Giờ Lễ Nhà Thờ Nhân Hoà Tân Phú / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Hoà

Chi tiết giáo xứ

Giáo Xứ Tân Hoà nằm trên con đường Nguyễn Huỳnh Đức, nay là đường Huỳnh Văn Bánh, trước kia là đường Chùa Phật. Sở dĩ tên gọi con đường đầu tiên là đường Chùa Phật là vì con đường này có rất nhiều Chùa hiện diện. Quả là, đất lành chim đậu, nơi vùng đất giàu thiên nhiên và phong phú đời sống nội tâm, môi trường thiên nhiên đã làm cho con đường này có một tên gọi của tâm linh: Chùa Phật. Theo Phan kế Bính, cuối thế kỷ 19, Phú Nhuận có trên 70 ngôi Chùa, xưa nhất là Chùa Phú Long, ngôi Chùa này nằm trên con đường Nguyễn Huỳnh Đức, còn gọi là Chùa Làng, nơi những đồng bào nghèo đến cầu nguyện sau những ngày lam lũ. Ngôi Chùa Làng được xây dựng do quỹ Làng Phú Nhuận xuất ra, khởi công từ giữa thế kỷ 19, cùng lúc với Đình Làng Phú Nhuận. Khởi đầu bằng ván, lợp lá do Ông Gia trụ trì, tu theo phái Lâm Tế Chánh Tông, có Tổ Đình là Giác Lâm Tự ở Phú Thọ. Chùa Làng có sắc tự của vua phong (không rõ đời nào), có chuông đồng đúc từ thời Tây Sơn.

Con đường Chùa Phật, người Pháp đọc là Chu Phát, đi ngang qua các Chùa: Chùa Phú Thạnh, còn gọi là Chùa Cây Sai (Vì có cây Sai cổ thụ, gốc 3 nhánh, hơn hai người ôm). Đây là Đình Làng đầu tiên của Phú Nhuận, vì nằm trong vùng trũng bên kênh Nhiêu Lộc, nên Đình được dời từ năm 1852 đến địa điểm hiện nay là Phường 10.

Mộ của Phan Tấn Huỳnh (Phường 12) xây năm 1825, nguyên là Tổng Trấn Phiên An, sau về già tuẫn tiết. Mộ mặt phẳng vòng rào khoảng 20 m2, tuy nhỏ nhưng mang những nét kiến trúc đương thời, với tường rào dày và thấp, có cột trụ hoa sen búp, văn bia lớn, cổng bán nguyệt.

Nhà Thờ Tân Hoà xưa kia còn gọi là Nhà Thờ Kiến Thiết (1960), vì Nhà Thờ toạ lạc trong khu vực cư xá Kiến Thiết, cư xá này được xây dựng từ năm 1960, gồm hai khu: Khu Ngói Đỏ, và Khu Ngói Trắng. Khu Ngói Trắng được xây dựng vào năm 1957, Khu ngói Đỏ xây dựng năm 1960. Hai khu này do Ông Chánh Trương của Giáo Xứ Tân Hoà, đảm nhận xây cất: Ông Micae Vũ văn Hoạt, lúc bấy giờ ông Hoạt làm trong sở địa chính Sài gòn. Nhà Thờ Kiến Thiết nằm ngay phía cuối của Khu Ngói Trắng, lúc bấy giờ còn là sình lầy, cỏ mọc xanh um tùm. Số giáo dân khi mới thành lập vài chục nóc gia, chưa đầy 100 người. Sau này, nhờ hình thành cư xá Khu Ngói Đỏ nên số giáo dân có gia tăng khoảng 400 người. Điện Thánh Mẫu Tân Hoà.

Ngôi Thánh đường đầu tiên được xây dựng năm 1966, từ ngôi nhà nguyện nhỏ nguyên thuỷ. Thánh đường xây dựng lần nhất lợp tôn mái khung sắt, nền thấp, thường ngập lụt sau mỗi trận mưa. Chung quanh nhà thờ có 3 diện tích ao hồ, mỗi ao hồ khoảng 150 m2. Có các lớp mẫu giáo xây dựng trên mặt ao hồ, sau năm 1975 những lớp học này được tháo dỡ, hoặc không còn sử dụng được. Trong khi xây dựng lần 2, lấp 2 ao hồ để một dựng núi Đức Mẹ, một biến thành vườn cây thiên nhiên cho hợp với kiến trúc mới.

Tháng 11 năm 1995, xây dựng Thánh Mẫu Điện dâng kính Mẹ Maria, trong đó có giữ lại những nguyên tích có giá trị của Ngôi Thánh Đường cũ, sẽ nói sau những di tích này.

Giờ Lễ Nhà Thờ Bình Hoà

Chi tiết giáo xứ

Năm 1947, cha sở Gia Định lúc bấy giờ là cha Giacôbê Huỳnh Văn Của (Ngài được tấn phong Giám mục phó giáo phận Phú Cường tháng 04/1975). Nhận thấy họ đạo Gia Định quá rộng lớn, bất tiện cho việc tham dự thánh lễ và chịu các phép bí tích của giáo dân. Ngài đệ trình lên Toà Tổng Giám mục ý muốn mở thêm một nhà thờ họ lẻ, nằm trong xã Bình Hòa, Quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Định, TP. Sài Gòn.

Sau khi được Tòa Giám mục đồng ý, cha sở Gia Định chọn phần đất là tài sản của Giáo Hội 14,408m2 cũng là nhà thờ Bình Hòa hôm nay (lúc bấy giờ ranh giới họ Bình Hòa được bao chung quanh bởi đường Nơ Trang Long, Lê Quang Định, Hoàng Hoa Thám, Phan Văn Trị cho đến gần cầu Bình Lợi, cầu hang trong, cầu hang ngoài).

Nhà thờ Bình Hoà được xây dựng theo kiến trúc Á Đông: bên dưới, phần nền có hình Thập Giá vuông, bốn cánh bằng nhau, phần trên nóc có hình bát giác, kiểu chùa như hình bây giờ, ngài chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm là bổn mạng cho nhà thờ được kỷ niệm ngày 8/12 hàng năm. Nhà thờ lúc bấy giờ còn đuợc gọi là nhà thờ hầm do cha sở bố trí, nhà thờ có hình dạng chính ở phần nền là thánh giá bốn cánh bằng nhau nên có điểm trung tâm nhìn lên là 2 tầng bát giác. bàn thờ được đặt ngay giữa cung thánh cách nền nhà thờ 3m chiều cao, bên dưới bàn thờ, tầng hầm ngầm dưới đất là phòng thánh.

Sau ngày khánh thành năm 1949, cha sở và cha Giuse Nguyễn Hữu Lễ là phó nhà thờ Gia Định thay phiên nhau đến dâng thánh lễ tại Bình Hòa, mỗi buổi chiều thứ 7 có tổ chức kiệu Đức Mẹ đi qua 3 con hẻm thuộc vùng đất họ đạo là hẻm 69, 93 và 99.

Theo truyền tục thì Toà Giám mục muốn chọn nhà thờ Bình Hoà, họ lẻ của Gia Định là nơi nghỉ dưỡng cho các cha già còn làm mục vụ được.

Vào đầu năm 1950, họ lẻ Bình Hoà được tách ra thành giáo xứ

+ 1950-1955: cha Anrê Nguyễn Văn Diên là cha sở đầu tiên và đã từ trần + 1955: cha Giuse Huỳnh Kim Đức, từ trần cuối năm 1955 + 1955-1956: cha PhaoLô Nguyễn Tấn Hưng, từ trần cuối 1956 + 1957-1958: cha Phêrô Phan Thanh Thời đại tu lần thứ I cho phù hợp hơn. Dời cung thánh và bàn thờ lên phía trên như hiện nay và cho lấp phòng thánh cũ là tầng hầm, mở rộng con hẻm như đường lớn hiện nay.

+ Cha Gioan Kim Nguyễn Văn Nghị về nhận xứ, cha đã xây dựng nhà xứ lần thứ II, xây nhà hội và tháp chuông cũ tồn tại cho đến nay.

+ 8/1960 – 1984: cha Phêrô Nguyễn Văn Trung + 11/1985: cha Phêrô Nguyễn Văn Hầu sửa lại nhà thờ, thay mái ngói và đúc thêm phần trước khang trang hơn, cung thánh, tiền sảnh và bàn ghế mới + 7/1/1998 – nay: cha Phêrô Bùi Văn Long

Cha sở Phêrô Bùi Văn Long sửa lại: nâng nền, làm mới thay toàn bộ của nhà thờ, sửa phòng thánh, xây thêm tầng lầu phòng thánh làm kho để kỷ niệm mừng nhà thờ Kim Khánh 50 năm (1949-1999). Năm 2002, cha xây mới nhà giáo lý cũ thành toà nhà 2 tầng lầu với nhiều phòng học giáo lý và có tháp chuông trên sân thượng.

Năm 2004, cha tiếp tục đại tu phần mái và trần nhà thờ, rước tượng Đức Mẹ lên trên ban công nhà thờ như hiện nay. Để xây dựng đời sống đức tin, cha sở Phêrô đã khôi phục lại các lớp giáo lý, đào tạo nhiều giáo lý viên cho giáo xứ, tham gia phong trào thiếu nhi Thánh Thể, giới trẻ, hội Hiền mẫu, Lêgiô, …

Trước đây nhà thờ chỉ có 2 thánh lễ lúc 5g00 sáng và 18g00 chiều, hiện nay cha Phêrô thêm một thánh lễ sáng Chúa nhật lúc 7g30 dành riêng cho các em thiếu nhi và các bạn giới trẻ. Bầu chọn ban mục vụ giáo xứ mới, có thêm nhiều thành phần đoàn thể hoạt động thờ phượng Chúa….

Đời sống đức tin của người giáo dân ngày càng bén rễ sâu, trong giáo xứ đã phát sinh nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ nam nữ. Tất cả là hồng ân của Chúa và sự chuyển cầu của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội qua dòng thời gian kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển họ đạo Bình Hoà.

Nguồn: tgpsaigon.net

Giờ Lễ Nhà Thờ Vĩnh Hoà (Tphcm)

THỜI KỲ ĐẦU TỪ NĂM 1954 – 1958: Di cư, Tạm cư, Định cư.1. Di cư Sau hiệp định Genève năm 1954, đất nước Việt Nam được chia làm hai miền, chọn vĩ tuyến 17 làm ranh giới, miền Bắc thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Đảng Cộng Sản lãnh đạo ; miền Nam thuộc Pháp bảo hộ. Lúc đó bà con ngoài Bắc muốn bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, người thân ra đi. Nhiều người giáo dân với hành trang là cây Thánh Giá hoặc tượng ảnh Chúa, Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse, chỉ mong giữ được niềm tin và hy vọng cuộc sống dễ chịu hơn. Miền Nam nổi tiếng đất rộng người thưa, kinh tế phát triển, tinh thần ổn định nên bà con ngoài Bắc ồ ạt di cư vào Nam khoảng một triệu người, trong có 800 ngàn người công giáo.

2. Tạm cư Bà con được chính quyền Sài Gòn và các tổ chức nhân đạo tiếp nhận tạm cư từ 2 – 7 ngày rồi chuyển đến các nơi như: Lạc An, Hố Nai, Biên Hòa, Củ Chi …vì các vùng được đến định cư làm ăn khó khăn, trồng trọt, chăn nuôi thấy không thuận lợi… nên một số người đã tìm đến vùng đất Sàigòn – Chợ lớn kiếm kế sinh nhai, và kiếm nơi để định cư.

3. Định cư Năm 1955, tìm kế mưu sinh ông cụ Kiên và con trai lớn là ông Hưng từ Lạc An đến vùng Phú Thọ Hòa, thuộc quận 6 Thành phố Sài Gòn. Ở nhờ nhà ông bà cụ Phiến tại khu Giếng Nước Huê Kỳ (Thăng Long), vì có ý muốn kiếm nơi định cư nên thấy nơi đây có vùng đất của quân đội Nhật bỏ hoang di tích những lều trại, dựng lên bằng bạt (dài khoảng 10m, ngang khoảng 5m), cạnh mỗi lều có một vũng sâu (truông). Khoảng hơn một tuần sau, có cụ Mục Thấm, cụ Dung cũng đến nơi đây kiếm đất sinh sống, một thời gian ngắn sau có thêm cụ Tư Mẫn cũng đến dựng lều ở để ở. Các cụ thấy đất đai trù phú, bỏ hoang nên đã thuê người khai hoang canh tác trồng trọt và giữ đất để bà con Vĩnh Phúc ai vào thì có đất để ở.

Thông tin về vùng đất Phú Thọ Hòa màu mỡ, gần đô thành, dễ sinh sống được lan truyền đến bà con đang ở các nơi Lạc An, Hố Nai, Biên Hòa, Củ Chi …

Năm 1956, một số gia đình đang ở Lạc An di chuyển vào vùng Phú Thọ Hòa sinh sống, trong đó có các gia đình như: cụ Tuyển Công, cụ Thứ Ngưỡng, ông Mục Hách, cụ Chỉ Hanh, cụ Bô Trường ở khu trên. Khu vực dưới có gia đình: cụ Tự, ông Tổng Mậu, cụ Bô Du, ông cụ Mục Tại, ông Mục Đạc …

Khoảng năm 1958, bà con các nơi ồ ạt kéo về vùng đất Phú Thọ Hòa để định cư.. Đất hoang thì bà con tự khai phá lấy, đất đã được người đến trước khai phá thì bà con mua lại trên tinh thần trả lại công khai phá cho người trước để bà conVĩnh Phúc qui tụ sống với nhau.

Mô tả vùng đất khi mới đến Tọa lạc tại phường Phú Thọ Hòa quận 6 Thành phố Sài Gòn. Lấy vị trí ngôi nhà nguyện làm trung tâm thì:

* Hướng Đông (Khu Phaolô hiện nay): Trước là vườn trồng hoa Lài của người Hoa canh tác, mé bên trên là lò ve chai của người Hoa và một số gia đình làng Dũng Kim.

* Hướng Tây (Khu Mông Triệu hiện nay): trước đây là bãi rác Đô Thành kéo dài đến đường Ông Ích Khiêm hiện nay

* Hướng Bắc (Khu Vinh Sơn hiện nay): từ hẻm 506 đổ về nhà nguyện, đất của bà con canh tác, từ hẻm 506 đổ ngược lên mé đường Âu Cơ là khu mả Thông Hiệp của một gia đình người Hoa.

* Hướng Nam (Khu Đa Minh hiện nay): đất nhà nguyện đổ dài giáp cánh đồng lúa đường Ông Ích Khiêm hiện nay tiền thân là đất của ông Xã Nệ (người làng Tiền Lương) nhượng lại cho bà con.

Sơ đồ phác họa vùng đất khi bà con mới đến

Thời gian này bà con là những người cùng xa quê hương, hơn nữa vì cùng một Đức Tin nên rất đoàn kết, đùm bọc yêu thương nhau như: Khi có ai đến bà con bỏ việc cùng chung tay dựng nhà cho người mới có chỗ ở, giúp người mới đến hòa nhịp nhanh với cuộc sống.Trong khoảng thời gian 1957-1958, một số bà con thuộc các làng khác như: Hòa Khánh, Lương Hội, Sài Quất, Thanh Sầm, Kim Bảng cũng về đây sinh sống, nhưng chỉ có ít gia đình, còn đại đa số vẫn là bà con người làng Vĩnh Phúc.

THỜI KỲ LẬP NHÀ NGUYỆNTừ năm 1958 – 1968

Sau khi đã định cư và ổn định, tiếng lành đồn xa mỗi ngày có thêm người di cư Công Giáo đến ở. Mọi người sinh hoạt phụng vụ và tham gia hội đoàn ở nhà thờ xứ. Nam giới một số các ông tham gia hội Phạt Tạ Thánh Tâm, nữ giới tham gia hội Con Đức Mẹ, các cụ Dòng Ba Đaminh đọc kinh lúc 12h trưa. Các em thiếu nhi đi lễ sáng lúc 7h xong, về nhà ăn sáng, đến 9h vào học giáo lý đến 11h. Đã nảy sinh ước mong có riêng một nơi đọc kinh chung (một lời kinh chung bằng thúng kinh riêng), cũng mong muốn có được một Cha xứ riêng đến ở chăm sóc cộng đoàn. Cũng vì việc đi tham dự Thánh Lễ và đọc kinh chung ở nhà thờ xứ khó khăn, đi sớm đi tối, đường thì vắng vẻ, mưa gió lầy lội, nhất là đối với người lớn tuổi.

Sau khi dựng nhà nguyện xong, bà con đồng lòng đề cử ông Tổng Mậu cùng với vài ba cụ cao niên, làm đại diện cho bà con vào gặp cha Thomas Phạm Ngọc Biểu chánh xứ Phú Bình.

Cha cố Thomas biết chuyện, nhưng vì đã làm rồi, tuy không hài lòng nhưng cha cố Thomas vẫn chấp thuận và cho cử hành thánh lễ vào mỗi buổi chiều thứ bảy hằng tuần. Và giao cho ông giáo Tích (phó Tôn) trông coi việc phụng vụ vì nhà ông ở ngay bên. Bà con mua phần đất trồng rau còn lại của ông Xã Nệ để làm sân nhà nguyện (giáp ranh nhà ông Gấm và nhà bà Thọ).

Các vị trùm đầu tiên Năm 1959 cha cố Thomas cắt cử:

– Ông trùm Tự, bà quản Sắm, trông coi khu Bãi rác trên. – Ông trùm Kiên, bà quản Bàng (đến năm 1962), giao lại bà quản Bùng, trông coi khu Bãi rác dưới.

Xây dựng Nhà Nguyện lần II

Do thời gian và thời tiết nắng mưa làm hư hỏng, hơn nữa bà con công giáo đang dần đông lên, năm 1962, nhà nguyện được làm lại dài hơn với 5 gian, thay mái lá bằng mái tôn. Khi đang thực hiện, bà con đã xảy ra những bất đồng. .. đúng là đàn chiên không có Mục Tử như “con không cha, nhà không nóc”. Lúc đó, đã có vị lên tiếng rằng: “làm nhà thờ, nhà thánh mà không đồng lòng, không bác ái thương yêu thì còn ơn ích gì”. Vì vậy, tường có nơi được xây bằng gạch, có chỗ vẫn còn trát đất, nhờ thế bà con đã nhìn lại và bỏ hết đi những chuyện không vui, cùng nhau xây đắp sự hiệp nhất, an vui.

Nhà nguyện Vĩnh Hòa được đặt tên theo địa danh:Vĩnh lấy từ Vĩnh Phúc; Hòa lấy từ Phú Thọ Hòa, hơn nữa Vĩnh Hòa còn mang một ý nghĩa nhân văn là hòa hợp vĩnh cửu.

Lúc này, Vĩnh Hòa được chia thành Vĩnh Hòa khu trên và Vĩnh Hòa khu dưới.

Sơ đồ các khu khi đã được đặt giáo họ Vĩnh Hòa 1962

Xây dựng Nhà Nguyện lần III (1968) “Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Anh em hãy tin vào Thiên Chúa” (Mc 11,11 – 26)

Năm 1964, khi chính quyền Sài Gòn có dự án qui hoạch khu bãi rác Đô Thành để xây dựng cư xá Phú Thọ Hòa cho dân ở, nhà nguyện nằm trong diện giải tỏa do kết cấu không vững chắc – tương chỗ gạch, chỗ đất, mái tôn cũ. Ông Đẳng (con cụ Mục) lúc này đang làm việc tại Quận 6 nên biết rõ dự án, đã vào trình cha cố Thomas chính xứ biết.

Vì thế, cha cố Thomas cùng các bậc bô lão và bà con Vĩnh Hòa xây dựng một ngôi nhà thờ mới: bằng bê tông cốt thép nằm trên phần đất ngôi nhà nguyện trước đó rộng hơn khoảng 400m2. Nguồn kinh phí xây dựng nhà thờ do cha cố Thomas Phạm Ngọc Biểu đứng ra lo liệu, đồng thời cha cố Thomas đặt nơi mỗi nhà một thùng tiết kiệm (bằng két đạn), cứ hàng tháng cha cố đến từng nhà nhận về gọi là phần bà con giáo dân Vĩnh Hòa chung tay đóng góp với cha cố và hoàn thành vào năm 1968 (Mậu Thân). Đất lành chim đậu, bà con giáo dân về ở khu Vĩnh Hòa một ngày một đông, ngôi nhà nguyện không đủ chỗ để bà con tham dự Thánh lễ. Những năm tiếp theo, bà con góp tiền được 360 nghìn và xin cha cố Biểu mua phần đất của nhà ông Gấm.

Cha cố Biểu cho tăng thêm thánh lễ vào chiều Chúa Nhật, lễ an táng, lễ hôn phối nhưng chỉ với bà con giáo dân ở Vĩnh Hòa khu trên và khu dưới, còn khu Kiến thiết (khu cư xá Phú Thọ Hòa) và Dũng Kim thì vẫn vào nhà thờ xứ.

Các em thiếu nhi được học giáo lý vào các sáng Chúa Nhật tại nhà thờ mới do ông quản Điều, ông quản Dương (bố ông Dưỡng), ông trùm Tích và thầy Bốn (thầy chức Bốn trong Phú Bình). Nhưng việc tham dự Thánh lễ và lãnh nhận các Bí Tích vẫn ở nhà Thờ xứ. Biến cố 1975 đã làm cho đời sống tinh thần và vật chất của bà con giáo dân gặp rất nhiều khó khăn: đọc kinh giỗ các gia đình, các em không được học giáo lý tại nhà thờ họ… Nhiều gia đình phải đi kinh tế mới, một số bà con phải bán ruộng vườn, các gia đình Công giáo và tôn giáo bạn cũng đến định cư rất đông. Lúc này số giáo dân đã tăng lên đáng kể, từ khoảng 1.000 lên đến hơn 2.000. Đến năm 1991 số giáo dân là 2.700.

Khoảng đầu 1980, bà cụ Khuê bàn bạc với bà cụ Điều đi đến thống nhất, bà cụ Khuê mua phần đất còn lại của bà Thọ với mục đích vuông vức đất nhà thờ.

Cuối năm 1990, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cử cha Giuse Mai Văn Rự đặc trách nhà nguyện Vĩnh Hòa.

Giáo xứ Vĩnh Hoà hiện nay

Nguồn: http://gxvinhhoa.org

Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Định

Chi tiết giáo xứ

Giờ lễ nhà thờ Tân Định:

Chúa nhật: 5g00 – 6g15 – 7g30 – 9g00 – 16g00 – 17g30 – 19g00.

Ngày thường: 5g00 – 6g15 – 17g30 – 19g00 (T7)

Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại thành phố này.

Nhà thờ được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét. Bên trong có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam.

Nhà thờ Tân Định đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xóa đi nét kiến trúc ban đầu.

Theo Wikipedia

Có thể chia lịch sử Giáo xứ Tân định ra làm 5 giai đoạn như sau :

I- Giai đoạn Hình thành: Từ 1860 – 1874.II – Giai đoạn củng cố và xây dựng: Từ 1874 – 1926.III- Giai đoạn Trưởng thành: Từ 1926 – 1946.IV- Giai đoạn Phát triển: Từ 1946 – 1974.V- Giai đoạn Hiện nay: Từ 1974 – đến nay.

I- Giai đoạn hình thành : 1860 – 1874

Giáo xứ TÂn định được hình thành nhờ các Cha Sở sau đây:

1. Cha THÉODORE LOUIS JOSEPH WIBAUX (VỊ) (1860-1864) 2-Mo Cha Wibaux.jpg2. Cha JULIEN THIRIET (THI) (2/1864 – 4/1864)3. Cha HENRI LOUIS LE MÉE (LỄ) (3/4/1864 – 23/12/1868)4. Cha GIUSE LƯU CHÂU DƯ (12/1868 – 2/1874)

II – Giai đoạn củng cố và xây dựng: Từ 1874 – 1926

Các Cha Sở sau đây đã tiếp nối việc củng cố và xây dựng Giáo xứ Tân định:

1. Cha DONATIANUS EVEILLARD (SƠN) (3/1874 – 6/1881)2. Cha LUCIEN EMILE MOSSARD (MÃO) (6-1881- 4-1882)3. – Cha LOUIS EUGÈNE LOUVET (NGÔN) (4-1882 – 2-1898)4. Cha EMILE FRANÇOIS MARIE MOREAU (ĐỨC) (2/1898 – 3/1902)5. Cha JEAN FRANÇOIS MARIE GÉNIBREL (THƯỢNG) (1-4-1902 đến 25-4-1914)6. Cha YVES MARIE GUILLOU (DU) (5-1914 – 3-1918)7. Cha MARIE URBAIN ANSELME DELIGNON (CAO) (3-1918 – 10-1924)8. LOUIS EMILE POITIER (PHƯỚC) (10-1924 – 4-1926)

III- Giai đoạn Trưởng thành: Từ 1926 – 1946.

Giai đoạn này đuợc bắt đầu bởi 1 Cha sở nguời Việt. Sau này Ngài đã trở thành Giám Mục Tiên khởi Việt Nam:

1. Cha J.B. NGUYỄN BÁ TÒNG (9-1926 – 11-1933)7-2. Cha GABRIEL NGUYỄN THANH LONG (10-1934 – 8-1941)3. Cha ANDRÊ NGUYỄN THUẬN TRỊ (9-1941 – 23-4-1946)

IV- Giai đoạn Phát triển: Từ 1946 – 1974.

1. Cha PHAOLÔ NGUYỄN VĂN VÀNG (23-04-1946 – 12-05-1965)2. Cha NICOLAS HUỲNH VĂN NGHI (1-8-1965 – 27-10-1974)

V- Giai đoạn Hiện nay: Từ 1974 – đến nay.

1. Cha PHANXICÔ XAVIÊ PHAN VĂN THĂM (3-11-1974 – 29-7-1997)2. CHA GIOAN BAOTIXITA VÕ VĂN ÁNH (Từ 15-6-1998 đến nay)

VIỆC XÂY DỰNG NHÀ THỜ VÀ NHỮNG CƠ SỞ VẬT CHẤT

I- NHÀ THỜ TÂN ĐỊNH

Khoảng năm 1863, Cha Wibaux bắt đầu cho xây dựng một ngôi thánh đường mới. Trước đây, giáo dân vẫn tụ họp dâng lễ trong ngôi Nhà nguyện cũ vách ván, cột gỗ. Ngày 17-4-1864, Nhà Thờ Tân Định (cũ) xây xong. Để đánh dấu ngày trọng đại này, Cha Le Mée đã mời Đức Cha Dominicô LeFèbvre đến khánh thành và dâng lễ. Trong buổi lễ có sự hiện diện của Cha Bề trên Wibaux, Cha Croc, Cha Eveillard và Cha Roustant. Nhà Thờ được dâng kính Thánh Đa Minh quan thầy của Đức Cha LeFèbvre, đương kim Giám Mục của địa phận.

Trong thời kỳ này đô đốc Lagrandière, lúc đó là Nguyên Soái Nam Kỳ, đồng ý nhượng cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) hai mẫu đất để cất Nhà Thờ và nhà xứ. Sau đó Họ Đạo có khẩn thêm 36 lô đất khác để cho giáo dân đến ở. Cho đến nay những gia đình công giáo kỳ cựu vẫn còn ở trong khu đất Nhà Thờ này.

Năm 1874, Cha Eveillard khởi công xây dựng một Nhà Thờ mới. Như chúng ta đã biết, trước đó 10 năm (1864), Cha Le Mée đã cho xây cất một Nhà Thờ, nhưng ngôi Nhà Thờ này đã trở thành chật hẹp đối với số giáo dân mỗi ngày một tăng.

Cha Eveillard phải cực nhọc vất vả trong suốt hai năm 1875, 1876, Ngài phải vừa đi vận động tài chính, vừa chỉ huy xây cất. Chỉ có một người Hoa là ông A Lộc giúp Cha trong công việc hướng dẫn xây cất. Cha Eveillard trang bị cho Nhà Thờ một cây phong cầm Rodolphe (tặng phẩm của hai Cha Sơn và Cha Lộc trị giá 1200 đ+ 60 đ tiền chuyên chở).

Cuối cùng ngôi thánh đường khang trang vững chắc đã thành hình. Ngày 16-12-1876, Đức Cha Colombert đến khánh thành và dâng Thánh lễ lần đầu tiên trong ngôi Nhà Thờ mới. Công trình này được dâng kính cho Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Giáo dân rất quý chuộng ngôi Nhà Thờ mới này, họ siêng năng đến đọc kinh và tham gia Thánh lễ. Đây là phần cốt lõi của Ngôi nhà thờ hiện nay.

Năm 1896, do số bổn đạo tăng nhanh, Cha Ngôn quyết định nối dài Nhà Thờ thêm hai căn và hai hàng ba có xây tường chung quanh. Công trình này rất tốn kém, nhưng với lòng nhiệt thành và đức tin vững mạnh, Cha Ngôn đã tìm được tiền để xây cất. Ngày 02-2-1898, công trình hoàn thành, Đức Cha Dépierre đến khánh thành trọng thể phần nhà mới.

Năm 1929, Cha GB Nguyễn Bá Tòng đã nới rộng Thánh Đường, xây dựng tháp chuông cao 52,62 m cạnh đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng).

Trên tháp chuông này có 6 cổ chuông quý:

– 2 cổ chuông do Cha J.B. Nguyễn Bá Tòng tặng– 1 cổ do ông Phaolô Luận và bà Hường tặng– Cổ thứ tư do ông Tài và ông Long tặng– Cổ thứ năm do bà Tư Hiệp tặng– Cổ thứ sáu do ông Chức và bà Ý tặng.

Ngày 06-01-1929, Nhà Thờ Tân Định nhận được ba bàn thờ cẩm thạch trị giá 50.000 quan do gia đình ông Francois Haasz và bà Anna Tống Thị Mực dâng. Đây là bàn thờ quý nhất địa phận làm toàn bằng cẩm thạch Ý.