Giờ Lễ Nhà Thờ Thủ Đức Thứ 7 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Giờ Lễ Nhà Thờ Thủ Đức

Chi tiết giáo xứ

Giờ lễ nhà thờ thủ đức:

Ngày thường: 05:00 – 17:30Chúa nhật: 05:00 – 06:30 – 08:30 – 17:00 – 19:00

ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ VỀ THÁNH ĐƯỜNG VÀ GIÁO XỨ THỦ ĐỨC

Theo truyền khẩu của ông cha kể lại, cho biết, giáo dân vùng phụ cận Thủ Đức rất là sùng đạo. Lúc chưa có nhà thờ, khi họ đạo chưa thành lập, mỗi lần cứ đến ngày Chúa Nhật, họ kéo nhau lên tận Lái Thiêu để xem lễ. Đường đi trắc trở, lại thêm thú rừng dữ như cọp, beo, rắn, rít…, nhưng họ vẫn can đảm băng qua các khu xóm để tránh làm mồi cho thú dữ. Giữ đạo thời đó thật là khó khăn, gian nan, nguy hiểm. Trẻ em sinh ra cũng không được chính bàn tay của linh mục rửa tội, mà phải nhờ những ông biện, ông câu.

Đó là trường hợp của nhiều người: như bà Maria Quí, ông Tôma Hạnh, ông Micae Chử. Những người như thế, mãi về sau, khi có linh mục đến, thì chính linh mục bổ túc các nghi thức của phép bít tích “rửa tội”.

Trước tình huống đó, giáo dân chung sức cất lên một Thánh Đường đơn sơ bằng cây, lợp lá. Lạ một điều là Thánh Đường đầu tiên lại nằm tại Phong Phú, cách thị trấn Thủ Đức hiện nay độ chừng 3 cây số. Những di tích còn để lại chứng minh: có một nền nhà thờ cũ, cách đây chừng bốn mươi năm, trên nền đó có cất một ngôi trường học để dạy các em xóm Phong Phú, do các dì Thủ Thiêm đảm nhiệm. Một di tích khác là có một thửa đất được gọi là Gò Nhà Thờ. Cả hai di tích này, ngày nay không còn thấy nữa.

Thánh Đường đã có, nhưng linh mục thì chưa, không biết liên lạc bằng cách nào, àm thỉnh thoảng cha Boutier, lúc đó là cha sở họ Bà Rịa, về Phong Phú ban phép bí tích cho giáo dân.

Theo sổ rửa tội thì lần đầu tiên, cha Boutier đã ban nghi thức bổ túc bí tích “rửa tội” là ngày 04/08/1879 cho bà Maria Quí.

Do đó có thể nói rằng nhà thờ đầu tiên được cất lên là năm 1879. Cũng chính trong năm này, họ Phong Phú Thủ Đức được chính thức thành lập. Hồi đó là thời Đức Cha Isidore Colombert, cha sở cũng chưa có, mãi đến năm 1880, cha Boutier được bổ nhiệm về làm cha sở họ Thủ Đức, hay đúng hơn là họ Phong Phú.

Từ đó trở đi, họ đạo bắt đầu phát triển, số giáo dân ngày càng đông, khỏi phải lên tận Lái Thiêu để xem lễ, lại nữa, vùng Thủ Đức được khai phá (vì trước đó phần lớn là rừng), dân cư cũng ngày càng đông đúc, nên cha sở quyết định dời nhà thờ về Thủ Đức khoảng năm 1889 trên thửa đất như hiện nay.

Nói về lịch sử của Thánh Đường hiện nay: được xây và tu bổ qua nhiều giai đoạn.

Giai đoạn đầu là phần giữa. Mãi về sau, khi cha Phêrô Thà về làm phó cho cha Sắc (Cransac), mới làm thêm hai cánh hai bên, từ hai cửa hông trở lên, vào khoảng năm 1931. Nhà thờ khi đó có hình Thánh Giá.

Đến khoảng năm 1935, cha Gioan Baotixita Doan về làm phó cho cha Sắc (Cransac). Nhờ tài ngoại giao, Người tìm vật liệu để kéo dài hai cánh cửa hai bên xuống tận lầu chuông, như thấy hiện nay. Ngoài ra, Người còn xuống tận Bến Tre để đem vỏ dừa (ở Bến Tre có rất nhiều dừa), về làm lại trần (plafond) cho phần giữa được chu đáo.

Như vậy thì nhà thờ Thủ Đức hiện nay đã được sửa soạn tu bổ.

Cha Doan đang hăng say trong công việc thì bất ngờ được lệnh Đức Cha đổi Người về Lục Tỉnh.

Cha Doan đổi đi, cha Sắc, già yếu phải về Pháp hưu trí, và qua đời tại Pháp.

Năm 1938, cha Anrê Lê Văn Quyền, được Đức Cha gọi từ An Hiệp về làm cha sở Thủ Đức, là vì khi đó chia địa phận Vĩnh Long, Người không muốn ở lại, vì sợ quyền cao chức trọng, bởi Đức Cha Vĩnh Long có ý định cho Người làm bề trên địa phận.

Khi về Thủ Đức, cha Anrê Quyền lo sơn phết xung quanh nhà thờ, vì khi cha Doan ra đi, chưa làm xong việc này.

Thế là Thánh Đường của giáo xứ Thủ Đức được hoàn thành.

(Tài liệu do Linh mục Aloisio Lê Văn Liêu viết) – Nguồn : http://titocovn.com/

Giờ Lễ Nhà Thờ Thanh Đức

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Thanh Đức toạ lạc nội vi thành phố Đà Nẵng, thuộc Giáo Hạt Đà Nẵng, nằm giữa hai chân cầu Sông Hàn và Thuận Phước thơ mộng, Về mặt hành chánh, Nhà thờ Giáo xứ Thanh Đức thuộc Phường Thuận Phước, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Dù tuổi đời mới hơn 50 năm, nhưng Thanh Đức qua những thăng trầm của lịch sử chính mình và đất nước, đã trở thành một Giáo xứ nề nếp, ổn định trong Giáo phận Đà Nẵng.

1. Hình thành : Theo dòng lịch sử, tháng 7 năm 1954 với hiệp định Genève, chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, gần một triệu người người dân Miền Bắc đã di cư vào Miền Nam, trong đó có nhiều người Công giáo, để bắt đầu khai khẩn tạo dựng quê hương mới và lập nên những xứ đạo mới. Nhiều đoàn di cư Công giáo từ miền Bắc vào đã chọn thành phố Đà Nẵng làm nơi định cư. Trong số đó ngoài Tam Tòa, Chính trạch, Thanh Bình, Nhượng Nghĩa, Sơn Trà, Phước Tường… phải kể đến Giáo xứ Thanh Đức.

Giáo xứ Thanh Đức hiện nay có tên ghép từ hai xứ Thanh Bồ và Đức Lợi. Thanh Bồ thuộc Quảng Bình, Giáo phận Huế và một số Giáo dân từ Kẻ Sen, Kẻ Bàng, Sáo Cát… Đoàn chọn mảnh đất phía Tây vùng Trẹm để lập trại định cư, làm thành một Giáo họ mới nhưng vẫn lấy tên gốc là Thanh Bồ, được dẫn dắt bởi Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hòa. Giáo họ xây dựng riêng một Nhà thờ để cử hành phụng vụ và các sinh hoạt tôn giáo.

Nhà thờ nay không còn nữa, hiện là khu nhà của Cộng đoàn các nữ tu Dòng Thánh Phaolô nằm trên đường Hàn Mặc Tử. Còn Đức Lợi lại thuộc Hà Tĩnh, Giáo phận Vinh. Đoàn di dân đã chọn mảnh đất phía Đông vùng Trẹm để lập cư. Danh xưng “Đức Lợi” là tên ghép từ tên của hai Đức Cha JB Trần Hữu Đức, GM Giáo phận Vinh, và Đức Cha Marcel Piquet Lợi, GM Giáo phận Qui Nhơn lúc bấy giờ. Đoàn này do Cha Phêrô Trần Đức Triều chăn dẫn. Đoàn cũng xây dựng một ngôi Nhà thờ riêng, và nơi Nhà thờ Đức Lợi được xây dựng ngày đó chính là khu vực của Nhà thờ

Giáo xứ Thanh Đức hiện nay.

Trong thập niên đầu tiên (1954 – 1964), hai Giáo họ ở cạnh nhau, mỗi họ có Nhà thờ, Cha phụ trách và mọi sinh hoạt riêng biệt. Sau cuộc đấu tranh của Phật giáo và biến cố hỏa hoạn thương đau vào tháng 8 năm 1964, Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã quyết định nhập 2 Giáo họ Thanh Bồ và Đức Lợi thành một Giáo xứ và lấy tiên là Thanh Đức cho đến ngày nay. Điều trùng hợp thú vị là tên lót của hai Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hòa và Phêrô Trần Đức Triều là Thanh – Đức.

2. Các thời kỳ phát triển: Sau khi hợp nhất hai Giáo họ lại thành một Giáo xứ Thanh Đức, Cha Nguyễn Thanh Hòa đến tuổi nghỉ hưu, còn Cha Trần Đức Triều đảm nhận chức vụ Quản xứ của Giáo xứ mới này. Không bao lâu sau, Cha Phêrô Triều lại nghỉ hưu.

Cha Phaolô Trương Đắc Cần về nhận nhiệm sở. Dưới thời của Ngài, khuôn viên Nhà thờ được mở rộng tối đa, Nhà xứ được xây lại khang trang. Giáo xứ được chia thành 12 Giáo khóm và tổ chức bầu cử HĐGX theo qui chế mới. Những Đoàn thể Công Giáo Tiến Hành được lần lượt khai sinh trong thời gian này: Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí vào tháng 5/1965, Ca đoàn Thánh Linh – Ca đoàn Giáo xứ vào tháng 6/1965, Vạn Các Lái, tháng 6/1965.

Tháng 5/1966, Cha Phêrô Nguyễn Đức Mân về làm Quản xứ thay Cha Phaolô Cần, cùng với Cha Phó Antôn Trần Văn Trường. Trong thời gian này, Giáo xứ xây dựng trường Tiểu Học Thanh Đức, sau đó được nâng cấp trở thành Trường Trung Tiểu học Thanh Đức, thu hút được nhiều học sinh lương giáo theo học. Sau năm 1975, ngôi trường của Giáo xứ biến thành Trường Tiểu học Võ Thị Sáu do Nhà Nước quản lý cùng chung với vô số “số phận” của các ngôi Trường của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Dù ngôi trường này có thay đổi và di dời đến đâu, vẫn có nguồn gốc của Giáo xứ Thanh Đức, Giáo phận Đà Nẵng. Tháng 1/1967, Cha Bê-na-đô Nguyễn Quang Nhung được bổ nhiệm Quản xứ thay Cha Phêrô Mân. Thời kỳ này các Hội đoàn phát triển mạnh mẽ. Legio Giáo xứ được thành lập vào tháng 1/ 1967. Giáo xứ Thanh Đức mỗi ngày một trưởng thành, hiệp nhất, hoàn thành tốt đẹp ca “ghép nối” đặc biệt lịch sử.

Tháng 5/1974, Cha Fx.Nguyễn Quang Sách được bổ nhiệm làm Cha Sở mới của Giáo xứ. Biến cố tháng 3 năm 1975 làm thay đổi sâu sắc tình hình Giáo xứ. Tháng 6 năm 1975, Cha Quản xứ Phanxicô Xaviê được chọn làm Giám Mục phó kiêm Tổng Đại diện Gíáo phận Đà Nẵng. Ngài phải rời Giáo xứ về ở Nhà thờ Chính Toà. Sinh hoạt của Giáo xứ có nhiều giao động nhất định. Giáo dân phân tán, kẻ vào nam, người di cư ra nước ngoài. Lịch sử đất nước bước sang một bước ngoặc mới, Giáo phận Đà Nẵng nói chung và Giáo xứ Thanh Đức nói riêng cũng trải qua một thời kỳ đầy khó khăn thử thách nặng nề.

Tháng 5 năm1975, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Đăng được bổ nhiệm làm Quản xứ Thanh Đức thay Đức Cha Phanxicô. Trong khó khăn thử thách, chủ chăn và đàn chiên Thanh Đức nỗ lực thanh luyện và thích nghi nếp sống đạo cho hợp với tình hình mới. Cuộc sống đạo nhờ đó không những không bị ngưng đọng, lại được thay đổi toàn diện và sâu sắc. Không ai chối cải lúc này đời sống Đức Tin trưởng thành và vững vàng hơn.

Giáo xứ được chia lại thành 9 Giáo họ, mỗi Giáo họ được gọi bằng tên Thánh Bổn mạng của mình. Đặc biệt, Cha Quản xứ hoạch định lại chương trình Giáo Lý cho các em thiếu nhi cách quy củ và dài hạn, liên tục từ Lớp Vườn Trẻ cho đến Lớp Thánh Kinh là 14 năm. Những sinh hoạt khác như Trình diễn Thánh Kinh – Thánh Ca vào dịp Giáng Sinh, tổ chức thi Kinh, thi hát Thánh Ca… cũng được quan tâm tổ chức. Giới Trẻ được thành lập vào tháng 9 năm 1979, Đoàn Con Cái Đức Mẹ khai sinh tháng 3 năm1990. Vào năm 1981, Giáo xứ đại tu Nhà thờ. Trong thời gian này, Cha sở Phêrô cũng là Tổng Đại Diện của Giáo phận, quản nhiệm thêm Giáo xứ Ngọc Quang không có Cha sở. Thanh Đức là Giáo xứ độc nhất ngài coi sóc mục vụ trong suốt đời Linh mục chuyên làm Giáo sư Chủng viện của ngài.

Tháng 7 năm 1991, Cha Fx. Đặng Đình Canh về nhận nhiệm vụ Quản xứ Thanh Đức sau hơn 13 năm đi tù (1975-1988). Trong thời kỳ của ngài, Giáo xứ mỗi ngày thêm ổn định, nhiều công trình quan trọng được thực hiện. Nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của bà con giáo dân Thanh Đức khắp nơi, Giáo xứ xây dựng kiên cố một số công trình. Khu nhà Giáo lý với quy mô hai tầng, 10 phòng thực hiện năm 1992. Tháng 7 năm1999, Giáo xứ khởi công xây dựng Nhà thờ mới rộng rãi và khang trang như ngày nay. Sau đó, Hang đá Đức Mẹ, Nhà Hài cốt (được gọi là Nhà An Nghỉ), Nhà xứ, đúc sân Nhà thờ, xây dựng tường rào kiển cố… Chỉ tiếc một điều, khuông viên Nhà thờ bị thu hẹp lại chỉ con 2/3 diện tích cũ do qui hoạch của Thành phố vào năm 2003, nên không gian sinh hoạt không còn rộng rãi thoải mái như xưa. Cha Phanxicô Xaviê cũng quan tâm nhiều đến những sinh hoạt đạo đức của Giáo dân.

Tháng 7/1993, Ngài tái lập Hội Phan Sinh Tại Thế, rồi Chi Hội Bác Ái Vinh Sơn vào tháng 9/1995, khai trương Thư viện La Vang, thành lập Giới Trung Niên vào tháng 1 năm 2000. Những cuộc Hành hương Đức Mẹ La Vang cho Giáo xứ được tổ chức liên tục từ năm 1998 cho đến nay đã trở thành truyền thống của Giáo xứ. Các Giới, các Đoàn Thể hằng năm cũng tổ chức hành hương đến Trà Kiệu, Núi Sọ An Ngãi … Hành hương luôn đi kèm với việc cầu nguyện, tĩnh tâm và làm phúc, nhờ đó, đời sống đạo tăng trưởng rõ rệt.

Tháng 10 năm 2004, Đức Cha Phaolô Tịnh bổ nhiệm Cha Fx. Đặng Đình Canh làm Tổng Đại diện Giáo phận kiêm Cha sở Chính Tòa. Thay thế Ngài tại Thanh Đức là Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn, nguyên phó xứ Chính Toà. Mọi sinh hoạt Giáo xứ luôn ổn định nề nếp, Cha Giuse chăm lo đặc biệt việc dạy Giáo lý cho các em Thiếu Nhi, củng cố và gia tăng số lượng Giảng viên Giáo lý. Hai năm sau, Cha Giuse được bổ nhiệm làm Quản xứ Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu, trước khi lên đường đi tu nghiệp tại Philippines vào năm 2008. Về thay Ngài là Cha Bonaventura Mai Thái, nguyên Quản xứ Hội An.

Tháng 11/2006, Cha Bônaventura Mai Thái về nhận nhiệm vụ Quản xứ Thanh Đức. Tuy Thanh Đức đã là một Giáo xứ vững mạnh, nề nếp, Cha Bonaventura cố gắng nâng mọi sinh hoạt của Giáo xứ lên theo sự bền vững và có chiều sâu. Ngài mạnh dạn trao cho Giáo dân, HĐGX trách nhiệm nhiều hơn trong việc điều hành mọi hoạt động của Giáo xứ qua các ban ngành đoàn thể: Ban Phụng vụ, Ban Đoàn thể, Ban Khánh tiết, Ban Quản thủ Thánh đường, Ban Giáo lý – Giáo dục, Ban Bác ái – Xã hội do Quý Ông Bà trong Ban Thường Vụ HĐGX đảm trách. Ngài cho thành lập Hội Nghề Nghiệp vào tháng 2/2007, Đội Hạt Cải vào tháng 9/2007, Ban Tẩm liệm vào tháng 11/2007, và chính thức tái lập phong trào Hùng Tâm Dũng Chí vào năm 2009.

Tháng 09/2010, Cha FX. Nguyễn Văn Thịnh được Đức Giám Mục Giáo phận bổ nhiệm làm Quản xứ Thanh Đức thay Cha Bônaventura Mai Thái về làm Quản xứ Chánh Tòa. Tuy thời gian về Thanh Đức của Cha Phanxicô Xavie quá nhắn ngủi, nhưng ngài cũng đã cổ võ việc đọc ” 5 Phút cho Lời Chúa ” hằng ngày tại tất cả các gia đình trong Giáo xứ. Tháng 09/2013, Tòa Giám Mục cử Cha FX. Nguyễn Văn Thịnh làm Cha Sở Tiên khởi Giáo xứ Chợ Chiều. Thay Cha FX là Cha Vinh Sơn Hoàng Quang Hải đang ở Trung tâm Mục vụ Giáo phận, đã 75 tuổi đời, về làm Quản xứ Thanh Đức cho đến nay (2013). Cùng cộng tác mục vụ dưới thời các Cha sở, Tòa Giám mục đã bổ nhiệm khá liên tục các cha phó về Thanh Đức: Cha Antôn Trần Văn Trường (1965-1967), Cha Giuse Vũ Văn Trúc (1967-1970), Cha Batôlômêô Nguyễn Văn Chiểu (tháng 3-5/1968), Cha Đôminicô Nguyễn Thanh Liêm (1971-1973), Cha Stêphanô Phạm Trí Thức (1973-1974), Cha Phaolô Lưu Đình Dương (1974-1975).

Sau 20 năm gián đoạn chức vụ phó xứ Thanh Đức, năm 1995, Cha Giuse Nguyễn Kim Nhật được bổ nhiệm, kế tục Ngài là các Cha Giuse Hoàng Quốc Duy Linh (2001- 2003), Cha Phêrô Nguyễn Đệ (2003- 2006), Cha Phêrô Nguyễn Ngọc Phi (2006-2008), Cha Phaolô Trần Ngọc Hoàng (2008-2010), Cha Giuse Lê Thiện Thuật (2010-2013).

Suốt hơn 50 năm qua, phải kể đến sự đóng góp lớn lao của Cộng Đoàn Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô tại Thanh Đức trong công cuộc xây dựng và phát triển Giáo xứ. Quý Soeurs chăm lo công việc dạy học và giúp Giáo xứ quản lý Trường Trung Tiểu Học Thanh Đức ngày ấy, rồi việc dạy Giáo lý, đặc biệt các lớp Xưng tội Rước Lễ Lần Đầu, các lớp Thêm Sức, mọi công tác trang trí bàn thờ các dịp lễ lớn nhỏ quanh năm, chăm lo phòng thánh… đều được Quý Soeurs chu toàn tốt đẹp.

Hiện nay tổng số giáo dân của Giáo xứ là : 3.514 người với 923 hộ gia đình, chia làm 12 Giáo họ, nằm gọn trong địa giới Phường Thuận Phước, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Giáo xứ cũng đóng góp cho Giáo Hội rất nhiều ơn gọi Linh mục và tu sĩ. Tính đến nay có đến 22 linh mục, 3 đại chủng sinh, cùng 22 nữ tu đang làm việc tại Giáo phận, phục vụ hay tu học trong và ngoài nước.

Với nề nếp sinh hoạt ổn định và liên tục sáng tạo hiện nay trong công tác mục vụ, lòng nhiệt thành vì Nhà Chúa rất truyền thống trong trái tin người Thanh Đức, dưới sự dẫn dắt nhiệt tình của Quý Cha và sự hỗ trợ đắc lực của bà con đồng hương Thanh Đức khắp nơi, chúng ta có quyền tin tưởng vào một ngày mai thật sự trưởng thành của Thanh Đức, đặc biệt trong khả năng sống tình hiệp thông trong Cộng đồng Giáo phận, với các xứ họ đạo khác, nhất là đời sống chứng nhân và tinh thần truyền giáo trong một thành phố năng động và cũng rất “ngoại đạo” Đà Nẵng này, với chỉ hơn 4% người tin Chúa.

Nguồn: giaophandanang.org

Giáo Xứ Thủ Đức: Thánh Lễ Tạ Ơn Kỷ Niệm Một Năm Khánh Thành Giáo Điểm Nhà Thờ Đức Mẹ Lộ Đức

“Thiên Chúa đã thi ân giáng phúc cho Đức Maria, để Mẹ chuyển cầu ơn của Thiên Chúa xuống cho mỗi người chúng ta”.

Hiệp dâng Thánh lễ, có các Xơ, các vị trong Ban điều hành giáo họ Mân Côi, các hội đoàn, ca đoàn, cùng đông đảo bà con giáo dân Nhà Thờ Đức Mẹ Lộ Đức và cộng đoàn dân Chúa Gx Thủ Đức. Ca đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam, nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức hát lễ.

Trước Thánh lễ, Lm chủ tế, các vị trong Ban hành giáo, cùng các em thiếu nhi đã rước Kiệu Đức Mẹ từ núi đá Đức Mẹ vào trong Thánh đường. Sau đó, Thánh lễ được cử hành.

Trong bài giảng lễ, Lm chủ tế chia sẻ: Toà Tổng Giám mục đã quyết định chọn lễ Đức Mẹ Lộ Đức là quan thầy cho Nhà thờ chúng ta. Lễ Đức Mẹ Lộ Đức (11/2) là lễ cầu cho các bệnh nhân trên toàn Thế giới. Đây là niềm vui, vì những bệnh nhân của giáo khu Mân Côi có được nơi nương tựa, sống tình yêu thương, hiệp nhất. Nhìn vào tiệc cưới Cana hôm nay, mỗi người hãy biết tin tưởng, phó thác bản thân, gia đình, phó thác hành trình sống đức tin của mình cho Thiên Chúa. Chúng ta hãy chạy đến bên Chúa, bên Mẹ để đón nhận hồng ân mà Chúa đã dành sẵn cho chúng ta. Hãy cầu xin với Chúa, nhất là khi chúng ta đang đối diện với nạn dịch lớn của Thế giới.

Linh mục chủ tế chia sẻ thêm: Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã thi ân giáng phúc cho Đức Mẹ, để Đức Mẹ chuyển cầu ơn của Thiên Chúa xuống cho mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy xin Đức Mẹ Lộ Đức tiếp tục cầu xin Chúa ban bình an cho gia đình và cho Thế giới chúng ta hôm nay. Amen.

Thánh lễ được tiếp tục với phần Lời nguyện tín hữu và Phụng vụ Thánh Thể.

Trước khi kết thúc, Lm chủ tế đã có đôi lời tri ân các Đức Giám mục, cá Linh mục, đặc biệt là Lm chánh xứ Thủ Đức, Lm phụ tá Giáo xứ, các xơ, các hội đoàn, ca đoàn và cộng đoàn dân Chúa, đã quan tâm, giúp đỡ để giáo điểm Nhà Thờ Đức Mẹ Lộ Đức mỗi ngày mỗi phát triển hơn.

Thánh lễ khép lại lúc 7g15.

Trương Công

Thông Tin Về Giờ Lễ Nhà Thờ Đức Bà Ở Sài Gòn

Được coi là công trình kiến trúc độc đáo với hai toàn tháp cùng với bức tượng Đức Bà Hòa Bình. Tên chính thức của Nhà thờ Đức Bà là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Tên đầy đủ được ban là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Dịch tên tiếng anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica. Trong tiếng Pháp là : Cathédrale Notre-Dame de Saïgon

Trả lời cho câu hỏi “nhà thờ đức bà ở quận mấy?” thì mọi người có thể thấy chúng nằm ở vị trí nổi bật nhất ngay trung tâm quận 1 Sài Gòn.

Nhà thờ nằm ở số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Với mặt trước theo hướng Đông Nam, hướng về phía đường Nguyễn Du. Còn mặt sau quay về phía đường Lê Duẩn.

Lịch sử của nhà thờ Đức Bà

Bản thiết kế tạo nên nhà thờ hiện này là từ kiến trúc sư J.Bourad. Với lối kiến trúc hài hòa hai trường phái cổ điển lừng danh là Roman và Gotich. Sau đó, chúng chính thức khởi công xây dựng vào năm 1877, và hoàn thành vào ngày 11.4.1880, đúng vào dịp lễ Phục sinh. Trong suốt 138 năm, sự hiện diện của nhà thờ Đức Bà minh chứng cho những dấu ấn lịch sử thăng trầm của thành phố. Bao nhiêu ký ức đau thương xen lẫn niềm vui chiến thắng thống nhất đất nước, chúng đều đã chứng kiến.

Chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng du lịch nổi tiếng tại Việt Nam. Hãy tìm hiểu thông tin về kiến trúc chợ bến Thành.

Đến nay, nơi này được coi là biểu tượng (không chính thức) của thành phố Hồ Chí Minh. Góp phần làm đẹp bộ mặt của thành phố, và là điểm đến của rất nhiều người mỗi ngày.

Nét đặc sắc của nhà thờ Đức Bà

Điểm đặc sắc đầu tiên ở bên trong tháp chuông là 6 quả chuông lớn với 6 âm điệu. Được chế tạo bởi những nghệ nhân làn nghề ở Pháp nên trên thân chuông có những họa tiết rất tinh xảo. Nếu không có dịp đến nhà thờ vào đêm Giáng Sinh, bạn vẫn có thể nghe thấy tiếng chuông từ nhà thờ trong vòng 10km đổ lại. Vì chỉ duy nhất vào ngày hôm đấy, 6 quả chuông trong nhà thờ sẽ đồng loạt ngân vang, chúc mừng lễ Noel. Cùng với đồ là nội thất trong giáo đường được làm bằng các loại đá trắng, đá cẩm thạch chạm khắc tinh xảo …

Điểm đặc sắc thứ 2 cũng rất dễ nhận biết là một chiếc đồng hồ với đỉnh mái. Với xuất xứ từ Thụy Sĩ, đất nước của những chiếc đồng hồ. Trải qua bao nhiêu năm với nhiều lần tu sửa nhà thờ, chiếc đồng hồ này vẫn chạy khá chính xác.

Cuối cùng là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình ở mặt trước của nhà thờ Đức Bà. Được điêu khắc ở Ý từ năm 1959, bức tượng cực kỳ có hồn và thu hút nhiều nghệ nhân điêu khắc. Hình dáng tượng thẳng đứng, trên tay là quả địa cầu đính cây thánh giá. Đặc sắc nhất là đôi mắt Mẹ ngước nhìn bầu trời giống như đang nguyện cầu hòa bình cho toàn nhân loại.

Tìm hiểu về giờ lễ giáng sinh nhà thờ đức bà

Bạn có tìm hiểu lịch lễ nhà thờ đức bà và tham gia cầu nguyện cùng mọi người.

Vào ngày thường (Từ thứ 2 đến thứ 7)

Lần 1: bắt đầu vào lúc 5h30 sáng.

Lần 2: bắt đầu vào lúc 17h30 chiều.

Vào ngày Chúa Nhật (Chủ Nhật)

Có đến 7 thánh lễ diễn ra trong ngày. Lần đầu là lúc 5h30 sáng, sau đó lần lượt là 6h45 sáng, 8h sáng. Đến 9h30 sáng thì nhà thờ tổ chức thánh lễ bằng tiếng Anh. Cuối cùng là các giờ 16h chiều, 17h30 chiều và 18h30 chiều.

Giờ lễ giáng sinh nhà thờ đức bà

Nhắc đến giáng sinh, không thể không nhắc đến ông già noel và những món quà xinh xắn phải không nào? Giáng Sinh cũng đang đến với các thành viên của nhà cái Five88 rồi, không những giao diện được thay đổi phù hợp với không khí của giáng sinh, mà “ông già noel” Five88 còn dành tặng cho bạn những món quà hấp dẫn và những khuyến mãi cực khủng. Hãy nhanh tay đăng kí link vào nhà cái five88, thử sức với các trò chơi hay nhất và ring về nhiều quà tặng để mùa giáng sinh càng thêm ấm áp.