Bạn đang xem bài viết Thị Trường Chứng Khoán Ngày 23/3: Trước Giờ Mở Cửa được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu giảm “sốc”: Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (20/3), chỉ số Dow Jones “bốc hơi” 913 điểm, tương đương 4,55% và đóng cửa ở 19.174 điểm. Trong phiên có lúc chỉ số này tăng hơn 400 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng đảo chiều chuyển từ xanh sang đỏ và mất 4,34%, kết phiên ở 2.305 điểm. Nasdaq Composite đầu phiên có lúc tăng hơn 2% nhưng cuối cùng ghi nhận mức giảm 3,8%, đóng cửa ở 6.880 điểm.
Tính chung cả tuần qua, Dow Jones sụt hơn 17%, S&P 500 mất hơn 13% còn Nasdaq Composite cũng giảm 12,6%. Đây là tuần sụt giảm mạnh nhất đối với cả ba chỉ số kể từ năm 2008. Tuần trước, S&P 500 đã mất 11,5%. Tính từ đỉnh lịch sử thiết lập hồi tháng 2, chỉ số S&P 500 hiện nay đã giảm 32,1% trong khi Dow Jones mất 35,2%.
Giá vàng thế giới có xu hướng tăng mạnh: Tính đến đầu giờ sáng ngày 23/3 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.491,54 USD/Ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 5/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.501,2 USD/Ounce, tăng 14,7 USD trong phiên.
Giá vàng hôm nay thấp hơn khoảng 9 USD/Ounce so với đầu năm 2020. Quy theo giá USD ngân hàng, vàng thế giới hiện có giá 41,63 triệu đồng/lượng. Chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới hiện đang thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 4,92 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, vào lúc 7h08 sáng nay 23/03/2020, giá vàng trong nước được SJC Hà Nội niêm yết ở mức 45,75 – 46,57 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); tại Phú Qúy SJC niêm yết giá vàng ở mức 45,80 – 46,30 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); tại PNJ Hà Nội và PNJ chúng tôi niêm yết giá vàng ở mức 45,70 – 46,80 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); tại Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 45,85 – 46,30 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Đồng bạc xanh tiếp tục suy yếu: Ghi nhận vào đầu giờ sáng nay 23/3 (theo giờ Việt NamƯ, chỉ số đô la Mỹ, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, đứng ở mức 103,188 điểm, giảm 0,4% trong phiên. Đồng bạc xanh suy yếu trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động ngày càng lớn hơn đến nền kinh tế lớn số 1 thế giới, buộc nước này phải có những biện pháp mạnh tay như đóng cửa biên giới, ngừng cấp thị thực cho công dân các nước… cũng như triển khai các gói hỗ trợ kinh tế lên tới hàng ngàn tỷ USD. Đồng USD suy yếu còn do thị trường đang hướng sự chú ý vào cuộc họp của FED dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này.
Những nhân tố kéo VN-Index về dưới mốc 710: Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục mang sắc đỏ chủ đạo trong tuần giao dịch 16-20/03/2020. Áp lực bán tiếp tục đè nặng lên hàng loạt cổ phiếu từ bluechip cho đến penny, trong bối cảnh xuất hiện rất nhiều thông tin đa chiều.
Công ty chứng khoán xem xét giảm phí giao dịch: Bên cạnh việc áp dụng các mức giá dịch vụ, phí theo quy định mới tại Thông tư 14, các công ty chứng khoán (CTCK) cho biết đang xem xét điều chỉnh mức phí giao dịch tại Công ty dành cho nhà đầu tư.
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Italy xuống âm 0,6%: IMF cho biết thâm hụt ngân sách của Italy tăng lên mức tương đương 2,6% Tổng sản phẩm trong nước (GDP), nợ công sẽ tăng lên mức tương đương 137% GDP trong năm 2020.
Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên đăng ký mua cổ phiếu VNM: Bà Liên cùng hai giám đốc của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – HOSE – Mã: VNM) vừa đăng ký mua vào tổng cộng 800.000 cổ phiếu VNM.
Khối ngoại bán ròng kỷ lục: Trong phiên giao dịch cuối tuần 20/3, giao dịch khối ngoại diễn ra khá tiêu cực khi họ tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UpCoM với tổng giá trị gần 1.000 tỷ đồng. Đây cũng là phiên bán ròng kỷ lục của khối ngoại trong vòng nhiều năm qua.
Nhận định chứng khoán tuần từ 23-27/3: Chờ đợi những tín hiệu đảo chiều
TBCKVN – Trong tuần qua, VN-Index có 4 phiên giảm điểm và một phiên tăng điểm trước khi kết thúc tuần ở mức 709,73 điểm, …
Thị trường chứng khoán ngày 20/3: Thông tin trước giờ mở cửa
TBCKVN – Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc trở lại; Giá vàng thế giới giảm mạnh do giới đầu tư chốt lời; Giá dầu …
Thị Trường Chứng Khoán Ngày 25/3: Thông Tin Trước Giờ Mở Cửa
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất kể từ năm 1933: Chỉ số Dow Jones quay đầu nhảy vọt vào ngày thứ Ba (24/03), đánh dấu phiên có thành quả tốt nhất trong 87 năm khi nhà đầu tư cho rằng các nhà lập pháp Mỹ sẽ sớm đưa ra một dự luật kích thích để giải cứu nền kinh tế khỏi thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra và các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch này. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng tới 2.112,98 điểm (tương đương hơn 11%) lên 20.704,91 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ năm 1933. Chỉ số S&P 500 vọt 9,4% lên 2.447,33 điểm, ghi nhận phiên có thành quả tốt nhất kể từ tháng 10/2008. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 8,1% lên 7.417,86 điểm, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 13/03/2020. Cả Dow Jones và S&P 500 đều phục hồi từ mức thấp nhất kể từ cuối năm 2016.
Vàng lại vọt lên đỉnh 7 năm: Tính đến đầu giờ sáng ngày 25/3 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.635,23 USD/Ounce. So với cùng thời điểm ngày 24/3, giá vàng thế giới giao ngay đã tăng tới 68 USD/Ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 5/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.687,6 USD/Ounce, tăng 23,6 USD trong phiên.
Giá vàng hôm nay cao hơn khoảng 136 USD/Ounce so với đầu năm 2020. Quy theo giá USD ngân hàng, vàng thế giới hiện có giá 45,66 triệu đồng/lượng. Chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới hiện đang thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 1,54 triệu đồng/lượng.
Dầu tăng 2 phiên liên tiếp: Các hợp đồng dầu thô tương lai nới rộng đà tăng sang phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (24/03), một ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố một đợt kích thích tiền tệ lịch sử. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex tiến 65 xu (tương đương 2,8%) lên 24,01 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn cộng 12 xu (tương đương 0,4%) lên 27,15 USD/thùng.
Đồng USD tiếp tục mất giá: Tính đến đầu giờ sáng ngày 25/3 (theo giờ Việt Nam), chỉ số đô la Mỹ, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, đứng ở mức 101,912 điểm, giảm 0,05% trong phiên. Đồng bạc xanh mất giá mạnh khi mà FED có những động thái mạnh tay nhằm hỗ trợ nền kinh tế và đồng Bảng Anh tăng giá khi chính phủ nước này quyết định đóng cửa quốc gia để chống dịch Covid-19.
Covid-19 lan rộng toàn Đông Nam Á: Myanmar và Lào là hai nước cuối cùng trong khu vực Đông Nam Á xác nhận có ca nhiễm vi rút Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19. Như vậy, đại dịch Covid-19 đã hiện diện tại toàn bộ 11 nước Đông Nam Á. Trong đó, Malaysia là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 1.624 ca bệnh tính đến chiều 24/3 với 15 ca tử vong và 183 người hồi phục. Indonesia và Philippines hôm qua ghi nhận mức tăng kỷ lục với lần lượt 107 và 90 ca nhiễm mới. Tính đến hôm qua, Indonesia có 686 ca nhiễm và 55 người tử vong, trong khi con số của Philippines là 552 và 35. Trong khi đó, Thái Lan cùng ngày thông báo có thêm 106 ca nhiễm, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tại nước này lên 827 người, theo tờ Bangkok Post.
Chứng khoán châu Á bật tăng: Nhiều thị trường chứng khoán châu Á lấy lại đà tăng trong ngày 24/3 sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố chương trình mua trái phiếu nhằm thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. Cụ thể, tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 7,13% (1.204,57 điểm) lên mức 18.092,35 điểm, trong khi chỉ số Topix tăng 3,18% (41,09 điểm) lên 1.333,10 điểm. Trong khi đó, các thị trường Seoul (Hàn Quốc) cũng tăng hơn 8%, Wellington (New Zealand) tăng hơn 7%, còn Hong Kong (Trung Quốc), Sydney (Australia), Singapore và Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) tăng mỗi thị trường hơn 4%. Các thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) và Mumbai (Ấn Độ) tăng 2%. Thị trường Bangkok (Thái Lan) tăng hơn 1% và thị trường Manila (Philippines) tăng 0,7%. Tuy nhiên, thị trường Jakarta (Indonesia) lại giảm khoảng 1%.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu quỹ: Ngày 24/03/2020, HĐQT CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) đã thông qua Nghị quyết mua lại 5 triệu cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá cổ phiếu và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Nguồn vốn để mua số cổ phiếu trên được Công ty trích từ nguồn thặng dư vốn cổ phần. Thời gian giao dịch dự kiến diễn ra sau khi được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày giao dịch đầu tiên.
Con trai Chủ tịch Hòa Phát đã mua xong 20 triệu cổ phiếu HPG: Ông Trần Vũ Minh – con trai ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Hòa Phát (HOSE – Mã: HPG) đã mua xong 20 triệu cp, tương đương 0.72% vốn tại HPG. Các giao dịch đã diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 17-23/02/2020 theo phương thức khớp lệnh. Chiếu theo mức giá 17,300 đồng/cp chốt phiên 23/03, ước tính ông Minh đã chi ra khoảng 346 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch này.
Quỹ ngoại muốn thoái hết vốn tại TNG: Asam Vietnam Mezzanine Focus Hedge Fund 1 đã đăng ký thoái toàn bộ hơn 3 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX:TNG) đang nắm giữ, tương ứng với tỷ lệ 4.67% số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty.
PYN Elite: VNĐ vẫn giữ được giá trị trong khủng hoảng. Theo bản tin đầu tư công bố bởi PYN Elite Fund, phía quỹ này cho rằng không cần lo lắng cho Việt Nam, VNĐ vẫn giữ được giá trị của nó. Nếu có ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, sẽ thể hiện ở sụt giảm nhu cầu và đầu tư xuất khẩu, thị trường chứng khoán suy yếu.
Đất Xanh ngừng đầu tư 875 tỷ đồng vào dự án Gem Reverside: CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) vừa thông báo thay đổi phương thức sử dụng vốn 875 tỷ đồng cho dự án Gem Reverside sang dự án 92.2ha tại Đồng Nai.
Nhận định chứng khoán ngày 25/3: Rủi ro giảm vẫn còn hiện hữu
TBCKVN – Nỗi lo sợ từ dịch Covid-19 vẫn đè nặng tâm lý nhà đầu tư. Trước đà sụt giảm liên tiếp của thị trường …
Ngày 24/3: “Xả” hơn 700 tỷ đồng, khối ngoại keo dài 31 phiên bán ròng liên tiếp
TBCKVN – Trong ngày 24/3, diễn biến của khối ngoại vẫn như thường lệ là điểm tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến tâm lý …
Chứng khoán châu Á ngày 24/3: Nhiều thị trường bật tăng trở lại
TBCKVN – Nhiều thị trường chứng khoán châu Á lấy lại đà tăng trong ngày 24/3 sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ …
Tân An
Thị Trường Chứng Khoán Ngày 19/8: Thông Tin Trước Giờ Mở Cửa
Thị trường chứng khoán Mỹ: Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước Phố Wall tăng điểm nhờ tín hiệu kích thích kinh tế từ Đức. Dow Jones tăng 306,62 điểm, tương đương 1,2%, lên 25.886,01 điểm. S&P 500 tăng 41,09 điểm, tương đương 1,44%, lên 2.888,69 điểm. Nasdaq tăng 129,38 điểm, tương đương 1,67%, lên 7.895,99 điểm. Chốt tuần, cả ba chỉ số trên đều giảm, tuần thứ 3 liên tiếp, do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang, căng thẳng địa chính trị, và tín hiệu cảnh báo suy thoái cận kề từ thị trường trái phiếu. Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 16/8 là 6,61 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình 7,54 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch trước đó.
Còn tại thị trường châu Á đã xuất hiện làn sóng bán tháo. MSCI châu Á – Thái Bình Dương không tính Nhật Bản giảm 0,5% trong phiên 15/8. Giảm mạnh nhất là thị trường chứng khoán Australia, trong khi chứng khoán Trung Quốc đảo chiều và phục hồi về cuối phiên. ASX 200 của Australia giảm 2,8% sau báo cáo việc làm tháng 7 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp không đổi so với tháng trước đó. Ngoài ra, Nikkei 225 của Nhật Bản mất gần 250 điểm, Straits Times của Singapore giảm 1%, và NZX 50 giảm 1,3%. Chứng khoán Trung Quốc bất ngờ đảo chiều và phục hồi về cuối phiên, với Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt tăng 0,2% và 0,5%. Hang Seng của Hong Kong cũng tăng 193 điểm.
Giá vàng: Tính đến 7h30 (giờ Việt Nam) đang ở mức 1519,40 USD/ounce giảm 4,20 USD/ounce tương đương 0,2757%. Một số nhà phân tích tăng giá trong dài hạn cũng đang trở nên thận trọng vì vàng dường như đang thử nghiệm sức đề kháng dài hạn và họ đưa ra dự báo vàng có thể giám về mức 1.480 USD/ounce và tăng lại lên mức cao 1.575 USD/ounce. Giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 41,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,20 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 41,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,87 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Gia vàng miêng SJC tại chúng tôi niêm yết ở mức 41,85 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá dầu: Biến động tiếp tục bao phủ lên thị trường năng lượng trong tuần trước với 2 phiên giảm và 3 phiên tăng. Hai phiên biến động mạnh nhất là ngày 13 và 14/8, giá dầu tăng 4% nhờ việc Mỹ hoãn áp thuế một số hàng hóa Trung Quốc, rồi lao dốc 3% do lo ngại suy thoái gia tăng và tồn kho tại Mỹ tăng. Thị trường năng lượng đang chịu tác động từ nhiều yếu tố trái chiều. Ngày 16/8, OPEC ra báo cáo có phần tiêu cực về nhu cầu dầu thô trong năm nay và năm 2020. Tuy nhiên, giá dầu vẫn đi lên nhờ Phố Wall phục hồi, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại. Chốt tuần trước, giá dầu Brent tương lai tăng 0,2%, giá dầu WTI tương lai tăng 0,7%.
US Index: Tính đến 7h35 (giờ Việt Nam) USD Index ở mức 98.078 điểm giảm 0.010 điểm tương đương 0.01%. Những lo ngại về sự suy thoái kinh tế tiềm ẩn, xuất phát từ sự đảo ngược gần đây của đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm, bên cạnh những số liệu không mấy lạc quan của kinh tế toàn cầu cùng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed kể từ năm 2008, đã khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn như một kênh đầu tư “trú ẩn an toàn” và kiến đồng USD cú xu hướng giảm. gày 16/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.120 đồng (tăng 5 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.764 đồng (giảm 1 đồng). Đa số các ngân hàng thương mại tăng tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay thêm khoảng 5 so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.150 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán). Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 23.150 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán). Vietinbank: 23.149 đồng (mua) và 23.259 đồng (bán). ACB: 23.135 đồng (mua) và 23.255 đồng (bán).
Mỹ và Trung Quốc nỗ lực tìm cách nối lại đàm phán thương mại: Ngày 18/8, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực nối lại các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại làm chao đảo các thị trường thế giới thời gian qua. Phát biểu trong chương trình Fox News Sunday, ông Kudlow lưu ý rằng nếu các cuộc điện đàm giữa hai bên đạt kết quả tốt trong 10 ngày tới, Washington có thể khôi phục thực sự các cuộc đàm phán, với việc phái đoàn Trung Quốc tới Mỹ. Ông Kudlow cũng nhấn mạnh cuộc điện đàm hồi tuần trước diễn ra “tích cực hơn nhiều so với những gì được truyền thông đưa tin.”
Giới đầu tư bất ngờ nhận tin vui: Theo Tạp chí Der Spiegel, Chính phủ liên minh của Thủ tướng Đức Angela Merkel sẵn sàng từ bỏ chính sách cân bằng tái chính, chấp nhận nợ. Điều này giúp giới đầu tư kỳ vọng nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ tránh được suy thoái kinh tế. Ngoài tin vui từ bên kia bờ Đại Tây Dương, giới đầu tư phố Wall còn nhận tin vui khi chính quyền Mỹ gia hạn thêm 90 ngày cho các doanh nghiệp Mỹ bán thiết bị cho tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei.
PV Gas sắp chi 4.400 tỷ đồng trả cổ tức: Tổng Công ty khí Việt Nam – PV Gas (GAS) vừa thông qua việc chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tổng mức chia 23%. Với khoảng 1,9 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính PVGas sẽ phải chi trả khoảng 4.400 tỷ đồng cổ tức đợt này, dự kiến trong quý III. Trong đó, công ty sẽ thanh toán cổ tức đợt 3 năm 2018 với tỷ lệ 13%, tương đương số tiền 2.488 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị về các cổ phiếu đáng chú ý trong ngày 19/8: Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu CVT – CTCK Phú Hưng (PHS)
PHS cho rằng tăng trưởng doanh thu CTCP CMC (mã CVT) sẽ chậm lại trong năm 2019 cùng với biên lợi nhuận gộp chịu áp lực bị bào mòn trong bối cảnh các sản phẩm granite mới có biên cao (gồm granite muối tan, granite vi tinh) chưa bù đắp được sản phẩm truyền thống có lợi nhuận sụt giảm do áp lực cạnh tranh và chi phí tăng cao từ việc biến động giá than và khí đốt nhiên liệu. Qua đó, dự phóng doanh thu 2019 của CVT ước đạt 1.509,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 163,5 tỷ đồng, với giả định biên lợi nhuận gộp giảm về mức 19,1%. Bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền và P/E, giá hợp lý cho CVT là 21.779 đồng/CP, tương đương P/E Forward bằng 4.89x và mức upside 7.3%. Từ đó khuyến nghị Nắm giữ đối với cổ phiếu này.
Cổ phiếu PC1 sẽ hồi phục trở lại ngưỡng 20-21 – CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu PC1 của Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 đã hình thành xu hướng hồi phục trong phiên giao dịch hôm nay. Thanh khoản cổ phiếu vượt xa ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với bước giá tăng của cổ phiếu. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang cho thấy tín hiệu hồi phục khá tích cực. Đường giá cổ phiếu đã chạm vào dải mây Ichimoku, cho thấy tín hiệu đảo chiều khá tích cực. Như vậy, PC1 sẽ hồi phục trở lại và kiểm tra ngưỡng giá 20-21 trong các phiên giao dịch tới.
Khuyến nghị mua dành cho DXG với giá mục tiêu 25.300 đồng/cổ phiếu – CTCK Bản Việt (VCSC)
VCSC giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) và giá mục tiêu 25.300 đồng/CP (điều chỉnh theo đợt phát hành quyền mua tỷ lệ 4:1 và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 22% với ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/08/2019). VCSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt tăng trưởng kép hàng năm 26% giai đoạn 2018-2021 nhờ tăng trưởng tiếp tục mảng môi giới, chuyển nhượng một vài quỹ đất ngoài chiến lược và kế hoạch bàn giao bất động sản mạnh hơn từ năm 2021 trở đi. VCSC điều chỉnh giảm 13% dự báo giá trị bán hàng 2019 xuống 3,9 nghìn tỷ đồng (giảm 37% so với năm 2018) do VCSC giả định việc mở bán các giai đoạn kế tiếp được chuyển sang năm 2020 thay vì năm 2019 như trước đây đối với dự án Gem Riverside (Quận 2, TP. HCM), phần nào được bù đắp nhờ tiến độ mở bán nhanh hơn so với dự kiến tại dự án Opal Boulevard (Bình Dương). Rủi ro: tồn kho bất động sản đối với môi giới bán buôn cao hơn, việc triển khai xây dựng dự án Gem Riverside tiếp tục bị chậm trễ.
Anh Khang T/h
Thị Trường Chứng Khoán Ngày 27/1/2021: Thông Tin Trước Giờ Mở Cửa
FPT Telecom báo lãi kỷ lục kể từ khi lên sàn; Cổ phiếu của chủ sòng bạc tại Hạ Long tăng trần 12 phiên liên tiếp; Thép Việt – Ý có lãi trở lại sau hai năm thua lỗ; TCBS bị Nghị định 81 giáng đòn đau trong quý 4/2020?… là những thông tin chính được gửi đến Quý độc giả trước giờ giao dịch ngày 27/1/2021.
Cổ phiếu của chủ sòng bạc tại Hạ Long tăng trần 12 phiên liên tiếp: Cổ phiếu của CTCP Quốc tế Hoàng Gia (HOSE: RIC) đột ngột tăng trần nhiều phiên liên tiếp kể từ ngày 11/01 mà không hề có thông tin tích cực nào đáng chú ý được công bố từ phía doanh nghiệp. Trong phiên 26/01, cổ phiếu này tăng trần lên mức 10.700 đồng/cp. Đà tăng xuất hiện giữa bối cảnh RIC báo cáo một khoản lỗ lớn sau năm kinh doanh ảm đạm vì Covid-19. Tính đến cuối quý 4/2020, BCTC hợp nhất của RIC cho thấy Công ty đã thu được phần lớn các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng và qua đó giảm một phần nợ vay tại ngân hàng. Dù vậy, thể trạng tài chính của Công ty vẫn mất cân đối khi nợ phải trả ngắn hạn (118 tỷ đồng) vượt quá lượng tài sản ngắn hạn (60 tỷ đồng).
Lỗ lũy kế của Taicera vượt mốc 160 tỷ đồng: Theo BCTC hợp nhất quý 4/2020 vừa công bố, toàn bộ chỉ tiêu kinh doanh của CTCP Công nghiệp Gốm sứ Taicera (HOSE: TCR) đều đi lùi so với cùng kỳ. Cả năm 2020, doanh thu thuần của TCR giảm 16% so với cùng kỳ, xuống còn 920 tỷ đồng. Các chi phí trong năm cũng đồng loạt giảm như chi phí tài chính (giảm 15%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (giảm 19%). Đáng chú ý, năm 2020, TCR không còn ghi nhận nguồn thu từ việc xử lý công nợ như năm trước. Từ đó dẫn tới nguồn lợi nhuận khác của Công ty “lao dốc” 97%, xuống còn 1,6 tỷ đồng. Kết quả, TCR lỗ ròng hơn 29 tỷ đồng trong khi năm trước lãi hơn 8 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2020, lỗ lũy kế đã tăng lên gần 161 tỷ đồng.
TCBS bị Nghị định 81 giáng đòn đau trong quý 4/2020? Đạt lợi nhuận sau thuế gần 445 tỷ đồng trong quý 4, dẫn đầu khối công ty chứng khoán song CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) lại có một quý kinh doanh không thực sự thành công. So với cùng kỳ năm trước, lãi sau thuế của Công ty giảm hơn 40%. Kết quả này đến từ việc doanh thu hoạt động của TCBS quý 4 sụt giảm mạnh do doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán giảm tới 56% so với cùng kỳ về còn gần 297 tỷ đồng. Mảng hoạt động này của TCBS chịu sự sụt giảm mạnh nhiều khả năng là do tác động của Nghị định 81/2020 điều chỉnh một số quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/09/2020. Theo đó, hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ bị “siết” đáng kể so với trước đó.
PGBank báo lãi trước thuế 2020 gấp 2,4 lần: Theo BCTC quý 4/2020 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB), do giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế gấp 2,4 lần năm trước, đạt hơn 212 tỷ đồng và gần 170 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,44%. Như vậy, so với kế hoạch 190 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020, PGBank đã vượt được 12% chỉ tiêu.
Thép Việt – Ý có lãi trở lại sau hai năm thua lỗ: CTCP Thép Việt – Ý (Mã: VIS) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với mức lãi ròng 20 tỷ đồng, là quý thứ ba liên tiếp ghi nhận lãi, trong khi cùng kỳ năm 2019 lỗ ròng gần 78 tỷ đồng. Cả năm 2020, Thép Việt – Ý đạt 4.062 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 12%, nhưng lãi ròng gần 30 tỷ đồng trong khi năm trước chịu lỗ gần 219 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã vượt 12% chỉ tiêu doanh thu năm. Thép Việt Ý đã có lãi trở lại sau hai năm thua lỗ và đạt lợi nhuận ngoài dự tính trong khi kế hoạch công ty đề ra là lỗ 66 tỷ đồng năm 2020. Dẫu vậy, công ty vẫn đang chịu lỗ lũy kế 515 tỷ đồng hết năm 2020.
FPT Telecom báo lãi kỷ lục kể từ khi lên sàn: CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom, Mã: FOX) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 cho thấy kết quả doanh thu và lợi nhuận khả quan. Trong kỳ, FPT Telecom đạt 3.155 tỷ đồng về doanh thu, tăng 11% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng tăng thấp 5% nên lợi nhuận gộp thu về đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 17%. Sau khi trừ các khoản chi phí thuế, lợi nhuận sau thuế quý IV/2020 của FPT Telecom đạt 494,3 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 460,9 tỷ đồng. Đây được đánh giá là quý có lãi cao nhất của FPT Telecom kể từ khi lên sàn năm 2017. Luỹ kế năm 2020, Viễn thông FPT đạt 11.466 tỷ đồng doanh thu và 1.663,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 10% và 14% so với năm 2019. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là 1.575 tỷ đồng.
Hưng Thịnh Incons phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu: CTCP Hưng Thịnh Incons (Mã: HTN) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về kết quả phát hành trái phiếu vào ngày kết thúc năm vừa qua. Cụ thể, HTN đã phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn một năm từ ngày 31/12/2020 đến ngày 31/12/2021. Số trái phiếu này được bảo đảm bằng cổ phần của CTCP Hưng Thịnh Land, cổ phần của HTN và các tài sản đảm bảo bổ sung khác (nếu có) thuộc sở hữu của HTN.
Khối ngoại tiếp tục rút ròng 146 tỷ đồng trong phiên 26/1: Khối ngoại giao dịch vẫn tương tự như ở phiên trước khi bán ròng trên HoSE và HNX, trong khi mua ròng ở sàn UPCoM. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 38,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.204 tỷ đồng, trong khi bán ra 41,9 triệu cổ phiếu, trị giá 1.350 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 3,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 146 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, dòng vốn ngoại tiếp tục bán ròng 152,7 tỷ đồng (giảm 40,5% so với phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 3,3 triệu cổ phiếu.
Theo Nguyễn Thanh/ Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-chung-khoan-ngay-2712021-thong-tin-truoc-gio-mo-cua-87063.html
Cập nhật thông tin chi tiết về Thị Trường Chứng Khoán Ngày 23/3: Trước Giờ Mở Cửa trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!