Giờ Lễ Nhà Thờ Suối Cát / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Giờ Lễ Nhà Thờ Bến Cát (Tphcm)

Chi tiết giáo xứ

Khi đã ổn định cuộc sống nhưng đời sống tinh thần còn thiếu thốn vì xa nhà Thờ,giáo dân ước ao có một nhà nguyện và có dịp mời các linh mục về cử hành Thánh lễ hàng tuần.Rất may,nhân dịp này có Cha Antôn Nguyễn Đăng Khoa giáo sư đại chủng viện Piô XII về đây lập trại chăn nuôi cho chủng viện.Khu họ ước mong xin Cha Khoa thường xuyên về nơi này dâng Thánh lễ hàng tuần và được Cha Khoa chấp nhận nên bà con trong khu họ quyết định đóng góp để làm một nhà nguyện.nhân có một dự án định cư của khu H được chính quyền cấp cho dân 15 căn nhà lá trị giá mỗi căn là 1500 đồng .Tổng cộng bà con giáo dân trong khu họ nhận được là: 22.500 đồng và quyết định dành hết số tiền này để xây dựng nhà nguyện.

Được sự chấp thuận tín nhiệm của Cha giám đốc trại định cư bác ái và giáo dân trong khu họ mời ông Antôn Nguyễn Huy Đặng đứng ra coi sóc việc xây dựng nhà nguyện. Đến tháng 05-1956 nhà nguyện được khởi công bằng vật liệu cột gỗ, vách ván,mái lá chiều dài là 16m,chiều ngang là 8m gồm có 4 gian tại khu đất phía sau thành kho đạn(khu quân sự) với số tiền quá ít ỏi không thể hoàn thành được. Ông Antôn Nguyễn Huy Đặng kêu gọi giáo dân đóng góp thêm và xin quý vị hảo tâm đóng góp và đã thu được tổng cộng 8000 đòng và nhà nguyện đã hoàn tất vào cuối năm 1957 vào lễ Chúa Giáng Sinh 1958 Cha Giuse Lý Văn Hảo về thăm giáo dân khu họ và đã dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh tại nhà nguyện và thường xuyên về giúp cử hành phụng vụ cho Họ Đạo.

Sau đó Ngài đã góp ý với quý chức là giáo dân càng ngày càng đông mà nhà nguyện lại nhỏ hẹp,vị trí nhà nguyện không thuận lợi vì sát ngay kho đạn khu quân sự nên động viên giáo dân tiết kiệm khi có điều kiện sẽ mua đất và xây dựng lại một nhà Thờ lớn hơn.

Cuối năm 1961 Ban hành giáo đã tìm mua khu đất có hai căn nhà của một gia đình người Hoa và ông bà Uông Văn Chúng cũng sang nhượng một phần đất còn lại ,một phần đất ông bà Chúng dâng cúng cho Nhà Thờ.Vị trí khu đất nằm gần cạnh ngã tư Bến Cát như hiện nay.

II/ VIỆC TÁCH VÀ XÂY DỰNG THÀNH LẬP GIÁO XỨ BẾN CÁT :

Trong thời gian chưa có Nhà Nguyện thì Giáo dân khu II thuộc trại Bác Ái ,khi xây dựng xong nhà Nguyện thì thuộc Giáo Xứ Thánh Giuse Gò Vấp,lúc Cha Lý Văn Hảo về tạm giúp Họ đạo.Ngài xin Cha Giuse Nguyễn Văn Lai Xứ Thánh Giuse tách khu H ra khỏi Xứ Thánh` Giuse và xin nhập vào Xứ Bến Hải để thuận tiện cho giáo dân đến nhà Thờ.Cha Lai đồng ý và Cha Giuse Nguyễn Kế Phú ,Giáo xứ Bến Hải đã chấp thuận.

Vào năm 1962 được sự liên hệ của Cha Phú và Cha Hảo đã mua được một bộ khung nhà Thờ bằng gỗ của Cha Tấn ,Giáo xứ Hoàng Mai .Cha Phú chia bộ khung này cho hai họ đạo Bình Lợi và họ đạo Bến Cát thuộc Giáo Xứ Bến hải.

Sau khi xây dựng Nhà Thờ Bến cát xong,Cha hạt trưởng Nicôla Huỳnh Văn Nghi xuống Giáo Xứ Bến Cát thăm hỏi giáo dân với kiến nghị của Cha Phú và Hội đồng Giáo Xứ Bến cát cùng với Giáo Dân xin Cha hạt trưởng phân ranh các Giáo Xứ Gò Vấp (Sao Mai) ,Xứ Thánh Giuse ,Xứ Bến Hải và Xứ Bến Cát để dễ dàng làm việc coi sóc Giáo Dân ,Cha Giuse Nguyễn Kế Phú giao lại Xứ Bến Hải cho Cha Gioan-Baotixita Nguyễn An Hoà làm Cha Xứ Bến Hải ,Cha Phú về chăm sóc Giáo Xứ Bến Cát cho đến khi Cha đau yếu nhờ Cha già Chấn về phụ giúp Giáo xứ một thời gian ngắn rồi Ngài đổi đi nơi khác.

Vào giữa năm 1964 Vì tuổi già Cha phú xin về hưu tại Dòng Đồng Công Thủ Đức và nhờ Cha Hoà chánh Xứ Bến Hải mời Cha Cha Giuse Trần Văn Bình quản lý địa Phận Hải Phòng về giúp Giáo Xứ Bến Cát.

Đến ngày 22/05/1966 Cha Giuse Trần Văn Bình mời Đức Cha Phanxicôxaviê Trần Thanh Khâm về làm phép Nhà Thờ và ban phép bí tích thêm sức cho các em.

Cha Giuse Trần Văn Bình được cử làm Cha chánh xứ Bến Cát ,Cha Bình tu bổ Nhà Thờ và nới rộng thêm hai bên ,Ngài xây dựng thêm một trường tiểu học gồm một trệt một lầu .

Năm 1968 chiến tranh tết mậu Thân Nhà Thờ và trường học bị bom đánh sập chỉ còn được mặt trước và mặt sau Nhà Thờ .Sau biến cố này nhiều Giáo dân đã bỏ đi nơi khác không trở về đây sinh sống nữa , đa số Giáo Dân được tá túc tại trường kỹ thuật Dòng DonBosco Gò Vấp và trường Sao mai Gò Vấp. Cha Xứ Trần Văn Bình trở lại trụ sở đại diện Địa phận Hải phòng .Sau một thời gian chiến tranh lắng dịu ,Giáo dân được sự giúp đỡ của Nhà Dòng DonBosco Gò Vấp ,Cha Giám Đốc Lê Hướng uỷ nhiệm cho Cha Hoàng Phú Bảo cổ động Giáo Dân trở về nhà và cuộc sống tạm ổn định Nhà Dòng đã sửa chữa lại Nhà Thờ và trường học.

Các vị chủ chăn đã phục vụ Giáo xứ

– Năm 1963 giáo xứ được thành lập,Cha chánh xứ là Cha Phanxicôxaviê Ngọc ( Người Bỉ ) Dòng saledieng DonBosco Việt Nam.

– Sau biến cố 30/04/1975 Cha Ngọc về nước Cha trao gởi Giáo Xứ Bến Cát Gò Vấp lại cho nhà dòng DonBosco Việt Nam trong đó có Cha Marco Nguyễn Đức Huỳnh là người Việt Nam tiếp tục coi sóc Giáo Xứ Bến Cát Gò Vấp.

– Giữa năn 1975-1976 Cha Marcô Nguyễn Đức Huỳnh Dòng saledieng Donbosco phụ trách coi sóc Giáo xứ đến năm 2008 Ngài xin nghỉ vì lý do sức khỏe.

– Vào đầu tháng 10 năm 2008 Cha Phêrô Phạm Văn Bộ được Bề Trên Dòng saledieng và Toà Tổng Giám Mục Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm về làm Linh Mục chánh xứ Giáo Xứ Bến Cát tiếp tục coi sóc Giáo Xứ chăm lo cho giáo dân và ban phát các bí tích cho đến nay.

Giờ Lễ Nhà Thờ Bắc Đoàn ✞ Giờ Thánh Lễ

Chi tiết giáo xứ

Năm 1954, một số giáo dân thuộc Giáo phận Bắc Ninh di cư vào miền Nam và sinh sống rải rác khắp nơi. Trong đó có một số anh chi em giáo dân quyết định chọn nơi lập nghiệp là Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi.

Giáo xứ Bắc Đoàn ban đầu là Họ Đạo thuộc Giáo xứ Sơn Lộc, do tình hình dân cư và giáo dân ngày một phát triển, nên đã được Đức Giám Mục giáo phận cho tách ra và hình thành nên Giáo xứ Bắc Đoàn ngày nay.

Giáo xứ Bắc Đoàn được thành lập vào năm 1954. Bổn mạng của nhà thờ là Thánh Giuse, mừng ngày 19/03. Cha phụ trách tiên khởi là cha Giuse Nguyễn Văn Bỉnh.

Nhà thờ hiện nay đã được xây lại vào năm 1994. Và mới được trùng tu nâng cấp từ tháng 10-2010 đến nay còn đang tiếp tục. Diện tích khuôn viên nhà thờ hiện nay là 2.959,5m2; diện tích nhà thờ là 490m2; diện tích nhà xứ 347m2.

Giáo dân sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau: thợ hồ, thu mua ve chai, đánh cá bờ sông, công nhân khu công nghiệp, giáo viên,… Nhìn chung, đời sống đạo mỗi ngày một phát triển tốt hơn, nhưng đời sống kinh tế thì còn rất nhiều khó khăn vất vả.

Dân số tại địa phương thuộc nội vi giáo xứ khoảng 7.500 người. Trong số đó giáo dân khoảng 700 người, không kể dân ở trọ hoặc nhập cư, số này ước tính khoảng 300 người.

Hàng năm có khoảng 130 em thiếu nhi và thiếu niên, chia thành 10 lớp giáo lý từ Khai Tâm đến Bao Đồng. Mỗi khóa kéo dài 9 tháng, khai giảng vào đầu tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 6. Các lớp giáo lý dành cho thiếu nhi vào các buổi sáng và chiều Chúa Nhật. Ngoài ra còn các lớp Tân Tòng, dự bị Hôn Nhân và hành trang giáo giáo lý viên vào các buổi tối ngày trong tuần.

Giáo xứ hiện có các ban ngành đoàn thể như sau:

Gia Trưởng: 50 đoàn viên.

Hiền Mẫu: 42 đoàn viên.

Hội Legiô: 45 đoàn viên.

Hội Cursillô: 08 đoàn viên.

Hội Caritas: 04 đoàn viên.

Ban bác ái xã hội: 10 đoàn viên.

Ban truyền giáo: 17 đoàn viên.

Ca đoàn Gia trưởng: 17 đoàn viên.

Ca đoàn Cêxilia: 20 đoàn viên.

Ca đoàn Thiếu nhi: 25 đoàn viên.

Giáo lý viên: 14 đoàn viên.

Song song với việc huấn luyện các lớp giáo lý, linh hướng cho các ban ngành đoàn thể, cha phụ trách luôn kêu gọi mọi người trong xứ thực thi tinh thần hiệp thông chia sẻ và bác ái.

Hàng tháng, đặc biệt những dịp lễ lớn trong năm như mùa Phục sinh, Giáng sinh, Tết nguyên đán… giáo xứ vận động thăm hỏi và giúp đỡ các cụ già neo đơn, người bệnh tật, người nghèo không nơi nương tựa, và các gia đình có hoàn cảnh thuộc diện khó khăn…

Giáo xứ hiện có khoảng 50 học sinh cấp I; 35 học sinh cấp II; 15 học sinh cấp III; 10 sinh viên đại học và cao đẳng. Trong số này vẫn trợ cấp học bổng, dụng cụ học tập hàng năm cho các em trong diện học sinh giỏi, gia đình nghèo.

Nguồn: chúng tôi

Giờ Lễ Nhà Thờ Thái Hà † Giờ Thánh Lễ

Chi tiết giáo xứ

TUẦN THÁNH VÀ ĐẠI LỄ CHÚA PHỤC SINH 2021

Nhà Thờ Thái Hà

*****

THỨ SÁU TUẦN V MÙA CHAY (26/ 03/ 2021)

– Sau Thánh lễ 18 giờ 30: Ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu

THỨ HAI, BA, TƯ TUẦN THÁNH (29, 30, 31/ 03/ 2021)

– 05 giờ 30: Thánh lễ

– 18 giờ 30: Thánh lễ (sau Thánh lễ có ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu)

THỨ NĂM TUẦN THÁNH (01/ 04/ 2021)

– 18 giờ 00: Thánh lễ Tiệc Ly (dành cho thiếu nhi)

– 20 giờ 00: Thánh lễ Tiệc Ly (dành cho mọi người)

– Chầu Thánh Thể (theo chương trình đã chia)

THỨ SÁU TUẦN THÁNH (02/ 04/ 2021)

– 15 giờ 30: Đi đàng Thánh Giá (dành cho thiếu nhi và các cụ lớn tuổi)

– Tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu

– 19 giờ 00: Đi Đàng Thánh Giá trọng thể

– Tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu

THỨ BẢY TUẦN THÁNH (03/ 04/ 2021)

– 11 giờ 00: Suy niệm với Đức Mẹ Sầu Bi

– 18 giờ 00: Canh Thức Vượt Qua & Lễ Vọng Phục Sinh (dành cho thiếu nhi)

– 21 giờ 00: Canh Thức Vượt Qua & Lễ Vọng Phục Sinh (dành cho người lớn)

CHÚA NHẬT PHỤC SINH. CHÚA SỐNG LẠI (04/ 04/ 2021)

05 giờ 30: Lễ I

08 giờ 00: Lễ II

10 giờ 00: lễ III

16 giờ 00: Lễ IV (dành cho thiếu nhi)

18 giờ 00: Lễ V

20 giờ 00: Lễ VI

Kính chúc ông bà và anh chị em tham dự các cử hành trong Tuần Thánh và Đại Lễ Chúa Phục Sinh cách sốt sắng với niềm tin vào Mầu Nhiệm Chúa Chết và Sống Lại để Cứu Độ chúng ta và toàn thể nhân loại. LƯỢC SỬ TU VIỆN DCCT HÀ NỘI – GIÁO XỨ THÁI HÀ

Lm Nguyễn Văn Khải, CssR

DCCT được thánh Anphongsô thành lập năm 1732 tại Napoli. Năm 1925 Dòng đến Việt Nam. Năm 1926, các tu sĩ DCCT đến Miền Bắc. Nhờ sự giúp đỡ của Toà Giám Mục Hà Nội, các vị đã mua được khu đất 6 ha ở ấp Thái Hà lập nên tu viện DCCT Hà Nội vào năm 1929.

Năm 1933 Nhà Dòng đã xây dựng toà tu viện mà hiện nay đã bị chiếm dụng làm bệnh viện Đống Đa. Năm 1935 xây dựng một ngôi đền đơn sơ kính Đức Mẹ HCG trong khi chờ đợi có đủ điều kiện để xây dựng một ngôi đền khang trang hơn trên khu đất là linh địa Đức Bà cũng đã bị chiếm dụng.

Năm 1939, Tu Viện DCCT Hà Nội đứng ra thành lập và phụ trách Giáo xứ Thái Hà theo đề nghị của Toà Thánh và Toà Giám Mục Hà Nội, trên cơ sở là họ đạo Nam Đồng, thuộc xứ Nhà Thờ Chính Toà.

Năm 1935, DCCT Hà Nội đã phát hành Nguyệt san Đức Bà HCG và tổ chức hành hương kính Đức Mẹ HCG. Những năm 1936-1954, các cha trong Dòng đã đi giảng đại phúc cho giáo dân ở khắp các giáo phận Miền Bắc. Nhà Dòng còn mở trường dạy học và truyền giáo tại 25 làng mà ngày nay là các phường thuộc các quận Đống Đa và Thanh Xuân. Nhà Dòng cũng tích cực trợ giúp các nạn nhân của nạn đói khát, dịch bệnh và chiến tranh trong những năm 1945-1954, đặc biệt là việc trợ giúp đồng bào di cư năm 1954-1955.

DCCT Hà Nội còn là một trung tâm đào tạo quan trọng của DCCT Việt Nam. Tập viện Hà Nội, nơi đào tạo các tu sĩ, được lập năm 1933. Học viện, nới đào tạo các linh mục, được lập năm 1935. Đệ Tử viện, nơi tuyển sinh và đào tạo ơn gọi tu trì, được lập năm 1940. Nhiều thế hệ các tu sĩ linh mục DCCT Việt Nam, trong đó có cha Phó Giám Tỉnh Giuse Cao Đình Trị, Bề trên-Chính xứ Mátthêu Vũ Khởi Phụng hiện nay, đã được đào tạo ít nhiều tại DCCT Hà Nội.

Từ năm chính quyền không cho Tu viện tuyển sinh ơn gọi và đào tạo tu sĩ, linh mục. Các cơ sở như tu viện, nhà xứ, trường học đều bị chiếm dụng. Nhiều công tác tông đồ bị cấm cản. Chỉ có công việc giúp giáo xứ Thái Hà và hành hương kính Đức Mẹ HCG vẫn tiếp tục tồn tại âm thầm và đơm hoa kết quả phong phú.

Từ năm 1987 DCCT Hà Nội dần dần hồi sinh qua việc kín đáo tuyển sinh các đệ tử vào tu viện “tu chui”. Năm 1993, nhờ sự can thiệp tích cực của Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, thầy sáu Giuse Trịnh Ngọc Hiên được từ Miền Nam ra phục vụ tại Thái Hà và được phong chức linh mục vào năm 1994. Năm 2005, ngay khi vừa nhận chức TGM Hà Nội, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt truyền chức linh mục cho 2 tu sĩ của Tu viện, từ đây nhân sự và công việc tông đồ của tu viện hồi sinh nhanh chóng.

Từ chỗ chỉ sót lại 1 linh mục từ năm 1959, hiện nay DCCT Hà Nội-Giáo xứ Thái Hà có 12 linh mục, 2 tu sĩ và khoảng 20 đệ tử. Cùng với các tu sĩ và giáo dân cộng tác viên cộng tác viên ơ trong ngoài TGP Hà Nội, các tu sĩ DCCT đang phục vụ trong các lãnh vực sau:

Làm mục vụ giáo xứ tại Giáo xứ Thái Hà;

Cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ HCG;

Giảng đại phúc cho các giáo xứ ở Miền Bắc;

Giúp tĩnh tâm cho linh mục, tu sĩ, chủng sinh;

Dạy học cho các tu sĩ nam nữ;

Giúp di dân và học sinh -sinh viên;

Giúp công cuộc truyền giáo ở một số nơi;

Giúp các nhóm tông đồ nhỏ;

Giúp bệnh nhân tại các bệnh viện;

Làm công tác bác ái- xã hội;

Giúp giáo lý dự tòng;

Giúp mục vụ hôn nhân-gia đình ở Hà Nội và các tỉnh;

Làm chứng cho sự thật, công lý và hoà bình.

DCCT Hà Nội có thể hiện diện và phục vụ được trong 80 năm qua giữa những khó khăn thử thách, là nhờ tình thương và quyền năng của Chúa, nhờ sự giúp đỡ của các đức giám mục các linh mục và giáo dân Miền Bắc, đặc biệt là các đức giám mục, các linh mục, các tu sĩ và giáo dân TGP Hà Nội, nhờ nỗ lực dấn thân phục vụ của nhiều thế hệ linh mục, tu sĩ và giáo dân trong tu viện và giáo xứ Thái Hà, trong đó có những con người đã chịu nhiều hy sinh như cha Giuse Vũ Ngọc Bích, Giuse Trần Hư Thanh, hoặc đã đổ máu ra vì đức tin và đức ái như thầy Marcel Nguyễn Tân Văn, thầy Clément Phạm Văn Đạt, cha Augustino Nguyễn Hoà Hiệp, cha Gioan Nguyễn Kim Dong.

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Tu viện và 60 năm thành lập Giáo xứ, DCCT Hà Nội-Giáo xứ Thái Hà xin tạ ơn Chúa nhân lành và xi tri ân quý đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý ông bà anh chị em giáo dân xa gần xưa cũng như nay đã và đang giúp đỡ, cộng tác với các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà trong công cuộc phục vụ người nghèo, xây dựng Hội Thánh./.

Lm Pr. Nguyễn Văn Khải DCCT HN

Giờ lệ Nhà Thờ Thái Hà:

TỪ THỨ HAI ĐẾN THỨ SÁU

( Riêng thứ Tư có thánh lễ III vào lúc 20h00 và ngày thứ Sáu có thánh lễ III lúc 15h00)

NGÀY THỨ BẢY

Lễ I: 05h30

Lễ II: 08h00 (Lễ cầu nguyện cho các thai nhi, ngoài đền Giêrađô)

Lễ III: 10h00 (Lễ hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trước thánh lễ có 30 phút hành hương kính Đức Mẹ)

Lễ IV: 12h00 ( Lễ Chúa Nhật, trước thánh lễ có 30 phút hành hương kính Đức Mẹ)

Lễ V: 16h00 (Lễ Tiếng Anh, ngoài đền Giêrađô)

Lễ VI: 18h00 (Lễ Chúa Nhật, trước thánh lễ có 30 phút hành hương kính Đức Mẹ)

Lễ VII: 20h00 (Lễ dành cho giới trẻ)

NGÀY CHÚA NHẬT

Lễ I: 05h30

Lễ II: 08h00

Lễ III: 10h00

Lễ IV: 16h00 ( Lễ dành cho thiếu nhi)

Lễ V: 18h00

Lễ VI: 20h00 (Chúa nhật cuối tháng cầu cho công lý và hòa bình)

Riêng các ngày lễ trọng sẽ có lịch thông báo cụ thể

GIẢI TỘI

TỪ THỨ BA ĐẾN THỨ SÁU

Sau thánh lễ sáng lúc 5h30. Trước và sau thánh lễ chiều lúc 18h30

THỨ BẢY VÀ CHÚA NHẬT

Trước và sau các thánh lễ

Lưu Ý:

Thứ Hai hàng tuần không giải tội.

Nếu không có cha trực sẵn giải tội, quý vị liên hệ với Văn Phòng để mời các cha giải tội cho quý vị

XỨC DẦU BỆNH NHÂN

Cha Giuse Lương Văn Long được cắt cử phụ trách cử hành Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân tại các bệnh viện. Quý vị có nhu cầu liên hệ với ngài qua văn phòng Giáo xứ (Thứ Hai không làm việc). Nếu cha Giuse Long không thể đi được, sẽ có các cha thay thế.

Giờ Lễ Nhà Thờ Bình Xuyên

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Bình Xuyên được thành lập năm 1964 do Đức Giám mục FX. Trần Thanh Khâm và ngài đã giao cho linh mục Giuse Trần Đức Hạnh làm chánh xứ tiên khởi từ năm 1964 đến năm 1997. Một giai đoạn đầy khó khăn cho cha cố Giuse Trần Đức Hạnh, vì từ ngày thành lập giáo xứ Bình Xuyên (một vùng sình lầy, một hố rác đầy hôi hám), nhất là sau năm 1975, cha cố Giuse đã rất cố gắng để bảo vệ phần đất nhà thờ vì nhiều người lợi dụng hoàn cảnh mới để lấn chiếm. Trong hoàn cảnh khó khăn như thế, Chúa đã gởi cho cha một vị Trung tá bộ đội, được điều về làm Bí thư chi bộ P.2, Q.8. Ông đã giúp cha cố Giuse giữ được phần đất của nhà thờ Bình Xuyên.

Có lẽ chính vì thế, Chúa đã đoái thương ông và dẫn đưa ông về với đoàn chiên của Người. Hiện ông là một giáo dân tốt lành của giáo xứ Bình Xuyên. Xin tạ ơn Chúa.

Năm 1997, sau 33 năm đầy gian nan, thử thách, cha cố Giuse đã cao tuổi và được nghỉ hưu. Và giáo xứ lại có linh mục Giuse Maria Trần Chí Nguyện về làm chánh xứ. Việc đầu tiên, ngài bắt tay vào xây dựng Thánh đường thay cho ngôi nhà thờ lợp lá, vách ván đã tồn tại 33 năm.

Dù rất nhiều khó khăn, vất vả vì thiếu thốn mọi đường, nhưng ngài cũng đã hoàn thành sau 14 tháng đặt viên đá đầu tiên. Đây là nhà thờ thứ 3 ngài đã xây dựng trong hạt Bình An sau nhà thờ Mông Triệu và Hưng Phú. Vì thế, ngài có biệt hiệu là linh mục chuyên xây nhà thờ. Năm 1999, cha Giuse Maria được đổi đi và giáo xứ Bình Xuyên lại có linh mục Phêrô Nguyễn Hoàng Hai. Cha Phêrô về làm chánh xứ, ngài ổn lại các đoàn thể và ca đoàn, đem đến cho giáo xứ một nề nếp mới. Một điểm son phải kể đến là hằng năm có nhiều người trở lại đạo, có khi cả gia đình. Nhiều cặp vợ chồng trước đây không có điều kiện để lo hôn phối cho mình, nay có cơ hội thuận lợi nên nhiều người đã được gỡ rối. Đó là một thành công vì sự giảng dạy hằng ngày của ngài. Có nhiều người nói, vì sự giảng dạy của cha Phêrô mà tôi và gia đình trở nên tốt hơn, đạo đức hơn. Nay ngài phải ra đi vì tuổi cao, sức yếu, để lại cho cha xứ mới một giáo xứ khá ổn định, nề nếp. Chúc cha được mọi sự tốt lành trong tuổi nghỉ hưu, chúc cha tân chánh xứ thành công hơn trong nhiệm vụ mới.

Nguồn: tgpsaigon.net