Bạn đang xem bài viết Tổ Chức Giờ Học Cho Trẻ Mầm Non được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với mục đích thống nhất quan điểm tổ chức giờ học theo hướng tiếp cận “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và thực hiện nhiệm vụ năm học, ngày 27 tháng 4 năm 2016, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tổ chức Hội thảo “Tổ chức giờ học cho trẻ Mầm non theo hướng tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Vì vậy, với trẻ mầm non, giờ học được tiến hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn sư phạm của giáo viên nhằm giúp trẻ lĩnh hội các tri thức mới, củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã có, đồng thời hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động; tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm. Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Hội thảo đã thực sự là một diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các cán bộ, giảng viên giảng dạy Giáo dục Mầm non cùng trao đổi ý kiến, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức giờ học cho trẻ Mầm non theo hướng tiếp cận giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Với 12/14 tham luận mang giá trị học thuật cao xoay quanh việc tổ chức giờ học cho trẻ Mầm non theo hướng tiếp cận giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” như: – Bàn về giờ học ở trường mầm non hiện đại và việc đào tạo giáo viên mầm non tại Việt Nam. – Vận dụng quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm vào việc tổ chức giờ học ở trường mầm non như khám phá môi trường xung quanh, thể chất, làm quen với toán, làm quen với tác phẩm văn học, phát triển ngôn ngữ… Phát biểu tại Hội thảo NGƯT.TS. Đặng Lộc Thọ – Hiệu trưởng Trương CĐSP Trung ương, nhấn mạnh: Phát triển chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Những vấn đề trao đổi tại hội thảo cần được vận dụng vào các bài giảng cho sinh viên và đưa vào các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên tại các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)… Từ thực tiễn cho thấy, cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ mầm non đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề cho trẻ – TS.Đặng Lộc Thọ.
Trò Chơi Học Toán Cho Trẻ Mầm Non
1. Trò chơi học toán “Thi ai đếm đúng”
Cần có: Khoảng 5-7 dây có thắt nút đủ tốt để trẻ có thể sờ và nhận ra được số lượng dây; băng bịt mắt, trống, nhóm trẻ.
Cách chơi:
Trẻ không được nhìn, chỉ dùng tay đếm.
Sau khi bịt mắt trẻ, phát cho mỗi trẻ 1 dây có thắt nhiều nút.
Trẻ dùng tay sờ đếm xem dây của mình có bao nhiêu nút thắt
Khi có hiệu lệnh nhóm trẻ lên chơi bắt đầu đếm thi xem ai đếm nhanh.
2. Trò chơi “Thi ai nhanh”
Cần có: Chuẩn bị mỗi trẻ có ít nhất 2 hình, sau đó nâng dần số hình theo mỗi lần chơi. Mỗi hình có màu sắc và kích thước khác nhau.
Cách chơi:
Trẻ lấy hình theo đúng hiệu lệnh.
Khi người lớn yêu cầu, trẻ chọn đúng hình giơ lên và nói tên hình
Sau đó không cho trẻ nhìn hình giơ lên mà nhắm mắt tìm hình giơ lên.
3. Trò chơi “Tay ai khéo”
Cần có: Chuẩn bị mỗi trẻ 5 que tính có độ dài khác nhau, khăn bịt mắt.
Cách chơi:
Trẻ lên chơi được bịt mắt
Yêu cầu trẻ chọn que dài nhất hoặc que ngắn nhất.
4. Trò chơi “Hãy làm lại như cũ”
Cần có: Chậu hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ, hoa mai và mô hình có ngôi nhà.
Cách chơi:
Cho trẻ quan sát mô hình và nói tên các loài hoa trong mô hình
Sau đó yêu cầu trẻ đặt các loại hoa ở vị trí trước, sau, phải, trái của ngôi nhà (ngôi nhà ở giữa).
Khi chơi, trẻ nhắm mắt lại, mẹ thay đổi vị trí các chậu hoa, trẻ mở mắt phải nói được cái gì đã thay đổi, thay đổi như thế nào?
Gọi trẻ xếp lại như cũ.
5. “Trốn tìm” (trò chơi năm mười)
Cần có: 1 nhóm trẻ (3 người trở lên), không gian rộng rãi, đảm bảo an toàn cho trẻ
Cách chơi:
Xác định người sẽ đi tìm đâu tiên bằng cách chơi Oẳn tù tì
Ai thua sẽ phải úp mặt vào tường đếm “Năm, mười…” cho tới 100.
Trong khoảng thời gian này, những người còn lại sẽ đi trốn.
Sau đó, người đi tìm sẽ phải đi tìm những người còn lại.
Nếu ai bị phát hiện sẽ trở thành người đếm tiếp theo.
Nếu những người đi trốn có thể tự chạy về đích trước người bị tìm thì sẽ thoát.
6. Chuyền cũng chính là một trò chơi học toán
Cần có: Nhóm trẻ 5 -10 người, que tính, quả bóng nhỏ (bóng bàn).
Cách chơi:
Cho trẻ Oẳn tù tì để dành phần chơi trước.
Khi chơi, người chơi rải các que xuống đất cùng lúc đó tung quả bóng lên không trung
Mỗi lần tung bong là một lần nhặt từng que một.
Lượt chơi kết thúc khi quả bóng và que rơi xuống đất.
Cho trẻ đếm số que bắt được.
Sau đó sẽ chuyển lượt chơi sang cho trẻ bên cạnh.
7. Trò chơi “Cua cắp”
Cần có: Nhóm trẻ, 10 viên sỏi
Cách chơi:
Oẳn tù tì để xác định người đi trước.
Người đi bốc 10 viên sỏi lên rồi thả xuống đất.
Sau đó, đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại, chỉ để hai ngón duỗi thẳng ra làm càng cua.
Người chơi lần lượt dùng hai ngón tay cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác.
Cắp sao cho hết viên sỏi thì thắng.
Trẻ cắp rồi đếm số sỏi mình cắp được.
Nếu người chơi khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽ phải nhường cho người kế tiếp đi.
Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiến thắng.
8. “Ô ăn quan” – Trò chơi học toán hiệu quả
Cần có: Nền đất, phấn để vẽ hình, các viên sỏi
Cách chơi:
Bàn chơi ô ăn quan được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 5×2 ô vuông.
Ở hai cạnh chiều rộng kẻ hai hình bán nguyệt có đường kính là chiều rộng của bàn cờ.
Các ô hình vuông là ô dân. Ô hình bán nguyệt là ô quan.
Quân cờ gồm 2 quân quan đặt ở hình bán nguyệt và 50 quân dân rải đều ở 10 ô dân mỗi ô 5 quân.
Mỗi người chơi sẽ rải các quân cờ và tính toán chiến thuật sao cho ăn được nhiều quân cờ nhất.
Người nào ăn được nhiều hơn thì người đó thắng.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho con làm thêm các trò chơi học toán trên phần mềm máy tính mà có các nội dung dành cho trẻ chưa vào tiểu học. Tìm hiểu thêm nhiều trò chơi hữu ích khác tại Chơi với con, chơi mà học.
Dạy Học Tiếng Anh Cho Trẻ Mầm Non, Cần Chú Ý Điều Gì?
Có rất nhiều bé được cha mẹ cho học các lớp tiếng anh cho trẻ em từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ ở độ tuổi 3 đến 5 tuổi là giai đoạn khá nhạy cảm. Bởi thời điểm này các bé vẫn đang hoàn thiện tiếng Việt mỗi ngày. Vậy khi con học tiếng anh cho trẻ mầm non, phụ huynh cần biết những điều gì?
Tìm hiểu thêm
Trẻ em mầm non – Giai đoạn “vàng” của sự phát triển ngôn ngữ
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng từ 3 đến 5 tuổi (độ tuổi mẫu giáo) là giai đoạn “vàng” của sự phát triển ngôn ngữ. Nhiều chuyên gia ngôn ngữ còn khẳng định đợi bé 7 tuổi mới học tiếng anh là quá trễ. Theo đó, giai đoạn 3 – 5 tuổi là thời điểm lý tưởng để bé học tiếng anh cho trẻ mầm non.
Nhiều người ví bộ não của trẻ mầm non như một miếng bọt biển. Nếu được tiếp xúc với tiếng anh càng sớm, miếng “bọt biển” này “thấm hút” càng tốt. Từ những nghiên cứu và kết luận khoa học, ngày càng nhiều phụ huynh cho con học tiếng anh từ rất sớm. Cũng có vô số chương trình học tiếng anh cho trẻ mầm non ra đời.
Để tận dụng “thời điểm vàng” này, phụ huynh nên tìm hiểu và lựa chọn những chương trình chất lượng, những trung tâm tiếng anh thiếu nhi uy tín. Vì đây là lúc xây những “viên gạch” ngôn ngữ đầu tiên tạo “nền móng” vững chắc cho quá trình học tiếng anh sau này của trẻ.
Dạy bé với nhiều hình thức khác nhau
Độ tuổi của trẻ mẫu giáo là thích khám phá và tìm tòi. Nên nếu áp dụng một phương pháp học dễ khiến trẻ chán nản và không tập trung. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên và phụ huynh là thay đổi và cập nhật cách học mới nhất. Chính sự sáng tạo này giúp trẻ hứng thú và tiếp thu tiếng anh tốt hơn.
Theo đó, khi dạy bé bảng chữ cái tiếng anh, thay vì học thuộc lòng một cách gượng ép thì giáo viên có thể thay bằng bài hát về bảng chữ cái. Hoặc bạn cũng có thể cho bé tô màu các chữ cái hoặc học qua những hình ảnh thú vị.
Bên cạnh đó, bạn cần cho bé tiếp xúc với tiếng anh nhiều hơn. Bằng cách cho bé xem phim hoạt hình, nghe những bài hát thiếu nhi bằng tiếng anh, kể những câu chuyện cổ tích bằng tiếng anh cho bé,… Khi bé tiếp xúc với tiếng anh thường xuyên, trình độ của bé sẽ thay đổi rõ rệt đấy.
Kiên trì cùng trẻ tiếp thu tiếng anh cho bé mẫu giáo
Trẻ em khi mới bắt đầu học tiếng anh giống như một tờ giấy trắng. Vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn nếu muốn con tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả. Bởi nếu cha mẹ nóng vội muốn con phải biết nói tiếng anh lưu loát sẽ khiến con vô tình chịu áp lực. Điều đó khiến việc học tiếng anh của con cũng không đạt được kết quả như mong muốn.
Bởi vậy, kiên trì thực sự là điều cần thiết khi dạy con học tiếng anh. Bạn có thể áp dụng những phương pháp ở trên để giúp con tiếp thu tiếng anh hiệu quả.
Học tiếng anh cho trẻ mầm non – Đã học là phải vui
Nhiều người cho rằng, không nên đặt gánh nặng học hành lên con trẻ từ quá sớm. Lứa tuổi mẫu giáo các bé chỉ cần quan tâm đến hai nhiệm vụ chính là ăn và chơi. Thông qua các hoạt động vui chơi hàng ngày, bé khám phá và học hỏi thế giới. Vì vậy, học tiếng anh cho trẻ mầm non theo cách của người lớn sẽ không phù hợp.
Khi cho bé mẫu giáo học tiếng anh, đã học là phải vui. Vì các bé trong độ tuổi này còn ham chơi, ưa vận động, thích môi trường vui vẻ, nhiều hoạt động hấp dẫn. Các cô cậu nhóc này chưa có khả năng tập trung theo những gì người lớn mong muốn. Chỉ khi được học mà chơi, chơi mà học bé mới cảm thấy hứng thú. Việc này giúp con không chịu nhiều áp lực mà tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Học chuẩn ngay từ đầu
Giọng đọc chuẩn Mỹ, Anh, Úc hay Sing không quan trọng. Vấn đề là phát âm tiếng anh phải đúng chuẩn. Có nghĩa là bạn nói “human”, người nghe hiểu đó là “human” chứ không phải là “woman” hay từ khác. Do đó, phát âm đúng ngay từ đầu thực sự quan trọng. Bởi nếu bé phát âm sai sẽ rất khó sửa sau này.
Bên cạnh đó, không phải phụ huynh nào cũng đủ trình độ và kỹ năng chuyên môn để dạy con học đúng chuẩn. Do đó, cách tốt nhất là nên cho bé học tiếng anh với người bản xứ để phát âm của bé chuẩn hơn. Đây cũng là cách học tiếng anh cho trẻ mầm non được nhiều phụ huynh áp dụng. Bạn có thể tìm đến những trung tâm uy tín, chất lượng để giúp con nhanh chóng tiến bộ.
Học tiếng anh chuẩn như trẻ em bản ngữ với YOLA Dolphin
Đối với ngôn ngữ tiếng anh, bộ não của bé lúc này như một “tờ giấy trắng”. Nếu những nét vẽ đầu tiên đẹp, bé sẽ có một bức tranh ngôn ngữ đẹp trong tương lai. Ngược lại, nếu có quá nhiều lỗi và các vết tẩy xóa, đó sẽ là bức tranh không hoàn hảo. Vì vậy, phụ huynh cần tạo điều kiện để con học tiếng anh chuẩn như trẻ em bản ngữ.
Cách hiệu quả nhất là để bé được học cùng những giáo viên bản ngữ. Trẻ em bản ngữ học tiếng anh từ chính những người thân của chúng. Trẻ em Việt Nam nếu được học với giáo viên bản ngữ sẽ biết cách phát âm, nhấn trọng âm và dùng ngữ điệu như người bản ngữ.
Các bậc phụ huynh có biết đâu là trung tâm tiếng anh cho trẻ em “ghi điểm” nhất với các bậc cha mẹ hiện nay không? Tổ chức giáo dục YOLA mang đến những chương trình tiếng anh cho độ tuổi mẫu giáo. Chinh phục được cả những phụ huynh khó tính nhất.
Tại sao con bạn nên học tiếng anh tại YOLA?
Đội ngũ giáo viên của YOLA gồm cả người Việt Nam và người bản ngữ. Giáo viên người Việt sẽ giúp bé vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu khi mới làm quen với tiếng anh. Giáo viên bản ngữ giúp bé được hòa mình vào môi trường sử dụng tiếng anh chuẩn. 100% giáo viên đều được tuyển chọn kỹ qua các bài thi năng lực tiếng anh chuẩn hóa, các bài kiểm tra năng lực giảng dạy theo chuẩn quốc tế.
Mỗi giờ học ở trung tâm đều có những hoạt động và trải nghiệm thú vị đang chờ bé khám phá. Các bé sẽ được học tiếng anh cho trẻ mầm non qua những trò chơi, hoạt động sáng tạo, hoạt động nghệ thuật. Thông qua đó, bé vừa thể hiện được năng khiếu bản thân, vừa khơi dậy được niềm đam mê tiếng anh.
Còn rất nhiều điều cần biết về việc học tiếng anh cho trẻ mầm non. Nếu chưa biết nên giúp con học thế nào cho hiệu quả. Phụ huynh hãy liên hệ để được tổ chức giáo dục YOLA tư vấn miễn phí.
Trung tâm anh ngữ YOLA là địa chỉ học tiếng anh uy tín và đáng tin cậy với đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo được nghiên cứu kỹ lưỡng cùng cơ sở vật chất hiện đại. Qua đó, chúng tôi cam kết kết quả tối ưu và có sự thay đổi rõ rệt của các học viên khi gia nhập ngôi nhà chung YOLA.
Cho Con Học Trường Mầm Non Tư Thục Hay Công Lập?
Trên mạng xã hội có quá nhiều thông tin về trường lớp nên phụ huynh sẽ cảm thấy hoang mang, phân vân, không biết chọn trường mầm non tư thục hay công lập.
Có mẹ lại muốn cho con vào trường mầm non tư thục, có mẹ lại muốn con học trường công lập. Tuy nhiên, cả hai loại trường này đề có những mặt mạnh và hạn chế khác nhau.
Trường mầm non công lập
Thông thường, với những gia đình có thu nhập ổn định, nhưng không quá cao chọn trường mầm non công lập. Tuy nhiên, với những trẻ từ 9 đến 18 tháng, thì việc chọn trường mầm non tư thục hay công lập lại là vấn đề lớn.
Trường mầm non công lập khá đông
Trường mầm non công lập có những ưu điểm sau:
Học phí: Các trường công lập thường có mức học phí thấp hơn và ổn định hơn trường mầm non tư thục. Vì một phần chi phí vốn đã được nhà nước hỗ trợ.
Chương trình dạy học đạt chuẩn, về chất lượng luôn được đảm bảo. Các hoạt động đều chấp hành nghiêm chỉnh theo các quy định một cách bài bản.
Chương trình học của trẻ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục. Được triển khai nghiêm túc, được kiểm tra và kiểm soát thường xuyên về chất lượng.
Giáo viên không có sự thay đổi nhiều, ổn định và được tuyển chọn kỹ lưỡng.
Hoạt động ngoại khóa: Trường mầm non công lập thường tổ chức các trò chơi tập thể mang tính đồng đội, đoàn kết. Trong đó, phải kể tới các trò chơi dân gian làm tăng tính dân tộc.
Tuy nhiên, trường mầm non công lập cũng có những hạn chế riêng:
Môi trường học truyền thống, học phí thấp nên rất nhiều cha mẹ chọn trường mầm non công lập cho con. Một lớp trung bình có khoảng 30 cháu. Do lớp đông nên nhiều khi giáo viên không thể kiểm soát và quan tâm sát sao tới từng cháu.
Cơ sở vật chất của một số trường mầm non công lập đã cũ, không được đầu tư nhiều vì nguồn vốn của trường không nhiều.
Về thời gian đưa đón trẻ khá cố định: Từ 6h30 đến 16h00 hàng ngày. Trường mầm non không nhận trông giữ trẻ vào ngày cuối tuần. Vì thế, phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn vì giờ tan sở muộn hơn so với giờ về của con.
Trường mầm non tư thục cho trẻ
So với trường mầm non công lập, trường mầm non tư thục có nhiều ưu điểm hơn.
Các ưu điểm lớn nhất phải kể đến, như:
Số lượng trẻ ở một lớp khá ít. Do đó, cô giáo dễ chăm sóc cũng như quan tâm sát sao hơn tới từng bé.
Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, an toàn, sạch sẽ. Phí cơ sở vật chất cao hơn nhiều lần so với trường mầm non công lập vì được đầu tư rất nhiều.
Thời gian đưa đón trẻ linh hoạt, phù hợp với thời gian đi làm của bố mẹ. Giờ đón trẻ từ 4 đến 5h chiều. Một số trường mầm non tư thục nhận trông trẻ ngoài giờ theo yêu cầu của phụ huynh. Thậm chí, nhận trông trẻ cả ngày thứ 7, chủ nhật.
Trường mầm non tư thục có chương trình dạy khác hoàn toàn và nâng cao hơn so với trường công lập. Có các tiết học Tiếng Anh vỡ lòng cho trẻ, đồng thời, áp dụng phương pháp giáo dục sớm từ nước ngoài như Glenn doman hay Montessori…
Nhà trường có các hệ thống, công cụ quản lý dễ dàng, hiệu quả cho phụ huynh theo dõi, như gửi thông tin hay hệ thống tương tác với phụ huynh. Vì hiện nay có nhiều phụ huynh mong muốn được theo dõi quá trình học của con ở trường như con ăn uống, ngủ nghi ra sao, vui chơi, học hành thế nào…
Hạn chế của trường mầm non tư thục
Trường mầm non tư thục có những hạn chế riêng nhưng vẫn được nhiều phụ huynh lựa chọn hơn cả. Vì các hạn chế của trường tư thục cũng giống như những hạn chế của trường mầm non công lập.
Học phí cao hơn so với trường mầm non công lập.
Hầu hết số lượng giáo viên không ổn định, chất lượng giáo viên chưa được đồng đều.
Công tác kiểm tra về chất lượng học sinh, chất lượng lên lớp không được thường xuyên. Vì các trường mầm non tư thục không đề cao tính thu đua giữa các lớp và các giáo viên. Tuy nhiên, có một số trường đã giải quyết tốt vấn đề này nhờ công cụ hỗ trợ như KidsOnline.
Nhìn chung, vấn đề cho con học trường mầm non công lập hay tư thục vẫn là câu hỏi khó trả lời. Chọn trường nào cũng phải tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Để chọn trường mầm non cho con, bố mẹ nên đến tận nơi để xem xét cơ sở vật chất ở trường và nói chuyện với giáo viên.
Ngoài ra, để chọn trường mầm non cho con, bố mẹ cần phải dựa vào tính cách của con. Những bé lành tính, có ý thức tuân thủ kỷ luật cao, dễ thích nghi sẽ không bị áp lực nếu chọn trường công lập.
Tuy nhiên, để nuôi dạy con tốt nhất, thì khi chọn trường nào cho con, cha mẹ cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào con, tránh gây áp lực, quá tải cho trẻ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổ Chức Giờ Học Cho Trẻ Mầm Non trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!