Giờ Lễ Giáng Sinh Nhà Thờ Domaine Đà Lạt / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Nhà Thờ Domaine De Marie Đà Lạt: Giờ Lễ, Review Trải Nghiệm

Nhà thờ hiện nay nằm trên đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố ngàn hoa Đà Lạt khoảng 1km về phía Tây Nam và nằm đối diện bệnh viện tỉnh Lâm Đồng, nhà thờ còn có tên gọi khác là Lãnh Địa Đức Bà được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền xứ Đông Dương khi ấy là Jean Decoux đứng ra quyên góp của giáo dân khắp nơi.

1 Kinh nghiệm đi nhà thờ Domaine De Marie

1.1 Giới thiệu tổng quan về nhà thờ Domaine De Marie

1.2 Đường đi tới nhà thờ Domaine De Marie / Hướng dẫn cách đi nhà thờ Domaine De Marie

Địa chỉ nhà thờ: Số 1 Ngô Quyền, phường 5, thành phố Đà Lạt.

Lấy Chợ Đà Lạt làm điểm xuất phát du khách di chuyển theo hướng đường Nguyễn Văn Cừ, rẽ phải qua đường 3/2 theo vòng xuyến đi theo lối ra thứ hai vào Hải Thượng, tiếp tục đi thẳng vào đường Mai Hắc Đế, rẽ trái vào hẻm 6 Mai Anh rồi sẽ phải là đến.

1.3 Điểm đặc biệt ở nhà thờ Domain De Marie

Nhà thờ Domain de Marie được xây dựng theo kiến trúc cổ điển và mang đậm phong cách châu Âu thế kỉ 17. Những bức tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng miền Bắc nước Pháp.

Với chiều rộng 11m và chiều dài là 33m. Hệ thống mái che của nhà thờ, nhìn tổng thể tựa như mái nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, và được lợp ngói màu đỏ của người Việt.

Điều đặc biệt trong thiết kế xây dựng nhà thờ là nhà thờ Domain de Marie không có tháp chuông như những nhà thờ khác. Khung cửa sổ được trang trí các khung kính đầy màu sắc toát lên một vẻ đẹp đặc sắc mà bất cứ du khách nào khi đến tham quan cũng trầm trồ khen ngợi và xao xuyến.

Ngoài ra du khách còn có thể nhìn thấy một pho tượng Đức Mẹ ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn đứng trên quả địa cầu, được khắc họa theo hình người phụ nữ Việt Nam, do kiến trúc sư người Pháp Jonchere thiết kế.

Vào khuôn viên nhà thờ Domaine De Maria du khách có thể thấy rất nhiều loại hoa Đà Lạt, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Phía sau nhà thờ này là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ.

Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ thật sự nổi bật.

Nhà thờ Domain de Marie là nơi sinh sống và làm việc của các Nữ Tu Bác Ái, những nữ tu ở đây còn đan áo len bán cho du khách vào tham quan nơi đây.

Nơi ở của những đứa trẻ mồ côi

Ban đầu nhà thờ chính là tu viện chính của hơn 50 nữ tu sĩ. Họ đã tham gia làm các công tác xã hội như: Mở cô nhi viện, nhà trẻ,…Cho đến tận bây giờ tuy dòng tu chính đã chuyển về thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn luôn thực hiện tôn chí của dòng là phục vụ người nghèo khó, họ đã mở các cơ sở như: chăm sóc những người chậm phát triển, cô nhi, chữa bệnh cho người nghèo, mở các trung tâm dạy nghề miễn phí,…

Hiện nay ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho công ích.

Nơi chôn cất của phân nhân toàn quyền Đông Dương

Trong khi xây dựng nhà thờ vị phu nhân toàn quyền Đông Dương có một tâm nguyện. Là khi bà mất người sẽ được chôn tại nơi đây – nơi mà bà đã rất nhiều tâm huyết và công sức vào để xây dựng.

Vào ngày 6/1/1944 bà mất do tại nạn giao thông và thi hài bà được đưa về nhà thờ Domain chôn cất. Mộ bà nằm ngay phía hành lang sau nhà thờ, trong khuôn viên thoáng đãng, rộng lớn. Với nhiều loại hoa được trồng càng tô thêm vẻ đẹp nơi đây.

1.4 Các lưu ý khi tham quan nhà thờ Domaine De Marie

Giờ lễ nhà thờ Domaine Đà Lạt: Ngày thường từ 17h15 và chủ nhật từ 6h00.

Không nô đùa chạy nhảy gây ồn ào làm ảnh hưởng tới những khách tham quan khác cũng như các tu sĩ ở đây.

Không xả rác bừa bãi.

1.5 Những địa điểm du lịch gần nhà thờ Domaine De Marie

Nếu như du khách đã tham quan chụp hình xong ở nhà thờ Domaine De Marie thì có thể ghé qua những địa điểm du lịch gần kề để không phải mất quá nhiều thời gian di chuyển mà vẫn tham quan được nhiều địa điểm du lịch Đà Lạt.

Đà Lạt Với Những Mùa Giáng Sinh Hội Ngộ

Không quá náo nhiệt giống Sài Gòn hay Đồng Nai, nhưng ở Đà Lạt, bất kể người trong hay ngoài Công giáo đều vui đón Giáng Sinh với quan niệm đây như một lễ hội quốc tế. Đặc biệt, vì là thành phố du lịch nên dịp này còn có rất nhiều người đến từ mọi miền đất nước.

Đón khách phương xa

Không có những con đường trang trí Giáng Sinh lộng lẫy như đường Phạm Thế Hiển – quận 8 hay các xứ đạo ở Tân Bình, Gò Vấp (TPHCM), Biên Hòa – Đồng Nai… Nhưng không khí Noel ở Đà Lạt không vì thế mà buồn tẻ. Khung cảnh, kiến trúc, nhiệt độ của Đà Lạt vào thời điểm cuối tháng 12 rất giống với châu Âu nên các nhà thờ giáo xứ hay những khách sạn, cửa hàng và những điểm giải trí lớn ở trung tâm chỉ cần trang trí rất đơn giản cũng đủ tạo bầu khí Noel rất ấn tượng với mọi người. Tại trung tâm thành phố, nhà thờ Chánh tòa và nhà thờ dòng DonBosco được nhiều người gọi vui là “nhà thờ liên hiệp quốc” vì đêm Giáng Sinh ở những nơi này thường có hàng chục ngàn người dân và du khách tìm đến tham quan hang đá. Những cây thông tuyết hay ông già Noel cũng được dựng lên, kết hợp ánh sáng trang trí lung linh từ những cây thông cổ thụ trong khuôn viên làm lòng người càng thêm xốn xang, háo hức trong tiết trời lạnh giá.

Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt (nhà thờ con gà) rực rỡ đên Noel

Dịp này, Đà Lạt hội tụ rất nhiều bạn trẻ đến từ các nơi, nhất là sinh viên từ các trường đại học ở TPHCM. Nhu cầu của những người trẻ này rất đơn giản, thường là về nhà một bạn người Đà Lạt học cùng lớp, tự nấu nướng và cùng nhau đi chơi trong những ngày Noel. Anh Nguyễn Văn Hùng – một cư dân Đà Lạt nhớ lại, hồi mình còn là sinh viên học ở Sài Gòn, Noel năm nào cũng tranh thủ về nhà, có khi thời gian chỉ được rất ít. Biết nhà Hùng rộng nên mấy bạn thân trong lớp thường xin về cùng để chơi Noel ở Đà Lạt. ” Khi có những bạn muốn về cùng, mình thường gọi điện về xin ba mẹ và lúc nào cũng được vui vẻ đón tiếp “, Hùng kể. Hiện nay đã ra trường về lại Đà Lạt nhưng những người bạn cũ của anh cũng thường lên Đà Lạt thăm chơi vào dịp Noel. Nhất là 10 năm trở lại đây, thành phố này thường có những lễ hội diễn ra trong thời điểm từ trước Giáng Sinh đến tết Tây nên những người Đà Lạt hiếu khách như anh Hùng càng có dịp đón tiếp bạn bè phương xa.

Những buổi tiệc hội ngộ tình thân

Nhiều người Đà Lạt rất phấn khích đưa cả gia đình đi chơi Noel. Anh Thương, một người ngoài Công giáo cho biết, năm nào đêm Noel cả nhà anh cũng đèo nhau ra khu trung tâm và đến một vài nhà thờ xem hang đá, khi đến giờ hành lễ, họ kéo nhau tản bộ quanh hồ Xuân Hương để thưởng thức cái lạnh đêm Noel. Bọn trẻ nhà anh rất thích thú khi nhìn mọi người nói chuyện giữa phố đêm, miệng ai nấy như có khói đang bay ra vậy.

Bữa ăn hội ngộ đêm Giáng Sinh của một nhóm bạn trẻ ở phố núi

Người Công giáo ở Đà Lạt thì coi Giáng Sinh không chỉ thuần túy là ngày lễ của tôn giáo mình mà còn là một dịp gặp gỡ và đón tiếp bạn bè. Thông thường đêm 24.12, người có đạo đều đến nhà thờ dự thánh lễ, tan lễ đêm hầu như nhà nào cũng chuẩn bị một vài món ăn khuya gì đó như nồi chè, nồi cháo gà nóng hổi… Có những nhà quy tụ các thành viên trong đại gia đình ngay trong đêm Noel, nhưng phần lớn tập trung ăn uống vào trưa 25.12 vì ban đêm trời quá lạnh không thích hợp cho những cháu nhỏ. Chị Ngọc Trân, một nhân viên văn phòng cho biết, đêm 24.12 hằng năm, sau khi vợ chồng chị đi lễ ở giáo xứ về là châm ngay lò lửa được che chắn bằng những cục gạch ngay trong sân nhà và bạn bè đồng nghiệp kéo tới bắt đầu một buổi tiệc đêm với các món nướng hải sản như tôm, mực, ốc, sò… Chồng chị Trân còn chuẩn bị một ít rượu vang, đàn guitar và hệ thống âm thanh mini để mọi người vừa thưởng thức các món nướng nóng hổi vừa tham gia những tiết mục văn nghệ. ” Năm nào gần đến Noel cũng có người trong cơ quan nhắc mình về buổi tiệc này, thực ra cũng không tốn kém lắm nhưng mình tổ chức thế này tạo được tình thân với nhau giữa bạn bè, đồng nghiệp. Nhiều người bạn khác họ lại mời gia đình mình đến nhà họ ở những dịp khác trong năm…”, chị Trân thổ lộ. Tương tự, gia đình anh chị Phước Mai – giáo dân ngụ phường 7 (TP Đà Lạt) cứ đêm 25.12 vẫn thường mời nhiều đồng nghiệp về nhà mình chơi Noel. Con trai lớn của anh chị học mỹ thuật nên trang trí khuôn viên nhà rất ấn tượng. Khi màn đêm buông xuống, một buổi tiệc đứng với nhiều món nướng có thể cho khách mời tùy chọn lựa và tự nướng trên bếp than hồng. Nhiều người còn mang thêm thức uống để tham gia góp vui cùng gia chủ. Cuộc họp mặt năm nào cũng tới đêm khuya, khi làn sương mù bay là đà che khuất tầm nhìn, mọi người mới chia tay trong tiết trời lạnh giá với trang phục áo măng tô, mũ len, găng tay, trong lòng ai cũng nồng ấm một tình bạn, tình thân hữu thật đáng nhớ.

Quốc Dũng

Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt 2022: Giờ Lễ, Thuyết Minh, Đường Đi Chi Tiết

Nhà thờ Con Gà Đà Lạt hay còn được gọi là nhà thờ Chánh Tòa nằm ngay đường Trần Phú. Nơi đây được bình chọn là 1 trong 20 điểm du lịch nổi tiếng nhất thành phố. Có thể nói 1 điều là nếu bạn tham quan đà lạt mà chưa đến nhà thờ con gà thì chưa gọi là du lịch đà lạt.

Giới thiệu về Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt

Đến đây du khách sẽ có những ấn tượng khó quên về kiến trúc và sự hoàng tráng hiếm thấy ở một nơi khác.

Địa chỉ nhà thờ

Là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất thành phố Hoa. Nhưng không ít du khách vẫn chưa nắm rõ được vị trí của nhà thờ con gà ở đâu? Chính vì vậy chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết trong bài viết này.

15 Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Số điện thoại nhà thờ con gà Đà lạt

Nếu du khách muốn tìm hiểu thêm về nhà thờ con gà Đà Lạt.

Có thể gọi ngay Hotline 0263 3821 421 của nhà thờ để được giải đáp.

Giờ lễ tại nhà thờ con gà

Ngày thường: 05:15 – 17:15

Chủ nhật: 05:30 – 07:00 – 08:30 – 16:00 – 18:00

Từ trung tâm Đà Lạt ngay vòng xuyến vào Chợ, đi theo lối ra thứ 2 qua cầu vào đường Lê Đại Hành.

Tại đây bạn sẽ thấy một vòng xuyến bạn rẻ phải đi 100m sẽ gặp một ngã 3. Bạn rẻ trái lên dốc đi khoảng 200m sẽ nhà thờ Con Gà ngay trước mặt.

Vô cùng dễ dàng cho những du khách có nhu cầu đến Nhà thờ để làm lễ phải không nào.

Thuyết minh về nhà thờ con gà đà lạt

Nguồn gốc tên gọi Nhà thờ Con gà

Trên ngọn thánh giá cao nhất của nhà thờ được gắn tượng một Chú gà trống. Được làm bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt. Tạo nên điểm nhấn khó quên cho nhà thờ.

Và cái tên Con Gà cũng xuất phát từ đó. Tượng dài 0.66m, cao 0.58m được đặt trên một trục quay bằng bạc đạn. Có thể quay theo hướng gió. Ngoài ra, tượng con gà còn có tác dụng như cột thu lôi. Bảo vệ cho công trình nhà thờ luôn vững chắc trước thiên nhiên qua năm tháng.

Vào những năm 1893 khi bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đi theo ông có một vị linh mục Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) rồi sau khi trở về vị linh mục đã mô tả lại những đặc điểm của thành phố Đà Lạt cho hội Thừa sai Paris.

Đến những năm 1917, bấy giờ linh mục quản lý của MEP tại Viễn Đông là Nicolas Couveur. Đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ của mình và ông đã quyết định xây dựng một dưỡng viện giáo đồ.

Vào năm 1920, nơi đây đã có quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt do Giám mục Quinton ban hành.

Trãi qua nhiều thời kỳ tu sữa và xây dựng nhà thờ Chánh Tòa hiện nay được khởi công ngày 19 tháng 7 năm 1931 do Giám mục Colomban Dreyer (khâm sứ Toà Thánh tại Đông Dương và Thái Lan) đặt viên đá đầu tiên. Nhà thờ được xây dựng trong suốt 11 năm chia là 3 đợt, và khánh thành vào ngày 25 tháng 1 năm 1942

Tổng quan về lối kiến trúc

Nhà thờ Con Gà là một trong những công trình kiến trúc Roman mang phong cách Châu Âu, với tổng thể có hình chữ thập dài 65m, rộng 14m, và điểm cao nhất là tháp chuông cao 47m.

Để trang trí cho không gian nhà thờ có những điểm nhấn, các kiến trúc sư đã cho lắp đặt trên tường 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc nhà thờ châu Âu thời Trung cổ, những tấm kính đó vừa có tác dụng chiếu sáng cho nội thất thánh đường, vừa có tính trang trí thẩm mỹ độc đáo, lạ mắt.

Với thiết kế cổ điển của phương Tây, nhà thờ được chia làm 3 gian nội thất chánh đường hình vòm cung rất độc đáo, bên cạnh đó là những cột trụ được sắp xếp đối xứng với nhau tạo thành không gian cổ kính và pha chút sang trọng.

Các điểm đến trong tour nội thành gồm có:

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Nhà thờ con gà

Cáp treo Đà Lạt ( Tự Túc )

Thiền viện Trúc Lâm

Hồ tuyền lâm Đà Lạt

Showroom rừng hoa

Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

Video giới thiệu về Nhà Thờ

Những điểm du lịch nổi tiếng gần nhà thờ con gà

Có rất nhiều du khách khi muốn đi du lịch Đà Lạt đều muốn biết địa chỉ nhà thờ con gà ở đâu ? Tuy nhiên nếu bạn tới thành phố ngàn hoa rồi thì sẽ thấy nhà thờ con gà tại Đà Lạt rất dễ tìm vì nó nằm ngay trung tâm.

Lễ Cung Hiến Nhà Thờ Tin Lành Đà Lạt.

HTTLVN.ORG – Hội Thánh Tin Lành Đà Lạt đã long trọng tổ chức Lễ Cung hiến đền thờ cho Ba Ngôi Đức Chúa Trời vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/2/2012 tại số 72 Nguyễn Văn Trỗi P.1 thành phố Đà Lạt, sau chưa đầy 1 năm khởi công xây dựng.

Khánh thành nhà thờ Đà Lạt năm 1942 và năm 2012

Hiện diện trong buổi lễ, có Mục sư (Ms) Hội trưởng Thái Phước Trường – chủ lễ, Ms Nguyễn Ngọc Thuận – Phó tổng thủ quỹ, Ms Lưu Tự An – Ủy Viên Mục Vụ tỉnh Lâm Đồng, các Ms thành viên BTS Tổng Liên Hội là Ms Trần Thế Thiên Phước, Ms Nguyễn Xuân Sanh, Ms Rmah Loan, Ms Phan Văn Cử cùng quý Ms trong Ban Đại diện Tin Lành tỉnh.

Các cấp chính quyền cũng dành thì giờ đến chung dự với Hội Thánh, gồm có đại diện Ban Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng, Sở Nội vụ tỉnh, Đảng ủy, HĐND, UB MTTQVN TP Đà Lạt và đại diện ban ngành chức năng thuộc Phường 1, TP Đà Lạt.

Theo ghi nhận có khoảng 2500 quý mục sư và tín hữu thuộc vùng Đà Lạt và các nơi cùng về tham dự.

Quang cảnh của buổi Lễ Cung hiến

Cắt băng khánh thành và bước vào đền thờ mới của Chúa

Mục sư Lưu Tự An thực hiện nghi thức cung hiến đền thờ lên cho Ba Ngôi Đức Chúa Trời, sau đó Mục sư Hội trưởng thay cho Hội đồng Quản trị Sản nghiệp của Hội Thánh tiếp nhận Tờ Cung hiến và cầu nguyện dâng đền thờ mới lên cho Chúa.

Nghi thức Cung hiến đền thờ cho Chúa

Để hội chúng biết rõ về công việc Chúa trong suốt quá trình xây dựng nhà thờ mới, ông thơ ký HT Lưu Quốc Hùng tường thuật lại tiến trình xây dựng được bắt đầu từ tháng 6 năm 2011. Cảm tạ Chúa, với sự đồng công của chính Ngài, MSQN, Ban Chấp sự và toàn thể con cái Chúa tại HT đã hiệp lòng vượt qua rất nhiều khó khăn trở ngại để thực hiện công việc xây cất cơ sở nhà Chúa cho đến ngày hoàn thành qua những đóng góp, dâng hiến của con dân Chúa, đặc biệt là Grace Church & hội ICM. Thật kỳ diệu, Chúa đã dùng nhiều cách tiếp trợ khác nhau cho Hội Thánh nên chi phí trong việc xây cất chẳng những được đầy đủ mà còn có dư để có thể đóng mới toàn bộ băng ghế nhà thờ và xây dựng tư thất MSQN.

Đại diện Tổng Liên hội và Chính quyền tặng quà chúc mừng Hội Thánh

Trong dịp này MSQN và con cái Chúa tại Hội Thánh cũng bày tỏ lòng tri ân đối với những vị mục sư tiền nhiệm từng hầu việc Chúa với HT Đà Lạt:

1. Cố Mục sư Lê Văn Quế (1929-1930)

Các Mục sư tiền nhiệm và đại diện gia đình quý tôi tớ Chúa nhận quà tri ân của Hội Thánh

Tạ ơn Ba Ngôi Đức Chúa Trời vì sự quan phòng của Ngài trên HT chúng ta nói chung và tại Chi Hội Đà Lạt nói riêng trong suốt chiều dài lịch sử giúp HT gặt hái nhiều điều tốt lành, vinh hiển.

Xin quý vị thêm lời cầu nguyện cho HT Đà lạt để tôi con cái Chúa tại nơi đây trong nay mai dù “gieo giống trong giọt lệ” hay “gặt hái cách vui mừng” đều góp phần cho Danh Chúa được tỏa sáng càng hơn.

Ban hát Hội Thánh Đà Lạt CTV. Nguyên-VTC