều di tích, điểm thờ tự… liên tục ở trong tình trạng quá tải do lượng người đến làm lễ dâng sao giải hạn quá lớn. Ví dụ như, tối 12/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), hàng ngàn người đã đổ về chùa Phúc Khánh (Hà Nội) dự lễ cúng giải hạn sao, xếp hàng dài từ sân chùa ra khu vực quanh cầu vượt Ngã Tư Sở, gây mất an toàn giao thông…

Để khắc phục những biến tướng trong việc thực hành những nghi lễ, tập tục truyền thống, lợi dụng niềm tin của người dân để trục lợi, bà Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, các cơ quan quản lý, nhà văn hóa… cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa thực sự, tránh sự lệch lạc khi thực hành.

Việc lợi dụng đám đông cuồng tín để kinh doanh, thu lợi bất chính tại các chùa không những trái với giáo lý của đạo Phật mà còn vi phạm pháp luật. Đáng tiếc là, “dịch” mê tín này đang lan nhanh hằng năm trong đời sống của người dân. Cần có một cuộc đại phẫu về các loại lễ lạt nặng tính dị đoan này để trả lại sự thiện lành trong đời sống tâm linh đã song hành cùng dân tộc hàng ngàn năm nay.

Quang Tới/VHVN