Bạn đang xem bài viết Tiếng Anh Ở Đại Học được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại buổi họp lớp đầu tiên của tân sinh viên, đại diện khoa luôn thông báo chương trình học trong bốn năm và chuẩn đầu ra về tiếng Anh, tin học, chính trị, quốc phòng để sinh viên chuẩn bị cho ngày xét tốt nghiệp.
Đáng tiếc, nhiều sinh viên ỷ lại vào bốn năm dài đăng đẵng mà trì hoãn các mục tiêu cho đến khi nhận ra bạn bè đã ra trường, chỉ còn mình ở lại.
Chưa thể ra trường vì vướng tiếng Anh
Nhiều trường hợp phổ biến là sinh viên năm cuối đi làm trong tình trạng chưa có bằng tốt nghiệp dù các môn học đã hoàn thành chỉ vướng mỗi chứng chỉ tiếng Anh. Đơn vị tuyển dụng rất khó ký hợp đồng lao động chính thức và tăng lương với người chưa có bằng cấp.
Nhưng càng lớn tuổi sức học càng kém cộng thêm áp lực “cơm áo gạo tiền” khiến việc học tiếng Anh càng khó khăn. Phần lớn các trường, đơn vị truyển dụng hiện nay chấp nhận một số chuẩn tiếng Anh thông dụng như TOEIC, IELTS, TOEFL, chỉ một số ít còn công nhận chứng chỉ A, B.
Dù đã chuẩn bị tâm lý bước vào môi trường mới, nhưng kể cả những bạn có nền tảng tốt ở bậc phổ thông thì việc học tiếng Anh ở đại học cũng là một cú sốc.
Nhớ lại ngày đầu nhập học, Vương Phan Huy Hoàng – sinh viên khoa báo chí và truyền thông, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG chúng tôi chia sẻ: “Ở quê dạy tiếng Anh một kiểu, thành phố dạy kiểu khác. Bước vô đại học mình thấy như bị “sụp hố”.
Bản thân quá chú trọng ngữ pháp trong khi nghe yếu, nói dở, chỉ có đọc hiểu, viết là kha khá. Lúc nào cũng bị lệ thuộc vào mẫu câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa, lẩn quẩn cứ “how are you? I’m fine, thank you”. Khả năng ứng biến khi giao tiếp gần như không”.
ThS Tô Thùy Trang – giảng viên bộ môn tiếng Anh Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại chúng tôi cho biết: “Việc các tân sinh viên bỡ ngỡ, ngạc nhiên thậm chí cảm thấy thua kém rất xa so với nhiều sinh viên khác là bình thường do thực tế có nhiều bạn được gia đình đầu tư từ nhỏ, đến năm 18 tuổi đã sử dụng tiếng Anh như người bản xứ.
Thêm nữa là phương pháp dạy tiếng Anh ở ĐH chủ yếu định hướng cho SV tự học, thầy cô không có nhiệm vụ hướng dẫn tỉ mỉ như thời phổ thông. Các bạn cần chuẩn bị tinh thần tự học rất nhiều mới mong trải qua thời đại học đầy ý nghĩa và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, tất cả sự thua thiệt đều có thể bù đắp bằng việc tự học, tính chủ động trong tìm kiếm thông tin và chăm chỉ của bản thân”.
Kỹ năng sống còn
Thực tế cho thấy khi sinh viên xem tiếng Anh như một môn học phải vượt qua thì sau tấm bằng, mọi kiến thức đều dễ dàng bay đi.
ThS Thùy Trang chia sẻ: “Dù bạn thích thừa nhận hay không, tiếng Anh thực tế đang là kỹ năng sống còn trên thị trường lao động, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Trong đó yếu tố gây ấn tượng đầu tiên là kỹ năng nói, nghe. Tuy nhiên đáng tiếc là chương trình dạy cấp phổ thông ở VN lại nhấn mạnh kỹ năng đọc”.
Để sử dụng tiếng Anh cho một cơ hội nghề nghiệp tốt, môi trường sách vở, lớp học thôi chưa đủ. Nhiều sinh viên bước ra ngoài để thực hành tiếng Anh như tham gia vào một số CLB nghe nói, làm thêm ở quận 1, qua lại phố Tây Phạm Ngũ Lão (TP.HCM), đi bảo tàng và lễ hội đa văn hóa…
Một số sinh viên vốn tiếng Anh khá tốt nhận dạy kèm người nước ngoài học tiếng Việt và ngược lại, họ dạy lại tiếng Anh. “Nhưng tiếng Anh ở những nơi đó sẽ bị giới hạn trong từ vựng giao tiếp, không thể nâng cấp lên tầm cao mới, cho dù làm một, hai năm trình độ vẫn vậy.
Trong khi đó, tôi biết nhiều sinh viên tại Trường ĐH Ngoại thương thường xin việc làm bán thời gian tại các công ty xuất nhập khẩu để có cơ hội sử dụng tiếng Anh gắn với chuyên ngành từ năm 1, năm 2″ – cô Trang chia sẻ.
“Có nhiều phương pháp học tiếng Anh tùy vào trình độ và chiến lược chinh phục của mỗi người. Mục đích và cách tiếp cận ngoại ngữ rất quan trọng. Có thể bạn đọc, học theo sách nhuần nhuyễn nhưng khi rơi vào bối cảnh giao tiếp cụ thể, bạn hoàn toàn lúng túng khi tương tác trong thực tế.
Theo tôi, sinh viên đầu tiên nên chú trọng kỹ năng nghe. Xem phim, nhạc, nghe phát thanh tin tức… để tạo trí nhớ tiềm thức về từ vựng, ngữ điệu, phát âm, ngữ pháp, sau đó sẽ có ích cho kỹ năng nói, dịch.
Tuy nhiên, mỗi người phải đạt số giờ nghe tối thiểu thì năng lực mới bước qua trình độ mới, chứ không phải nghe một hai ngày, dùng thêm chiêu là giỏi. Đó là điều không tưởng”.
“Sinh viên có thể chọn học tại các trung tâm Anh ngữ gần nhà, giá mềm bởi quan trọng nhất vẫn là ý chí tự học. Nguyên tắc để học tiếng Anh và tạo ra kết quả rõ nhất là quyết tâm và duy trì sự tự học liên tục từ một đến sáu tháng tùy năng lực học bẩm sinh mỗi người” – ThS Thùy Trang nhấn mạnh.
“Ngoài ra, khi xã hội ngày càng hội nhập, ai cũng có thể giao tiếp tiếng Anh khá tốt thì lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và lâu dài là tiếng Anh chuyên ngành”.
Hoàng Thị Ngọc Minh – sinh viên năm cuối khoa sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG chúng tôi cho biết: “Mình vừa được chọn tham gia chuyến khảo sát thực địa dài ngày, được đài thọ chi phí cùng chuyên gia nước ngoài tại Đồng Nai. Sống trong rừng, đoàn giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Anh, riết mình quen.
Trình độ tiếng Anh của mình chỉ khá thôi nhưng cứ mạnh dạn hỏi đáp, sai thì họ sửa cho mình. Đôi chỗ khó hiểu phải tra từ điển, đêm về học lại toàn bộ từ mới nhất là thuật ngữ chuyên ngành. Nhờ chuyến đi đó, Minh tiếp cận được một số tài liệu và kinh nghiệm mới mà bốn năm học chưa biết”.
Nên Học Tiếng Anh Hay Tiếng Nhật?
Tiếng Nhật hay tiếng Anh?
Tiếng Anh từ cổ chí kim đã được biết đến là ngôn ngữ chung của cả thế giới, đóng vai trò như một phương tiện truyền tải, gắn kết giữa những con người từ các quốc gia, dân tộc.
Việc bạn thông thạo và giỏi tiếng Anh sẽ mang đến nhiều cơ hội không chỉ trong công việc mà còn cả trong đời sống khi mà ngày càng nhiều bạn bè quốc tế vào đầu tư kinh doanh, sinh sống và học tập tại Việt Nam.
Đặc biệt với những bạn du học sinh sang các nước Âu, Mỹ…biết tiếng Anh cũng là một lợi thế vượt trội giúp bạn dễ hòa đồng, thích nghi nhanh hơn.
6 Bước học tiếng Nhật hiệu quả
Thế nhưng, làm thế nào khi mà tiếng Anh đang ngày càng trở nên bão hòa, các doanh nghiệp tuyển dụng cũng dần đỏi hỏi cá nhân phải thông thạo những ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Nhật thì đòi hỏi người học cần có định hướng thích hợp để bắt kịp xu hướng của thời đại.
Khi nói về tiếng Nhật chắc hẳn chúng ta sẽ phải thốt lên rằng “quá khó”. Điều này không có gì lạ bởi vì tiếng Nhật được xây dựng từ chữ tượng hình khác hoàn toàn với chữ cái latinh mà chúng ta đã được tiếp xúc từ nhỏ.
Không giống như tiếng Anh ngay từ cấp 1 mọi người đều đã được học, đã rất quen thuộc, chỉ cần chăm chỉ và có chút khiếu học ngoại ngữ là bạn đã có thể học tốt. Còn với tiếng Nhật bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, kiên nhẫn và siêng năng, sáng tạo trong cách học chữ tượng hình là các bí quyết bổ ích giúp bạn học tốt tiếng Nhật.
“Tôi có nên học tiếng Nhật?”
Học tiếng Nhật có khó không?
Là lựa chọn hấp dẫn khi mà các cơ hội ngày càng rộng mở mang đến cho nhiều người, tiếng Nhật đã trở nên cần thiết, là giải pháp tốt nhất phá tan thế bão hòa của thị trường ngoại ngữ. Lý do tại sao chúng ta nên học tiếng Nhật:
Làm việc tại Việt Nam với mức lương hấp dẫn
Đi du học Nhật Bản
Sang Nhật đi làm
Yêu thích văn hóa và nước Nhật
Săn học bổng du học Nhật Bản
Trình độ N2: 300 ~ 400 $
Trình độ N1 (cấp cao nhất): 500 ~ 600 $
Trình độ N2 và nghiệp vụ chuyên môn (ví dụ bằng Kỹ sư IT): 700 ~ 800$
Trình độ N2 và tiếng Anh (ví dụ TOEIC 650 ~): 500 ~ 600 $
Tiếng Nhật N1 và tiếng Anh trên 650 TOEIC: 700 ~ 900 $
Nếu tiếng Nhật giao tiếp tốt và kinh nghiệm chuyên môn xuất sắc: 1000 $ ~ ++
Để học tốt ngoại ngữ nói chung hay tiếng Nhật nói riêng, điều cần thiết để học tốt đó là phải có mục tiêu rõ ràng. Mỗi người sẽ có các mục tiêu khác nhau, nhưng chắc chắn sẽ ít nhiều giúp bạn tăng thêm động lực học.
10 website học tiếng Nhật miễn phí
Học tiếng Nhật vì yêu thích Nhật Bản
Nền văn hóa và nghệ thuật giải trí nước Nhật có thể nói là đặc sắc hàng đầu trên toàn thế giới. Từ phong cách sống của con người đến các lễ hội dân tộc, âm nhạc, phim, truyện đất nước này đều cho ra đời những tác phẩm để đời, tất cả đều góp phần tạo nên tình yêu to lớn dành cho Nhật Bản từ nhiều người trên toàn thế giới.
Chính vì thế, nhiều bạn trẻ Việt Nam thích học tiếng Nhật chỉ vì lý do đơn giản thích đọc truyện tranh Anime, Manga, xem phim hay nghe nhạc Nhật mà không cần xem Sud ^^!
Học tiếng Nhật để đi du học
Và khi đã quyết định lựa chọn du học Nhật Bản, điều bạn cần làm trước tiên đó là phải học tiếng Nhật. Bởi khi có vốn tiếng Nhật nhất định bạn sẽ dễ dàng trong việc xin việc làm thêm, dễ thích nghi hòa đồng cùng người bản xứ, mọi thứ đều trở nên thuận lợi.
Chính vì vậy, bạn không nên chỉ học để thi qua các kỳ thi đánh giá năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu sang Nhật mà cần phải bổ sung thêm vốn tiếng Nhật mà người bản địa thường xuyên sử dụng.
Học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả
Học tiếng Nhật để tìm việc tốt, lương cao.
Để làm việc tại Nhật hay công ty Nhật Bản ở Việt Nam, bạn đều cần phải biết tiếng Nhật.
Người giao tiếp lưu loát sẽ dễ dàng trao đổi trong công việc, nắm bắt cơ hội, phát triển bản thân đặc biệt là xây dựng hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp với nhà quản lý.
Nhìn mặt bằng chung, đối với dân chuyên ngành kỹ thuật học tiếng Nhật là việc vô cùng cần thiết, để có cơ hội đầu quân cho những công ty kỹ thuật cao của Nhật.
Lời khuyên cho lựa chọn “Học tiếng Anh hay tiếng Nhật”
Còn nếu như hiện tại hoặc tương lai gần bạn sẽ cần đến tiếng Nhật hoặc bạn nghĩ tiếng Nhật có ích sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội mới, bạn có thể tìm niềm vui với các tác phẩm văn hóa, giải trí Nhật Bản thì tại sao lại không học nó ngay bây giờ?
Kinh nghiệm học tiếng Nhật hiệu quả
Để nói nếu bạn chọn học tiếng Nhật và loại bỏ hoàn toàn tiếng Anh thật sự không đúng. Bởi trong tiếng Nhật có rất nhiều từ được phiên âm từ tiếng Anh và cũng có những từ có cách đọc hoàn toàn giống như tiếng Anh 100%.
Nên lời khuyên danh cho bạn đó là hãy xây dựng nền tảng tiếng Anh khá tốt, từ đó tạo lợi thế bắt đầu học tiếng Nhật. Tiếng Nhật vốn là “đứa trẻ nhỏ” cần thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng hơi dài để trưởng thành, hoàn thiện, vì vậy nếu đã lựa chọn và quyết tâm học, bạn hãy thật kiên trì, vững chí theo đuổi thì nhất định hoa trái thành công sẽ nở rộ ngọt ngào ngày không xa.
26 Bài Học Tiếng Anh Thông Dụng Ở Úc 1
Tiếng Anh thông dụng ở Úc là loạt bài tiếp theo được giới thiệu trên Học Tiếng Anh trong số những bài học tiếng Anh miễn phí từ Đài Úc châu.
Loạt bài này tìm hiểu cách sử dụng tiếng Anh hàng ngày của người Úc qua đó chúng ta có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp và thực hành tiếng Anh.
Truy cập vào đây để học trực tuyến hoặc tải về máy theo các địa chỉ bên dưới. Xin lưu ý toàn văn bài học không giống với băng audio mà bạn nghe.
Toàn văn 26 bài học: Download
Audio:
Mật khẩu (phân biệt HOA thường): eTiengAnh.com
Link chứa toàn bộ các tệp tin trên: http://www.mediafire.com/?7msx7msrxu2z4
Hướng dẫn:
Loạt bài gồm 26 phần, tập trung vào cách sử dụng tiếng Anh của người Úc.
Bài 1: Gặp gỡ lần đầu tiên: Các cách giới thiệu và bắt chuyện khi gặp ai đó lần đầu tiên.
Bài 2: Bắt chuyện với một người lạ: Những cách bắt chuyện với người lạ để hỏi đường hay để làm quen.
Bài 3: Xếp đặt một cuộc hẹn với bạn: Cách dò hỏi xem bạn mình có rảnh rỗi không, cách đề nghị chương trình và ấn định thời gian cũng như điểm hẹn.
Bài 4: Bày tỏ sở thích và chọn lựa: Cách bày tỏ ý thích hay không thích khi bàn về những món ăn trong thực đơn tại một nhà hàng.
Bài 5: Mô tả sự vật và con người: Cách mô tả sự vật và con người bằng tính từ; cách so sánh.
Bài 6: Phát biểu ý kiến: Các cách hỏi ý kiến của người khác, cách đồng ý và không đồng ý với họ.
Bài 7: Hỏi thăm đường: Hỏi đường và chỉ đường sao cho rỏ ràng và chính xác.
Bài 8: Ôn lại bài 1 đến Bài 7: Chào hỏi, bắt chuyện, tự giới thiệu, gợi ý, hỏi và phát biểu ý kiến.
Bài 9: Nhờ vả, yêu cầu và hỏi han khi muốn giúp ai: Các hình thức sai khiến – từ yêu cầu đến nhờ vả. Cách gợi ý khi muốn giúp ai đó.
Bài 10: Cách đọc số thông thường: Viết và đọc ngày tháng, số nhà, số điện thoại, đếm số.
Bài 11: Các phép tính bằng tiếng Anh: Cách nói về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong tiếng Anh.
Bài 12: Đi mua sắm: Những mẫu đối thoại trong việc mua sắm: cách chào khách, mời mua, nói về giá cả và số lượng.
Bài 13: Hỏi về các hoạt động thường xuyên của người khác: Hỏi về những hoạt động thường nhật và về sở thích của người bạn mới quen một cách lịch sự.
Bài 14: Mô tả kích cở của mọi vật: Những cách mô tả kích cở của mọi vật và con người trong không gian 3 chiều.
Bài 15: Sở hữu cách: Sở hữu cách: sở hữu chủ; vật sở hữu; cách dùng những động từ, giới từ và đại từ sở hữu.
Bài 16: Ôn lại Bài 10-15: Ôn lại Bài 10-15: giới thiệu bạn bè, sinh hoạt thường nhật, xếp đặt đi chơi, mua sắm, mô tả sự vật, v.v…
Bài 17: Nói về ngày tháng năm và giờ giấc: Những cách nói về ngày tháng năm và giờ giấc – từ chung chung đến chính xác.
Bài 18: Câu đề nghị và trả lời: Cách đối đáp rỏ ràng nhưng tế nhị khi nhờ vả hay yêu cầu ai làm gì hay đừng làm gì.
Bài 19: Cách nói thích và không thích: Cách bày tỏ ý thích hay không thích, tán thành hay không tán thành sở thích của người khác.
Bài 20: Đồng ý và không đồng ý: Cách phát biểu sự đồng ý hay không đồng ý trong đối thoại để thông hiểu nhau và duy trì hòa khí.
Bài 21: Đề nghị ai làm hay đừng làm việc gì: Sai khiến – từ ra lệnh cho đến yêu cầu hay nghị lịch sự – để ai đó làm hay không làm một điều gì.
Bài 22: Thu thập và cung cấp thông tin: Những cách hỏi và trả lời để cung cấp thông tin. Những cách kiểm tra, làm rõ nghĩa và hiệu chính thông tin.
Bài 23: Dự định cho tương lai: Những cách nói để mô tả tính chắc chắn của sự việc diễn ra trong tương lai.
Bài 24: Xin lỗi: Xin lỗi khi thất hứa, khi lầm lỡ, khi làm phiền ai, và ngay cả khi lỗi không phải là của mình.
Bài 25: Nói chuyện về sức khỏe: Nói về sức khoẻ – từ hỏi han về căn nguyên đến nhận xét về thần sắc; những từ ngữ mô tả bệnh tật.
Bài 26: Ôn tập toàn bộ Loạt 1: Ôn tập toàn bộ Tiếng Anh Thông Dụng ở Australia Loạt 1.
Tại Sao Học Sinh Thcs Lại Sợ Học Tiếng Anh?
Khác với tiếng anh bậc Tiểu học, khi lên cấp 2 đa phần các em học sinh đều bỡ ngỡ với lượng kiến thức rộng lớn, phức tạp và phương pháp học mới, có hệ thống hơn.
Hiện nay, khung chương trình dạy và học đã được đổi mới rất nhiều. Riêng với môn tiếng Anh, các em nhỏ được làm quen ngay từ bậc mẫu giáo. Mục đích của việc cho trẻ làm quen tiếng anh sớm là để trẻ có thể cảm thụ ngôn ngữ mới này một cách tự nhiên và phát triển nó như tiếng mẹ đẻ.
Nhưng, khác với tiếng anh bậc Tiểu học, khi lên cấp 2 đa phần các em đều bỡ ngỡ với lượng kiến thức dài, phức tạp, phương pháp học mới và có hệ thống hơn.
Nếu như ở mẫu giáo và tiểu học các em được giới thiệu tiếng Anh một cách đơn giản để tiếp cận cơ bản nhất. Các em được học trong một môi trường sinh động, thu hút bởi các trò chơi và áp dụng phương pháp học mà chơi – chơi mà học (phương pháp này đã được Trung tâm đề cập trong bài Phương pháp học tiếng anh hiệu quả cho trẻ tiểu học) thì lên cấp THCS, nhất là học sinh lớp 6 các em bước đầu sẽ bỡ ngỡ về lượng kiến thức nặng và cách dạy khô khan hơn. Tiếng anh ở cấp độ THCS phân tích sâu hơn về những kiến thức cơ bản các em đã được làm quen từ trước. Cụ thể như sau:
* Dồn ngữ pháp: Các em sẽ bắt đầu với những ngữ pháp khô khan, mẫu câu mới và bắt buộc phải nhớ công thức để có thể áp dụng làm bài tập. Điều này dễ dàng khiến các em cảm thấy chán nản hơn bao giờ hết.
* Kĩ năng nói – đọc gặp khó khăn: Ở các cấp thấp hơn, các em được tiếp xúc với tiếng Anh chủ yếu qua trò chơi, bài hát hoặc những video sinh động dễ ghi nhớ giúp các em nhận dạng ngôn ngữ và bắt chước theo giọng Anh chuẩn hơn. Tuy vậy, các đoạn văn của tiếng Anh THCS lại quá dài và mới buộc các em phải phát âm chuẩn và đọc đúng ngữ điệu.
* Kĩ năng nghe: Phần này luôn được các thầy, cô quan tâm nhiều. Bởi nghe tốt không chỉ khiến các em phát âm chuẩn mà thực hành nghe nhiều giúp các em có thể viết tốt hơn, nói bài bản hơn. Nhưng thời lượng học trên lớp quá ít để giáo viên có thể cho học sinh nghe và thực hành nhiều. Vậy làm sao để phát triển kĩ năng nghe?
Nhiều phụ huynh đã từng chia sẻ với chúng tôi: “Không chỉ là Tiếng Anh mà đối với tất cả các môn học, chương trình và phương pháp dạy dường như đều thay đổi khiến cho trẻ không thể thích nghi trong một sáng một chiều được. Hơn nữa, lượng kiến thức cần phải thu nạp quá nhiều đôi khi làm các em nản.”
Từ một phụ huynh khác, tâm sự với chúng tôi: “Cô giáo nhận xét con nhà cô học rất chắc ngữ pháp, bài kiểm tra của nó luôn được điểm cao nhưng lại đuối về phần nghe – nói. Cô cũng có khuyên nó nên nghe nhiều, nhưng kì thực vì cả bố mẹ đều bận nên không có thời gian sát sao hơn việc học của cháu được.”
Không đặt ngữ pháp lên hàng đầu: Ngữ pháp vốn là thứ cần thiết giúp các em làm bài tập, nhưng ngữ pháp cũng có thể học được bằng cách đọc và viết nhiều. Vì vậy đừng để con bạn nghĩ rằng chỉ cần học ngữ pháp là đủ. Điều này không những khiến các em áp lực hơn mà có thể trở nên lười học những kĩ năng khác.
Kết hợp nghe – nói – đọc – viết: Khi bạn nghe được, bạn sẽ nói được, đọc chuẩn và đương nhiên rồi, bạn thừa sức để viết tốt. Vì vậy hãy thực hành các kĩ năng này cùng nhau. Thực hành nói thường xuyên không chỉ giúp phát âm chuẩn mà còn tăng phản xạ. Ngoài ra, với những cấu trúc ngữ pháp đã học, hãy để con bạn phát triển chúng bằng cách phân tích qua các đoạn văn và áp dụng để viết những đoạn văn ngắn.
Thực hành mọi lúc, mọi nơi: Vấn đề cuối cùng mà Trung tâm muốn chia sẻ tới các quý phụ huynh đó là để con bạn thực hành nói thật nhiều. Học nhóm với bạn bè, học cùng gia sư hoặc có thể là chính các phụ huynh làm bạn với con mình. Thực hành tiếng anh bằng cách xem phim bằng tiếng anh, đọc báo tiếng anh, hay ngay cả là nói chuyện phiếm với nhau. Điều này giúp các em phát triển các kĩ năng hoàn hảo nhất.
Qúy phụ huynh có nhu cầu tìm gia sư Tiếng anh THCS vui lòng liên hệ để được tư vấn hoàn toàn miễn phí:
Văn phòng: (024) 6294.2894 (8h – 18h)
Hotline: 0988.718.712 / 0919.637.299
Email: suphamhanoi.edu@gmail.com
Cơ sở 1: Số 101 Ngõ 189 Minh Khai – Hai Bà Trưng
Cơ sở 2: Số 27 Ngõ 98 Xuân thủy – Cầu Giấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiếng Anh Ở Đại Học trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!