Giờ Lễ Nhà Thờ Phú Mỹ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Giờ Lễ Nhà Thờ Mỹ Đức

Chi tiết giáo xứ

Từ bùng binh ngã năm Phan Rang theo trục quốc lộ IA rẽ vào đường 21/8 hướng đi Đà Lạt đến số 323 nhìn về phía bên trái chúng ta sẽ thấy một ngôi thánh đường đẹp đẽ khang trang đó là nhà thờ giáo xứ Mỹ Đức. Giữa công viên, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nữ Vương đang mỉm cười đưa mắt dõi theo và chúc phúc cho khách lữ hành.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của giáo xứ:

Năm 1954, hơn 100 gia đình công giáo, đa số gốc Hà Nội và Bùi Chu, được cha Ngô Duy Hiển và cha Bùi Đức Sinh tập trung về khu đất trống thuộc ấp Mỹ Đức nằm giữa Phan Rang và Tháp Chàm. Một nhà thờ nhỏ tạm thời được dựng lên, đó là nhà thờ Mỹ Đức.

Vì điều kiện sinh sống khó khăn nên hai cha đã đưa một số đông giáo dân đi nơi khác. Số ít còn lại được tổ chức thành họ Thánh Gia, thuộc giáo xứ Tấn Tài, do cố Kim (Marc Lefèbvre) quản xứ và các cha giáo Tiểu Chủng Viện Thái Bình ở Tấn Tài chăm sóc (1954 – 1963).

Năm 1963, giáo xứ Phan Rang được thành lập. Họ Mỹ Đức được trao cho mẹ nuôi mới. Cha Giuse Đinh Tường Huấn, quản xứ Phan Rang và các cha giáo sư trường Trung học Trương Vĩnh Ký (1963 – 1968) tiếp tục việc mục vụ.

Năm 1968, giáo xứ Cầu Bảo được thành lập. Họ Mỹ Đức lại thuộc giáo xứ Cầu Bảo và được các cha quản xứ Cầu Bảo chăm sóc hướng dẫn:

Cha Giuse Nguyễn Thế Thoại (1968).

Cha Giuse Mai Nghị Luận (1968 – 1974).

Cha Nguyễn Thăng Long (1974 – 1975).

Cha G.B Hoàng Kim Đạt (1975 -1995) với các cha phó trực tiếp phụ trách, đó là các cha

Cha G.B Trần Minh Cương (1975 – 1991).

Cha Inhaxiô Trần Ngà (1991 – 1992).

Cha Phêrô Phạm Văn Thận (1992 – 1995).

Cha Giuse Đoàn Văn Liệu (1995 – 2003) là quản nhiệm chính thức. Ngài xây dựng ngôi nhà thờ mới, được cung hiến năm 1999.

Cha Giuse Liệu nghỉ bệnh, cha Giuse Lê Thiện Vang, quản xứ Cầu Bảo tiếp tục trông nom giáo họ (2003 – 2005).

Cha Giuse Trương Phúc Tinh, quản nhiệm, rồi quản xứ (2005 – 2006) với cha phó là cha Inhaxiô Trương Đình Phương (2006).

Cha Giuse Trần Văn Láng được bổ nhiệm quản xứ từ 2006 – 16/3/2014 với cha phó là cha Đôminicô Nguyễn Văn Nhứt (2007 – 2008).

Cha Phaolô Đặng Ngọc Duy được bổ nhiệm làm quản xứ từ 16/3/2014 đến nay.

Sau 50 năm hình thành, ngày 19/3/2006 giáo họ Mỹ Đức đã được Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa nâng lên thành giáo xứ Mỹ Đức với tước hiệu Đức Maria Vô Nhiễm Nữ Vương. Lễ bổn mạng mừng ngày 22 tháng 8 hằng năm.

Qua 7 năm với tư cách là giáo xứ, Mỹ Đức đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số giáo dân trong giáo xứ là 800 người (số liệu năm 2012) được chia làm 3 giáo họ. Hội đồng giáo xứ cộng tác đắc lực với cha quản xứ trong việc điều hành giáo xứ. Các hội đoàn như Ban giáo lý, Hội các bà mẹ Công giáo, Legio Mariae, Ca đoàn, Ban lễ sinh, Ban dự tu, Hội mai táng,… đã và đang hoạt tích cực góp phần không nhỏ vào sự đi lên của giáo xứ. Bên cạnh sự chăm sóc, dạy dỗ và dẫn dắt của các linh mục, giáo xứ Mỹ Đức còn nhận được sự phục vụ tận tình của quý nữ tu dòng thánh Phaolô thành Chartres. Các soeurs hết mình giúp đỡ giáo xứ qua các công việc mục vụ như: dạy giáo lý cho các em thiếu nhi, tập hát cho các ca đoàn trong giáo xứ, trang hoàng bàn thờ bằng những bông hoa tươi xinh đầy màu sắc, biên đạo các bài vũ,…

Giáo xứ Mỹ Đức xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Người thương ban qua các Đức Giám mục, các linh mục và các ân nhân để Mỹ Đức có được sự phát triển như ngày hôm nay.

Với khẩu hiệu “Hiệp nhất và Phát triển”, cha xứ và giáo dân giáo xứ Mỹ Đức sẽ cùng nhau chung tay xây dựng giáo xứ ngày một thăng tiến trong đời sống đạo và gặt hái thêm những thành quả tốt đẹp trong công cuộc truyền rao Phúc âm.

Lạy Đức Maria Vô Nhiễm Nữ Vương, xin cầu cho chúng con.

Nguồn: Giaophannhatrang.org

Giờ Lễ Nhà Thờ Trung Mỹ Tây

Chi tiết giáo xứ

Những năm tháng đầu tiên

Vào thời điểm đầu năm 1955, Linh mục Phêrô Đặng Chánh Tế (gốc Kẻ Non, Hà Nam) và Lm An Tôn Bùi Ngọc Trợ đã cùng một số gia đình Công giáo di cư từ miền Bắc (gốc Kẻ Non Đồng Chuối, Đồng Bào, Phú Ốc vv …) đến dựng lều tạm cư tại vùng đất Xuân Thới thượng thuộc xã Bà Điểm ngày nay.

Đến khoảng tháng 3 năm 1955, Cha Phêrô Tế đã cùng nhóm con chiên của mình quyết định rời bỏ Xuân Thới Thượng để đến vùng đất mới thuộc xã Trung Mỹ Tây (Hóc Môn) để tái định cư và bắt tay ngay vào việc ổn định cuộc sống. Từ nơi đây một cộng đoàn đã hình thành…

Khoảng tháng 10-1957, Cha An tôn Trần Huy Ất thay Cha Phêrô Tế phục vụ Giáo xứ. Được hơn một năm, Cha AnTôn Ất nghỉ hưu và việc chăn dắt Cộng đoàn được Cha Phêrô Trần Ngọc Thục đảm nhận (chính xứ giai đoạn 1 ).G x TMT bắt đầu chặng đường dài phát triển..

Những chặng đường dài xây dựng và phát triển

Qua một thời gian ngắn đầu tiên, các nóc nhà liên kế nhỏ nhắn được xây dựng, với mái lá, tường đất thay thế cho các liều bạt tạm bợ. Cũng vào thời điểm này, những người khác làng, khác xứ đó đã chung vai hợp sức với nhau để tạo dựng nên Ngôi Thánh đường đơn sơ đầu tiên, với cột gỗ, vách ván, mái tôn, và đó chính là “Thánh đường “tiên khởi của cộng đoàn có tên Phú Cẩm ( ghép tên hai làng gốc Bắc và Phú Ốc và Cẩm Bối). Sau thời gian lập xứ,tên “Phú Cẩm ” được đổi thành “Trunng Mỹ Tây” trùng với tên địa danh xã nơi cộng đoàn giáo dân sinh sống. Được biết, sở dĩ có sự thay đổi tên Giáo xứ như trên vì xảy ra sự việc là một Giáo xứ bên Pháp có gửi tặng Giáo xứ Phú Cẩm thành “Phu Cam”(không dấu ), trùng với Giáo xứ Phủ Cam (Huế), nên quả chuông không đến đúng địa chỉ nơi nhận và cuối cùng phải trả lại về Pháp.

Từ năm 1959 đến 1960,Cha Gioan Lê Trung Độ về làm Chính xứ và bắt tay vào việc phát triển Giáo xứ. Ngài quan tâm nhiều phát triển Giáo xứ, đặt biệc là tổ chức các đoàn thể như Legio Mariae, Thanh Sinh Công …

Chính tại nơi chốn này, ngọn lửa đức tin đã được duy trì và nuôi dưỡng để từng bước Cộng đoàn nhỏ bé và kiên cường này – như bao cộng đoàn anh em khác cùng hoàn cảnh di dân – lớn lên từng ngày và dần trưởng thành trong suốt 50 năm qua…

Bên cạnh đó, một dãy nhà năm gian cũng được dựng tạm để làm trường học cho các con em của cộng đoàn sơ khởi. Sau đó vài năm trường được tu sửa lại và cho mượn làm trường tiểu học công lập. Khi thánh đường Gx được xây cất năm 1961, ngôi trường cũng được xây dựng lại lấy tên là Trường Tiểu học Mẫu Tâm và do Giáo xứ quản lý và sử dụng đến nay…

Năm 1961 được coi là một mốc thời gian quan trọng. Một Ngôi Thánh đường mới, kiên cố hơn đã được Cha Phêrô Trần Ngọc Thục (chính xứ giai đoạn 2) chủ xướng xây dựng. Tuy kiến trúc đơn giản với mái tôn, cột gỗ, tường gạch… nhưng Ngôi Thánh đường này đã tồn tại và đứng vững giữa Cộng đoàn trong suốt thời gian hơn 50 năm qua .

Hai năm sau, tức là năm 1963 Cha Giáo xứ Giuse Đỗ Trọng Tấn về nhận xứ thay cho Cha già cố Thục. Từ thời điểm này, Giáo xứ đã có nhiều thay đổi; sửa sang nhà xứ, làm gác đàn nhà thờ, đem điện về Nhà Thờ, mua chuông mới, mua khu đất làm nghĩa trang mới, tân trang mặt tiền Thánh đường vv…

Sau gần 30 năm phục vụ Giáo xứ, vào cuối năm 1992, Cha cố Giu se Đỗ trọng Tấn đã xin nghĩ hưu và thay thế ngày là Cha Đaminh Vũ Ngọc Thủ, một Lm trẻ, nhiệt tình và năng động. Sau khi nhận xứ, Cha Đaminh tiếp tục công trình của Cha cố Giuse. Ngài bắt tay ngay vào việc xây dựng thêm một số cơ sở và công trình vật chất như xây cất các phòng học Giáo lý, xây dựng Đài Đức Mẹ và khuôn viên bên hông Nhà Thờ…

Ngoài ra, Cha xứ Đa minh cũng tổ chức Thiếu Nhi Thánh Thể, đào tạo giáo lý viên và mở các lớp giáo lý cho trẻ em và thiếu nhi.Giáo xứ cũng cố ca đoàn và tổ chức các lớp giáo lý hôn nhân- tân tòng định kỳ từng khóa.

Do ý định của bề trên sau gần 3 năm phục vụ giáo xứ, Cha chính xứ Đa minh được thuyên chuyển về một giáo xứ khác ở nội thành, để lại một số những dự án chưa thực hiện được..

Từ tháng 4-1995 Lm Giuse Trần Văn Phước về nhận chức vụ Chính xứ Trung Mỹ Tây. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Cha chính xứ Giuse là vấn đề nhân sự và chuẩn bị xa cho việc xây dựng lại Ngôi Thánh đường đang có dấu hiệu xuống cấp. Ngài đã thực hiện những việc cụ thể như: tổ chức bầu Hội Đồng Mục Vụ GX (nhiệm kỳ 1996- 1999) với đầy đủ 20 thành viên có khả năng và tâm huyết; phát động ” Quỹ tiết kiệm xây dựng Thánh đường Giáo xứ bằng hình thức gởi đến mỗi gia đình một hợp đựng tiền tiết kiệm, hàng tháng được thu lại; khuyến khích cộng đoàn đọc và học hỏi Kinh Thánh; quan tâm mở các lớp giáo lý cho các lứa tuổi; khuyến khích các cặp vợ chồng mừng kỷ ngày thành hôn v.v… Về xây dựng, ngài mạnh dạn cho sửa sang lại gian Cung Thánh khang trang, sáng sủa hơn, nhất là phù hợp với tinh thần phụng vụ của Công Đồng Vaticano 2

Từ tháng 5-1998 cha Giuse rời Giáo xứ để nhận nhiệm sở mới. Lúc này Gx TMT vắng Cha xứ, nên HDMVGX đảm nhận công việc điều hành Giáo xứ với sự trợ giúp mục vụ của Cha quản hạt Hóc Môn.

Cho đến nay ngày 11-11-1999, Cha Phêrô Phạm Văn Tân, thuộc dòng Don Bosco, chính thức được phân công về quản nhiệm Giáo xứ. Trước hết Ngài quan tâm đến vấn đề mục vụ giới trẻ nên đã thành lập ngay ban Phục trách Mục Vục Giới Trẻ. Hàng tháng có thánh lễ chiều chúa nhật cuối tháng dành cho giới trẻ. Các đoàn thể khác thuộc giới trẻ cũng được củng cố và tạo điều kiện pháp triển, như các ca đoàn, nhóm huynh trưởng TN, nhóm giáo lý viên… Thời gian này, các lớp giáo lý cho thiếu nhi vẫn hoạt động bình thường và đầy đủ với nhiều nét sinh động và thu hút khá đông các em thiếu nhi.

Ngoài ra, về công tác xây dựng và tu sửa, Cha Phê rô đã cùng với HĐMVGX thực hiện tường bao hai nghĩa trang của giáo xứ. Đây là một công trình không chỉ lợi ích về mặt mỹ quan và thuận lợi cho việc quản lý cơ sở của giáo xứ, mà còn nói lên được sự hiệp nhất và đoàn kết trong giáo xứ, mà còn nói lên được sự hiệp nhất và đoàn kết trong giáo xứ sau thời gian dài vắng bóng chủ chăn. Bên cạnh đó Cha Phêrô cũng giúp giáo xứ tôn tạo, nâng cao khuôn viên thánh đường và sân nhà xứ. Công trình này thật khẩn thiết và có ý nghĩa, vì vào mỗi mùa mưa, sân nhà thờ, nhà xứ thường ngập lụt dơ bẩn do nước đọng ( vì khu vực xung quanh cao hơn)

Tuy nhiên, theo quyết định của bề trên giáo phận, Cha Phê rô Tân đã rời nhiệm vụ quản xứ sau gần 4 năm phục vụ GxTMT. Người được bài sai về làm chính xứ TMT là một LM trẻ và năng động. Đó là Cha Giuse Trần Thanh Công. Ngài sinh năm 1966 và thụ phong LM năm 1999. Ngài chính thức nhận xứ là ngày 25-9-2003. Đây là Linh mục Chính xứ thứ 9 của Gx TMT. Ước vọng của Ngài là xây dựng một cộng đoàn yêu thương, hiệp nhất, đồng thời cố gắng hoàn thiện các công trình còn dang dở. Trước hết Ngài cũng cố các hội đoàn, đặc biệt là giới trẻ. Ngài cũng quan tâm việc dự kiến kế hoạch cũng cố nhân sự và phát động “Quỹ tiết kiệm xây dựng thánh đường Giáo xứ”. Đây được coi là “việc cần làm ngay” nhằm nuôi dưỡng ý nguyện Cộng đoàn về một Ngôi Thánh đường mới, thay thế cho Ngôi Thánh đường hiện tại đã cũ kỹ, xuống cấp và không còn đáp ứng đủ nhu cầu Tôn Giáo và sinh hoạt của Cộng đoàn nữa…

Một số việc quan trọng đã và đang được thực hiện để chuẩn bị xây dựng một ” Ngôi Thánh đường mới và khang trang ” như mua bán, sang nhượng một số nhà đất ở khu vực chung quanh Nhà Thờ, tổ chức tham quan những mẫu Thánh đường mới, phác thảo họa đồ Ngôi Thánh đường tương lai v.v..

Ngay từ những ngày đầu về nhận xứ 24/4/2008, để thực hiện ước mơ của Cộng đoàn về một Ngôi Thánh đường mới, và vì Ngôi Thánh đường cũ đã quá rệu rạo và xuống cấp cũng như quá nhỏ so với số di dân ngày càng tăng, Cha Chính xứ Giuse Nguyễn Đức Trí đã bắt tay ngay vào việc xây dựng Ngôi Thánh đường mới dù phải xoay sở, xin ăn cách này hay cách nọ, hết Nhà Thờ này đến Nhà Thờ nọ vì ngân quỹ giáo xứ eo hẹp.

Với cái nhìn xa cho nền tảng đức tin ở lớp trẻ của Giáo xứ cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho việc sinh hoạt đòan thể, Ngài đã mạnh dạn tiến hành xây dựng lại nhà Mục Vụ Giáo Lý. Cho tới nay Nhà Mục Vụ Giáo Lý đã được đưa vào sử dụng một cách hiệu quả.

Để thực hiện được 2 ước mơ trên, trước hết Ngài đã tiến hành bầu lại Ban Thường Vụ và Hội Đồng Mục Vụ trẻ hơn để có thể đáp ứng được yêu cầu khẩn thiết cho việc xây dựng. Thêm vào đó Ngài cũng huy động và nhờ sự trợ giúp đầy kinh nghiệm của HĐMV cũ. Đây là bước đột phá trong hơn 50 năm hình thành và phát triển của Giáo xứ.

Nhìn lại quãng thời gian đã qua, nhất là từ năm 1992 đến nay, Giáo xứ đã có khá nhiều thay đổi về mọi mặt, từ việc xây dựng, tu sửa, tôn tạo các cơ sở, công trình vật chất đến việc mở mang phát triển các hội đoàn Công giáo tiến hành, các lớp giáo lý cho mọi thành phần mọi lứa tuổi, các ca đoàn v.v… Một điểm đáng ghi nhận là để có một Giáo xứ với diện mạo và nhiều tiềm năng như hôm nay, các LM Chính xứ đã đỗ bao công sức và tâm huyết, với một ý nguyện cao cả duy nhất là phục đoàn chiên theo gương Chúa Kitô và các thánh Tông đồ. Bằng đời sống đạo đức gương mẫu và khả năng Chúa ban, cùng với sự hợp tác tích của HĐMVGX và cộng đoàn, các ngài đã cống hiến đời mình cho việc mở rộng Nước Chúa, nhờ vậy GxTMT vẫn tồn tại, đứng vững và luôn hướng về tương lai để phát triển.

Ngoài ra, Gx TMT cũng được coi là một cái nôi phát triển nhiều ơn thiên triệu LM, tu sĩ. Đặc biệt là nơi đây đã cống hiến cho Giáo hội VN một vị Giám mục, đó là Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, hiện đang cai quản Giáo phận Long Xuyên.

Giờ Lễ Nhà Thờ Phú Trung

Chi tiết giáo xứ

Vào lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 1974, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nâng họ đạo lên hàng giáo xứ, trực thuộc giáo hạt Tân Sơn Nhì, số giáo dân lúc này khoảng 700 người.

Từ ngôi nhà nguyện nhỏ bé, qua bao nhiêu thăng trầm, đến năm 1996, giáo xứ khởi công xây ngôi thánh đường mới để đáp ưng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của 4.000 giáo dân. Lễ thánh Giuse thợ năm 1998, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã chủ sự Thánh lễ Khánh thành thánh đường trong niềm vui và hân hoan của toàn giáo xứ.

Trải qua bao năm tháng, Giáo Lý Phú Trung dưới sự dẫn dắt của Cha Cố Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng đã bắt đầu hình thành qua từng giai đọan:

Những năm đầu đất nước hoàn toàn giải phóng, họat động phong trào thiếu nhi Thánh Thể dần dần được chuyển đổi sang giảng dạy giáo lý, một đường hướng hoạt động mới đòi hỏi phải có nhân sự cộng tác, và người được xem là vị đại ân nhân của Gia Đình Giáo Lý là Linh mục Giuse Maria Đỗ Duy Lạn – (Thầy Triều) lúc đó vì hoàn cảnh xã hội và sức khỏe, Cha không được tiếp tục ơn gọi là chủng sinh trong chủng viện. Tuy nhiên, rào cản đó không làm cho Tin Mừng Chúa Kitô bị xiềng xích, với tất cả lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội, Cha đã tận tình hướng dẫn đào tạo đội ngũ giáo lý viên, ân cần quan tâm, giúp đỡ và cầu nguyện cho tất cả thành viên sinh họat giáo lý. Trong số những người đó, một số anh chị theo đời sống hôn nhân gia đình, xuất ngoại, một số tham gia vào phong trào bác ái xã hội. Nhưng nổi bật hơn cả là khá đông anh chị theo ơn gọi Thánh Hiến như :

1. Gioan Baotixita Trần Quang Hiển – hiện là linh mục dòng Đa Minh.2. Giuse Vũ Liên Minh – hiện là linh mục tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn ở Rôma.3. Maria Chu Thị Sơn – hiện là tu sĩ dòng Nhập Thể Tận Hiến Truyền Giáo.4. Têrêsa Đỗ Thị Kim Nam – hiện là tu sĩ dòng Clara – Pháp.5. Luca Trần Quang Tung – hiện là Linh mục chánh xứ Nam Hải.6. Augutinô Phạm Minh Hùng – hiện là linh mục tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn.7. Phaolô Maria Nguyễn Thanh Quang – hiện là tu sĩ dòng Thánh Thể.8. Giuse Maria Nguyễn Văn Mạnh – hiện là tu sĩ dòng Donbosco9. Giuse Maria Ngô Văn Tỵ – hiện là chủng sinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse.

Nguồn: tgpsaigon.net

Giờ Lễ Nhà Thờ An Thới Phú Quốc

Chi tiết giáo xứ

Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở thị trấn Dương Đông. Sau năm 1975, người ta bỏ đi, cuộc sống khó khăn, nhà thờ này lại bỏ trống, Nhà Nước liền quản lý. Khoảng thời gian gần đây, số giáo dân ở Dương Đông ngày càng nhiều và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, thế là mọi người tụ tập tại một nhà người dân có vườn rộng để cùng dâng lễ; cha xứ và hai cha phó thay phiên nhau đến đây hằng tuần, đáp ứng nhu cầu tâm linh. Mùa khô thì không sao, mùa mưa thì cái sân đất ướt nhẹp, lem nhem bùn nhão, xem ra đi lễ có phần khốn khổ hơn.

Còn nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957, khi có 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An vào đảo sinh sống. Cùng ra đảo với bà con có cha Giuse Trần Đình Lữ; từ đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Đức Cha giáo phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Hiện nay, cha Gioan Trần Văn Trông là chính xứ với hai cha phó trẻ giúp mục vụ là cha Hải Đăng và cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Cảnh. Với số giáo dân là 2.000 người, mà lại ở rải rác, việc mục vụ thật khó khăn. Đã nhiều năm qua, quí cha đã xin nhà nước cho gây dựng lại nhà thờ ở Dương Đông nhưng chưa được chấp thuận. Thế là quí cha cứ vò võ đi 30 cây số để thi hành mục vụ ở Dương Đông. Dù ở đây có một cộng đoàn nữ tu Đa Minh Lạng Sơn phục vụ, nhưng nếu có một ngôi thánh đường nhỏ trên nền nhà thờ cũ thì thuận lợi biết bao. Thôi thì đành chờ.

1/Lịch sử hình thành & phát triển :

* Khoảng năm 1930, một số giáo dân ở miền bắc vào Phú Quốc làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Các Linh mục Albéza, người Malaysia (tên Việt là Đặng Tuấn Anh) và Lm. Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá ở gần bãi Khem. Việc trồng cao su thất bại, một số lớn vào đất liền, tới Kiên Lương, Đất Hứa, một số ít ở lại.

* Năm 1955, Cha Nguyễn Văn Liêu (nay thuộc giáo phận Cần Thơ) cho xây một thánh đường ở Dương Đông ở gần sườn đồi phía tây đồn Nguyễn Trung Trực (nay gần Bảo Việt).

* Ngày 10/04/1957, gần 1.000 giáo dân quê quán ở Quỳnh Lưu, Nghệ An đến phía Nam đảo Phú Quốc, khai sinh một giáo xứ mới : Giáo xứ Hưng Văn. Cùng ra đảo với bà con có Cha Giuse Trần Đình Lữ. Từ đó, nhiều Linh mục và thầy giảng đã được Đức Cha sai đến Phú Quốc để phục vụ.

* Năm 1975, một số đông giáo dân đã ra đi. Giáo xứ vắng người. Nay giáo xứ lại đông dần, nhờ bà con các nơi trong nước ra đảo làm ăn. Vì thế, giáo dân gồm nhiều người từ nhiều nơi và cũng ở rải rác khắp đảo.

2/Địa giới – Số giáo dân :

* Phú Quốc là hòn đảo nằm phía Tây Nam Việt Nam, có diện tích là 567 Km2, nơi hẹp nhất là 3 Km, nơi rộng nhất là 25 Km. Gồm 2 thị trấn là Dương Đông và An Thới, với 8 xã : Gành Dầu, Cửa Cạn, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Dương Tơ và xã đảo Hòn Thơm. * Số giáo dân : 1.500 người

3/Nhà thờ : Xây dựng & chỉnh trang :

* Năm 1968, xây dựng.

* Năm 1975, Nhà thờ được đại tu.

* Năm 2000, chỉnh trang lại cung thánh và khuôn viên nhà thờ.

* Năm 2004, xây dựng mới Đài Đức Mẹ kết hợp với Khu Tưởng Niệm.

4/Cơ sở mục vụ :

* Nhà thờ hiện nay ở Hưng Văn, An Thới, Phú Quốc, được xây dựng từ năm 1961. Mái và vách bằng tôn. Do hơi nước mặn nên tôn bị sét. Cột bằng cây nên bị mối mọt ăn. Tới nay chưa được chỉnh trang lần nào.

* Nhà xứ được xây dựng từ năm 1959.

* Năm 1974, nhà xứ mới được Cha Giuse Trương Tiến Định cho xây dựng tầng trệt.

* Năm 1998-1999: cha. Gioan Trần Văn Trông cho lên mái nhà xứ mới.

* Năm 2001-2003, khu nhà xứ được dời về phía sau.

5/Các Linh mục phụ trách : + Các linh mục chính xứ :

Giuse Trần Đình Lữ 1957-1959

Phêrô Phùng Viết Mỹ 1959-1963

Micae Hoàng Đình Cung 1963-1969

Giuse Trương Tiến Định 1969-1975

Giuse Vũ Phi Phượng 1975-1997

Gioan Trần Văn Trông 1997- nay

+ Các linh mục phụ tá :

Phêrô Phùng Viết Mỹ 1958-1959

Micae Hoàng Đình Cung 1961-1963

Giuse Vũ Phi Phượng 1963-1966

Phêrô Trần Quang Minh 1966-1968

Giuse Trương Tiến Định 1968-1969

Anrê Nguyễn Văn Từ 1969-1973

Giuse Trần Định 1973-1974

Visentê Trần Thanh Thoả 1973-1974

Giuse Nguyễn Văn Bân 1974 – 1975

Micae Nguyễn Công Danh 1975

Gioan Trần Văn Trông 1994 – 1997

Visentê Nguyễn Văn Cảnh 2004 – nay

Phanxicô Nguyễn Trường Hải Đăng 2008 – nay

Các nữ tu phục vụ :

Ở Dương Đông có cộng đoàn Nữ tu Đaminh Lạng Sơn phục vụ., địa chỉ : 23 Lý Thường Kiệt, Tổ 3, Kp 5, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang, ĐT : 077.3981.193

6/Kinh tế – Xã hội:

Thế mạnh của Phú Quốc là du lịch và hải sản. Về dân tộc phần lớn là người Kinh, có một số người Hoa và người Khmer với các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo.

Nguồn: chúng tôi