Xu Hướng 6/2023 # Tổ Chức Giờ Học Thể Dục Cho Trẻ Mầm Non # Top 7 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tổ Chức Giờ Học Thể Dục Cho Trẻ Mầm Non # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Tổ Chức Giờ Học Thể Dục Cho Trẻ Mầm Non được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ.

Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Nhận thức được điều đó cô và trò lớp mẫu giáo ghép Tin tốc B trường mầm non Pú Hồng đã tích cực luyện tập thể thể dục thể thao hằng ngày thông qua giờ hoạt động thể dục sáng, các trò chơi vận động…giúp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo dần dần phát triển toàn diện. Bện cạnh đó cũng góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện, với đủ hành trang cho trẻ trước khi bước vào lớp 1. Thể dục sáng có ý nghĩa to lớn về sức khỏe cho trẻ em đặc biệt là trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, việc hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: học qua chơi, chơi bằng học. Buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy tập bài thể dục đơn giản, trẻ sẽ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trẻ săn chắc, hệ miễn dịch tốt hơn, ngoài ra còn giúp cơ thể phát triển hài hòa, cân đối và khỏe mạnh hơn.

Một số hình ảnh dậy trẻ tập thể dục buổi sáng của lớp Mẫu giáo Tin Tốc B

Trò Chơi Học Toán Cho Trẻ Mầm Non

1. Trò chơi học toán “Thi ai đếm đúng”

Cần có: Khoảng 5-7 dây có thắt nút đủ tốt để trẻ có thể sờ và nhận ra được số lượng dây; băng bịt mắt, trống, nhóm trẻ.

Cách chơi:

Trẻ không được nhìn, chỉ dùng tay đếm.

Sau khi bịt mắt trẻ, phát cho mỗi trẻ 1 dây có thắt nhiều nút.

Trẻ dùng tay sờ đếm xem dây của mình có bao nhiêu nút thắt

Khi có hiệu lệnh nhóm trẻ lên chơi bắt đầu đếm thi xem ai đếm nhanh.

2. Trò chơi “Thi ai nhanh”

Cần có: Chuẩn bị mỗi trẻ có ít nhất 2 hình, sau đó nâng dần số hình theo mỗi lần chơi. Mỗi hình có màu sắc và kích thước khác nhau.

Cách chơi:

Trẻ lấy hình theo đúng hiệu lệnh.

Khi người lớn yêu cầu, trẻ chọn đúng hình giơ lên và nói tên hình

Sau đó không cho trẻ nhìn hình giơ lên mà nhắm mắt tìm hình giơ lên.

3. Trò chơi “Tay ai khéo”

Cần có: Chuẩn bị mỗi trẻ 5 que tính có độ dài khác nhau, khăn bịt mắt.

Cách chơi:

Trẻ lên chơi được bịt mắt

Yêu cầu trẻ chọn que dài nhất hoặc que ngắn nhất.

4. Trò chơi “Hãy làm lại như cũ”

Cần có: Chậu hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ, hoa mai và mô hình có ngôi nhà.

Cách chơi:

Cho trẻ quan sát mô hình và nói tên các loài hoa trong mô hình

Sau đó yêu cầu trẻ đặt các loại hoa ở vị trí trước, sau, phải, trái của ngôi nhà (ngôi nhà ở giữa).

Khi chơi, trẻ nhắm mắt lại, mẹ thay đổi vị trí các chậu hoa, trẻ mở mắt phải nói được cái gì đã thay đổi, thay đổi như thế nào?

Gọi trẻ xếp lại như cũ.

5. “Trốn tìm” (trò chơi năm mười)

Cần có: 1 nhóm trẻ (3 người trở lên), không gian rộng rãi, đảm bảo an toàn cho trẻ

Cách chơi:

Xác định người sẽ đi tìm đâu tiên bằng cách chơi Oẳn tù tì

Ai thua sẽ phải úp mặt vào tường đếm “Năm, mười…” cho tới 100.

Trong khoảng thời gian này, những người còn lại sẽ đi trốn.

Sau đó, người đi tìm sẽ phải đi tìm những người còn lại.

Nếu ai bị phát hiện sẽ trở thành người đếm tiếp theo.

Nếu những người đi trốn có thể tự chạy về đích trước người bị tìm thì sẽ thoát.

6. Chuyền cũng chính là một trò chơi học toán

Cần có: Nhóm trẻ 5 -10 người, que tính, quả bóng nhỏ (bóng bàn).

Cách chơi:

Cho trẻ Oẳn tù tì để dành phần chơi trước.

Khi chơi, người chơi rải các que xuống đất cùng lúc đó tung quả bóng lên không trung

Mỗi lần tung bong là một lần nhặt từng que một.

Lượt chơi kết thúc khi quả bóng và que rơi xuống đất.

Cho trẻ đếm số que bắt được.

Sau đó sẽ chuyển lượt chơi sang cho trẻ bên cạnh.

7. Trò chơi “Cua cắp”

Cần có: Nhóm trẻ, 10 viên sỏi

Cách chơi:

Oẳn tù tì để xác định người đi trước.

Người đi bốc 10 viên sỏi lên rồi thả xuống đất.

Sau đó, đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại, chỉ để hai ngón duỗi thẳng ra làm càng cua.

Người chơi lần lượt dùng hai ngón tay cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác.

Cắp sao cho hết viên sỏi thì thắng.

Trẻ cắp rồi đếm số sỏi mình cắp được.

Nếu người chơi khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽ phải nhường cho người kế tiếp đi.

Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiến thắng.

8. “Ô ăn quan” – Trò chơi học toán hiệu quả

Cần có: Nền đất, phấn để vẽ hình, các viên sỏi

Cách chơi:

Bàn chơi ô ăn quan được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 5×2 ô vuông.

Ở hai cạnh chiều rộng kẻ hai hình bán nguyệt có đường kính là chiều rộng của bàn cờ.

Các ô hình vuông là ô dân. Ô hình bán nguyệt là ô quan.

Quân cờ gồm 2 quân quan đặt ở hình bán nguyệt và 50 quân dân rải đều ở 10 ô dân mỗi ô 5 quân.

Mỗi người chơi sẽ rải các quân cờ và tính toán chiến thuật sao cho ăn được nhiều quân cờ nhất.

Người nào ăn được nhiều hơn thì người đó thắng.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho con làm thêm các trò chơi học toán trên phần mềm máy tính mà có các nội dung dành cho trẻ chưa vào tiểu học. Tìm hiểu thêm nhiều trò chơi hữu ích khác tại Chơi với con, chơi mà học.

Top 5 Trò Chơi Toán Học Cho Trẻ Mầm Non 4 Đến 5 Tuổi

Các trò chơi toán học cho trẻ mầm non: Trí thông minh của một đứa trẻ không chỉ có được từ yếu tố di truyền mà còn nhờ tích lũy dần qua năm tháng. Trẻ mầm non không chỉ học ở trường mà là ở mọi thứ diễn ra xung quanh. Áp dụng các trò chơi toán học cho trẻ mầm non 4-5 tuổi tăng khả năng tư duy Toán học thông qua các trò chơi dân gian là một cách giúp trẻ thêm yêu môn Toán hơn.

Trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi là phương pháp giáo dục ” học mà chơi, chơi mà học “. Một số trò chơi dân gian vừa vẹn toàn tính chất này vừa giúp các thêm những điều thú vị trong ký ức tuổi thơ.

Các trò chơi toán học cho trẻ mầm non qua trò chơi dân gian

1. Trò chơi năm mười (trốn tìm)

“Năm, mười, mười lăm, hai mươi…” là những số đếm quen thuộc trong trò chơi dân gian này. Mẹ sẽ giúp bé làm quen với những con số nhanh hơn từ khi còn nhỏ.

2. Trò chơi chuyền thẻ

Đây là trò chơi toán học cho trẻ mầm non dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Chơi theo nhóm trẻ từ 5 -10 người

3. Trò chơi cua cắp

Trò chơi toán học cho trẻ mầm non này giúp rèn luyện kĩ năng phân loại, đếm, so sánh số lượng.

Nếu người chơi khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽ phải nhường cho người kế tiếp đi. Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiến thắng.

4. Trò chơi Ô ăn quan

Tuổi thơ của thế hệ 7X-8X-9X có lẽ ai cũng biết trò chơi dân gian này. Ngoài tính giải trí, tiện dụng, dễ chơi còn có thể giúp trẻ biết đếm số từ 1-10. Đồng thời đây là một trong những trò chơi giúp bé rèn tư duy sang tạo để đưa ra chiến thuật riêng cho mình.

Chọn người chơi trước bằng cách Oẳn tù tì. Khi chơi, bé sẽ tính toán để bốc quân ở bất kỳ ô nào của bên mình để rải quân vào các ô đi qua. Rải đến khi nào gặp 1 ô trống ( ngoai trừ ô quan), bé sẽ được ăn số quân ở liền sau ô trống đó. Cứ chơi như vật đến khi bên nào ăn hết quan sẽ đếm số quân và ăn tới quan.

5. Trò chơi Oẳn tù tì

Trò chơi toán học cho trẻ mầm non này có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, dạy bé tập đếm trên bàn tay cũng rất hiệu quả. Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người và chơi cùng lúc.

Cái Búa: Nắm các ngón tay lại

Cái Kéo: Nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2 ngón tay còn lại

Cái Bao: Xòe cả 5 ngón tay ra .

Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, môn bé làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Bằng những kiến thức dạy trẻ các trò chơi toán học cho trẻ mầm non là kỹ năng đếm. Kỹ năng đó giúp trẻ mầm non phát triển tư duy gắn với hành động để phát triển khái niệm biểu tượng về số lượng, tập hợp từ đó là cơ sở để trẻ có kỹ năng so sánh và phát triển các kỹ năng tư duy khác

Giáo án Tiết toán: Gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 3

Vai Trò Của Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Mầm Non

Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.

Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.

1. Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi

2. Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác

Ví dụ, dạy trẻ đọc thơ “Làm anh”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”, cô hát cho trẻ nghe bài: “Ba ngọn nến lung linh” . Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học.

Hoặc dạy trẻ giờ Khám phá khoa học, tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình” giáo viên có thể tích hợp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu chú mèo, con gà trống…”. Qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi…

Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.

3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc

Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, giáo viên cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi – chơi mà học” theo chương trình giáo dục mầm non mới. Một giờ học âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động.

Nếu trọng tâm là học hát, giáo viên cần tập trung vào nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát, giáo viên cần chú ý phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.

Ảnh: Một giờ học âm nhạc của trẻ mầm non – Nguồn: sưu tầm

Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng mà nhờ đó, tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.

Nếu trọng tâm là trò chơi âm nhạc, giáo viên xác định mục tiêu phát triển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tạo sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô cần hướng dẫn trẻ cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi, nên cho tất cả trẻ được tham gia chơi. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy… trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học.

Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức, nên giáo viên phải định hướng cho trẻ chú ý, quan sát, tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Để thu hút trẻ vào giờ học, giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong nội dung, phương pháp dạy học để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ.

Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơi âm nhạc. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻ hát cùng cô cả bài. Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Phách tre, trống lắc, các loại nhạc cụ gõ…. Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc với nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc. Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau. Với mỗi bài hát nên cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính của bài dạy hát.

Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm.

Trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục. Do đó, nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là phương tiện giáo dục. Vì vậy giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng giải quyết tình huống, tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú với các hoạt động âm nhạc.

4. Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc

Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc. Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn.

Ví dụ: Sau giờ âm nhạc. Học hát Cô giáo miền xuôi là hoạt động góc – ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo, cô dạy hát bài: Cô giáo miền xuôi, Cô và mẹ… Trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cô giáo, học sinh, dạy hát và làm theo các cử chỉ của cô như thể trẻ là cô giáo thật.

5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn

Giáo viên nên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.

Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và được tham gia biểu diễn…. Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như: Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc… đều tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọi người, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội, thích được nghe nhạc… giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học. Hình thành những cơ sở đầu tiên cho thị hiếu âm nhạc ở trẻ.

Tóm lại, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổ Chức Giờ Học Thể Dục Cho Trẻ Mầm Non trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!