Giờ Lễ Trực Tuyến Đà Lạt / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Lợi Ích Của Việc Tham Dự Thánh Lễ Trực Tuyến

Chỉ một con virus Corona bé tí xíu mà có sức mạnh đến độ tàn phá cả thế giới và hủy diệt biết bao sinh mạng con người.

Riêng tại Việt Nam khi bệnh nhân thứ 204 được công bố nhiễm Sars CoV- 2, thì cùng lúc Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị 16 về việc thực hiện cách ly trên phạm vi toàn quốc trong thời gian 2 đến 3 tuần. Bắt đầu ngày 01/04/2020 đình chỉ mọi hoạt động xã hội và hoạt động tôn giáo.

Về phía Giáo hội Công giáo thì Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như các Giám mục giáo phận đều gởi thư cho cộng đồng dân Chúa về việc tạm dừng cử hành các thánh lễ tập trung, khuyên giáo dân tham dự thánh lễ trực tuyến tại nhà theo sự hướng dẫn của Ủy ban Phụng tự về những lưu ý khi tham dự.

Với sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin thì việc tham dự thánh lễ trực tuyến trở nên quá dễ dàng, có thể mở smartphone, Ipad, Lapptop, compurter, Smarttivi đều được. Khi tham dự thánh lễ trực tuyến với chiếc tivi thông minh, ta có thể cảm nhận được chất lượng âm thanh trung thực, hình ảnh sống động và màu sắc rõ nét. Trong khi dự lễ tại nhà thờ, có lúc âm thanh hú như tiếng còi, có khi rẹt rẹt như chạm điện, có khi bên nữ nghe được và có khi chỉ có bên nam… Khi đi lễ nhà thờ, tâm lý ai cũng muốn tìm chỗ mát để ngồi, còn dự lễ trực tuyến tại nhà chẳng những đủ quạt mát mà có khi còn mở thêm hệ thống máy lạnh nữa. Tại nhà là một không gian yên tĩnh để dự lễ thay vì phải chịu đựng sự ồn ào, lộn xộn của các em nhỏ theo bố mẹ, hoặc những tiếng xì xào với nhau, thi thoảng lại nghe những cuộc điện đàm rõ to của một số giáo dân ngồi dự lễ bên ngoài nhà thờ. Sống ở đời, ai cũng thích mới lạ, thích thay đổi, thích tìm hiểu, thích học hỏi…hôm nay tham dự thánh lễ ở giáo phận này, ngày mai lại dự lễ ở giáo phận kia; hôm nay thánh lễ do Giám mục chủ tế thì ngày mai thánh lễ có linh mục đồng tế… Có tới 26 giáo phận tha hồ mà dự lễ trực tuyến, lắm lúc còn qua tới tận Vatican dự lễ luôn. Tham dự lễ trực tuyến ở nhà, không ai đi ra đường cho nên giảm bớt chi phí xăng dầu và tránh được cả tai nạn giao thông nữa. Thậm chí không xảy ra tình trạng xoi mói người khác: Ồ! Chị này thời trang ghê, bà kia ăn mặc không đứng đắn, anh này đi lễ trễ quá, ông nọ để chuông điện thoại quá lớn… Vì tất cả đều tập trung vào cung thánh, vào chủ tế nên chẳng có giáo dân để bàn tán.

Được biết tại gia đình nọ, chị vợ siêng đi lễ ngày thường nhưng anh chồng thì chỉ giữ lễ Chúa nhật còn con cái thì bận học. Vậy mà nhờ có lễ trực tuyến cả nhà chị ngày nào cũng tham dự lễ, thậm chí rủ thêm gia đình của người chị ruột cạnh bên cùng dự nữa. Tham dự thánh lễ tại nhà thật vui, vì sau lễ, mọi người ngồi lại với nhau thời sự, cùng dùng bữa với nhau như vậy là quá hiệp thông trong gia đình còn gì. Chưa kể sự hiệp thông trên cả nước vì số người tham dự lễ trực tuyến rất đông. Thống kê con số người tham dự trực tuyến vào tuần Thánh, nhất là Tam nhật Vượt Qua và Đại lễ Phục Sinh lên tới trăm ngàn lượt xem, rồi đến tuần Bát Nhật Phục Sinh cũng trên vài chục ngàn lượt.

Nếu nhìn thoáng qua thì thánh lễ trực tuyến cũng đem lại nhiều lợi ích thiết thực, chỉ thiếu một điều có sức ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng đó là rước lễ. Rước lễ là rước chính Mình Thánh Chúa vào trong thân thể chúng ta, kết hiệp chính Người với linh hồn chúng ta cách mật thiết nhất. Sách Giáo lý giải thích: “Việc cử hành hy tế Thánh Thể hoàn toàn hướng đến sự hiệp nhất mật thiết của các tín hữu với Đức Kitô qua việc rước lễ. Rước lễ là lãnh nhận chính Chúa Kitô, Đấng đã tự hiến vì chúng ta”. Vì vậy, “việc tham dự trực tuyến không phải là việc tham dự phụng vụ đúng nghĩa, nhưng chỉ là sự hiệp thông mang tính đạo đức”[1]. Ủy ban phụng tự cũng đã lưu ý: các phương tiện trực tuyến có thể đánh mất tính linh thánh của cử hành phụng vụ.

Thánh lễ trực tuyến chỉ là giải pháp tạm thời. Trong hoàn cảnh hiện tại ít ra nó cũng đem lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho người tín hữu. Chỉ có Thánh lễ thật sự có sự hiện diện của những con người thật, một cộng đoàn được qui tụ và được cử hành bởi các giám mục, linh mục diễn ra tại nhà thờ, nhà nguyện… tức là một sự hiện diện thể lý mà trong đó mọi người được lắng nghe lời Chúa và được nuôi dưỡng bởi Mình Máu Chúa Kitô, mới đem lại hiệu quả đích thực cho đời sống đức tin người tín hữu, được lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống muôn đời.

[1] Hướng dẫn cử hành phụng vụ Tuần thánh của ĐGM Giáo phận Qui nhơn, ngày 02 tháng 04 năm 2020

Giờ Lễ Các Nhà Thờ Ở Đà Lạt

Tọa lạc trên cao nguyên Lâm Viên, Đà Lạt trước đây là nơi sinh sống của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi được chọn làm nơi nghỉ dưỡng của người Pháp ở Đông Dương, Đà Lạt bắt đầu thay da đổi thịt với sự xuất hiện của hàng loạt công trình kiến trúc độc đáo và quy mô. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến các nhà thờ. Theo thống kê, trên toàn thành phố hiện nay có khoảng 43 nhà thờ, tu viện Công giáo và Tin Lành. Nếu quan tâm đến các kiến trúc tôn giáo hoặc muốn tìm một nơi lý tưởng để đón Giáng Sinh cùng gia đình, du khách nên tham khảo giờ lễ các nhà thờ ở Đà Lạt Viet Fun Travel chia sẻ sau đây.

Nhà thờ Con Gà

Nhà thờ Con Gà là tên gọi quen thuộc của Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari – nhà thờ lớn nhất thành phố Đà Lạt. Được xây dựng trong vòng 11 năm, từ năm 1931 đến năm 1942, đây là công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất thành phố do người Pháp xây dựng. Nhà thờ có chiều dài 65m và rộng 14m, gồm 3 gian với mái được trang trí 70 tấm kính màu mang đậm phong cách kiến trúc châu Âu thời Trung cổ.

Nhà thờ Con Gà hiện tọa lạc tại số 15 đường Trần Phú. Nếu muốn làm lễ tại nhà thờ, du khách nên đến vào lúc 5g15 và 17g15 mỗi ngày, riêng chủ nhật là 5g30, 7g00, 8g00, 16g00 và 18g00.

Nhà thờ Mai Anh

Tọa lạc trên một ngọn đồi mọc đầy hoa mai anh đào nên Nhà thờ Domaine de Marie thường được người dân địa phương gọi với cái tên thân thương là Nhà thờ Mai Anh. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1930 đến năm 1943 với chiều dài 33m và chiều rộng khoảng 11m trên cơ sở của một quần thể kiến trúc nhà nguyện và tu viện dành cho dòng nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn.

So với nhiều nhà thờ cổ điển phương Tây, nhà thờ Mai Anh có kiến trúc khá đặc biệt với sự kết hợp độc đáo giữa phong cách châu Âu thế kỷ 17 và kiến trúc của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Điểm ấn tượng của nhà thờ chính là mái có dạng như nhà rông và không có tháp chuông. Đặc biệt, bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu trong nhà thờ được kiến trúc sư người Pháp Jonchère tạc theo hình mẫu của một người phụ nữ Việt Nam.

Tọa lạc giữa khung cảnh tuyệt đẹp của đồi hoa mai anh đào, nhà thờ Mai Anh nổi bật với màu hồng đậm, nhất là khi có ánh sáng chiếu vào, nhà thờ càng trở nên lung linh và rực sáng. Đây cũng là một trong những điểm ngắm bình minh và hoàng hôn lý tưởng nhất thành phố Đà Lạt.

Nhà thờ Mai Anh hiện nằm tại số 1 đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố khoảng 1km về phía Tây Nam. Theo ghi chép trong cẩm nang giờ lễ các nhà thờ ở Đà Lạt, nhà thờ làm lễ vào 17g00 mỗi ngày, riêng ngày chủ nhật là 5g45 hoặc 16g30.

Nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly còn có tên gọi khác là Nhà thờ Sơn Cước, được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1968 do một linh mục người Pháp mang tên Boutary. Do được xây dựng dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đà Lạt nên nhà thờ Cam Ly có những nét đặc trưng của kiến trúc Tây Nguyên, là sự cách điệu của nhà rông cổ truyền kết hợp hài hòa với kiến trúc phương Tây.

Ngoài những địa điểm kể trên, thành phố ngàn hoa còn hàng loạt danh lam thắng cảnh và công trình kiến trúc tuyệt đẹp như Dinh Bảo Đại, Biệt điện Trần Lệ Xuân Đà Lạt, Hồ Xuân Hương, đồi Cù… Mùa Giáng Sinh năm 2016 đang đến gần, để không bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt vời cùng gia đình, du khách hãy gọi đến tổng đài 1900 6749 hoặc 08 7300 6749 của Viet Fun Travel để tư vấn thêm cũng như đặt tour du lịch Đà Lạt. Chúc quý khách và gia đình có một mùa Giáng Sinh thật an lành và hạnh phúc!

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Nhà Thờ Domaine De Marie Đà Lạt: Giờ Lễ, Review Trải Nghiệm

Nhà thờ hiện nay nằm trên đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố ngàn hoa Đà Lạt khoảng 1km về phía Tây Nam và nằm đối diện bệnh viện tỉnh Lâm Đồng, nhà thờ còn có tên gọi khác là Lãnh Địa Đức Bà được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền xứ Đông Dương khi ấy là Jean Decoux đứng ra quyên góp của giáo dân khắp nơi.

1 Kinh nghiệm đi nhà thờ Domaine De Marie

1.1 Giới thiệu tổng quan về nhà thờ Domaine De Marie

1.2 Đường đi tới nhà thờ Domaine De Marie / Hướng dẫn cách đi nhà thờ Domaine De Marie

Địa chỉ nhà thờ: Số 1 Ngô Quyền, phường 5, thành phố Đà Lạt.

Lấy Chợ Đà Lạt làm điểm xuất phát du khách di chuyển theo hướng đường Nguyễn Văn Cừ, rẽ phải qua đường 3/2 theo vòng xuyến đi theo lối ra thứ hai vào Hải Thượng, tiếp tục đi thẳng vào đường Mai Hắc Đế, rẽ trái vào hẻm 6 Mai Anh rồi sẽ phải là đến.

1.3 Điểm đặc biệt ở nhà thờ Domain De Marie

Nhà thờ Domain de Marie được xây dựng theo kiến trúc cổ điển và mang đậm phong cách châu Âu thế kỉ 17. Những bức tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng miền Bắc nước Pháp.

Với chiều rộng 11m và chiều dài là 33m. Hệ thống mái che của nhà thờ, nhìn tổng thể tựa như mái nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, và được lợp ngói màu đỏ của người Việt.

Điều đặc biệt trong thiết kế xây dựng nhà thờ là nhà thờ Domain de Marie không có tháp chuông như những nhà thờ khác. Khung cửa sổ được trang trí các khung kính đầy màu sắc toát lên một vẻ đẹp đặc sắc mà bất cứ du khách nào khi đến tham quan cũng trầm trồ khen ngợi và xao xuyến.

Ngoài ra du khách còn có thể nhìn thấy một pho tượng Đức Mẹ ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn đứng trên quả địa cầu, được khắc họa theo hình người phụ nữ Việt Nam, do kiến trúc sư người Pháp Jonchere thiết kế.

Vào khuôn viên nhà thờ Domaine De Maria du khách có thể thấy rất nhiều loại hoa Đà Lạt, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Phía sau nhà thờ này là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ.

Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ thật sự nổi bật.

Nhà thờ Domain de Marie là nơi sinh sống và làm việc của các Nữ Tu Bác Ái, những nữ tu ở đây còn đan áo len bán cho du khách vào tham quan nơi đây.

Nơi ở của những đứa trẻ mồ côi

Ban đầu nhà thờ chính là tu viện chính của hơn 50 nữ tu sĩ. Họ đã tham gia làm các công tác xã hội như: Mở cô nhi viện, nhà trẻ,…Cho đến tận bây giờ tuy dòng tu chính đã chuyển về thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn luôn thực hiện tôn chí của dòng là phục vụ người nghèo khó, họ đã mở các cơ sở như: chăm sóc những người chậm phát triển, cô nhi, chữa bệnh cho người nghèo, mở các trung tâm dạy nghề miễn phí,…

Hiện nay ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho công ích.

Nơi chôn cất của phân nhân toàn quyền Đông Dương

Trong khi xây dựng nhà thờ vị phu nhân toàn quyền Đông Dương có một tâm nguyện. Là khi bà mất người sẽ được chôn tại nơi đây – nơi mà bà đã rất nhiều tâm huyết và công sức vào để xây dựng.

Vào ngày 6/1/1944 bà mất do tại nạn giao thông và thi hài bà được đưa về nhà thờ Domain chôn cất. Mộ bà nằm ngay phía hành lang sau nhà thờ, trong khuôn viên thoáng đãng, rộng lớn. Với nhiều loại hoa được trồng càng tô thêm vẻ đẹp nơi đây.

1.4 Các lưu ý khi tham quan nhà thờ Domaine De Marie

Giờ lễ nhà thờ Domaine Đà Lạt: Ngày thường từ 17h15 và chủ nhật từ 6h00.

Không nô đùa chạy nhảy gây ồn ào làm ảnh hưởng tới những khách tham quan khác cũng như các tu sĩ ở đây.

Không xả rác bừa bãi.

1.5 Những địa điểm du lịch gần nhà thờ Domaine De Marie

Nếu như du khách đã tham quan chụp hình xong ở nhà thờ Domaine De Marie thì có thể ghé qua những địa điểm du lịch gần kề để không phải mất quá nhiều thời gian di chuyển mà vẫn tham quan được nhiều địa điểm du lịch Đà Lạt.

Lễ Giáng Sinh Tại Học Viện Salêdiêng Don Bosco Đà Lạt

ĐÀ LẠT — Chiều hôm nay 25/12/2005 Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh, lúc 4giờ 30 Đức Tân Giám Mục Phó Giáo Phận Nha Trang Giuse Võ Đức Minh, đã đến Học Viện Salêdiêng Don Bosco Đà Lạt để dâng Thánh Lễ Tạ ơn Mừng Chúa Giáng Sinh với Cộng Đoàn Salêdiêng Don Bosco và Giáo dân Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt.

Cùng đồng tế với Đức Tân Giám Mục có Linh Mục Bề Trên Giám Đốc Học Viện cùng các Linh Mục của Cộng Đoàn Don Bosco. Trước Thánh Lễ, Cha Bề Trên Giám Đốc Học Viện Salêdiêng Don Bosco Đà Lạt Giuse Tạ Đức Tuấn đại diện Cộng Đoàn Tu Sỹ Salêdiêng và bà con giáo dân Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt đã có lời chào mừng Đức Tân Giám Mục Giuse, đã đến hiện diện và dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Mừng Chúa Giáng Sinh với Cộng Đoàn, tất cả mọi người hiện diện trong Thánh Lễ đã vỗ một trang pháo tay thật dài và thật to để chào mừng Đức Tân Giám Mục.

Trong Bài Giảng ngỏ lới với Cộng Đoàn dân Chúa, Đức Tân Giám Mục đã nói lên những tâm tư, tình cảm và lòng biết ơn của Ngài đối với các Đức Giám Mục tiền nhiệm của Ngài: Đức Cố Giám Mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, Đức Cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đặc biệt trong đó có tấm gương truyền giáo vĩ đại của Đức Cố Giám Mục Gioan Cassaigne đã để lại cho Đức Tân Giám Mục tấm gương truyền giáo vĩ đại. Đồng thời Đức Tân Giám Mục cũng chia sẻ những tâm tình và lòng biết ơn của ngài đối với Giáo Phận Đà Lạt là nơi ngài đã sinh trưởng và lớn lên, cùng với biết bao nhiêu kỷ niệm trong cuộc đời Linh Mục của Ngài tại Giáo Phận Đà Lạt thân yêu này, giờ đây khi ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phó Giáo Phận Nha Trang, ngài sẵn sáng tín thác vào chương trình của Thiên Chúa và vâng phục quyết định bổ nhiệm của Đức Thánh Cha.

Cuối bài giảng ngỏ lời với Cộng Đoàn Salêdiêng Don Bosco Đà Lạt, Đức Tân Giám Mục nói ngài đã gắn bó rất thân tình với Cộng Đoàn Salêdiêng Don Bosco từ rất nhiều năm qua, và ngài cảm thấy ngài như là một thành viên trong Cộng Đoàn Slaêdiêng Don Bosco này mỗi khi đến thăm và dâng lễ với Cộng Đoàn (được biết khi còn là Linh mục Tổng Đại Diện và la Cha Xứ Giáo Xứ Chánh Tòa Đà Lạt, Đức Tân Giám Mục cứ 2 tháng 1 lần đã đến thăm và dâng lễ tại Cộng Đoàn Salêdiêng vào chiều thứ hai đầu tháng). Đức Tân Giám Mục cũng ngỏ lời cám ơn Cộng Đoàn Salêdiêng Don Bosco Đà Lạt đặc biệt trong dịp Lễ Tấn Phong Giám Mục của Ngàivừa qua, đã đón tiếp các Đức Hồng Y, TGM và Giám Mục Việt Nam về Đà Lạt dự Lễ tấn phong. Đức Tân Giám Mục cũng nói ngài đã học được nơi Cộng Đoàn Salêdiêng Don Bosco Đà Lạt một tinh thần Salêdiêng tươi trẻ, phục vụ và giáo dục Thanh Thiếu Niên theo tinh thần Cha Thánh Gioan Bosco, và ngài nói trong tương lai khi đi đến Giáo Phận Mới Nha Trang để làm việc, ngài cũng sẽ đem theo nơi mình một tinh thần tươi vui, trẻ trung mà ngài đã học được nơi tinh thần Salêdiêng Don Bosco để làm việc phục vụ cho Giáo Phận Ngài đã được bổ nhiệm.

Cuối Thánh Lễ, Cha Sở Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt Phaolô Đinh Văn Đông đã đại diện Cộng Đoàn Tu Sỹ Salêdiêng Don Bosco và bà con giáo dân Giáo Sở Don Bosco đọc diễn văn chúc mừng Lễ Giáng Sinh tới Đức tân Giám Mục, và cám ơn Ngài đã dành cho Cộng Đoàn Salêdiêng Don Bosco và Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt những tâm tình qúy mến để đến dâng Thánh Lễ trong ngày Lễ Mừnbg Chúa Giáng Sinh năm 2005. Đại diện Cộng Bà Con Giáo dân đã dâng lên Đức Tân Giám Mục những bông hoa tươi thắm để mừng lễ ngài. (Được biết ngày 30/12/2005 tới đây, Đức Tân Giám Mục sẽ chính thức về nhận nhiệm sở tại Giáo Phận Nha Trang.). Xin mọi người cùng hiệp thông và đồng hành với Đức Tân Giám Mục kính yêu trong kinh nguyện, để cầu xin Chúa ban cho ngài nhiều sức khỏe và sự lhôn ngoan để hướng dẫn đoàn chiên Chúa.

Sau Thánh Lễ có rất nhiều bà con giáo dân của Giáo Sở Don Bosco đã đến chào mừng Đức Tân Giám Mục và chụp hình lưu niệm với ngài, sau đó Đức Tân Giám Mục đã ở lại dùng cơm tối với Cộng Đoàn Salêdiêng và các đại diện của các thành phần trong Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt.