Xu Hướng 6/2023 # Thế Giới Di Động Lãi Hơn 2.000 Tỷ Đồng Nửa Đầu Năm 2022 # Top 6 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thế Giới Di Động Lãi Hơn 2.000 Tỷ Đồng Nửa Đầu Năm 2022 # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thế Giới Di Động Lãi Hơn 2.000 Tỷ Đồng Nửa Đầu Năm 2022 được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020.

Theo đó, riêng tháng 6/2020, doanh thu của MWG giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019, do sức cầu tiêu thụ các sản phẩm điện tử tiêu dùng bắt đầu giảm. Tuy nhiên, MWG cho biết sẽ nỗ lực bảo vệ biên lợi nhuận ròng ở mức 3,7%, tương đương biên lợi nhuận ròng tháng 6/2019.

Quý 2/2020, doanh thu thuần của MWG đạt 26.285 tỷ đồng, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 894 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019.

Hoạt động kinh doanh năm 2020 của MWG bị ảnh hưởng rõ rệt do dịch Covid-19. Việc đóng cửa gần 30% số cửa hàng Thế giới di động (TGDĐ) và Điện máy xanh trong tháng 4 là một bất lợi vì đây là tháng cao điểm hàng năm.

Trong khi đó, các chi phí hoạt động trọng yếu mặc dù đã được tích cực điều chỉnh nhưng không thể cắt giảm hoàn toàn trong thời gian giãn cách xã hội dẫn đến tác động đáng kể lên biên lợi nhuận ròng của MWG.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của MWG đạt 55.639 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm 2019 và lợi nhuận sau thuế đạt 2.027 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành 51% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm.

Kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 của Thế giới Di Động

Doanh thu online của MWG chiếm hơn 9% tổng doanh thu 6 tháng đầu năm, tương đương đạt 4.993 tỷ đồng. Nếu chỉ tính riêng TGDĐ và Điện máy xanh, tỷ trọng doanh thu online của hai chuỗi này đạt khoảng 11%.

Trong nửa đầu năm 2020, doanh thu của MWG từ nhóm sản phẩm gia dụng và điện lạnh vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu so với cùng kỳ năm 2019, doanh số máy tích xách tay tăng mạnh 95%, ngành đồng hồ mang về hơn 620 tỷ đồng với sản lượng bán ra hơn 400.000 chiếc. Doanh số từ thực phẩm và nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCGs) gấp 2,3 lần so với 6 tháng năm 2019.

Về quy mô hoạt động, trong 6 tháng đầu năm 2020, MWG đã tăng thêm 26 cửa hàng Điện máy xanh, phần lớn do chuyển đổi từ cửa hàng TGDĐ. Cuối tháng 6/2020, MWG đã quyết định đóng cửa toàn bộ chuỗi Điện thoại Siêu Rẻ do chưa đạt được hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng. Tuy nhiên, MWG cho biết, thử nghiệm này cũng mang lại nhiều giá trị.

Trong tháng 6/2020, MWG khai trương thêm 121 cửa hàng Bách hóa xanh, trung bình 4 cửa hàng mới mỗi ngày. Tính đến cuối tháng 6/2020, MWG có 1.486 cửa hàng Bách hóa xanh, trong đó có 999 cửa hàng ở khu vực tỉnh, chiếm 67% và 245 cửa hàng lớn (trên 300m2), chiếm 17% tổng số cửa hàng.

Mục tiêu của Bách hóa xanh là mở rộng mạnh mẽ, tăng cường độ phủ dày đặc nhằm nhanh chóng cải thiện công suất phục vụ của các kho, trung tâm phân phối ở khu vực tỉnh, dẫn đến doanh thu bình quân cho mỗi của hàng ghi nhận ở mức 1,1 tỷ đồng.

Cụ thể, 40% số cửa hàng đã hoạt động tối thiểu 12 tháng, trong đó các cửa hàng khai trương trước ngày 1/1/2019 có doanh thu bình quân đạt 1,4 tỷ đồng/cửa hàng. Các cửa hàng khai trương trước ngày 1/7/2019 có doanh thu bình quân đạt 1,3 tỷ đồng/cửa hàng.

Số cửa hàng còn lại (60%) hoạt động dưới 12 tháng, chủ yếu ở các tỉnh mới, đi sâu vào tuyến huyện, xã ghi nhận mức doanh thu bình quân gần 1 tỷ đồng/cửa hàng. Tuy nhiên, chi phí vận hành các cửa hàng này cũng thấp hơn so với cửa hàng đang hoạt động tại các tỉnh lớn./.

Thế Giới Di Động Liên Tiếp Đóng Cửa Hàng Bán Điện Thoại

Công ty Cổ phần Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG – HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2018. Theo đó, doanh thu thuần 4 tháng của cả hệ thống đạt 29.699 tỷ đồng tăng 43% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.044 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với cùng kỳ.

Trong cơ cấu doanh thu, ghi nhận đóng góp của chuỗi chúng tôi giảm dần, từ mức chiếm 57% tổng doanh thu 4 tháng năm 2017 xuống còn 42% tổng doanh thu 4 tháng đầu năm 2018. Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp của Điện Máy Xanh và Bách Hoá Xanh lại tăng trưởng, đóng góp lần lượt 55% và 3% trong tổng doanh thu.

Điểm đáng chú ý trong báo cáo của Thế giới Di động lần này là số cửa hàng của chuỗi chúng tôi giảm xuống còn 1.065 cửa hàng từ con số 1.072 cửa hàng vào cuối năm 2017.

Như vậy, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2018, Thế giới Di động đã đóng tổng cộng 7 cửa hàng. Trong khi đó, suốt những năm vừa qua, số cửa hàng chúng tôi chỉ tăng lên chứ chưa bao giờ giảm xuống, thậm chí có những tháng mỗi ngày mở tới 2 cửa hàng.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán chúng tôi (HSC), tăng trưởng doanh thu bình quân mỗi cửa hàng Thế giới Di động gần như là 0%. Chuỗi này có hơn 1.000 cửa hàng nằm tại hầu hết những vị trí giao thông đông đúc ở các thành phố cấp 1 và cấp 2. Tuy nhiên, công ty đã ngừng mở mới kể từ cuối tháng 12 năm ngoái do rủi ro chồng chéo giữa các cửa hàng hiện hữu.

Việc đóng bớt cửa hàng khiến doanh thu Thế giới Di động đạt 12.400 tỷ đồng, chỉ tăng không tới 5% so với cùng kỳ năm trước. Những tín hiệu về số lượng cửa hàng và doanh thu cùng giảm cho thấy thị trường điện thoại dường như đã đến điểm thoái trào.

Về phía Điện Máy Xanh, doanh thu tháng 4 của chuỗi đạt 3.776 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. So với tháng 4 năm ngoái, Điện Máy Xanh giờ đây đã có thêm 326 cửa hàng, cùng với 35 siêu thị Trần Anh sau thương vụ thâu tóm năm ngoái. Hiện nay, Điện Máy Xanh có tổng cộng 719 cửa hàng (đã bao gồm Trần Anh).

Chuỗi Bách Hóa Xanh là điểm “nóng” của Thế giới Di động thời gian gần đây. Doanh thu chuỗi Bách Hoá Xanh tăng mạnh nhờ công ty mở thêm cửa hàng mới. Tuy nhiên, chuỗi này vẫn đang lỗ, lãi vay, khấu hao khoảng 60 tỷ đồng và phải đóng 3 cửa hàng.

“Có vẻ như việc triển khai một kế hoạch mở rộng nhanh chóng như chuỗi Bách hóa Xanh đã dẫn đến một số điều chỉnh đối với mô hình ban đầu trong bối cảnh công ty vẫn vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Cổ phiếu đã giảm trong những tháng gần đây do thị trường đang phản ánh việc lợi nhuận tăng trưởng chậm lại sau thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ trước đó”, Báo cáo của HSC phân tích.

Bản thân ông Nguyễn Đức Tài cũng thừa nhận việc đưa Bách Hóa Xanh thọc sâu vào các khu dân cư là bước đi “hơi vội vàng” khi thương hiệu chưa đủ mạnh mà đã phủ quá sớm. Vì vậy, kế hoạch cho chuỗi này mới đây đã giảm mục tiêu từ 1.000 cửa hàng xuống còn 500 cửa hàng trong năm 2018.

Hiện, cổ phiếu của Thế giới di động giao dịch xung quanh mức 110.000 đồng một cổ phiếu, thấp hơn đáng kể so với mức giá 130.000 -140.000 đồng một cổ phiếu đạt được vào cuối năm 2017.

Hà Nội: Đóng Cửa Một Số Cửa Hàng Thế Giới Di Động Và Điện Máy Xanh

MWG đã tạm thời đóng cửa các siêu thị Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh tại một số phường ở Hà Nội cho đến khi có thông báo tiếp theo của UBND Thành phố.

Theo tin mới nhất, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa thông qua quyết định sẽ tạm thời đóng cửa một số cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh giữa bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Kể từ ngày 26/3, thực hiện theo yêu cầu của UBND một số phường trên địa bàn TP. Hà Nội, MWG đã tạm thời đóng cửa các siêu thị Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh tại các phường này cho đến khi có thông báo tiếp theo của UBND Thành phố..

Trong 2 tuần cao điểm của công tác phòng chống dịch, Công ty cho biết sẽ nghiêm túc chấp hành theo chỉ đạo của các Cơ quan chức năng. Trong thời gian tạm ngưng phục vụ khách tại siêu thị, khách hàng của MWG có nhu cầu vẫn có thể đặt hàng online.

Trên thị trường, trước ảnh hưởng của COVID-19, MWG có thể xem là một trong những mã chứng khoán bị tác động mạnh với đà giảm đến nay hơn 42% thị giá.

Thậm chí, ngay sau thông tin nhân viên Điện Máy Xanh (Đà Nẵng) dương tính với Covid-19, cổ phiếu MWG giảm 6,5% xuống còn 87.800 đồng/cổ phiếu. Đầu giờ chiều 11/3, giá cổ phiếu này đã giảm sàn, trắng bên mua.

Sau 3 phiên giao dịch, giá cổ phiếu MWG đã giảm 15%. Vốn hóa doanh nghiệp theo đó “bốc hơi” hơn 7.000 tỷ đồng sau 3 ngày đầu tuần.

Trước tình hình này, cả ông Nguyễn Đức Tài và dàn lãnh đạo chủ chốt MWG đã liên tục chi tiền mua vào cổ phiếu, tổng số lượng 2 lần mua đạt 2,21 triệu cổ phiếu.

Trong thông báo hoạt động kinh doanh mới nhất, MWG cho hay hiện tình hình kinh doanh chưa có gì đột biến, đồng thời Công ty không bị áp lực gián đoạn nguồn cung. Mặc dù vậy, với việc đóng cửa một số cửa hàng hiện nay, tình hình kinh doanh của MWG chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 20.541 tỷ, tăng 18% và lợi nhuận sau thuế đạt 845 tỷ, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu online chỉ còn đóng góp 6% tổng doanh thu MWG, đạt 1.218 tỷ đồng.

Video: Bệnh viện Bạch Mai trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Eximbank Khởi Kiện, “Siết Nợ” 7 Đại Gia Đòi Hơn 700 Tỷ Đồng

Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên ngân hàng năm 2020 (dự kiến diễn ra vào 30/6), Eximbank cho biết tỷ lệ cho vay chứng khoán của doanh nghiệp này cao hơn so với quy định 5%/tổng dư nợ cho vay mà nguyên nhân chủ yếu đến từ khoản cho vay 7 khách hàng nhiều năm trước để mua cổ phiếu Eximbank và không trả được nợ .

Theo đó, Eximbank đã khởi kiện nhóm khách hàng này và có thể sẽ phát mại toàn bộ số cổ phiếu Sacombank để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả nợ.

Như vậy, một vướng mắc của Eximbank sắp được giải quyết, ngân hàng này cũng đặt mục tiêu giữ nợ xấu ở mức dưới 2% và lợi nhuận trước thuế tăng 20% lên xấp xỉ 1.320 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 5% lên 176.000 tỷ đồng.

Được biết, Eximbank là ngân hàng thuộc nhóm nhiều khó khăn nhất hiện nay cũng đã có lối ra. Trong khi nhiều ngân hàng khác ghi nhận những tín hiệu kinh doanh tương đối khả quan trong thời gian qua.

Cụ thể, tại Vietcombank, sau gần nửa năm, ngân hàng đã thực hiện được khoảng 40% kế hoạch kinh doanh năm và vẫn là quán quân về lợi nhuận trong hệ thống các tổ chức tín dụng, với khoảng 9,1 nghìn tỷ đồng. Nếu không có gì thay đổi, Vietcombank tiếp tục ghi nhận lợi nhuận tỷ USD trong năm 2020.

Tương tự, ACB cũng ước lãi khoảng 3.500 tỷ trong 5 tháng qua đó đạt 40% kế hoạch năm dù dịch bệnh hoành hành.

Trong khi đó, SHB của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) cũng ghi nhận lợi nhuận 1,3 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm, đạt 40% kế hoạch.

Ngoài các “gương mặt” kể trên, đại diện khác là Sacombank cũng báo lợi nhuận trước thuế 1,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 50% kế hoạch năm.

Cùng với đó, TPBank của ông Đỗ Minh Phú; HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đạt kết quả kinh doanh khá tích cực.

Trước đó, các ngân hàng đồng loạt giảm chỉ tiêu lợi nhuận do tác động của đại dịch Covid tới cộng đồng các doanh nghiệp là rất lớn, ngân hàng phải đối mặt với tín dụng giảm mạnh, nợ xấu gia tăng…

Tuy nhiên, những tín hiệu gần đây cho thấy, các ngân hàng dường như đã có vượt khó thành công. Tình hình của các ngân hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào 6 tháng cuối năm, giai đoạn bứt phá của cả hệ thống.

Eximbank dự kiến mua lại toàn bộ nợ xấu VAMC trong năm 2020

KTCKVN – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EximBank – Mã: EIB) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông …

Tin tài chính ngân hàng ngày 16/6: Lãi suất liên ngân hàng xuống thấp kỉ lục

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 16/6/2020 do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những …

Eximbank sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào cuối tháng 6 này

KTCKVN – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) thông tin về việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường. …

Ngọc Lâm

Cập nhật thông tin chi tiết về Thế Giới Di Động Lãi Hơn 2.000 Tỷ Đồng Nửa Đầu Năm 2022 trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!