Xu Hướng 3/2023 # Thắp Hương Mùng 1 Vào Giờ Nào Là Tốt Nhất? # Top 5 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thắp Hương Mùng 1 Vào Giờ Nào Là Tốt Nhất? # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Thắp Hương Mùng 1 Vào Giờ Nào Là Tốt Nhất? được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thắp hương mùng 1cũng tương tự như thắp hương ngày rằm, thắp hương mùng 1 tết,… tùy thuộc vào phong tục của từng gia đình mà gia chủ sẽ chọn thời gian thích hợp để thờ cúng. Thông thường, họ không chọn cố định một giờ nào cả mà chỉ chọn những thời điểm tốt nhất như vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối để thắp hương.

Thắp hương mùng 1 hàng tháng là phần việc quan trọng

Bởi, mọi người quan điểm rằng, buổi sáng là thời điểm khởi đầu của một ngày. Đây cũng là lúc con người tràn trề sức sống nhất. Thắp hương mùng 1 vào giờ này sẽ giúp các thành viên trong gia đình được bề trên ban cho những điều tốt đẹp, may mắn để hoàn thành suôn sẻ mọi công việc của một ngày dài.

Thắp hương mùng 1 vào giờ nào cho được nhiều gia chủ quan tâm

Ngược lại, thắp hương mùng 1 hàng tháng vào buổi tối lại hướng đến cho gia đạo không khí ấm cúng, sung túc sau một ngày dài làm việc hết công suất. Tuy nhiên, khi thắp hương vào buổi tối, gia chủ nên chú ý không nên cúng bái sau 7 giờ, bởi đây là thời điểm nhiều sinh linh lang thang xuất hiện dễ quấy nhiễu đến gia đình.

Thắp hương mùng 1 tết đúng sẽ mang lại tài lộc cả năm

Thắp hương mùng 1 cần những gì?

Bên cạnh câu hỏi thắp hương mùng 1 vào giờ nào tốt thì câu hỏi thắp hương mùng 1cần những gì? cũng được khá nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào phong tục của mỗi gia đình mà gia chủ nên chuẩn bị đồ lễ cúng cho phù hợp. Thông thường, một lễ cúng đầy đủ ngày mùng 1 phải đảm bảo có:

Hoa quả tươi (tránh mua hoa quả héo, hỏng)

Các loại bánh kẹo, oản,…

Mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn tùy từng gia đình

Hương nhang (Nên chọn loại hương thơm)

Trầu cau, nước,…

Rất nhiều gia chủ thắc mắc nên thắp hương mùng 1 mấy giờ

Ngoài những đồ lễ cần chuẩn bị, gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm bài khấn thắp hương mùng 1. Văn khấnthắp hương mùng 1 sẽ được chia làm hai bài là khấn tổ tiên và khấn phật. Do đó, khi thờ cúng, gia chủ nên chú ý chọn đúng bài văn khấn để khấn, tránh tình trạng khấn một đằng, thắp hương dâng lên một nẻo. Như vậy, vừa phạm đến bề trên lại không tốt cho gia chủ.

Thắp hương mùng 1 mấy nén?

Thắp hương mùng 1 hàng tháng cũng tương tự như những lần thắp hương khác vào dịp lễ tết, hội hè, đám cưới,… Thông thường, khi thắp hương, người ta sẽ chọn thắp theo số lẻ. Do đó, mọi người có thể thắp 1, 3, 5,7,9 nén hương khi thờ cúng tùy thuộc vào không gian thờ, phong thủy thờ tự,…

Thắp hương mùng 1 cần có đầy đủ lễ vật

Người xưa quan niệm rằng, thắp 1 nén hương hay thắp 9 nén hương đều có ý nghĩa khác nhau. Mỗi nén hương lại gắn liền với ẩn ý mà người thắp muốn gửi đến bề trên cầu cho gia đạo an yên, may mắn.

Thắp 1 nén hương mang đến ngụ ý bình an, an lành cho gia đạo.

Thắp 3 nén hương có thể giúp linh ứng báo tin để bảo vệ những người trong nhà, giúp xua đuổi tai ương.

Thắp 5 nén hương là cách thắp mà các thầy pháp thường sử dụng để mời gọi thần linh hoặc dự báo hung cát cho mọi người.

Thắp 7 nén hương được dùng để gọi thiên binh, thiên tướng. Thông thường, ít khi mọi người thắp đến 7 nén hương. Cách thắp này chỉ dùng trong trường hợp bất đắc dĩ mới sử dụng.

Thắp 9 nén hương là tín hiệu cầu cứu. Chỉ những trường hợp bất đắc dĩ, không còn bất cứ đâu để cầu giúp đỡ để cứu vãn tình hình thì mới sử dụng để hy vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu khổ, cứu nạn. Chín nén hương khi thắp sẽ được bày theo 3 hàng và 3 cột.

Thắp hương mùng 1 là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa của dân tộc

Những lưu ý khi thắp hương mùng 1 hàng tháng

Thắp hương mùng 1 tuy là tín ngưỡng văn hóa quen thuộc đối với mỗi gia đình, nhưng khi thờ cúng cũng có những lưu ý nhất định mà gia chủ cần biết để tránh phạm đến. Một số lưu ý có thể kể đến như:

Chỉ cúng lễ phù hợp với gia đình: Việc thắp hương cúng bái vào mùng 1 là rất quan trọng, tuy nhiên nên tổ chức phù hợp với truyền thống và điều kiện của gia đình. Lễ vật không cần lớn, chỉ cần đủ và chứa đựng sự thành tâm, sự hài lòng của các thành viên trong gia đình thì mới “thỉnh” được bề trên về phù hộ độ trì cho gia đạo.

Chọn hương nhang cẩn thận: Khi cúng bái nên chọn loại hương nhang có mùi thơm nhẹ, không nên quá nồng đậm để không gian thờ cúng trang trọng và linh thiêng.

Nên lau dọn bàn thờ trước khi thờ cúng: Việc bao sái bàn thờ thông thường sẽ được thực hiện vào những thời điểm tốt trong năm. Tuy nhiên, bạn có thể lau bụi cho vật phẩm thờ cúng, bàn thờ theo đúng tục lệ để không mạo phạm đến bề trên.

Tags:

Nên Thắp Hương Vào Lúc Nào, Giờ Nào Trong Ngày?

Văn hóa tâm linh luôn là 1 nét văn hóa độc đáo của người Việt. Với phương châm luôn nhớ về Cội Nguồn của mình, đối với người Việt, mất đi không phải là hết mà là xuống sinh sống ở tại 1 nơi khác gọi là âm phủ. Để tỏ lòng tôn kính của mình với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất đều được thờ cúng trang trọng, uy nghiêm ở mỗi nhà. Và việc thắp hương là hành động kết nối giữa người cõi âm – dương, hữu hình và vô hình với nhau. Theo quan niệm của các cụ từ xưa, việc thắp hương tức là bạn đang dẫn đường cho ông bà, tổ tiên về nhà, khi nghe mùi hương người âm có thể về đúng nhà mình để nhận sự kính trọng, báo hiếu từ con cháu.

Nên thắp hương vào lúc nào, giờ nào trong ngày?

Không chỉ ngày rằm, ngày lễ, ngày tết, ngày giỗ con cháu mới làm mâm cúng ông bà, tổ tiên. Mà những ngày thường, những dịp đặc biệt như muốn cầu xin điều gì đó, con cháu cũng làm mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên để cầu mong được phù hộ độ trì. Đây là 1 trong những nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt.

Thắp hương cho tổ tiên, cho các vị thần, hay cho những người đã khuất trong gia đinh là hành động được tuyền từ nhiều đời. Hầu hết việc thắp hương sẽ diễn ra vào các ngày lễ tết, ngày giỗ, mùng 1, ngày dằm, những ngày quan trọng. Nhưng ở nhiều gia đình, việc thắp hương được diễn ra thường xuyên hàng ngày. Vậy nên thắp hương vào lúc nào, giờ nào trong ngày?

Thời gian tốt nhất trong ngày để thực hiện thắp hương cho gia tiên là vào mỗi buổi sáng sớm, vào khoảng thời gian từ 6h – 10h sáng. Bởi vì mùi thơm của nén hương khi được thắp lên sẽ tạo nên bầu không khí ấm cúng, yên bình và vô cùng thư giãn, thoải mái. Hơn thế nữa, khởi động ngày mới bằng việc thắp một nén hương cho ông bà tổ tiên cũng là cách giúp cho bạn có năng lượng dồi dào hơn, tràn đầy sức sống hơn và ngày sẽ trở nên tươi mới hơn rất nhiều.

Đặc biệt, không nên thắp hương vào buổi tối. Bởi đây là khoảng thời gian mà các vong linh lang thang, oan khuất ở ngoài đường bắt đầu xuất hiện nhiều. Nếu gia chủ thắp hương và khấn vái không đúng sẽ là cơ hội để các vong xấu này sâm nhập vào nhà, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Như trên chúng tôi đã nhắc đến, thắp hương là hành động kết nối giữa người cõi âm – dương, hữu hình và vô hình với nhau. Việc thắp hương còn mang ý nghĩa dẫn đường cho ông bà, tổ tiên về nhà, khi nghe mùi hương người âm có thể về đúng nhà mình để nhận sự kính trọng, báo hiếu từ con cháu.

Nên thắp hương vào lúc nào, giờ nào trong ngày? – Ý nghĩa của việc thắp hương trong tâm linh

Để gia tiên nhà mình có thể nghe được lời cầu khẩn của mình, hay về nhà thưởng thức được những món ăn mà mình kính dâng, thì bắt buộc gia chủ phải thực hiện thắp hương. Thường thì sẽ thắp 1 hoặc 3 nén hương (số nén hương phải lẻ). Và khi thắp hương, bạn cũng cần chú ý cắm hương để tạo thành 1 bát hương đẹp, tạo kết đem đến may mắn cho gia đình.

Bàn thờ là nơi thành kính, tâm linh rất quan trọng trong gia đình. Nó có thể quyết định đến vận mệnh gia đình: Có may mắn, thành công, có gặp được dữ hóa lành hay không??? phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có được gia tiên phù hộ độ trì hay không? Mà để cầu mong và thể hiện được lòng thành của mình với tổ tiên, thì ngoài việc thành tâm ra, những đồ vật trưng bày trên bàn thờ, hay cách bố trí bàn thờ cũng rất quan trọng.

– Bàn thờ phải được đặt ở nơi thông thoáng, sạch sẽ, là nơi uy nghiêm nhất nhà.

– Bà thờ phải được vệ sinh thường xuyên. Tuyệt đối không để những vật dễ gây cháy nổ gần ban thờ nhà mình.

– Thường xuyên nhổ chân nhan nếu ống cắm hương quá đầy.

– Đồ thờ cúng trên bàn thờ phải được sử dụng đồ sạch sẽ, có xuất xứ rõ ràng, không sứt mẻ, không bị lỗi.

– Tuyệt đối không để bàn thờ, bát hương bị cháy.

– Bàn thờ không được để ở nơi ẩm mốc, có mùi khó chịu.

– Không để bát hương ở gần vật gây cháy.

– Không để bàn thờ gia tiên gần cửa ra vào.

Bốc Bát Hương Vào Lúc Nào Là Tốt

Bốc bát hương vào lúc nào là tốt

Bốc bát hương vào ngày nào

Trước khi bốc bát hương mỗi gia đình điều đầu tiên nên làm là chọn người bốc bát hương: Nhiều người thường nghĩ việc thực hiện phải do người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Trên thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất.

Trong gia đình có thể nói việc Bốc Bát Hương là việc quan trọng, vì vậy sẽ được gia chủ hoặc người đại diện có vai vế cao trong gia đình. Thông thường việc Bốc Bát hương sẽ là do Ông Nội, Ngoại nếu còn tại dương và sẽ giảm dần đến bậc kế vị. Về các cặp vợi chồng ra ở riêng thì sẽ nhờ ba mẹ hai bên tiến hành làm lễ vì theo quan niệm tâm linh cũng như xã hội tại Việt Nam, đôi vợ chồng trẻ chưa hiểu được hết sự đời nên việc làm quan trong như cúng mâm cỗ cất nóc xây nhà động thổ sẽ do các bậc trưởng bối đứng ra làm hộ. Có như vậy cuộc sống gia đình mới trở nên êm thấm bình ổn như tính cách thâm trầm nhẫn nại của những người đã trải qua bể dâu của cuộc đời chứ không bốc đồng như tuổi trẻ.

Việc bốc bát hương vào tháng nào trong năm hay bốc bát hương vào ngày nào thì phải xem ngày bốc bát hương tránh ngày xung với tuổi của gia chủ: Ngày xung là một yếu tố vô cùng quan trọng với tất cả các công việc. Bởi vậy nếu quý bạn muốn tiến hành việc này, nên chọn những ngày tốt, hợp với tuổi của mình. Tránh chọn những ngày xung với tuổi, khiến cho công việc sẽ gặp phải những khó khăn, trắc trở, không chỉ ở trước mắt, mà còn ảnh hưởng đến cả về sau. Lưu ý: Để chọn ngày tốt hợp tuổi, đồng thời khám phá chi ti tiết các việc nên làm trong ngày hôm đó

Năm nay các bạn bốc bát hương thì nên xem ngày tốt bốc bát hương năm 2018 nhằm các ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo: Trong ngày Hoàng Đạo, khởi tạo mọi công việc đều thuận lợi. Đặc biệt, nếu các bạn có thể tiến hành bốc bát nhang trong giờ Hoàng Đạo sẽ giúp công việc càng thêm viên mãn. Nếu như các bạn không thể thực hiện vào ngày Hoàng Đạo, thì các bạn chỉ cần bắt đầu công việc trong giờ Hoàng Đạo, như vậy thì mọi việc cũng thêm phần suôn sẻ, trôi chảy, thuận lợi cho cả những công việc về sau này của gia đình.

Bốc bát hương về nhà mới

Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường bốc bát hương có 3 cấp bậc:

Thờ Phật: thờ sự giải thoát, cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình Thờ Thần: thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản đất giúp gia đình ăn ở yên ổn. Thờ gia tiên: Gia tiên họ nội nói chung. Nếu thờ nhà ngoại thì phải lập bát hương và ban thờ khác (trường hợp nhà ngoại không có người thừa tự.

Mọi bát hương thờ cúng đều phải linh. Người bốc bát hương quyết định tính linh này. Người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh. Thế nào là một bát hương đã linh?

– Một bát hương linh thì khi thắp hương, người được thờ sẽ về.

– Bát hương không linh là bát hương không được người thờ chấp nhận, nên khi thắp hương thì không về.

Trước khi bốc bát hương phải sắp xếp vị trí bàn thờ theo đúng hướng phù hợp với tuổi gia chủ. Trước ngày chuyển nhà, lau chùi bàn thờ sạch sẽ bằng rượu và gừng, đến khi tiến hành lễ nhập trạch thì gia chủ sẽ mang bát hương đặt ngay ngắn trên bàn thờ. Bên cạnh đó, tùy theo từng vùng miền mà cách đặt bát hương khi chuyển nhà , chuyển văn phòng cũng khác nhau. Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần chỉ có một ban thờ. Một ban thờ vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời – Phật – Thánh – Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.

Các bước bốc bát hương về nhà mới

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội), đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì bát hương (hay bát nhang) là một vật linh thiêng dùng để thờ cúng trong mỗi gia đình. Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình… nhằm cầu mong sự an lành, bình yên.

1. Trong bát hương có những gì?

Trong bát hương thường đặt một bộ Dị hiệu gồm có tờ hiệu và bộ thất bảo.

Tờ hiệu viết tên Gia chủ và tên người được thờ : Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, có bán kèm theo bát hương. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa (xem hình). Có thể viết chữ Việt, chữ Anh, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được.

Bộ Thất bảo là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng : vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu (dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà). Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng. Thất Bảo làm đồ giả là không tốt. Có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật. Người không có điều kiện thì có thể đặt Thất bảo là một đồng tiền giấy 500đ hoặc 1- 10.000đ là được rồi. Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.

3. Tiến hành bốc bát hương khi về nhà mới không phạm đại kỵ

Quá trình bốc: Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”. khi bốc, nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt. Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài và bàn thờ thiên Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra. Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.

Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).

Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. Khi đã bốc xong, gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp.

4. Đặt bát hương lên bàn thờ

Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì thắp hương ngay. Nên thắp hương khoảng 1 tuần đầu. Cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc đèn dầu), rót một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Tối lại thắp hương trước khi đi ngủ. Đồ lễ có hay không, nhiều hay ít không quan trọng. Vấn đề là phải có tâm thành. Không cần thắp hương liên tục suốt ngày đêm. Nếu để hương vòng liên tục thì mỗi sáng và tối vẫn phải thay nước, thắp 1 nén hương và lễ cầu một lần. Nếu là bàn thờ mới đặt lần đầu thì cần thắp hương khoảng 21 ngày đầu như trên. Nếu bát hương bốc ở nhà thầy, hoặc ở chùa thì cần trịnh trọng rước bát hương về, không được xô bồ cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương. Cần chọn ngày đặt bàn thờ, nhưng không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương.

Bát hương trên bàn thờ quan trọng là cao thấp, không trọng to nhỏ sang hèn. Bát hương thờ Phật, Thần linh, Thổ công phải cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội, rồi đến bà cô ông mãnh. Số lượng nhiều ít đều được. Vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương. Không nên tách ra quá nhiều bát hương sẽ vất vả mối khi thắp hương. Ví dụ bà cô tổ 4 đời (là ở đời kỵ nội mình) cùng với đại nội vào một bát hương (cả cha mẹ mình). Tất cả bà cô ông mãnh vào một bát hương. Không nên tách ra từng người. Nhưng nếu thích thờ riêng ai thì cần có bát hương cho người đó.

Đối với mỗi gia đình khi chuyển về nhà mới thì cần nên biết đến tục lệ bốc bát hương khi về nhà mới như thế nào ? để có những sự chuẩn bị tốt nhất cũng như thể hiện được những tập tục của người Việt Nam trong đời sống hằng ngày.

Thay bát hương mới vào ngày nào trong năm

Cũng giống như bốc bát hương về nhà mới việc thay bát hương mới cũng nên chọn ngày để làm và cách thức bốc, thay bát hương mới cũng làm giống như việc bốc bát hương mới chỉ có khác biệt gì so với thay bốc bát hương vào nhà mới ? Đó chính là nằm ở chỗ phát sinh ra bát hương cũ chúng ta cần phải sử lý cho thật đúng, tránh mạo phạm đến tiên tổ và phúc đức để lại của tổ tiên cho con cháu.

Sau khi cúng để xin thay bát hương xong thì gia chủ bắt đầu tiến hành rút chân nhang và lấy bát hương cũ xuống, lấy cốt bát hương ra và phân loại sạch sẽ su đó mang đi vứt. Đối với bát hương cũ thì như trước đây, người ta vẫn đồn nhau rằng nên bỏ bát hương xuống sông, bỏ bát hương dưới gốc cây hoặc bỏ bát hương trên chùa….. Tất cả những cách này đều không mang đến sự tôn trọng thực sự cho chiếc bát hương cũ vì vậy cách tốt nhất theo các sư thầy đó chính là khi không sử dụng nữa thì tốt nhất bạn nên đập nhỏ ra và cho mang đi chôn cất, đây là cách làm tối ưu nhất và đảm bảo được vệ sinh.

Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… Còn bát nhang, bài vị đã định vị thì mà không bốc lại thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

Bốc bát hương bàn thờ thiên như thế nào

Bàn thờ thiên địa hay bàn thờ ông thiên là nơi kết nối tâm linh giữa con người với Trời

Khi sự sống được hình thành,con người tiến hóa chia đều ra các châu lục nói chung và Việt Nam nói riêng.Trên khắp dải đất hình chữ S người Việt chúng ta vốn có sẵn tín ngưỡng cho nên trong mỗi gia tộc đều có từ đường để mỗi năm con cháu tụ tập lại để cúng ông bà còn thôn làng thì có đình chùa hay đình thờ thần hoàng. Có những người sống lẻ loi ở vùng đất mới, không thể dựng nên cái đình nhưng do có lòng tin ông Trời là đấng tạo hóa muôn loài cho nên người ta lập bàn thờ thông thiên ở trước sân nhà, chỗ trang trọng nhất để thờ đấng tạo hóa.

Theo nền văn hóa tâm linh của người Việt thì ngày càng có nhiều gia đình lập bàn thờ thiên ngoài trời hay còn gọi là cây hương thờ thiên, hay bàn thờ ông thiên để thờ thiên địa.

Việc lập bàn thờ thiên cũng được coi là thờ thần linh, với ý nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, gia đình ấm êm nên việc bốc bát hương cho bàn thờ ông thiên cũng là một việc làm quan trọng. Việc bốc bát hương gia chủ áp dụng theo cách thức bốc bát hương về nhà mới, chỉ có điều khác là bát hương bàn thờ thiên chỉ thờ 1 bát.

Để thỏa lòng tâm niệm biết ơn đấng tạo hóa,cơ sở đá mỹ nghệ chúng tôi cho ra thị trường những sản phẩm bàn thờ thiên địa mang phong cách cổ xưa, hiện đại…giá cả phải chăng, độ bền theo thời gian…

Có nên thờ 4 bát hương và có nên thờ 2 bát hương?

Trên Bàn thờ gia tiên sẽ có số bát hương là 1, 3, 5, 7….. Là những con số lẽ vì theo quan niêm số lẽ sẽ hợp với người Âm. Và thông thường trên bàn thờ gia đình sẽ cơ 3 bát hương, 1 bát hương ở giữa sẽ thờ cúng ” công đồng ” là chư vị thần phật hai bên hai bát hương còn lại sẽ thờ cúng 1 bát là các vị bà cô ông mãnh là những người chết trẻ chưa lập gia đình, vì theo quan niệm những người này tính khí vẫn còn rất trẻ con do đó khi mất sẽ thờ riêng một bàn thờ riêng và sau 1 năm mới rước lên ngồi cùng với tiên tổ nhưng vẫn dùng riêng một bát hương ( giống như đi ăn cỗ thì có một mâm dành cho trẻ con gọi là chiếu dưới, đây cũng là đạo kính trên nhường dưới và phân trật tự cấp bật vai vế trong gia đình một truyền thống ). Bát hương còn lại bên phải sẽ là bát hương thờ cúng tiên tổ cùng các bậc phụ lão trong gia đình. Thế nên việc thờ 2 bát hương và 4 bát hương là việc không nên.

Văn khấn cây hương ngoài trời hay nhất hiện nay

Cúng Vía Thần Tài Vào Giờ Nào Là Đẹp Nhất, Tốt Nhất?

Theo nhân gian quan niệm rằng Thần Tài chính là vị thần trong coi cai quản tài lộc của cải cho gia đình họ. Vì vậy gia chủ thường hay khấn Thần Tài để xin sự may mắn đến công việc, làm ăn của họ được dư dả. Đặt biệt, khi nói đến những người trong giới làm ăn thì họ vô cùng kính ngưỡng vị Thần này, nên được nhiều gia đình cúng hàng ngày.

Từ xa xưa truyền lại, thì ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm cũng chính là ngày vía Thần Tài. Thế bạn đã biết ngày vía Thần Tài là ngày nào chưa? Thường lệ ngày cúng vía Thần Tài vào dịp năm mới sẽ được sắp xếp chu đáo sợ những ngày vía hàng tháng. Nên hôm nay Vạn An Lộc xin giới thiệu giờ nào để gia chủ vía thì tốt nhất.

Đối với ngày tốt, lễ cúng vía Thần Tài năm nay thì gia chủ nên thắp hương cho Thần vào buổi sáng trong khoảng giờ Mão, tức là vào lúc 5h00 – 7h00 là tốt nhất. Bên cạnh đó, gia chủ có thể tùy theo điều kiện để chọn giờ cho phù hợp khác trong những khung giờ hoàng đạo sau: Từ 11h00 – 13h00 là giờ Ngọ, từ 15h00 – 17h00 là giờ Thân và từ 17h00 – 19h00 là giờ Dậu. Ngày này tốt cho việc cầu xin tài lộc, ký hợp đồng, khai trương quán hoặc giao dịch buôn bán,…

Theo người xưa ghi chép lại thì các cụ thường cúng Thần Tài không vào 1 dịp nào cụ thể. Trong những ngày giỗ Tết, ngày rằm mùng 1 thì bất cứ khi nào có cần cầu thì cũng đều có thể làm lễ cúng Thần Tài. Đặc biệt, khi gia chủ được hưởng lộc, có tiền bạc vào nhà thì thường sẽ biện lễ lớn để tạ ơn Thần Tài.

Thế bạn đã biết cần lễ vật gì để cúng Thần Tài Thổ Địa thế nào chưa? Vào những ngày bình thường, lễ cúng Thần Tài cũng khá đơn giản, chẳng chút cầu kỳ. Bạn chỉ cần bày biện lễ gồm đầy đủ trái cây, trầu nước… là được. Thường vào những ngày giỗ Tết hay rằm, mùng 1 thì có thể cúng bằng cỗ mặn.

Lễ cúng Thần Tài cũng không quá nặng nề, tùy theo tấm lòng và điều kiện kinh tế của gia chủ. Không phải lễ lạt thừa mứa, hoang phí, xa xỉ mới là tốt, mới được Thần Tài chú ý đến. Lễ cốt yếu ở thành tâm chứ không phải ở đồ cúng lễ, làm lễ cúng Thần Tài mà to hơn cả lễ cúng Tất niên là không nên chút nào.

Những điều cần biết nên làm trong ngày vía Thần Tài hàng năm

+ Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị một chiếc khan khác để lau dọn bao sái ban thờ Thần Tài. Bạn nên lưu ý kỹ phần nước tắm cho tượng thần, chỉ nên dùng nước rượu gừng vì có thể bay màu gỗ của bàn thờ.

+ Ngoài ra bạn có thể dùng các vị hương hợp lại thành ngũ vị như: hồi, quế, hương nhu, lá sả, lá mùi để lau chùi bàn thờ. Bạn nên lưu ý tuyệt đối khăn lau bàn thờ và tấm tượng thần không dùng vào việc khác sẽ không nên.

+ Mọi thứ đồ thờ cúng trên bàn thờ bạn cũng cần phải lau sạch, tránh bụi bẩn khi đem lên thờ cúng, vì làm thế thể hiện sự không thể hiện lòng thành kính của bạn để cúng vía.

+ Việc cúng Thần Tài thường được giới kinh doanh vô cùng coi trọng, họ thắp hương thờ cúng hàng ngày chứ không chỉ chờ tới ngày vía Thần Tài mới dâng cúng lễ vật.

+ Thế nhưng, theo quan niệm người xưa thì ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài hàng năm, lễ cúng trong ngày này cũng như ngày vía Thần Tài hàng tháng cầu kỳ hơn, cũng như về phần tam sên phải có đủ lễ nghi.

+ Trong team sên thường cúng những gì: Thường thì chọn miếng thịt heo tượng trưng cho Thổ, là thứ ở trên cạn. Tôm hoặc cua là những thứ ở dưới nước, tượng trưng cho Thủy. Cuối cùng là trứng là tượng trưng cho Thiên, bởi đây là trứng của loài có lông vũ, có thể bay trên trời, ngoài ra trứng còn là biểu trưng cho tính phồn thực, sinh sôi nảy nở nữa.

+ Ngoài ra còn tùy thuộc vào vùng miền cũng như tập quán địa phương thì được cũng như heo quay, vịt quay, cua biển, cá nướng… Có điều, mâm cao cỗ đầy không bằng tâm thành kính của gia chủ. Việc biện lễ nên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, không nên quá câu nệ.

+ Bình thường đối với người kinh doanh thì họ muốn cũng Thần Tài thì làm lễ ở ngay vị trí làm ăn của mình thì sẽ linh thiên hơn.

+ Còn đối với người không kinh doanh thì có thể làm lễ cúng ở nhà hay chùa điều được. Người xưa cho rằng bản thân” Thổ Địa” được cung thờ ở nhà còn có thêm phần phù hộ tài lộc.

+ Có người còn mua vàng ngày vía Thần Tài hàng năm để mang lại sự may mắn cũng như tài vận cho một năm của bạn.

Không biết từ khi nào tục lệ mua vàng của người Việt lại lan rộng vào ngày vía Thần Tài như vậy, nhằm đem lại sự tài lộc dồi dào cho gia chủ.

Tại sao lại mua vàng chứ không mua thứ khác vì cho rằng là đây được xem là một món kim loại quý, có giá trị cao. Nhưng về việc bạn nên nhớ ngày vía Thần Tài : mua vàng là hình thức cho bạn an tâm, nhưng tâm đức là cốt lõi quan trọng.

Vàng cũng giống như của để dành, mua vàng về nhà ngày này tượng trưng cho việc mang của cải vào nhà, gia chủ nhờ đó mà luôn sung túc, đủ đầy. Cũng được vị Thần cai quản tiền tài, gia sản phù hộ, việc làm ăn kinh doanh cũng theo đó mà thuận lợi, suôn sẻ hơn trong một năm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thắp Hương Mùng 1 Vào Giờ Nào Là Tốt Nhất? trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!