Giờ Lễ Các Nhà Thờ Đà Nẵng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Xnko.edu.vn

Giờ Lễ Nhà Thờ Chánh Tòa Đà Nẵng ✞ Giờ Thánh Lễ

Chi tiết giáo xứ

Giờ lễ nhà thờ Chánh Tòa Đà Nẵng:

Chúa nhật: 05:15 – 08:00 – 10:00 (Lễ Tiếng Anh) – 15:00 – 17:00 – 18:30

Ngày thường: 5:00 – 17:00

Nhà thờ giáo xứ chính tòa Đà Nẵng hiện nay được xây dựng trong khoảng thời gian tháng 02 năm 1923 đến tháng 9 năm 1924. Ngày 14 tháng 9 năm 1924, Đức Giám mục Grangeon (Mẫn), giám mục địa phận Qui Nhơn và Đức Giám mục Allys (địa phận Huế) làm phép nhà thờ. Tước hiệu nhà thờ: Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Ngày 18 tháng 01 năm 1963, giáo phận được thiết lập; Đức Cha Phêrô Maria, Giám mục Qui Nhơn được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi giáo phận Đà Nẵng và ngày 01 tháng 5 năm 1963, ngài chính thức về nhận giáo phận và nhà thờ được vinh dự là nhà thờ Chính Tòa giáo phận Đà Nẵng.

Nhà thờ giáo xứ Chính tòa Đà Nẵng mang phong cách kiến trúc Gothic với những đường nét cao vút, những vòm cửa quả trám. Bên trong nhà thờ có các tranh ảnh và thánh tượng minh họa theo sự kiện trong Kinh Thánh theo mô-típ các nhà thờ phương Tây. Trên nóc nhà thờ, ở vị trí cột thu lôi có tượng một con gà màu xám làm bằng hợp kim dùng làm vật xác định hướng gió. Vì vậy mà nhà thờ giáo xứ Chính tòa Đà Nẵng còn có tên là nhà thờ Con Gà.

Hang đá Đức Mẹ mô phỏng hang đá Lộ Đức (bên Pháp) được xây dựng năm và khánh thành ngày 11 tháng 02 năm 1940, thời linh mục Santuaire (Cố Bính).

Không biết ai là người đầu tiên được rửa tội tại Đà Nẵng hoặc là người Công giáo Việt Nam đầu tiên đến sống tại mảnh đất Đà Nẵng này. Chỉ biết được là linh mục Baudet, Marquette và Fuciti đã được sai đến phụ trách giáo dân tại cửa Hàn đến ngày 03 tháng 02 năm 1665, theo lệnh chúa Hiền các ngài phải rời khỏi Việt Nam.

Theo bản phúc trình của Cha Rival gửi về Hội Truyền giáo Paris (MEP), năm 1700, dịp lễ Lá, nhà thờ Cửa Hàn bị quân Chúa Nguyễn lục soát và năm 1741 giáo đoàn Cửa Hàn còn 80 giáo dân.

Và bản phúc trình của Cha Halbout gửi cho MEP: đến tháng 7 năm 1775, giáo đoàn Cửa Hàn bị quân Tây Sơn tiêu diệt hoàn toàn. Và từ 1775-1885 giáo đoàn Cửa Hàn không có tên trong lịch sử Giáo hội Việt Nam.

Sau khi phong trào Văn Thân tan rã năm 1885, nhiều giáo dân từ các nơi về sinh sống tại Cửa Hàn. Những giáo này được Cha Maillard, cha sở giáo xứ Phú Thượng chăm sóc và là giáo họ trực thuộc giáo xứ Phú Thượng.

Sử sách không để lại giáo xứ chính thức được thành lập ngày tháng nào, chỉ biết được rằng linh mục Laurent (Cố Chính) đã phục vụ giáo xứ từ 1887-1904, và từ đó đến nay luôn có các linh mục coi sóc giáo xứ.

Nhà thờ giáo xứ hiện nay được xây dựng trong khoảng thời gian tháng 02 năm 1923 đến tháng 9 năm 1924. Ngày 14 tháng 9 năm 1924, Đức Giám mục Grangeon (Mẫn), giám mục địa phận Qui Nhơn và Đức Giám mục Allys (địa phận Huế) làm phép nhà thờ. Tước hiệu nhà thờ: Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Ngày 18 tháng 01 năm 1963, giáo phận được thiết lập; Đức Cha Phêrô Maria, Giám mục Qui Nhơn được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi giáo phận Đà Nẵng và ngày 01 tháng 5 năm 1963, ngài chính thức nhận về nhận giáo phận và nhà thờ Đà Nẵng được vinh dự là nhà thờ Chính Tòa giáo phận Đà Nẵng.

Hang đá Đức Mẹ mô phỏng hang đá Lộ Đức (bên Pháp) được xây dựng năm và khánh thành ngày 11 tháng 02 năm 1940, thời linh mục Santuaire (Cố Bính).

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Chánh Tòa Đà Nẵng

Ngày thường: 5:00 – 17:00

Chúa nhật: 05:15 – 08:00 – 10:00 (Lễ Tiếng Anh) – 15:00 – 17:00 – 18:30

Theo: http://giaophandanang.org

Giờ Lễ Nhà Thờ Hà Đông Đà Lạt

Chi tiết giáo xứ

Hà Ðông thuộc khóm Ðông Tĩnh, nằm về phía Bắc Thị xã Dalat, là một trong vài địa sở kỳ cựu nhất của Dalat. Lớp dân cư đầu tiên của ấp này là 33 người thuộc Tỉnh Hà Ðông, Bắc Phần, vào năm 1937, nhờ sự can thiệp của Ông Võ Hiển Hoàng Trọng Phu, để trồng rau cho công chức và quân đội Pháp. Họ cũng là những người đầu tiên khai sinh nghề trồng rau cải Dalat, góp công trong việc xây dựng kinh tế thành phố này.

Về mặt tôn giáo, Hà Ðông trở thành giáo sở từ năm 1950 do cha Gérard Gagnon Dòng Chúa Cứu Thế. Lúc đó chỉ mới có 3 gia đình công giáo, tổng cộng 10 người, nhà thờ chưa có và các thánh lễ chỉ được cử hành tại tư gia. Từ khi có linh mục, một số gia đình công giáo về thêm và năm 1951, cha Gagnon và bà con giáo dân đã làm một nhà nguyện nhỏ. Hiện nay nhà nguyện này không còn được sử dụng nhưng vẫn còn đó.

Năm 1952, cha Gagnon trở về Hà Nội và cha Benoit DCCT đến tiếp nối. Cha đã xây một trường tiểu học và nhờ các nữ tu MTG Hà Nội coi sóc. Ngôi nhà này hiện nay vẫn còn thuộc quyền sử dụng của giáo sở. Năm 1956, giáo sở này bước vào một giai đoạn mới khi cha Phaolô Lê Quang Lịch được cử về làm cha xứ. Cha đã làm nhà xứ và trong suốt 10 năm cha đảm tách, Hà Ðông có thánh lễ thường xuyên mỗi ngày. Ðến năm 1966, vì tuổi già, cha xin về hưu. Giáo sở lại trực thuộc giáo xứ Thánh Mẫu do cha Mạnh Trọng Bích phụ trách. Năm 1970, một nhà thờ mới được chính bà con giáo dân cùng hợp với cha xứ Thánh Mẫu xây dựng. Sau thời gian này, với sự có mặt của Tiểu chủng viện Simon Hòa Dalat, các cha Tiểu chủng viện đã thay nhau xuống làm lễ. Sau năm 1975, giáo sở lại được trao cho các cha chủng Viện Minh Hòa phụ trách.

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Hà Đông

Ngày thường: 18:00 (T 3,5,6,7)

Nhà Thờ Domaine De Marie Đà Lạt: Giờ Lễ, Review Trải Nghiệm

Nhà thờ hiện nay nằm trên đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố ngàn hoa Đà Lạt khoảng 1km về phía Tây Nam và nằm đối diện bệnh viện tỉnh Lâm Đồng, nhà thờ còn có tên gọi khác là Lãnh Địa Đức Bà được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền xứ Đông Dương khi ấy là Jean Decoux đứng ra quyên góp của giáo dân khắp nơi.

1 Kinh nghiệm đi nhà thờ Domaine De Marie

1.1 Giới thiệu tổng quan về nhà thờ Domaine De Marie

1.2 Đường đi tới nhà thờ Domaine De Marie / Hướng dẫn cách đi nhà thờ Domaine De Marie

Địa chỉ nhà thờ: Số 1 Ngô Quyền, phường 5, thành phố Đà Lạt.

Lấy Chợ Đà Lạt làm điểm xuất phát du khách di chuyển theo hướng đường Nguyễn Văn Cừ, rẽ phải qua đường 3/2 theo vòng xuyến đi theo lối ra thứ hai vào Hải Thượng, tiếp tục đi thẳng vào đường Mai Hắc Đế, rẽ trái vào hẻm 6 Mai Anh rồi sẽ phải là đến.

1.3 Điểm đặc biệt ở nhà thờ Domain De Marie

Nhà thờ Domain de Marie được xây dựng theo kiến trúc cổ điển và mang đậm phong cách châu Âu thế kỉ 17. Những bức tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng miền Bắc nước Pháp.

Với chiều rộng 11m và chiều dài là 33m. Hệ thống mái che của nhà thờ, nhìn tổng thể tựa như mái nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, và được lợp ngói màu đỏ của người Việt.

Điều đặc biệt trong thiết kế xây dựng nhà thờ là nhà thờ Domain de Marie không có tháp chuông như những nhà thờ khác. Khung cửa sổ được trang trí các khung kính đầy màu sắc toát lên một vẻ đẹp đặc sắc mà bất cứ du khách nào khi đến tham quan cũng trầm trồ khen ngợi và xao xuyến.

Ngoài ra du khách còn có thể nhìn thấy một pho tượng Đức Mẹ ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn đứng trên quả địa cầu, được khắc họa theo hình người phụ nữ Việt Nam, do kiến trúc sư người Pháp Jonchere thiết kế.

Vào khuôn viên nhà thờ Domaine De Maria du khách có thể thấy rất nhiều loại hoa Đà Lạt, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Phía sau nhà thờ này là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ.

Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ thật sự nổi bật.

Nhà thờ Domain de Marie là nơi sinh sống và làm việc của các Nữ Tu Bác Ái, những nữ tu ở đây còn đan áo len bán cho du khách vào tham quan nơi đây.

Nơi ở của những đứa trẻ mồ côi

Ban đầu nhà thờ chính là tu viện chính của hơn 50 nữ tu sĩ. Họ đã tham gia làm các công tác xã hội như: Mở cô nhi viện, nhà trẻ,…Cho đến tận bây giờ tuy dòng tu chính đã chuyển về thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn luôn thực hiện tôn chí của dòng là phục vụ người nghèo khó, họ đã mở các cơ sở như: chăm sóc những người chậm phát triển, cô nhi, chữa bệnh cho người nghèo, mở các trung tâm dạy nghề miễn phí,…

Hiện nay ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho công ích.

Nơi chôn cất của phân nhân toàn quyền Đông Dương

Trong khi xây dựng nhà thờ vị phu nhân toàn quyền Đông Dương có một tâm nguyện. Là khi bà mất người sẽ được chôn tại nơi đây – nơi mà bà đã rất nhiều tâm huyết và công sức vào để xây dựng.

Vào ngày 6/1/1944 bà mất do tại nạn giao thông và thi hài bà được đưa về nhà thờ Domain chôn cất. Mộ bà nằm ngay phía hành lang sau nhà thờ, trong khuôn viên thoáng đãng, rộng lớn. Với nhiều loại hoa được trồng càng tô thêm vẻ đẹp nơi đây.

1.4 Các lưu ý khi tham quan nhà thờ Domaine De Marie

Giờ lễ nhà thờ Domaine Đà Lạt: Ngày thường từ 17h15 và chủ nhật từ 6h00.

Không nô đùa chạy nhảy gây ồn ào làm ảnh hưởng tới những khách tham quan khác cũng như các tu sĩ ở đây.

Không xả rác bừa bãi.

1.5 Những địa điểm du lịch gần nhà thờ Domaine De Marie

Nếu như du khách đã tham quan chụp hình xong ở nhà thờ Domaine De Marie thì có thể ghé qua những địa điểm du lịch gần kề để không phải mất quá nhiều thời gian di chuyển mà vẫn tham quan được nhiều địa điểm du lịch Đà Lạt.

Giờ Lễ Nhà Thờ An Nhơn ✞ Giờ Thánh Lễ

Chi tiết giáo xứ

✠ Với quãng thời gian 35 năm lịch sử hình thành Giáo xứ An Nhơn thuộc Giáo Hạt Xóm mới, Giáo phận TP/ HCM được chia ra thành 4 giai đoạn:

♱ Giai đoạn I (1965 – 1969): Thành lập Giáo họ, chưa có Linh mục, sinh hoạt mức độ hạn chế.

♱ Giai đoạn II (1969 – 1976): Thành lập Giáo xứ, có Linh mục chính xứ, nhà thờ, nhà xứ, trường học hoàn chỉnh quy mô lớn, có Ban Thường Vụ – HĐMV và các Khu họ, Đoàn thể.

Ngày 07/01/1969, Đức cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm đã về thăm họ đạo An Nhơn. Qua lần thăm viếng này, Cha Phan đã giới thiệu và xin đích danh Cha Trần Phương Phi hiện đang ở giáo xứ Phát Diệm, Phú Nhuận được về trông coi giáo xứ, và sau đó, đã được Tòa Tổng Giám mục bổ nhiệm.

Ngày 08/01/1969, họ đạo An Nhơn chính thức được công nhận là một giáo xứ thuộc hạt Xóm Mới, Giáo phận Sài Gòn, đồng thời cử Cha Grégorio Trần Phương Phi làm chính xứ đầu tiên.

Ngày 01/02/1969, giáo dân An Nhơn đón tiếp Cha Grégorio về nhận giáo xứ, một giáo xứ nhỏ bé và có nhiều tệ nạn xã hội chung quanh, chưa có nhà xứ… Tất cả gần như chưa có gì, chỉ vỏn vẹn với một nhà nguyện nhỏ bé vừa mới được sửa chữa lại.

Vì chưa có nhà xứ nên hằng ngày, Cha Grégorio vẫn phải đi về Nhà Hưu Phát Diệm tạm trú và tới giáo xứ dâng Thánh lễ, làm mục vụ.

Ngày 01/08/1969, ngài cho khởi công xây dựng trước một dãy nhà một lầu để làm trường Trung học gồm 8 lớp (nhà thờ được dời tạm về dãy nhà tôn), nhà trường được xây dựng xong với tên gọi là Trường Trung Tiểu học Tư Thục Lê Hữu Từ (tên Đức Cha Phát Diệm). Trên lầu vẫn chưa ngăn thành từng lớp để tạm thời dùng làm nhà thờ. Tầng trệt làm lớp trung học đã được khai giảng cho năm học 1969 – 1970.

Tháng 4/1970, chuẩn bị cho kế hoạch trọng tâm là xây dựng tân thánh đường. Công việc chuẩn bị được dự kiến trong vòng 07 tháng.

♱ Giai đoạn III (1976 – 1983): Vắng Linh mục chủ chăn, giáo dân biến động lớn, mọi sinh hoạt không còn như trước.

♱ Giai đoạn IV (1983 – 2010): Có Linh mục Chính xứ và làm việc theo đường hướng mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt nam. Giáo xứ đã trưởng thành nhiều mặt.

Nguồn: giaoxugiaohovietnam.com