Xu Hướng 6/2023 # Thị Trường Chứng Khoán Ngày 27/1/2021: Trước Giờ Mở Cửa # Top 8 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thị Trường Chứng Khoán Ngày 27/1/2021: Thông Tin Trước Giờ Mở Cửa # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Thị Trường Chứng Khoán Ngày 27/1/2021: Trước Giờ Mở Cửa được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

FPT Telecom báo lãi kỷ lục kể từ khi lên sàn; Cổ phiếu của chủ sòng bạc tại Hạ Long tăng trần 12 phiên liên tiếp; Thép Việt – Ý có lãi trở lại sau hai năm thua lỗ; TCBS bị Nghị định 81 giáng đòn đau trong quý 4/2020?… là những thông tin chính được gửi đến Quý độc giả trước giờ giao dịch ngày 27/1/2021.

Cổ phiếu của chủ sòng bạc tại Hạ Long tăng trần 12 phiên liên tiếp: Cổ phiếu của CTCP Quốc tế Hoàng Gia (HOSE: RIC) đột ngột tăng trần nhiều phiên liên tiếp kể từ ngày 11/01 mà không hề có thông tin tích cực nào đáng chú ý được công bố từ phía doanh nghiệp. Trong phiên 26/01, cổ phiếu này tăng trần lên mức 10.700 đồng/cp. Đà tăng xuất hiện giữa bối cảnh RIC báo cáo một khoản lỗ lớn sau năm kinh doanh ảm đạm vì Covid-19. Tính đến cuối quý 4/2020, BCTC hợp nhất của RIC cho thấy Công ty đã thu được phần lớn các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng và qua đó giảm một phần nợ vay tại ngân hàng. Dù vậy, thể trạng tài chính của Công ty vẫn mất cân đối khi nợ phải trả ngắn hạn (118 tỷ đồng) vượt quá lượng tài sản ngắn hạn (60 tỷ đồng).

Lỗ lũy kế của Taicera vượt mốc 160 tỷ đồng: Theo BCTC hợp nhất quý 4/2020 vừa công bố, toàn bộ chỉ tiêu kinh doanh của CTCP Công nghiệp Gốm sứ Taicera (HOSE: TCR) đều đi lùi so với cùng kỳ. Cả năm 2020, doanh thu thuần của TCR giảm 16% so với cùng kỳ, xuống còn 920 tỷ đồng. Các chi phí trong năm cũng đồng loạt giảm như chi phí tài chính (giảm 15%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (giảm 19%). Đáng chú ý, năm 2020, TCR không còn ghi nhận nguồn thu từ việc xử lý công nợ như năm trước. Từ đó dẫn tới nguồn lợi nhuận khác của Công ty “lao dốc” 97%, xuống còn 1,6 tỷ đồng. Kết quả, TCR lỗ ròng hơn 29 tỷ đồng trong khi năm trước lãi hơn 8 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2020, lỗ lũy kế đã tăng lên gần 161 tỷ đồng.

TCBS bị Nghị định 81 giáng đòn đau trong quý 4/2020? Đạt lợi nhuận sau thuế gần 445 tỷ đồng trong quý 4, dẫn đầu khối công ty chứng khoán song CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) lại có một quý kinh doanh không thực sự thành công. So với cùng kỳ năm trước, lãi sau thuế của Công ty giảm hơn 40%. Kết quả này đến từ việc doanh thu hoạt động của TCBS quý 4 sụt giảm mạnh do doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán giảm tới 56% so với cùng kỳ về còn gần 297 tỷ đồng. Mảng hoạt động này của TCBS chịu sự sụt giảm mạnh nhiều khả năng là do tác động của Nghị định 81/2020 điều chỉnh một số quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/09/2020. Theo đó, hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ bị “siết” đáng kể so với trước đó.

PGBank báo lãi trước thuế 2020 gấp 2,4 lần: Theo BCTC quý 4/2020 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB), do giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế gấp 2,4 lần năm trước, đạt hơn 212 tỷ đồng và gần 170 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,44%. Như vậy, so với kế hoạch 190 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020, PGBank đã vượt được 12% chỉ tiêu.

Thép Việt – Ý có lãi trở lại sau hai năm thua lỗ: CTCP Thép Việt – Ý (Mã: VIS) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với mức lãi ròng 20 tỷ đồng, là quý thứ ba liên tiếp ghi nhận lãi, trong khi cùng kỳ năm 2019 lỗ ròng gần 78 tỷ đồng. Cả năm 2020, Thép Việt – Ý đạt 4.062 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 12%, nhưng lãi ròng gần 30 tỷ đồng trong khi năm trước chịu lỗ gần 219 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã vượt 12% chỉ tiêu doanh thu năm. Thép Việt Ý đã có lãi trở lại sau hai năm thua lỗ và đạt lợi nhuận ngoài dự tính trong khi kế hoạch công ty đề ra là lỗ 66 tỷ đồng năm 2020. Dẫu vậy, công ty vẫn đang chịu lỗ lũy kế 515 tỷ đồng hết năm 2020.

FPT Telecom báo lãi kỷ lục kể từ khi lên sàn: CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom, Mã: FOX) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 cho thấy kết quả doanh thu và lợi nhuận khả quan. Trong kỳ, FPT Telecom đạt 3.155 tỷ đồng về doanh thu, tăng 11% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng tăng thấp 5% nên lợi nhuận gộp thu về đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 17%. Sau khi trừ các khoản chi phí thuế, lợi nhuận sau thuế quý IV/2020 của FPT Telecom đạt 494,3 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 460,9 tỷ đồng. Đây được đánh giá là quý có lãi cao nhất của FPT Telecom kể từ khi lên sàn năm 2017. Luỹ kế năm 2020, Viễn thông FPT đạt 11.466 tỷ đồng doanh thu và 1.663,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 10% và 14% so với năm 2019. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là 1.575 tỷ đồng.

Hưng Thịnh Incons phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu: CTCP Hưng Thịnh Incons (Mã: HTN) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về kết quả phát hành trái phiếu vào ngày kết thúc năm vừa qua. Cụ thể, HTN đã phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn một năm từ ngày 31/12/2020 đến ngày 31/12/2021. Số trái phiếu này được bảo đảm bằng cổ phần của CTCP Hưng Thịnh Land, cổ phần của HTN và các tài sản đảm bảo bổ sung khác (nếu có) thuộc sở hữu của HTN.

Khối ngoại tiếp tục rút ròng 146 tỷ đồng trong phiên 26/1: Khối ngoại giao dịch vẫn tương tự như ở phiên trước khi bán ròng trên HoSE và HNX, trong khi mua ròng ở sàn UPCoM. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 38,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.204 tỷ đồng, trong khi bán ra 41,9 triệu cổ phiếu, trị giá 1.350 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 3,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 146 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, dòng vốn ngoại tiếp tục bán ròng 152,7 tỷ đồng (giảm 40,5% so với phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 3,3 triệu cổ phiếu.

Theo Nguyễn Thanh/ Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-chung-khoan-ngay-2712021-thong-tin-truoc-gio-mo-cua-87063.html

Thị Trường Chứng Khoán Ngày 25/2/2021: Thông Tin Trước Giờ Mở Cửa

Một công ty nhựa thông chia cổ tức tiền mặt gần 49%: Công ty Thông Quảng Ninh (UPCoM: TQN) thông báo chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 48,743% (10 cổ phiếu được nhận 48.743 đồng). Với 3,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền chi trong đợt này là gần 18 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng vào 12/3 và thời gian thanh toán dự kiến ngày 30/3. Hiện nay công ty có 5 cổ đông lớn đều là các cá nhân. Trong đó Chủ tịch HĐQT Dương Văn Thơm đang là cổ đông lớn nhất chiếm gần 22% vốn và bà Phan Thị Thành (vợ ông Thơm) nắm giữ hơn 16,3% vốn.

FPT thành lập FPT Digital chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi số: Tập đoàn FPT (HoSE: FPT) thành lập Công ty TNHH FPT Digital (FPT Digital), chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Đây là công ty thành viên thứ 9 của Tập đoàn FPT, được thành lập với mục đích hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ chuyển đổi số của FPT cho các khách hàng doanh nghiệp từ khâu tư vấn lộ trình đến triển khai, cung cấp các giải pháp số. FPT Digital có vốn điều lệ 60 tỷ đồng, thấp nhất trong 9 công ty thành viên. FPT nắm 100% vốn góp. Ông Hoàng Việt Anh – Phó tổng giám đốc của FPT là Chủ tịch còn ông Trần Huy Bảo Giang – Giám đốc chuyển đổi số FPT là Tổng giám đốc FPT Digital .

Y tế Việt Mỹ lấn sân sang lĩnh vực khai khoáng và phát triển công nghệ: HĐQT CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) vừa thông qua chủ trương thành lập một công ty con lĩnh vực khai khoáng và góp vốn vào một công ty phát triển công nghệ. Cụ thể, AMV sẽ thành lập Công ty cổ phần Sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Mỹ với số vốn góp 49 tỷ đồng, tương đương 98% vốn điều lệ. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoảng sản như than, quặng kim loại quý hiếm, đá cát; thu gom rác thải; bán buôn bán lẻ ô tô; bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống… Đồng thời, AMV cũng thông qua việc góp vốn vào Công ty cổ phần Phát triển công nghệ Hạ Long Kyoto với số vốn góp 49 tỷ đồng, chiếm 98% vốn điều lệ.

Lợi nhuận gộp mảng mới của Lộc Trời chỉ mang về 3 tỷ đồng: Dịch vụ nông nghiệp – mảng mới được Tập đoàn Lộc Trời (mã: LTG) triển khai vào đầu năm 2020 ghi nhận lợi nhuận gộp chỉ đạt 3 tỷ đồng trong khi kế hoạch là 68 tỷ đồng. Nguyên do khiến lợi nhuận gộp mảng này cả năm đạt thấp hơn kế hoạch đến 65 tỷ đồng được lãnh đạo công ty lý giải, vì “các yếu tố bất định trong giai đoạn đầu triển khai mảng kinh doanh mới”.

CenLand muốn vay gần 1.300 tỷ đồng từ BIDV rót vốn vào Louis City Hoàng Mai: CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, mã: CRE) vừa ra nghị quyết thông qua phương án vay vốn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Hà tối đa 1.272 tỷ đồng. Theo CenLand, khoản vốn vay này sẽ được dùng để đầu tư vào một phần sản phẩm bất động sản (dự kiến gồm 65 lô biệt thụ và 12 lô liền kề) tại dự án Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ (Louis City Hoàng Mai) do CTCP Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai làm chủ đầu tư. Thời hạn vay lần này sẽ theo dòng tiền thực tế của dự án. Lãi suất vay theo thông báo của BIDV Thái Hà từng thời kỳ và được công ty chấp nhận. Đồng thời, CenLand thông qua phương án cầm cố, thế chấp một phần dự án trên cho khoản vay từ BIDV, ngoài ra thế chấp bổ sung tài sản đảm bảo khác (nếu có) của công ty hoặc bên thứ ba để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho khoản vay.

Sau năm 2020 thua lỗ, Vietnam Airlines muốn đầu tư gần 10.000 tỷ vào sân bay Long Thành: Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa đã có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, cho biết Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên ưu tiên bố trí tối đa nguồn lực giai đoạn 2021 – 2030 để tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng tại Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Đặng Ngọc Hoà cho biết Vietnam Airlines dự tính đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng, trong đó 70% là vốn vay, 30% là vốn chủ sở hữu. Các dịch vụ được Vietnam Airlines đề cập gồm: Cung ứng nhiên liệu hàng không, phục vụ kỹ thuật mặt đất, cung ứng suất ăn, nhà ga hàng hóa, trung tâm logistics hàng không.

Khối ngoại bán ròng 4 phiên liên tiếp trên HoSE với giá trị hơn 1.900 tỷ đồng: Trong phiên 24/2, khối ngoại vẫn chưa thể thoát khỏi diễn biến tiêu cực khi mua vào 22 triệu cổ phiếu, trị giá 782,6 tỷ đồng, trong khi bán ra 41,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.451 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 19,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 668,7 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị tăng 10,4% so với phiên trước và ở mức 680 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 19,5 triệu cổ phiếu. Như vậy, sau 4 phiên giao dịch vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng hơn 1.900 tỷ đồng.

Thị Trường Chứng Khoán Ngày 23/3: Thông Tin Trước Giờ Mở Cửa

Thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu giảm “sốc”: Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (20/3), chỉ số Dow Jones “bốc hơi” 913 điểm, tương đương 4,55% và đóng cửa ở 19.174 điểm. Trong phiên có lúc chỉ số này tăng hơn 400 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng đảo chiều chuyển từ xanh sang đỏ và mất 4,34%, kết phiên ở 2.305 điểm. Nasdaq Composite đầu phiên có lúc tăng hơn 2% nhưng cuối cùng ghi nhận mức giảm 3,8%, đóng cửa ở 6.880 điểm.

Tính chung cả tuần qua, Dow Jones sụt hơn 17%, S&P 500 mất hơn 13% còn Nasdaq Composite cũng giảm 12,6%. Đây là tuần sụt giảm mạnh nhất đối với cả ba chỉ số kể từ năm 2008. Tuần trước, S&P 500 đã mất 11,5%. Tính từ đỉnh lịch sử thiết lập hồi tháng 2, chỉ số S&P 500 hiện nay đã giảm 32,1% trong khi Dow Jones mất 35,2%.

Giá vàng thế giới có xu hướng tăng mạnh: Tính đến đầu giờ sáng ngày 23/3 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.491,54 USD/Ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 5/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.501,2 USD/Ounce, tăng 14,7 USD trong phiên.

Giá vàng hôm nay thấp hơn khoảng 9 USD/Ounce so với đầu năm 2020. Quy theo giá USD ngân hàng, vàng thế giới hiện có giá 41,63 triệu đồng/lượng. Chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới hiện đang thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 4,92 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường trong nước, vào lúc 7h08 sáng nay 23/03/2020, giá vàng trong nước được SJC Hà Nội niêm yết ở mức 45,75 – 46,57 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); tại Phú Qúy SJC niêm yết giá vàng ở mức 45,80 – 46,30 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); tại PNJ Hà Nội và PNJ chúng tôi niêm yết giá vàng ở mức 45,70 – 46,80 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); tại Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 45,85 – 46,30 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Đồng bạc xanh tiếp tục suy yếu: Ghi nhận vào đầu giờ sáng nay 23/3 (theo giờ Việt NamƯ, chỉ số đô la Mỹ, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, đứng ở mức 103,188 điểm, giảm 0,4% trong phiên. Đồng bạc xanh suy yếu trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động ngày càng lớn hơn đến nền kinh tế lớn số 1 thế giới, buộc nước này phải có những biện pháp mạnh tay như đóng cửa biên giới, ngừng cấp thị thực cho công dân các nước… cũng như triển khai các gói hỗ trợ kinh tế lên tới hàng ngàn tỷ USD. Đồng USD suy yếu còn do thị trường đang hướng sự chú ý vào cuộc họp của FED dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này.

Những nhân tố kéo VN-Index về dưới mốc 710: Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục mang sắc đỏ chủ đạo trong tuần giao dịch 16-20/03/2020. Áp lực bán tiếp tục đè nặng lên hàng loạt cổ phiếu từ bluechip cho đến penny, trong bối cảnh xuất hiện rất nhiều thông tin đa chiều.

Công ty chứng khoán xem xét giảm phí giao dịch: Bên cạnh việc áp dụng các mức giá dịch vụ, phí theo quy định mới tại Thông tư 14, các công ty chứng khoán (CTCK) cho biết đang xem xét điều chỉnh mức phí giao dịch tại Công ty dành cho nhà đầu tư.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Italy xuống âm 0,6%: IMF cho biết thâm hụt ngân sách của Italy tăng lên mức tương đương 2,6% Tổng sản phẩm trong nước (GDP), nợ công sẽ tăng lên mức tương đương 137% GDP trong năm 2020.

Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên đăng ký mua cổ phiếu VNM: Bà Liên cùng hai giám đốc của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – HOSE – Mã: VNM) vừa đăng ký mua vào tổng cộng 800.000 cổ phiếu VNM.

Khối ngoại bán ròng kỷ lục: Trong phiên giao dịch cuối tuần 20/3, giao dịch khối ngoại diễn ra khá tiêu cực khi họ tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UpCoM với tổng giá trị gần 1.000 tỷ đồng. Đây cũng là phiên bán ròng kỷ lục của khối ngoại trong vòng nhiều năm qua.

Nhận định chứng khoán tuần từ 23-27/3: Chờ đợi những tín hiệu đảo chiều

TBCKVN – Trong tuần qua, VN-Index có 4 phiên giảm điểm và một phiên tăng điểm trước khi kết thúc tuần ở mức 709,73 điểm, …

Thị trường chứng khoán ngày 20/3: Thông tin trước giờ mở cửa

TBCKVN – Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc trở lại; Giá vàng thế giới giảm mạnh do giới đầu tư chốt lời; Giá dầu …

Thị Trường Chứng Khoán Ngày 25/3/2021: Thông Tin Trước Giờ Mở Cửa

Gần 96,2 triệu cổ phiếu STB giao dịch thỏa thuận từ đầu tháng 3: Trong phiên 24/3, gần 45,2 triệu cổ phiếu STB của Sacombank (HoSE: STB) được thỏa thuận ở giá 20.000 đồng/cp, tương đương giá trị gần 901,5 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch ở mức 68,1 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị hơn 1.329 tỷ đồng. Từ đầu tháng 3, cổ phiếu STB có nhiều phiên thỏa thuận khối lượng lớn. Đơn cử ngày 22/3, hơn 11,6 triệu cổ phiếu được trao tay với giá trị gần 232 tỷ đồng. Ngày 10,17/3, hơn 30,5 triệu cổ phiếu STB được thỏa thuận với tổng giá trị hơn 608,5 tỷ đồng. Tổng khối lượng thỏa thuận từ đầu tháng 3, gần 96,8 triệu cổ phiếu, với giá trị hơn 1.937 tỷ đồng.

Cổ phiếu HOT đang tăng nóng: Cổ phiếu của CTCP Du lịch Dịch vụ Hội An – Hội An Tourist (HOSE – Mã: HOT) tăng giá kịch biên độ ngay trong ngày thị trường chứng khoán đỏ lửa. Cụ thể, kết thúc ngày giao dịch 24/03, VN-Index sụt 21,64 điểm, tương ứng mức giảm 1,83%. Trong khi đó, cổ phiếu HOT lại diễn biến ngược chiều khi tăng giá kịch trần lên mức 37.650 đồng/cp, đánh dấu phiên tăng hết biên độ thứ năm liên tiếp. Pha tăng giá này trái ngược với những con số kết quả kinh doanh mới nhất mà doanh nghiệp này đã công bố.

Hơn 8.000 tỷ đồng sắp chảy vào thị trường chứng khoán Việt: Quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF dự kiến huy động tối đa 10 tỷ Tân Đài Tệ (tương đương gần 8.100 tỷ đồng). Đáng chú ý hơn, lượng chứng chỉ quỹ dự kiến phát hành đã được nhà đầu tư đặt mua hết trước khi đợt huy động vốn bắt đầu vào ngày 24/03, theo nguồn tin từ trang Mirror Media.

Bóng Đèn Rạng Đông sắp phát hành ESOP tỷ lệ 5%: Ngày 23/03 vừa qua, CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HOSE: RAL) đã thông báo về đợt phát hành cổ phiếu ưu đãi theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với tỷ lệ phát hành 5%. Các cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa 5 năm. Với 11,5 triệu cp đang lưu hành, dự kiến RAL sẽ phát hành 575.000 cp cho cán bộ nhân viên Công ty trong ngày 31/03 sắp tới. Ban lãnh đạo Công ty không đưa thông tin về giá phát hành trong văn bản thông báo đề ngày 23/03.

Hơn 1,2 tỷ cổ phiếu SSB chính thức lên sàn, vốn hóa SeABank vượt 1 tỷ USD: Ngày 24/03/2021, hơn 1,2 tỷ cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán SSB, giá tham chiếu 16.800 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa hơn 20,306 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ATO, cổ phiếu SSB đã tăng trần gần 20% lên mức 20.150 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa của SeABank đạt hơn 24.356 tỷ đồng tương đương hơn 1,05 tỷ USD.

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 24 liên tiếp trên HoSE: Khối ngoại ngày 24/3 giao dịch vẫn tương tự như phiên trước khi bán ròng trên HoSE trong khi mua ròng ở HNX và UPCoM. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 26,2 triệu cổ phiếu, trị giá 956 tỷ đồng, trong khi bán ra 40,8 triệu cổ phiếu, 1.317 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng 14,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng ở mức 360,7 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, khối ngoại bán ròng phiên thứ 24 liên tiếp với giá trị 384,5 tỷ đồng (tăng 36% so với phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 15,3 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 24 phiên vừa qua, dòng vốn này bán ròng tổng cộng 13.493 tỷ đồng.

Chứng khoán Trung Quốc giảm sâu, chọc thủng ngưỡng hỗ trợ quan trọng: Kết phiên 24/3, chỉ số CSI 300 giảm 1,6% còn 4.929 điểm, chọc thủng ngưỡng hỗ trợ 5.000 điểm được hình thành sau khi thị trường rơi vào vùng điều chỉnh kỹ thuật vài hôm trước. Ngày 23/3, khối ngoại bán ròng 1,1 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc nội địa, mức lớn nhất kể từ 8/3. Nhà đầu tư lo ngại rằng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu sẽ không tương xứng với kỳ vọng lớn lao đã thúc đẩy lực mua điên cuồng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thị Trường Chứng Khoán Ngày 27/1/2021: Trước Giờ Mở Cửa trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!