Xu Hướng 6/2023 # Thị Trường Dược Phẩm Tỉ Đô Và Sự ‘Xâu Xé” Của Các Đại Gia # Top 9 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thị Trường Dược Phẩm Tỉ Đô Và Sự ‘Xâu Xé” Của Các Đại Gia # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Thị Trường Dược Phẩm Tỉ Đô Và Sự ‘Xâu Xé” Của Các Đại Gia được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tháng 5 năm ngoái, Chris Blank, sáng lập kiêm CEO của Pharmacity, chuỗi nhà thuốc lớn xét về số lượng cửa hàng ở Việt Nam, bị sốc khi nghe các dược sĩ mới tốt nghiệp đại học kể lại, cha mẹ họ là người vào nhà thuốc, tự khai bệnh của con để mua thuốc. Ông nhận ra, chuỗi nhà thuốc đang xây dựng đang gặp phải thách thức lớn về mức độ hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe của người dân. Sau khi có các chương trình đào tạo nhân lực, Pharmacity đã có 146 nhà thuốc vào cuối tháng 11 năm nay, tăng gấp đôi so với năm trước đó.

Không riêng gì Chris Blank nhận thấy cơ hội lớn ở thị trường dược phẩm có quy mô khoảng 5,3 tỉ đô la Mỹ, theo số liệu của Business Monitor International, thị trường trong hai năm gần đây đón nhận các tên tuổi mới, chủ yếu từ ngoài ngành như FPT Retail, Thế Giới Di Động. Mới đây, tập đoàn tư nhân lớn nhất nước Vingroup công bố mở 11 nhà thuốc mang tên VinFa. VinFa là lĩnh vực mới của VinGroup, chuyên nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc, dược mỹ phẩm với dự án sản xuất thuốc đầu tiên có vốn đầu tư 2.200 tỉ đồng. Tham vọng của những người mới gia nhập thị trường là xây dựng chuỗi bán lẻ có thị phần lớn, nơi 50 ngàn cửa hàng nhỏ lẻ đang hoạt động, trong khi “không có nhà thuốc hiện đại đạt hơn 5% tổng thị phần,” theo Chris.

Trước khi có sự tham gia của các nhà bán lẻ quy mô lớn, một số công ty như Nguyễn Kim, Mai Linh, Eco… từng thử sức nhưng chưa tạo được hệ thống nhà thuốc nào đủ sức vươn lên dẫn dắt thị trường. Ngành dược có hai kênh phân phối chính là kênh đấu thầu vào bệnh viện (ETC) và kênh bán lẻ (OTC). Trong đó, ETC là kênh chủ lực mà các nhà sản xuất dược phẩm nhắm đến vì số lượng tiêu thụ lớn (chiếm 60 – 70% thị trường), các doanh nghiệp sản xuất giảm thiểu được chi phí quản lý và bán hàng, đồng thời thuốc dễ dàng đến tay bệnh nhân thông qua toa thuốc của bác sĩ, theo báo cáo ngành Dược của công ty Chứng khoán Phú Hưng.

Quy mô ngành dược nói chung trị giá 5,9 tỉ đô la Mỹ, tương đương thị trường điện thoại. “30% cho kênh nhà thuốc tương đương 1,6 tỉ đô la Mỹ. Tôi tính toán, nếu FPT Retail chịu khó đi trước và làm tốt thì có thể chiếm được 30% thị phần trong số đó. Doanh thu khoảng hơn 10 ngàn tỉ, bằng FPT Retail bây giờ là tốt rồi,” bà Nguyễn Bạch Điệp, chủ tịch FPT Retail, cũng là đại diện pháp luật của công ty mới thành lập FPT Long Châu chia sẻ.

Nắm quyền lực chi phối lớn trong mạng lưới phân phối dược phẩm là hệ thống chợ sỉ tại chúng tôi và Hà Nội. “Đây là hình thức phân phối trung gian do đặc thù lịch sử để lại mà cơ quan quản lý nhiều lần muốn xóa sổ nhưng chưa thành công do nhiều nguyên nhân,” báo cáo chuyên ngành dược phẩm của công ty Chứng khoán FPTS viết. Việc trải qua nhiều tầng nấc phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng khiến giá thành bán lẻ cao hơn. Tỉ lệ lãi bán lẻ nhà thuốc hiện nay khá thấp, khoảng 10-15%, theo ông Vinh, người có 20 năm kinh nghiệm trong ngành này. Theo ông, việc các chuỗi đang ra sức bành trướng quy mô là điều kiện để họ có thể đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất, cắt giảm được chi phí trung gian, tạo sự cạnh tranh của chuỗi nhà thuốc.

“Chiếm lấy nhiều thị phần hơn tạo ra lý do thuyết phục cho các thương hiệu mở ‘nút thắt’ với chúng tôi,” theo Chris Blank. Tính trung bình, mỗi tháng, Pharmacity mở 10 nhà thuốc. Mục tiêu của họ là cán đích 500 cửa hàng bán lẻ thuốc tây và thực phẩm chức năng tại chúng tôi trong hai năm kế tiếp. “Chúng tôi đang nhân đôi số cửa hàng qua từng năm,” Chris Blank trả lời phỏng vấn Forbes Việt Nam. Mục tiêu trở thành chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam xét theo số lượng cửa hàng mà Pharmacity đạt được sau bảy năm, song điều đó vẫn chưa tạo đủ lợi thế quy mô nên họ muốn “tăng nhận thức thương hiệu với khách hàng và chiếm lấy nhiều thị phần,” theo Chris Blank.

Hồi tháng tư, Pharmacity xuất hiện trong Sala, khu đô thị cao cấp tại chúng tôi Chuỗi này là sự kết hợp giữa mô hình chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất của Mỹ là Boot, bán nhiều sản phẩm y tế kèm theo các thương hiệu riêng, kết hợp giữa mô hình cửa hàng tiện lợi và mô hình bán lẻ truyền thống của Việt Nam. “Khách hàng ngồi trên xe, đậu ngay trước quầy thuốc, mua và lái xe đi ngay. Họ không cần bước chân vào cửa hàng,” Chris Blank giải thích. Trong khi Pharmacity đang gia tăng tốc độ mở rộng, các tên tuổi khác cũng đã rời vạch xuất phát. FPT Retail, sau khi mua lại chuỗi bốn cửa hàng thuốc Long Châu ở chúng tôi đã mở 20 nhà thuốc, rải rác trong các quận nội thành chúng tôi Nhà bán lẻ điện thoại đặt mục tiêu mở 400 nhà thuốc Long Châu khắp Việt Nam cho tới năm 2022. Tính trung bình, bốn ngày có một nhà thuốc Long Châu mới mở cửa. “Mục tiêu bây giờ là chỉ tập trung vào việc mở nhà thuốc,” bà Nguyễn Bạch Điệp cho hay, vốn đầu tư các nhà thuốc ở giai đoạn đầu là hơn 100 tỉ đồng.

Tương tự FPT, Thế Giới Di Động cũng mua cổ phần từ nhà thuốc Phúc An Khang sau đó đổi tên thành An Khang, thay mới hệ thống nhận diện thương hiệu kèm logo hình con người đang di chuyển rất đặc trưng của nhà bán lẻ này. Giữa tháng 11, tập đoàn Vingroup đưa vào hoạt động 11 nhà thuốc độc lập đầu tiên tại Hà Nội mang tên VinFa. Họ tuyên bố VinFa sẽ mở rộng ra toàn quốc. Bên cạnh giấc mơ chiến thắng ở thị trường trị giá hàng tỉ đô la Mỹ, FPT Retail, Thế Giới Di Động hay Vingroup có lý do khác để tham gia thị trường bán lẻ dược phẩm. Lãnh đạo FPT Retail và Thế Giới Di Động đều nhận ra lĩnh vực bán lẻ thiết bị di động không thể phát triển mãi. “Điện thoại dần cũng bão hòa, không thể phát triển mãi được,” bà Điệp chia sẻ. Tuy nhiên, gia nhập thị trường bán lẻ dược phẩm có các rào cản không dễ vượt qua. Rào cản thứ nhất, dược là ngành kinh doanh có điều kiện, khiến cho nhân lực trở thành bài toán không dễ giải trong thời gian ngắn.

Theo quy định, để mở một nhà thuốc mới, cần có bằng cao đẳng hoặc trung cấp dược. “Không giống bán điện thoại, dạy 15 ngày là có thể làm được, bán thuốc phải có yêu cầu chuyên môn về thuốc,” bà Điệp nói. Hiện nay, các dược sĩ trung cấp, dược tá ở hệ thống mua lại, hoặc tuyển dụng mới có thể bán hàng nhưng họ cần được trang bị thêm về kỹ năng bán hàng, chưa kể kinh nghiệm ở cửa hàng nhỏ, lẻ chỉ phải tiếp xúc trung bình khoảng 1.000 – 1.500 loại sản phẩm (SKU), trong khi ở hệ thống quy mô hơn như Long Châu, số sản phẩm lên tới 6.000 – 7.000 loại.

Rào cản thứ hai đến từ các quy chuẩn áp dụng ở các nhà thuốc. Cho dù nhà nước đã có quy định Thực hành nhà thuốc tốt (GPP) nhưng việc quản lý, kiểm tra chưa đủ để tạo sự khác biệt giữa một nhà thuốc đạt chuẩn và nghiêm chỉnh thực hiện với một nhà thuốc đạt chuẩn theo hình thức. Chẳng hạn yêu cầu đứng đầu nhà thuốc là một dược sĩ có bằng đại học và có mặt thường xuyên tại cửa hàng không phải nhà thuốc nào cũng bảo đảm được trong suốt thời gian mở cửa phục vụ. “Nguồn thuốc hơi lộn xộn. Nhiều loại thuốc từ nhiều nguồn chính thống, xách tay, nhập khẩu từ nhà phân phối, chợ sỉ…,” theo bà Điệp, xây dựng chuỗi buộc các nhà thuốc phải đảm bảo nguồn hàng chính hãng, đàng hoàng vì thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, chọn loại thuốc nào để kinh doanh ở từng vị trí cũng là một bí quyết mà người mới gia nhập thị trường tự tìm lời giải. “Ví dụ, tháng này bác sĩ ở khu vực đó ra toa bằng thuốc này. Nhưng tháng sau đổi toa thuốc khác. Hàng mình nhập vào có thể tồn kho, nên phải có cách nắm bắt thông tin từ bác sĩ trong khu vực ra toa thuốc thế nào,” bà Điệp chia sẻ. Theo bà, bản thân bà và đội ngũ mất gần một năm để học cách thức vận hành của nhà thuốc trước khi tiến hành chuyển đổi mô hình quản trị gia đình thành quản trị hệ thống với thách thức mới là đảm bảo trải nghiệm khách hàng không bị “chậm” hơn khi đưa thêm vào các thao tác nhập liệu máy móc. Bà Điệp tiết lộ, trước đây, trung bình một tháng họ hủy khoảng 20 triệu đồng lượng hàng cận ngày hết hạn sử dụng, nay lượng hàng tiêu hủy giảm đi 5 – 6 lần nhờ các biện pháp quản trị.

Theo bà Điệp, doanh thu thấp nhất của một nhà thuốc Long Châu hiện tại là một tỉ đồng/tháng, cao nhất là 6 – 7 tỉ đồng/tháng, là chuỗi nhà thuốc có doanh thu lớn nhất, là một trong những lý do họ kết duyên với chuỗi này. Một số nhà thuốc mới mở chưa thể đạt được mức doanh thu như kỳ vọng nhưng nhà bán lẻ này cho hay bí quyết của Long Châu giúp họ “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”. Chris Blank, người có kinh nghiệm về tài chính, chia sẻ việc mở rộng của Pharmacity “cần nhiều vốn,” nhưng việc gây vốn “cần có lộ trình” nên họ “phải cân bằng các kế hoạch mở cửa hàng mới với tình trạng có lãi để giữ dòng vốn cho phát triển”. Tới thời điểm hiện tại, họ vẫn chưa công bố nhà đầu tư tổ chức quy mô nào. Nhưng ban cố vấn và các giám đốc độc lập thì đáng nói đến.

Theo Blank, họ đang mời Edmundo Yanez, CEO của Inkafarma và Mifarma, hai chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn tại Peru, tham gia hội đồng quản trị. Không tiết lộ cụ thể nhưng Chris Blank chia sẻ, các nhà thuốc có lời đủ khả năng đắp đổi cho những nhà thuốc chưa có lời và hầu hết những nhà thuốc mới mở chưa có lời này sẽ có lời sau khoảng 3 – 6 tháng hoạt động. Chi phí để mở một nhà thuốc ước tính 2 – 4 tỉ đồng gồm cả hàng tồn kho.

Sự tham gia của các nhà đầu tư mới khoác lên nhà thuốc một chiếc áo mới từ vẻ bề ngoài hiện đại, chuyên nghiệp trong quản trị, xây dựng đội ngũ, cho tới cung ứng dịch vụ tiện lợi, gia tăng sự nhận thức của người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe. “Nếu thắng, không chỉ doanh thu dược phẩm, mà sẽ rất là lời khi nhìn vào cả thị trường sức khỏe,” ông Vinh nhận xét. Chris Blank nhìn thấy thách thức khác: “Sếp cũ của tôi từng nói: ‘Con cá sấu cắn bạn là con mà bạn không nhìn thấy được’. Nghĩa là, có những thách thức đến từ những thứ mà bạn không biết.”

Theo MInh Thiên/Forbes

Thế Khó Của Dược Phẩm Pharmacity Với Khoản Lỗ 265 Tỷ Đồng Năm 2022

Theo tìm hiểu của VietTimes, CTCP Dược phẩm Pharmacity (Pharmacity) là doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà thuốc bán lẻ dược phẩm cùng tên, xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 2011.

Tính đến hết tháng 4/2019, số lượng nhà thuốc của Pharmacity đã tăng lên mức 186 cửa hàng, phân bổ tại các thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Vũng Tàu và Hà Nội. Doanh nghiệp cũng “tích lũy” được 1 triệu khách hàng đăng ký chương trình thẻ thành viên.

Tuy nhiên, tham vọng của Pharmacity là hướng tới mục tiêu mở được 1.000 cửa hàng bán lẻ thuốc tây và thực phẩm chức năng trên toàn quốc vào năm 2021. Tạm tính, doanh nghiệp này sẽ phải tăng trung bình 271 cửa hàng/năm để đạt mục tiêu đề ra.

Mục tiêu của Pharmacity sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Bởi lẽ, lĩnh vực bán lẻ dược phẩm đã và đang thu hút khá nhiều doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư, như: chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế giới di động (MWG) hay nhà thuốc Long Châu của FPT Retail (FRT).

Thêm nữa, một số chỉ tiêu tài chính phần nào cho thấy doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, Pharmacity vừa báo lỗ 265 tỷ đồng trong năm 2019. Quy mô vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm ngoái cũng chỉ ở mức 163 tỷ đồng.

Dù Pharmacity vẫn đang trong quá trình đẩy mạnh mở rộng các cửa hàng, việc báo lỗ (hay chấp nhận lỗ) là điều có thể hiểu được.

Song, các con số nêu trên vẫn rất đáng lưu ý nếu biết rằng, cập nhật đến ngày 30/12/2019, quy mô vốn điều lệ của Pharmacity ở mức gần 386,4 tỷ đồng. Tạm tính, Pharmacity đã “đốt” của các cổ đông gần 60% số vốn góp dù còn cách khá xa mục tiêu 1.000 cửa hàng.

Việc huy động thêm từ nguồn vốn vay nhiều khả năng cũng gặp khó khăn, bởi lẽ, tính đến cuối năm 2019, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Pharmacity đã khá cao, ở mức 3 lần.

Được biết, trong năm 2019, Pharmacity đã huy động được 150 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 2 năm từ 3 đợt phát hành.

Cả 3 lô trái phiếu đều có mục đích sử dụng vốn là mở rộng mạng lưới bán lẻ. Trong đó, các lô phát hành vào tháng 10 và 11 được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán SSI, có mức lãi suất là 13%/năm. Trái chủ là các nhà đầu tư cá nhân trong nước và nước ngoài.

Đây sẽ là nguồn vốn bổ sung quan trọng, bởi việc huy động vốn của Pharmacity thông qua kênh trái phiếu sẽ khó có thể “thoải mái” như trước.

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP. Trong đó, Bộ Tài chính sẽ đưa ra những thay đổi lớn về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo hình thức riêng lẻ, mục đích để bảo vệ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ, cũng như hạn chế nguy cơ từ tình trạng lạm dụng huy động vốn qua kênh này.

Ở một diễn biến khác, dữ liệu của VietTimes cho thấy, tại ngày 20/6/2014, Pharmacity có quy mô vốn 20,86 tỷ đồng, với 5 cổ đông cá nhân.

Trong đó, bà Phạm Thị Thanh Hoài sở hữu 87,52% vốn điều lệ, đồng thời đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật. Dù cơ cấu cổ đông của Pharmacity có nhiều biến động sau đó nhưng nữ doanh nhân sinh năm 1987 hiện vẫn đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT của Pharmacity.

Ngoài Pharmacity, bà Phạm Thị Thanh Hoài còn nắm giữ cổ phần tại CTCP TR Infinity Pharma và CTCP TR Pharma Focus. Đây là 2 pháp nhân mới được thành lập vào tháng 11/2019, do bà Trần Minh Ngọc Thu (SN 1984) nắm cổ phần chi phối, đồng thời đảm nhiệm chức vụ giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Tuy nhiên, ngày 6/3/2020, bà Thu đã thế chấp lượng lớn cổ phần TR Infinity Pharma cho TR Best Pharma Pte. Ltd – một pháp nhân có địa chỉ tại Singapore. Tương tự, bà Phạm Thị Thanh Hoài ngày 13/3 đã thế chấp một lượng cổ phần CTCP TR Infinity Pharma và CTCP TR Pharma Focus cho TR Best Pharma Pte. Ltd./.

Mở Cửa Thị Trường Xăng Dầu?

Thứ 2, 22/05/2017, 09:44 AM

(Tieudung.vn) – Doanh nghiệp xăng dầu trong nước đã có đủ thời gian để xây dựng cơ sở vật chất, trấn giữ các vị trí quan trọng.

Vài năm trước đây, việc mở cửa thị trường xăng dầu chỉ được đề cập một cách thận trọng bởi lý do bảo đảm an ninh năng lượng thì nay, nhiều ý kiến cho rằng nếu không mở cửa sớm sẽ rơi vào tình trạng “bị động”.

Nước ngoài đã “xâm chiếm”

Dù rằng khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam không có chủ trương cho doanh nghiệp (DN) nước ngoài vào kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu xăng dầu nhưng trong từng trường hợp cụ thể, Chính phủ cũng có những cam kết ngoại lệ. Do đó, không những Việt Nam buộc phải mở cửa thị trường mà thậm chí còn phải mở sớm hơn dự kiến.

Người nước ngoài được cho là đã có thể tham gia hợp pháp vào thị trường xăng dầu Việt Nam từ khi việc cổ phần hóa DN đầu mối xăng dầu của Việt Nam được triển khai. Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã bán 103,5 triệu cổ phần, tương đương 8%, cho đối tác chiến lược là JX Nipppn Oil & Energy (Nhật Bản). Đồng thời, giảm tỉ lệ sở hữu vốn của cổ đông nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện xuống còn 75,87%.

Người tiêu dùng sẽ được lợi khi thị trường xăng dầu được mở cửa Ảnh: Tấn Thạnh

Với dự án đầu tư Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu 8 và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thị trường cũng đang kỳ vọng về một nhà phân phối nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam để tăng tính cạnh tranh về mọi mặt, nhất là giá cả và chất lượng phục vụ. Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu 8 sẽ có quyền tham gia phân phối xăng dầu tại Việt Nam khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động năm 2017 với công suất 8,4 triệu tấn dầu thô/năm trong giai đoạn đầu. Đây là cam kết giữa Chính phủ với phía nhà đầu tư dự án và chưa có tiền lệ.

Bày tỏ lo ngại trước “làn sóng nước ngoài” tràn vào thị trường xăng dầu, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cho rằng lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu đến năm 2024 mới hoàn tất về 0% nhưng các yếu tố nước ngoài thực chất đã len lỏi vào. Kinh nghiệm từ bài học của thị trường bán lẻ cũng cho thấy khi gia nhập WTO, chưa đến thời hạn cam kết mở cửa, các DN FDI đã liên kết với DN Việt Nam thực hiện những yếu tố mở cửa thị trường. “Chính phủ cần tập trung đưa ra chiến lược phát triển thị trường xăng dầu dài hạn với những quyết sách quan trọng như có mở cửa thị trường xăng dầu sớm hơn cam kết không? Nhiều hiệp định song phương, đa phương đã ký tuy không cam kết mở cửa thị trường về cơ chế chính sách nhưng các dòng thuế nhập khẩu giảm sâu đã là nội dung cơ bản của mở cửa thị trường. Do vậy, để bảo hộ sản xuất trong nước, cần xây dựng các “hàng rào” mà WTO không cấm để bảo vệ thị trường cũng như các DN trong nước” – ông Ruệ kiến nghị.

Doanh nghiệp trong nước đã đủ lực

Dù giới kinh doanh xăng dầu bày tỏ nhiều quan ngại khi mở cửa thị trường, các chuyên gia vẫn cho rằng đã đến thời điểm phải mở cửa. Chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng, tư vấn cao cấp Viện Thương mại – Bộ Công Thương, nhìn nhận lĩnh vực nào bảo hộ, đóng cửa thì lĩnh vực đó sẽ tụt hậu so với thế giới, gây thiệt hại cả cho đất nước, giới kinh doanh và người tiêu dùng.

Với mặt hàng xăng dầu, ông Thắng thừa nhận là mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh, an ninh năng lượng nên nhà nước đã có bước tính toán kỹ lưỡng đến việc vận hành thị trường. “Khi vào WTO hay một số hiệp định thương mại song phương, chúng ta không cam kết mở cửa thị trường xăng dầu để cho các DN trong nước có thời cơ vươn lên xây dựng cơ sở vật chất và trấn giữ những vị trí quan trọng. Những việc đó, theo tôi, đến nay đã hoàn thành” – ông Thắng nói.

Do vậy, theo ông Thắng, đã đến lúc nhà nước phải mở cửa thị trường xăng dầu bởi nếu không, nước ngoài vẫn vào bằng nhiều cách khác nhau. Khi đó, sẽ rơi vào tình trạng mở cửa một cách bị động. “Để tránh bị động, ngay từ bây giờ cần có tư tưởng mở sớm thị trường xăng dầu, khuyến khích tư nhân tham gia, bỏ kinh doanh độc quyền” – ông Thắng nêu quan điểm.

Lợi thế về bán buôn

Đại diện một DN xăng dầu khá lớn tại phía Nam cũng thừa nhận khi đã quyết định vào WTO và chấp nhận bán cổ phần cho nước ngoài thì cần xác định trước sau cũng phải mở cửa thị trường.

Tuy vậy, theo DN này, nước ngoài chủ yếu nhắm tới thị trường bán lẻ. Trong khi đó, khi mới vô, họ cần thời gian để xây dựng kho, cảng, bến bãi… nên thời gian đầu có thể phải nhờ vào cơ sở vật chất của các đầu mối trong nước. “Việc này chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần rồi. Có một đường “ngách” cho DN nội là nhờ mạnh về kho bãi nên khi nước ngoài vào, mình có thể bán buôn tốt với họ. Sau đó, ta thay đổi quản trị, phương thức kinh doanh, chăm sóc khách hàng thì cũng có thể cạnh tranh được. Người tiêu dùng thì được lợi do giá rẻ” – đại diện DN này nhận định.

Theo Phương Nhung (Người lao động)

Mượn “Gió” Breadtalk “Bẻ” Thị Trường Bánh Ngọt

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bình Minh Toàn Cầu là ông Lý Quí Trung, chủ chuỗi nhà hàng Phở 24, nói rằng, tính đồng nhất của mô hình nhượng quyền là thế mạnh của BreadTalk.

Bán nhượng quyền thương hiệu phở rồi mua nhượng quyền bánh mì ngọt từ Singapore. Đây là hướng kinh doanh mới của Phở 24?

Cần tách bạch rõ ràng giữa 2 việc kinh doanh này. BreadTalk là đầu tư của cá nhân tôi với những người bạn trong Công ty Bình Minh Toàn Cầu do tôi làm Chủ tịch.

Thị trường ẩm thực Việt đang cần những sản phẩm này, tôi đã tìm hiểu rất kỹ và chọn sản phẩm nào tôi thấy thích nhất và thật sự có cảm xúc.

Những điều khoản ràng buộc về mua bán nhượng quyền trong hợp đồng với Phở 24 và BreadTalk có khác nhau không? Cái hay của mô hình này là gì?

Những hợp đồng mua bán nhượng quyền thương mại thường có nguyên tắc chung đồng nhất về cách tổ chức cửa tiệm, đồng phục, nguyên liệu, máy móc, điều hành.

Nhưng tại mỗi quốc gia, người mua nhượng quyền có thể cách điệu đôi nét trong chuẩn mực đó để phù hợp với văn hóa, hoàn cảnh địa phương.

Cái hay trong nhượng quyền là người mua được hưởng ngay thành quả thương hiệu của người bán.

Giá trị hợp đồng mua nhượng quyền BreadTalk cao hơn nhiều so với giá trị hợp đồng bán nhượng quyền Phở 24 ra nước ngoài?

Tất nhiên là cao hơn nhiều.

Tiền nào của đó.

Nhưng tôi không thể tiết lộ giá trị hợp đồng này bởi đó là một nguyên tắc cam kết trong hợp đồng.

BreadTalk có 300 cửa hàng trên thế giới với lịch sử 10 năm.

Phở 24 có chưa tới 100 cửa hàng với 7 năm phát triển.

Mua thương hiệu này, chúng tôi hưởng thành quả 10 năm của đối tác.

BreadTalk thuộc tập đoàn kinh doanh chứng khoán và bán lẻ lớn ở Singapore, sở hữu nhiều thương hiệu F&B (ẩm thực) thành công.

Họ có giải thưởng như thương hiệu được yêu thích nhất Singapore, thương hiệu tiêu biểu nhất Singapore.

Thành công ở Singapore chưa chắc sẽ thành công ở Việt Nam nhưng BreadTalk đã rất thành công tại Indonesia và Trung Quốc, 2 quốc gia có những bước phát triển và mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Việt Nam.

Điều này càng khiến chúng tôi tự tin khi quyết định chọn thương hiệu này.

Ông từng bán nhượng quyền Phở 24 ra nước ngoài và viết sách, dạy bộ môn này ở Úc. Vậy ông có học hỏi thêm được điều gì từ sự hợp tác này?

Tôi học được nhiều.

Học cảm giác của người đi mua khác người đi bán ra sao.

Người đi mua như người đi học nên cảm giác khác người đi dạy.

Có kinh nghiệm của người đi bán nhưng tôi đã mang đôi giày của người đi mua và hiểu rằng, có những chi tiết cần tôn trọng trong nhượng quyền như hãy để đối tác cung cấp các nguyên vật liệu mang tính bí quyết của họ và vui vẻ chấp nhận ràng buộc đó để bền lâu.

Bởi nhượng quyền là chuyển giao một công nghệ chứ không chuyển giao bí mật kinh doanh.

Tuy nhiên, lợi thế lớn của tôi là có thể đóng được 2 vai để thương thảo mức giá tốt nhất.

Tous Les Jours cũng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền, đã có gần 10 tiệm bánh nằm ở những vị trí tốt và được người tiêu dùng biết đến. Ông có nghĩ sẽ có sự cạnh tranh lớn giữa các nhà kinh doanh nhượng quyền?

BreadTalk tuy mang thương hiệu ngoại nhưng do người Việt Nam làm chủ hoàn toàn tại Việt Nam. Điều này rất quan trọng.

Còn Tous Les Jours bán bánh mì Pháp mang phong cách Hàn Quốc và chủ là người Hàn Quốc.

Việc có thêm BreadTalk sẽ khiến miếng bánh thị phần lớn hơn, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.

Do đó, sự phát triển của BreadTalk sẽ có lợi cho Tous Les Jours và ngược lại.

Cũng như Hàn Quốc phải mời đội tuyển Taekwondo của các quốc gia khác đến thi đấu để môn võ này ở nước mình mạnh lên.

Trong kinh doanh nói chung, nếu chỉ có một thương hiệu hoạt động, lâu dần người tiêu dùng sẽ quá quen thuộc và không còn mặn mà nữa, miếng bánh thị phần khó lớn được.

Khi người tiêu dùng có nhiều thương hiệu để quan tâm thì thị phần tăng và cạnh tranh chắc chắn xảy ra nhưng là cạnh tranh lành mạnh.

Đầu tư một tiệm BreadTalk cần bao nhiêu và bao lâu sẽ hoàn vốn?

Chúng tôi đầu tư khoảng 6 tỉ đồng cho tiệm bánh tại số 2 Cao Thắng.

Thời hoàng kim trong kinh doanh ẩm thực cách đây khoảng 3-5 năm, có thể chưa tới 1 năm đã hoàn vốn.

Nay lấy lại vốn phải mất ít nhất 2 năm.

Tiền đầu tư tập trung nhiều vào việc nhập dàn máy móc, thiết bị làm bánh từ Thụy Điển và một số nước khác, theo chuẩn của BreadTalk.

Nướng cái bánh hay pha tách cà phê, không phải nguyên liệu làm nên hương vị thơm ngon, quan trọng là chiếc máy.

Kế hoạch mở rộng của BreadTalk tại Việt Nam như thế nào?

Ngoài tiệm bánh ở Trung tâm Thương mại Vincom (Q.1) và đường Cao Thắng (Q.3), đến cuối tháng này, chúng tôi sẽ mở tiệm bánh thứ 3 tại Siêu thị MaxiMark Cộng Hòa (Q.Tân Bình).

Năm 2011 sẽ mở tiếp 5 cái tại TP.HCM.

Đối với BreadTalk, không nhất thiết phải chọn vị trí ở những góc giao lộ, mặt bằng lớn.

Phở 24 cũng có lúc được mở liên tục và sau đó một số phải đóng cửa vì kinh doanh không hiệu quả. Ông có nghĩ đây là bài học cho BreadTalk?

Thời gian qua có một vài tiệm Phở 24 phải dời đến mặt bằng khác do chủ nhà tăng tiền thuê, lấy lại mặt bằng hoặc do tiệm nằm trên con đường bị lô cốt chắn ngang trong thời gian dài, đường đang 2 chiều lại quy hoạch chuyển sang 1 chiều.

Những yếu tố khách quan này nhưng nếu điều tra, nghiên cứu kỹ vẫn có thể tránh được.

Tôi nghĩ Phở 24 mở nhanh được thì BreadTalk cũng như vậy nhưng tôi sẽ tránh tối đa những sự cố về mặt bằng.

Chẳng hạn, tôi vẫn tuân thủ chiến lược chọn vị trí trung tâm, đông người qua lại.

Song tôi sẽ là người trực tiếp xem kỹ và quyết định mặt bằng.

Chẳng hạn, để chọn mặt bằng trên đường Cao Thắng, tôi phải biết đường này nằm trong quy hoạch không cho mở trường học nữa, có nghĩa là không cấm bán lẻ.

BreadTalk có ý định mua nhượng quyền Phở 24 tại Singapore không? Việc mở tiệm Phở 24 tại London có thành công không?

Chúng tôi chưa bàn tới việc Phở 24 nhượng quyền cho BreadTalk tại Singapore nhưng trong tương lai, biết đâu đấy.

Phở 24 từng có mặt ở Singapore nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 khiến chủ tiệm đóng cửa.

Tiệm phở ở London (Anh) cuối cùng đã bị ngưng lại vì đối tác không huy động được vốn trong thời điểm khủng hoảng vừa qua.

Tuy nhiên, việc nhượng quyền của Phở 24 ở nước ngoài phải nói là rất xán lạn.

Hiện nay, chúng tôi có 19 cửa hàng tại Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Campuchia, Úc và Hồng Kông.

Sắp tới sẽ thêm 1 tiệm ở Macao.

Dự kiến trong 3 năm nữa, số tiệm Phở 24 ở nước ngoài sẽ cao hơn trong nước.

Ở châu Âu, tôi vẫn có ý định mở tại London hoặc Paris.

Paris thuận lợi hơn vì đa số Việt kiều Pháp sống ở đó lâu năm với thành phần chủ yếu là giới trí thức ngày trước.

Họ có vị trí xã hội nhất định tại đó và tạo ấn tượng tốt với người dân bản địa.

Nguồn: Internet

Cập nhật thông tin chi tiết về Thị Trường Dược Phẩm Tỉ Đô Và Sự ‘Xâu Xé” Của Các Đại Gia trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!