Giờ Mở Cửa Aeon Bình Tân / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Siêu Thị Aeon Mở Cửa Xuyên Tết

Saigon chúng tôi cho biết, hệ thống bán lẻ của đơn vị này gồm Co.opmart, Co.opXtra, chúng tôi Food, chúng tôi Smile, Finelife, Sense City, Cheers sẽ tăng 2-4 giờ mở cửa phục vụ tết mỗi ngày. Họ chỉ nghỉ hoàn toàn ngày Mùng 1 Tết và bắt đầu mở cửa trở lại từ Mùng 2 tết. Riêng loạt cửa hàng tiện lợi 24h thương hiệu Cheers sẽ hoạt động xuyên suốt không nghỉ.

Từ nay đến 26 Tết, hệ thống Co.opmart, Co.opXtra, chúng tôi Smile mở cửa từ 7h sáng đến 23h đêm, riêng chuỗi cửa hàng thực phẩm chúng tôi Food mở cửa sớm hơn (từ 6h).

Từ ngày 8/2 đến 10/2/2021 (tức 27 đến 29 Tết), giờ mở cửa sẽ từ 6h sáng. Sau khi nghỉ mùng 1, Co.opmart mở cửa nửa ngày từ Mùng 2 Tết, chúng tôi Smile mở cửa từ Mùng 3, chúng tôi Food mở cửa từ Mùng 4.

Tương tự, Hệ thống siêu thị Satra cũng cho biết bắt đầu nghỉ từ 12 giờ trưa ngày 30 Tết đến hết Mùng 1. Hệ thống sẽ bắt đầu khai trương lại vào mùng 2 Tết. Trước đó, từ 26 đến ngày 29 tháng Chạp (07/02 – 10/02), các siêu thị Satra tại TP HCM sẽ mở tử 6 giờ sáng đến 24 giờ đêm.

Riêng hệ thống Satrafoods khu vực trung tâm TP HCM sẽ mở cửa từ 6 giờ sáng đến 24 giờ đêm giai đoạn 26-29 tháng Chạp. Các cửa hàng Satrafoods ở xa trung tâm và Cần Thơ sẽ có thời gian hoạt động riêng phù hợp với tập quán sinh hoạt của địa phương.

MM Mega Market cho biết nhìn chung toàn hệ thống tăng giờ bán hàng so với ngày thường thêm từ 1 đến 2 giờ. Với những ngày cao điểm mua sắm trước Tết (27 – 29 Tết), các trung tâm mở cửa từ 6h sáng đến 23h và hầu hết sẽ phục vụ nửa ngày 30 Tết, đóng cửa vào 12h trưa.

Tất cả trung tâm MM đóng cửa ngày mùng 1 Tết. Các trung tâm lớn tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, sẽ mở cửa trở lại vào ngày mùng 2 Tết, khung giờ phục vụ vào 7:00 – 15:00. Các trung tâm khác hầu như mở cửa lại vào ngày mùng 3 Tết và phục vụ vào lúc 7:00 – 20:00. Tất cả hoạt động bình thường từ ngày mùng 4 Tết.

Hệ thống Big C tăng thời gian mở cửa từ 7h sáng đến 23 giờ từ hôm 17 tháng Chap và duy trì đến 29 Tết. Riêng 30 Tết sẽ mở cửa lúc 6h sáng và dừng hoạt động lúc 14h. Siêu thị này cũng đóng cửa vào ngày Mùng 1 nhưng mở cửa xuyên suốt từ 8h sáng đến 22h30 tối vào Mùng 2 và Mùng 3.

Trong khi đó, VinMart và VinMart+ có thời gian nghỉ Tết dài nhất trong các hệ thống siêu thị. Theo đó, Vinmart sẽ mở cửa phục vụ khách mua sắm đến 12h ngày 11/2, tức 30 tháng Chạp. VinMart+ sẽ mở đến 16h cùng ngày. Toàn bộ hệ thống trở lại từ ngày 15/2/, tức Mùng 4 Tết.

Ngược lại, hệ thống siêu thị Aeon mở cửa xuyên mùa Tết để phục vụ khách đến mua sắm và giải trí. Tùy từng tỉnh, thành mà giờ mở cửa của các siêu thị và trung tâm bách hóa Aeon có hơi khác nhau. Ví dụ Siêu thị Aeon Long Biên (Hà Nội) mở cửa từ 8h sáng đến 23h giai đoạn 27-29 Tết; 8h-20h ngày 30 Tết; 12h-22h ngày Mùng 1 và 8h – 22h từ Mùng 2 đến Mùng 5.

Trong khi đó, Aeon Tân Phú (TP HCM) sẽ mở cửa từ 9h đến 22h các ngày 29 Tết và Mùng 2 đến Mùng 5 Tết. Riêng 30 Tết sẽ đóng cửa lúc 19h và Mùng 1 sẽ mở cửa lúc 11h.

PV

Giờ Lễ Nhà Thờ Mẫu Tâm (Tân Bình)

Chi tiết giáo xứ

Từ diễn biến lịch sử 1954, sau hiệp định Genève, bằng các phương tiện như đường thủy Hải phòng….một số khá đông người dân từ miền Bắc vào Nam sinh sống và lập nghiệp mà phần đông là giáo dân thuộc gốc Bùi Chu – Phát Diệm và giáo dân thuộc gốc Sa Châu được đưa về trại tạm cư Tân Sơn Nhất (nay là công viên Hoàng Văn Thụ, phường 02, Quận Tân Bình) và được sắp xếp ở tạm trong những nhà bạt lớn, sàn ván.

Để duy trì niềm tin Công Giáo và lòng sùng đạo, ngay tại góc đông bắc của trại, một dãy nhà năm gian được dựng lên với cột gỗ vuông, mái lợp tôn, chung quang ghép ván cao khoảng 1 mét. Tại đây vừa được làm văn phòng tiếp nhận và phân phối nhu yếu phẩm, vừa là nhà nguyện để mỗi sáng Cố Linh Mục Augustinô Nguyễn Văn Tra từ Tiểu chủng viện Phaolô Phát Diệm ở Phú Nhuận về dâng lễ.

Đầu năm 1955, trại tạm cư Tân Sơn Nhất được giải tỏa. Dưới sự hướng dẫn của Cha Cố Augustinô Nguyễn Văn Tra, giáo dân gốc Bùi Chu – Phát Diệm được chuyển đến khu đất trống của người Pháp (nguyên là khu ruộng khô cằn) và đã gầy dựng nên Giáo Xứ Mẫu Tâm ngày nay. Còn lại một số giáo dân gốc Sa Châu theo Cha Cố Đaminh Mai Ngọc Khuê lập nên giáo xứ Tân Sa Châu. Cũng từ đây Mẫu Tâm và Tân Sa Châu trở thành địa danh hành chính là Ấp Tân Sa Châu, xã Tân Sơn Hòa, Quận Tân Bình, Tỉnh Gia Định.

Vì thời gian này chưa có nhà thờ nhưng để duy trì niềm tin Công Giáo và đời sống tâm linh, mỗi sáng giáo dân tập trung trong khu vực nhà mồ Lăng Cha Cả, nơi an táng Đức Cố Giám Mục Bá Đa Lộc để cùng nhau dự lễ.

Với nỗ lực của giáo dân và sự đồng thuận của Cha Cố Augustinô Nguyễn Văn Tra, nhà thờ đầu tiên với tên gọi Mẫu Tâm đã được xây dựng bằng cột gỗ vuông, mái lá, ghép ván tọa lạc tại số 163A đường Võ Tánh nối dài, gần Lăng Cha Cả, ngày nay địa chỉ trên đã được đổi thành số 389 đường Hoàng Văn Thụ, phường 02, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.

Nền móng đầu tiên của Giáo Xứ Mẫu Tâm ngày nay

Sau khi hoàn thành nhà thờ, nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục đối với con em giáo dân trong giáo xứ là cần thiết, Cha Cố Augustinô Nguyễn Văn Tra đã cho xây song song nhà thờ một dãy trường học bằng vật liệu nhẹ và đặt tên là Trường Tiểu Học Tư Thục Phaolô Bột.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày, một khu chợ nhỏ nằm trong khu dân cư cũng đã dần được hình thành với tên gọi Chợ Lăng Cha Cả, khu chợ này vẫn đang còn tồn tại đến ngày nay.

Năm 1957, Cha Cố Augustinô Nguyễn Văn Tra được bề trên điều về làm Tổng Giám Thị Tiểu Chủng Viện Phaolô – Phát Diệm tại Phú Nhuận.

Tháng 8.1957, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy từ xứ Tân Châu (Quang Trung – Hóc Môn) về làm Chánh Xứ Mẫu Tâm.

Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy về làm Chánh Xứ Mẫu Tâm – tháng 8.1957

Hai năm sau, 1959, nhà thờ được xây dựng lại lần thứ nhất bằng những vật liệu bán kiên cố, cột gạch, tường xây, cửa gỗ, khang trang và rộng rãi trên khu đất như hiện nay. Trong quá trình xây dựng cũng đã gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất khi mà tường xây xong, các vì kèo và xà gồ đã sẵn sàng nhưng chưa có mái lợp. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đức Cố Giám Mục Harnet, Giám Đốc Caritas Hoa kỳ, lúc bấy giờ mái nhà thờ mới được lợp bằng chất liệu fibro ciment. Bên cạnh đó trường dạy cắt may Khiết Tâm cũng được hình thành nhằm tạo điều kiện cho con em trong giáo xứ học nghề.

Năm 1959, Nhà Thờ được xây lại bằng vật liệu bán kiên cố

Một tháp chuông được thiết kế bằng 4 trụ sắt ống, chiều cao khoảng 28 mét, mái tôn, được đặt phía góc sân bên trái cuối nhà thờ (nay là nơi đặt phù điêu 117 Thánh Tử Đạo). Đặc biệt quả chuông được đặt mua tại Pháp. Chứng kiến những biến cố trong lịch sử, sự thay đổi về con người, sự biến đổi về môi trường, quả chuông vẫn tồn tại hiên ngang như một lần nữa khẳng định giáo xứ Mẫu Tâm vẫn mãi trường tồn cùng thời gian với tiếng chuông ngân vang trong các dịp lễ trọng, các nghi thức hôn phối hay khi tiễn biệt một người con của giáo xứ về với Chúa mà nó hạnh phúc mang lại cho giáo dân như một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của giáo xứ.

Khi thấy số giáo dân ngày càng tăng. Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy và cộng đoàn đã cho nới rộng phía cuối nhà thờ ra thêm một gian nữa. Trong lần tái thiết này, tường cuối được xây cao thêm để đặt tòa Tôn Kính Đức Maria Mẫu Tâm, tượng được làm bằng ciment cao khoảng 1 mét 60. Công trình hoàn tất với niên hiệu được khắc dưới chân tượng A1962D.

Tòa tôn kính Đức Maria Mẫu Tâm với niên hiệu A1962D

Cuối năm 1962, trong thời gian sửa chữa và để không gián đoạn việc học hành của các em trong và ngoài giáo xứ, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy đã cho chuyển trường tiểu học sang khu đất rộng cạnh nghĩa trang bưu điện cũ với sự giúp đỡ của ông bà Đào Nhật Tiến, chủ sở hữu khu đất này. Năm 1968, sau khi đã hoàn thành, trường được dời về lại với một ngôi trường mới kiên cố, một trệt, một lầu.

Cũng trong năm 1968, Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã cử tân Linh Mục Giuse Dương Như Hoan về làm Phó Xứ đầu tiên.

Mùa Thu năm 1970, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy xin nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng Phát Diệm ở Xóm Mới Gò Vấp và qua đời ngày 11.07.1995

Vào tháng 8.1970, theo sự bổ nhiệm của Tòa Tổng Giám Mục, Cha Giuse Dương Như Hoan về làm Phó Xứ Phát Diệm, đồng thời Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận nguyên Phó Xứ Phát Diệm về làm Chánh Xứ Mẫu Tâm. Sau khi tiếp nhận giáo xứ, nhận thấy nhu cầu học hỏi giáo lý cần thiết cho các em thiếu nhi và nhất là đối với đời sống tinh thần của giáo dân, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận đã cùng với Hội Đồng Mục Vụ bàn bạc việc mở rộng và xây dựng lại nhà thờ bằng vật liệu kiên cố : cột, mái, trần đều được làm bằng bê tông cốt thép. Mọi thành phần trong giáo xứ được kêu gọi chung trong việc đóng góp công sức, tiền của và lòng nhiệt thành để hoàn thành công việc trên.

Ngày 22.08.1971, Đức Cố Giám Mục phụ tá Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm về dâng Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên để xây dựng giáo xứ.

Ngày 01.12.1971, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận đã bắt đầu cho khởi công xây cất. Kinh phí từ nguồn tiết kiệm của giáo dân và các ân nhân xa gần đóng góp. Chỉ sau chưa đầy một năm xây dựng, nhân dịp lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời ngày 20.08.1972, Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình về làm lễ khánh thành ngôi Thánh Đường mới với chiều dài 34 mét, chiều rộng 12 mét, chiều cao 11 mét, chung quanh nhà thờ có tường, cổng và một tháp chuông. Song song và nằm trong khuôn viên nhà thờ là ngôi trường tiểu học Phaolô-Bột cũng được xây mới với 1 trệt, 2 lầu, 1 sân thượng rộng và thoáng mát. Bên trong Thánh Đường phần đầu là gian cung thánh với không gian rộng cho khoảng 20 linh mục làm lễ đồng tế. Tượng Chúa chịu nạn được đặt ở vị trí chính giữa Thánh Đường, phía trên cao. Tượng Đức Maria Văn Côi và tượng Thánh Giuse Bảo Trợ đặt hai bên đối xứng. Bàn thờ và tòa giảng làm bằng gỗ bọc mica. Phần giáo dân có 4 hàng ghế dành cho cộng đoàn với sức chứa khoảng 600 người tham dự thánh lễ. Phần cuối Thánh Đường là gác đàn dành cho các ca đoàn hát lễ. Một hành lang nhỏ và một kho được dùng làm phòng để hài cốt. Hiện nay phòng để hài cốt được chuyển lên lầu 1, khu trường học sau khi được tu sửa lại.

Năm 1972, Nhà Thờ Mẫu Tâm được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố

Sau năm 1975, ngôi trường được nhà nước tiếp quản và xây thêm 1 lầu trên nền sân thượng có sẵn để thành lập ngôi trường mới mang tên Nguyễn Thanh Tuyền do nhà nước quản lý. Trong thời gian này việc dạy và học giáo lý bị gián đoạn trong khi nhu cầu học của các em ngày càng tăng mà không có phòng học. Với những trăn trở của giáo xứ, năm 1998, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận và Hội Đồng Mục Vụ lên kế hoạch tái thiết mở rộng một phần nhà xứ bằng việc cơi nới và xây thêm 1 trệt, 3 lầu vừa là nơi để sinh hoạt mục vụ, vừa là chỗ để các em học hỏi giáo lý và các đoàn thể sinh hoạt. Công việc tái thiết – xây dựng nhà giáo lý khởi công và hoàn thành với thời gian 3 tháng.

Cùng với thời gian nhà thờ bị hư hỏng nhiều. Công việc mục vụ của Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận và Hội Đồng Mục Vụ trở nên khó khăn khi số giáo dân tham dự các thánh lễ, nhất là những ngày lễ Chủ Nhật và Lễ Trọng ngày càng đông, trong đó số lượng người sống tạm cư chiếm phần không nhỏ.

Ngày 27.10.2001, Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Tâm nhận giấy bổ nhiệm của Tòa Tổng Giám Mục chính thức tiếp nhận giáo xứ, hướng dẫn tinh thần và đời sống đạo cho giáo dân thay Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận nghỉ hưu và qua đời ngày 24.12.2003.

Tháng 5.2004, Cha Xứ cùng với Hội Đồng Mục Vụ bàn các phương án trùng tu và nâng cấp Thánh Đường . Công việc khởi công từ ngày 03.07.2004 và kết thúc ngày 24.12.2004.

Nguồn: Titocovn.com

Giờ Mở Cửa Universal Studio Singapore

Giờ mở cửa universal studio singapore

Thứ 2 – 6 và chủ nhật: 10 giờ sáng đến 7 giờ tối.

Thứ 7: 10 giờ sáng đến 9 giờ tối.

Giá vé Universal Studio (USS)

Giá vé khi bạn mua trực tiếp ở Universal

Loại vé eticket chính hãng

Loại vé eticket chính hãng hạn sử dụng 3 – 6 tháng

Vé trẻ em: 800.000đ (chỉ khoảng 49sgd)

Công viên universal studios ở singapore nơi giải trí đẳng cấp thế giới

Cách phân biệt các loại vé Universal Studio Singapore mua trên mạng

Vé e-ticket trôi nổi không có nguồn gốc trên mạng

Giá vé thường giao động thấp hơn 60 sgd. Vé này được bán nhiều bởi người Việt Nam trên các trang web, diễn đàn. Thường là yêu cầu mua trước ngày đi 7 ngày. Thời hạn sử dụng 3 – 7 ngày.

Tuy nhiên hiện nay Universal làm rất chặt chẽ, các vé này thường không có hiệu lực.

Nhiều trường hợp mua vé này đã không sử dụng được và nếu không may bạn sẽ bị bên an ninh của Universal mời về làm việc.

Hiện nay vé không rõ nguồn gốc này vẫn còn bán và bán giá cũng khá cao không chênh nhiều so với vé chính hãng nên tốt nhất cứ mua vé thời hạn 3 – 6 tháng là an toàn nhất.

Vé eticket chính hãng thời hạn sử dụng 3-6 tháng

Loại này giá tại Kite Travel chỉ 63 sgd cho người lớn và 49 sgd cho trẻ em

Vé vào ngay cổng không cần đổi vé, đỡ tốn thời gian xếp hàng từ 30 phút trở lên dưới trời nắng nếu mua tận nơi.

Thời hạn sử dụng 3-6 tháng. Vì thời gian sử dụng dài nên nếu bạn đổi kế hoạch không đi thì dễ dàng bán lại cho người khác.

Những chú ý khi mua vé Universal Studio Singapore

Nên mua vé Universal Studio trước khi đi vì mua vé tại cổng bạn phải xếp hàng chờ đợi rất đông dưới thời tiết nắng gắt, và đặc biệt đông vào ngày cuối tuần, ngày lễ. Nên đi Universal vào ngày trong tuần cho đỡ đông, không phải xếp hàng lâu.

Đa số mỗi trò chơi không có mua USS express thì đa số phải xếp hàng chờ ít nhất từ 30-80 phút (đặc biệt là những trò hay). Nếu có điều kiện nên mua vé express để được đi nhanh hơn, đỡ tốn thời gian.

Đặt vé Universal Studio chính hãng

Giờ Lễ Nhà Thờ Thánh Mẫu (Tân Bình, Tphcm) ✞ Giờ Thánh Lễ

Chi tiết giáo xứ

Đây là nhà thờ ✞ thuộc giáo xứ Sao Mai

I. LƯỢC SỬ NGUYỆN ĐƯỜNG THÁNH MẪU ✠ Nguyện Đường Thánh Mẫu là Nhà Nguyện thuộc hội đoàn Hiệp Hội Thánh Mẫu., một hội đoàn Công Giáo Tiến Hành Quốc Tế, có từ năm 1563, trụ sở đặt tại Rô-ma. Mục đích giúp Hội viên Thánh hóa bản thân, góp phần cải thiện xã hội và nâng đỡ phục vụ Hội Thánh. Từ ngày 20.06.1955, Đức Cha Phạm Ngọc Chi đặc trách giáo dân di cư đã đặt linh mục Gia-cô-bê Đỗ minh Lý phụ trách Hiệp Hội Thánh Mẫu và khuyến khích thành lập HHTM tại nhiều xứ đạo trong các Giáo Phận Miền Nam. Tại Chí Hòa, ngày 20.07.1955, HHTM được Giáo Quyền cho phép xây dựng một Nhà Nguyện Công để các Hội viên tiện bề kinh lễ, nhất là trong các buổi tĩnh tâm. Vào năm 1966, Cha Giám Đốc Giacôbê đã huy động hội viện góp tiền mua một miếng đất của Nhà Hưu Chí Hòa, diện tích 700 mét vuông (23×30) để làm Nhà Nguyện. Đến ngày 15.08.1960, Nhà Nguyện đã đón Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam là Mario Brini đến làm phép và dâng hiến cho Thiên Chúa với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Năm 1977, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn văn Bình đã ký giấy quyết định Nhà Nguyện HHTM thành Nhà thờ của họ Thánh Mẫu (Văn thư số 038/VP-77,22-5-1977).

Năm 1992, Nhà Nguyện được phép chính quyền dựng lên một Nhà Phòng về bên trái ở phía đầu Nhà Nguyện để cho các tu sĩ coi sóc Nhà Nguyện có chỗ cư ngụ và sinh hoạt.

Năm 1993, sau khi Cha Giám Đốc Gia-cô-bê đau bệnh xin nghỉ hưu, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn văn Bình đã ký giấy bổ nhiệm Cha Đa Minh Đinh văn Vãng chính Xứ Sao Mai kiêm nhiệm quyền Giám Đốc Hiệp Hội Thánh Mẫu, quản lý Trụ Sở HHTM số 129B Bành văn Trân P 7,TB trong văn thư số 101/VP-93 ký ngày 07.06.1993.

Năm 1994, Đức Cha Phụ tá Aloisio Phạm văn Nẫm lại ký văn thư số 090/VP-94 ngày 24.09.1994, trao quyền quản nhiệm Nguyện Đường Thánh Mẫu cho Cha Đa-minh Đinh văn Vãng Chính Xứ Sao Mai kiêm Giám Đốc HHTM để tiện việc quản lý và điều hành các sinh hoạt của hội đoàn.

Năm2000, để giúp giáo dân dự lễ có chỗ trú chân khi trời mưa to, Cha Quản Nhiệm Đa-Minh cùng Ban Phục vụ đã quyên góp thực hiện một mái vòm che sân trước cửa chính Nguyện Đường. Tại đây khi cần cũng được sử dụng đãi tiệc liên hoan sau Thánh Lễ mừng Bổn Mạng của các Hội Đoàn và ca đoàn thuộc Nguyện Đường.

Năm 2003, do mái tôn xi-măng lâu ngày bị mục làm Nguyện Đường bị dột khiến trần bằng các tông bị ố. Cha Quản Đốc Nguyện Đường đã kêu gọi mọi người cộng tác đóng góp tu sửa Nguyện Đường. Sau đó mái tôn cũ được thay bằng một mái tôn mới giả ngói màu đỏ. Trần Nguyện Đường được đóng lại bằng tôn lạnh và được trang trí một hệ thống đèn màu.Trong Nguyện Đường cũng được lắp đặt hệ thống âm thanh mới tốt hơn.

Năm 2004, sau khi phòng Thánh Nguyện Đường bị lún do ảnh hưởng việc thi công của nhà kế bên, Linh mục Quản Nhiệm Đinh văn Vãng đã làm đơn xin phép chính quyền và đến ngày 21.03.2005 được Sở Xây Dựng TP cấp văn thư số 87/GPXD cho phép xây dựng một Nhà Sinh Hoạt trên nền của Phòng Thánh bị lún, với kích thước 4×8 mét. Nhà Sinh Hoạt gồm một trệt một lầu và một sân thượng. Tổng diện tích xây dựng là 84,8 mét vuông. Nhà được dùng làm nơi hội họp và dạy các lớp giáo lý Hôn Nhân và Giáo lý Dự Tòng thường xuyên được mở tại Nguyện Đường. Đến ngày 31 tháng 05.2005 việc thi công Nhà Sinh Hoạt mới tạm ổn định.

II. CÁC LINH MỤC VÀ TU SĨ PHỤC VỤ NGUYỆN ĐƯỜNG THÁNH MẪU

Lược sử Nguyện Đướng Thánh Mẫu từ năm 1955 đến nay (2005) được chia thành hai giai đoạn dựa vào hai đời Quản Nhiệm như sau:

1.GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ: 1955-1994

Cha Giacôbê Đỗ Minh Lý làm quản đốc Nguyện Đường. Trong thời gian 40 năm này, Cha Giacôbê vừa phải lo phụ trách Hội đoàn HHTM Trung ương và Giáo Phận (1955-1992), vừa phải quản nhiệm Nguyện Đường Thánh Mẫu (1977-1994).

Hằng ngày Cha Giám Đốc Giacôbê đều dâng Thánh Lễ chiều và hội họp các đơn vị phục vụ Nguyện Đường như : Ban Phục vụ, Đoàn Phụ Huynh HHTM, Nữ Đoàn Bác Ái HHTM, Dòng Ba Đa-minh, Thiếu Nhi “Vệ Thần”… Cha cũng thường ngồi tòa Giải tội vào mỗi chiều Thứ Bảy hằng tuần.

Linh Mục Phó Giám Đốc Giacôbê Đỗ Hữu Linh (1971-1972). Năm 1971, Cha Linh được điều về giúp Cha Giám Đốc Giacôbê với chức vụ Tuyên Úy Giới Trẻ HHTM. Sau thời gian 2 năm phục vụ, Cha được Tòa Tổng Giám Mục cho đi du học tại Hoa Kỳ..

Linh Mục Phó Giám Đốc Đa-minh Đinh văn Vãng (1973-2000): Năm 1973, Đức Tổng Giám Mục lại điều Tân LM Đa-Minh về giúp Cha Giám Đốc HHTM thay thế cho Cha Linh. Cha Phó Giám Đốc đặc trách Giới Trẻ HHTM và kiêm Tuyên úy Dòng Mân Côi. Cha Đa-Minh thường xuyên dâng lễ sáng tại Nhà Nguyện Tu viện. Ngòai ra Cha còn dâng lễ chiều và ngồi tòa Giải tội tại Nguyện Đường Thánh Mẫu vào những ngày được phân công.

Sau năm 1975, các sinh hoạt HHTM người lớn và Giới Trẻ bị tạm ngưng. Mọi sinh hoạt chỉ bó gọn trong Nhà Thờ. Tại Nguyện Đường Thánh Mẫu, Cha Đa-Minh quan tâm giúp các thanh niên thiếu nữ HHTM học hỏi đào sâu Lời Chúa và Giáo Lý Công Giáo để củng cố đức tin trong hoàn cảnh mới. Cha cũng lập thêm 2 nhóm các bà Học Sống Lời Chúa, mỗi Nhóm gồm 12 người. Hai nhóm này làm thành Gia Đình Học Sống Lời Chúa. Mỗi tuần chị em họp nhau Học Lời Chúa và quyết tâm sống theo Lời Chúa bằng các việc làm cụ thể. Hiện nay sau 28 năm (1977-2005), từ hai Nhóm ban đầu Đoàn đã dần dần phát triển lên 6 Nhóm, và trở thành Đoàn Học Sống Lời Chúa chính thức phục vụ tại Nguyện Đường với số khoảng 90 hội viên ở rải rắc trong khu vực gần Nguyện Đường. Hiện nay Đoàn Học Sống lời Chúa là thành viên thuộc Liên Đoàn Bác Ái Thánh Mẫu của Giáo Phận. Riêng về việc dạy Giáo Lý Trẻ em, Cha Phó Giám Đốc lo mở các lớp Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, Thêm Sức, Bao Đồng cho các thiếu nhi khu vực Nguyện Đường.

Đến năm 1980 Cha Đa Minh được Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn văn Bình bổ nhiệm làm Chính xứ Sao Mai thay Cha già Lê nguyên Kỷ, Nguyện Đường Thánh Mẫu lại được Chúa quan phòng sắp xếp cho Cha Giuse Phạm Châu Diên đến nghỉ hưu cạnh Nguyện Đường. Ngài đã giúp dâng các lễ sáng hằng ngày tại Nguyện Đường.

2. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN: (Từ 1994 đến nay :2005): LM. Đa Minh Đinh Văn Vãng quản đốc Nguyện Đường.

Năm 1993 : Khi Cha Giám Đốc Giacôbê bị đau yếu và làm đơn xin nghỉ hưu thì vào năm 1993, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn văn Bình đã bổ nhiệm Cha Đa-minh Đinh văn Vãng, Chính Xứ Sao Mai kiêm nhiệm quyền Giám Đốc HHTM thay thế Cha Giacôbê. Tuy nhiên Nguyện Đường Thánh Mẫu lúc đó lại thuộc quyền mục vụ của Cha Sở Chí Hòa, nên việc điều hành hội viên sử dụng Nguyện Đường có gặp những khó khăn nhất định. Để giải quyết khúc mắc này, Đức Cha Giám Quản Nicôla Huỳnh văn Nghi đã đến tận nơi tìm hiểu sự việc và cuối cùng đã quyết định tách Nguyện Đường Thánh Mẫu khỏi quyền quản lý của Cha Sở Chí Hòa để trao lại cho Cha Chính Xứ Sao Mai quản nhiệm, vì Nguyện Đường Thánh Mẫu nằm gần bên Nhà Thờ Sao Mai. Văn thư quyết định trao quyền Quản Nhiệm Nguyện Đường do Đức Cha Phụ Tá Alôisiô Phạm văn Nẫm thay Đức Cha Giám Quản Nicôla ký ngày 24.09.1994.

Năm 1994: Sau khi chính thức tiếp nhận Nguyện Đường, Cha Chính Xứ Sao mai đã sắp xếp lại các sinh hoạt kinh lễ sáng chiều tại Nguyện Đường cho ổn định. Cha nhờ các Tu sĩ đến tạm trú tại Nhà Phòng mới xây dựng phía đầu Nguyện Đường để tiện trông coi bảo quản tài sản Nguyện Đường và cộng tác dạy Giáo Lý, cho rước lễ, tập hát….. Một số Thày đã đến ở giúp Cha Quản Nhiện coi sóc Nguyện Đường một thời gian như: Thày Linh, Thày Cung, Thày Kính, Thày Mười. Hiện nay là Thày Tự và Thày Nghị. Về phía Tu sĩ nữ, Nguyện Đường cũng được hai Dì thuộc Tu Hội Bác Ái Thăm Viếng đang tạm trú bên Trụ Sở HHTM là Dì Liên và Dì Nga giúp các việc khác như: cắm bông NĐ, giặt ủi đồ lễ, phụ trách các lớp giáo lý Thiếu nhi tại Nguyện Đường … Nhờ có nhiều Tu sĩ nam, nữ thường xuyên giúp đỡ, mà Nguyên Đường Thánh Mẫu luôn được đổi mới và ngày một phát triển cả về cơ sở vật chât và tinh thần. Cụ thể là các Thánh lễ ngày thường lúc 16g30 và các lễ ngày Chúa Nhật, số giáo dân thuộc xứ Sao Mai và các nơi khác đến Nguyện Đường tham dự Thánh Lễ ngày một thêm đông đảo và sốt sắng.

Năm 1994-2001 : Để bảo đảm cho bà con giáo dân thường xuyên được dự lễ, Cha Quản Nhiệm Đa Minh cũng nhờ các Cha khách đến dâng lễ các ngày Chúa Nhật. Cũng có 2 Cha thay nhau đến tạm trú tại một phòng trên lầu Nhà Phòng mới xây dựng như : Cha Lưu minh Hoàng dâng Lễ tại Nguyện Đường suốt thời gian 4 năm (1994-1998).Tiếp theo là Cha Nghi đến Nguyện Đường tạm trú chữa bệnh hơn 3 năm (1998-2001). Tại đây hai Cha cũng ngồi tòa Giải tội và thăm kẻ liệt giúp Cha Quản Nhiệm.

Đến năm 2001, khi Giáo Xứ Sao Mai được Tòa Tổng Giám Mục cho Cha mới Giuse Maria Lê Quốc Thăng về làm linh mục Phụ tá Giáo Xứ Sao Mai giúp Cha chính Xứ Đa-minh vừa trải qua một cơn bệnh nặng. Cha Chính Xứ Đa-minh đã nhờ Cha Phụ tá Giuse Maria đến dâng lễ chiều hằng ngày tại Nguyện Đường.

Năm 2005: Hiện nay Cha Thăng lại được Bề Trên điều đi làm Chính Xứ Giáo Xứ Phú Trung, thì Chúa Quan Phòng lại gửi tới Cha Mátthêu Yên thuộc Hội Dòng Thừa Sai Đức Tin đến giúp đỡ việc mục vụ tại Nhà Thờ Sao Mai và Nguyện Đường Thánh Mẫu. Ngài giúp dâng Thánh lễ chiều Thứ Bảy và ngày Chúa Nhật, giúp ngồi tòa giải tội… Nhờ đó, công việc mục vụ tại Nguyện Đường TM luôn được ổn định và ngày một tiến triển.

Theo: titocovn.com