Bạn đang xem bài viết Thánh Lễ Giáng Sinh Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam Huế được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sáng hôm nay, trong tiết trời ấm áp với những tia nắng bừng lên của mùa Đông lạnh lẽo. Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Huế Giuse Nguyễn Chí Linh đã dâng Thánh lễ Đại triều mừng Chúa Giáng sinh. Tuy nhiên, một điều bất ngờ là khi đoàn rước từ nhà Cha Sở chuẩn bị tiến vào Nhà thờ thì Ngài lại trao gậy Mục tử và nhường cho Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng chủ tế. Các Đoàn thể hình thành trong đoàn rước với những sắc màu tươi thắm, thể hiện niềm vui mừng Con Thiên Chúa làm người.
Mở Đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế Phanxico Xavie Lê Văn Hồng chia sẻ: Mùa Giáng sinh là mùa yêu thương, mùa của niềm vui và cũng là mùa của quà tặng. Ngay trong Thánh lễ này, Ngài cũng thật bất ngờ khi Đức Tổng Giuse nhường cho Ngài chủ tế Thánh lễ Đại triều hôm nay. Đây thật sự là một món quà Giáng sinh mà Đức Tổng Giuse trao tặng.
Chia sẻ về Con Thiên Chúa xuống thế làm người, Đức Tổng Giuse nói: Hài nhi Giêsu con Thiên Chúa nằm trong máng cỏ là một tình yêu vô bờ mà Thiên Chúa dành cho nhân loại. Kỳ diệu hơn nữa là Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình, hòa với những vui buồn sướng khổ của một gia đình, phù hợp với Định hướng Mục vụ của ĐGM Việt Nam trong năm 2019 này: Đó là ĐỒNG HÀNH VỚI NHỮNG GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN. Hơn bao giờ hết, giá trị gia đình trong xã hội hiện nay đang bị xói mòn, đang bị sụp đổ. Mỗi lần nhắc đến gia đình thì ngài lại nhớ đến bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của ca sĩ Ngọc Lễ: “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sang một gia đình.” Đó là hình ảnh tuyệt vời nhất tượng trưng cho gia đình. Ai trong chúng ta lại không mong muốn gia đình hạnh phúc như ba ngọn nến lung linh cháy sáng khoe sự hạn phúc của gia đình. Hai tiếng gia đình thật đơn giản nhưng chứa đựng tất cả những gì thân thương nhất của một con người.
Sau Thánh lễ, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX thay mặt Cộng đoàn nói lời cảm ơn quý Đức Tổng, quý Cha đồng tế và cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ mừng Chúa gIáng sinh để đón nhận món quà :”Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và cư ngụ giữa chúng ta”. Năm nay, theo lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Giáo phận, các Giáo xứ đã nỗ lực tổ chức lễ Giáng sinh theo định hướng truyền giáo, nghĩa là làm cho niềm vui Giáng sinh được lan tỏa với mọi người, nhất là những người ngoài tôn giáo.
Tỏ lòng kính yêu của đoàn chiên đối với vị Mục tử kính yêu, giáo xứ gửi tặng quý Đức Tổng những lẵng hoa tươi thăm gói gọn tấm lòng yêu thương. Các em thiếu nhi Phủ Cam trình diễn những vũ điệu vui nhộn mừng Chúa Giáng sinh tạo sự rộn rang của ngày kỷ niệm Đấng Cứu thế sinh ra.
Kết thúc Thánh lễ, hai Đức Tổng cùng ban Phép lành trọng thể cho cộng đoàn.
Trương Trí
Giờ Lễ Nhà Thờ Chánh Tòa Phủ Cam ♱ Giờ Thánh Lễ
Chi tiết giáo xứ
✠ Nhà thờ chính tòa Phủ Cam [1] là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Ngôi nhà thờ ngày nay được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.
Vào thế kỷ 17, dưới thời các chúa Nguyễn, “Phủ Cam” (府 柑) vốn là một phủ, là chỗ ở của các hoàng tử.[2]
Thời gian đó, đa số các nhà thờ Công giáo ở Huế chỉ là những nhà nguyện đơn giản với sườn gỗ, mái tranh. Khi các vua chúa Việt Nam hạ lệnh cấm đạo gay gắt thì chúng bị triệt hạ đi. Dưới thời Pháp thuộc, các nhà thờ được xây dựng trở lại và dần được nâng cấp thêm khang trang, bề thế. Nhà thờ Phủ Cam là một trường hợp như vậy.
Năm 1682, linh mục Langlois cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, sát bờ sông An Cựu.
Hai năm sau, linh mục đã cho triệt giải nhà nguyện này và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng một nhà thờ to lớn hơn và kiên cố bằng đá, lúc đó nhà thờ quay về hướng Tây. Đó là một công trình to lớn, chắc chắn và được chúa Nguyễn Phúc Tần thán phục. Nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, vào năm 1698, ngôi nhà thờ ấy bị triệt giải hoàn toàn.[3]
Sau đó 2 thế kỷ, vào năm 1898, Giám mục Eugène Marie Allys (Giám mục Lý) đã cho xây mới Nhà thờ Phủ Cam bằng gạch, mái lợp ngói khá đồ sộ ở vị trí cũ nhưng mặt quay về hướng Bắc. Công trình này do chính Giám mục thiết kế và giám sát thi công đã hoàn thành vào năm 1902.
Năm 1960, sau khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo phận và Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long về nhận chức Tổng Giám mục Huế, ông đã cho phá hủy toàn bộ nhà thờ Phủ Cam cũ và khởi công xây cất Nhà thờ chính tòa mới với đồ án do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thực hiện.
Ðầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi công xây dựng. Trong khi việc xây dựng đang tiến hành thì xảy ra cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại và Tổng Giám mục Ngô Đình Thục lúc đó đang đi họp Công đồng Vatican II bên Roma, vì hoàn cảnh chính trị không trở về Việt Nam, việc xây dựng cũng bị chững lại.
Tuy việc xây dựng vẫn được tiến hành song tiến độ rất chậm chạp, tới năm 1967 nhà thờ mới lên được phần cung thánh.
Trong sự kiện Tết Mậu Thân (1968), bom đạn đã làm hư hại phần lớn công trình kiến thiết nhà thờ và việc xây dựng đã gặp nhiều trở ngại mãi cho đến trước 1975 vẫn chưa hoàn thành.
Sau thống nhất đất nước, do hoàn cảnh, mọi công tác xây dựng đều tiến hành chậm chạp, và đến năm 1995, phần thân nhà thờ về cơ bản được hoàn thành.
Năm 1999, để chuẩn bị cho hai ngày 28 và 29 tháng 6 năm 2000, là ngày Tổng Giáo phận Huế cung hiến nhà thờ chính tòa Phủ Cam nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế (kể từ khi tách rời khỏi Giáo phận Đàng Trong), Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể hạ quyết tâm bằng đủ mọi cách phải hoàn thành các trang trí bên trong nhà thờ và hai tháp chuông trước tiền đường. Công trình xây cất đã hoàn tất vào tháng 5 năm 2000.
Như thế, trải qua 3 đời Giám mục – từ Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đến Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền và Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể – sau gần 40 năm xây dựng, nhà thờ chính tòa Phủ Cam mới hoàn thành với diện mạo như hiện nay.
Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Các trụ đỡ được đúc sát vào tường, chạy uốn cong dần về phía trước, mềm mại. Bốn góc mỗi góc có ba trụ đỡ vươn dần ra, tạo thành một không gian đủ rộng ôm kín Cung thánh và bàn thờ.
Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2500 người đến dự lễ. Có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ cung cấp ánh sáng cho nội thất.
Cung thánh là một hình tròn có các cấp đi lên, trên cung là một hình tròn nhưng nhỏ hơn với bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối.
Nhà tạm, được xây sát vào phần hậu thân nhà thờ, nằm gọn vào phần lõm phía sau và được đặt trên một bệ cao ngay chính giữa.
Bên trong nhà thờ, cánh trái là phần mộ Tổng Giám mục Philípphê Nguyễn Kim Ðiền, cánh phải đối diện là bàn thờ thánh tử đạo Tống Viết Bường (người gốc Phủ Cam, mất năm 1833).
Phía trước nhà thờ Chính toà Phủ Cam có hai tượng đúc: bên phải là thánh Phêrô, bên trái thánh Phaolô cũng là những bổn mạng của giáo xứ Phủ Cam.
Nhìn tổng thể, nhà thờ Phủ Cam với đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời trông vẫn thanh thoát nhẹ nhàng, mang tính nghệ thuật và tôn giáo.
Theo Wikipedia
Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Phủ Cam
Ngày thường: 5:00 – 18:30
Chúa nhật: 05:30 – 08:00 – 15:00 – 18:30
Thánh Lễ Truyền Dầu Tại Nhà Thờ Chính Tòa Thanh Hóa
Theo truyền thống phụng vụ của Giáo Hội, từ thế kỷ thứ V, nghi thức Thánh Hiến Dầu (Tiếng Latinh: Olei Exorcizati Confectio) được thiết lập cử hành vào thứ Năm Tuần Thánh. Tuy nhiên, vì phải trở về mục vụ tại Tổng giáo phận Huế nên 8 giờ sáng nay – thứ Ba Tuần Thánh, 27.03.2018, Đức Tổng TGM. Giuse Nguyễn Chí Linh đã cử hành trọng thể thánh lễ làm phép Dầu tại nhà thờ Chính Tòa, giáo phận Thanh Hóa. Cùng đồng tế có linh mục đoàn giáo phận, các thầy phó tế, chủng sinh, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân trong giáo phận về cùng bày tỏ sự hiệp thông trong chức vụ linh mục đời đời của Chúa Kitô và hiệp nhất với vị Chủ chăn – “Thượng tế” của giáo phận.
Thánh lễ hôm nay thể hiện tình hiệp thông sâu xa giữa Đức TGM và linh mục đoàn. Mở đầu thánh lễ, Đức TGM đã mời gọi cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho các linh mục trở thành vị mục tử như lòng Chúa mong ước. Trong bài giảng lễ, Đức TGM nhấn mạnh về tính hiệp nhất của thiên chức linh mục: ” trong Giáo hội chỉ có mỗi một chức linh mục duy nhất là chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô. Chức linh mục đó, Ngài chia sẻ cho các Tông Đồ; các Tông Đồ chia sẻ chức linh mục đó lại cho giám mục. Và chỉ nơi giám mục mới có chức linh mục viên mãn. Còn các linh mục là những cánh tay nối dài của các giám mục. Tại sao Thiên Chúa lại không trao trọn vẹn chức linh mục cho từng người, mà chỉ lập nên một chức linh mục duy nhất? Đó là vì Giáo Hội cần sự hiệp nhất và sự hiệp nhất đó là bản chất của Giáo Hội”.
Sau bài giảng, mọi người xúc động chứng kiến các linh mục với nến sáng trong tay, lập lại lời tuyên hứa trong ngày lãnh tác vụ linh mục: gắn bó với Chúa Kitô, trở nên những người quản lý trung thành các mầu nhiệm của Thiên Chúa, và nhiệt thành thực thi sứ vụ mục tử.
Tiếp sau nghi thức lặp lời tuyên hứa của linh mục đoàn là nghi thức làm phép Dầu. Ba thầy phó tế rước bình dầu tiến đến trước Đức TGM và giới thiệu với ngài ba loại dầu sẽ được truyền phép: dầu bệnh nhân (OI), dầu dự tòng (OS) và dầu thánh hiến (SC). Đây là ba loại dầu được sử dụng trong đời sống Kitô hữu. Nhờ các loại dầu này, họ được tháp nhập vào Đức Kitô tư tế, tiên tri và vương đế.
Để tỏ lòng cung kính đối với dầu đã được thánh hiến, sau thánh lễ, các bình dầu được long trọng rước về Tòa Giám Mục. Từ đây, dầu được chia cho các linh mục để các ngài cử hành Bí tích trên toàn giáo phận. Đó cũng chính là ý nghĩa cao quý của thánh lễ làm phép dầu hôm nay. Một thánh lễ diễn tả và đề cao hình ảnh Giáo hội như là một dân tư tế được thánh hóa bởi các bí tích và được sai đi lan truyền khắp thế giới tỏa lan hương thơm của Chúa Kitô Đấng Cứu thế (2Cr 2,14-16).
BTT. GP. Thanh Hóa
Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn: Lễ Vọng Phục Sinh
WGPSG — “Chúng ta hãy loan báo sự hiện diện của Chúa Phục sinh cho anh chị em chung quanh bằng chính cuộc sống tràn đầy hy vọng, yêu thương và phục vụ của mình”. Đức Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng (ĐGQ Giuse) đã nhắn nhủ cộng đoàn hiện diện như thế, khi ngài chia sẻ Lời Chúa trong đêm Canh thức Phục sinh tại Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn, được cử hành lúc 20g30 thứ Bảy, ngày 31.03.2018.
Mở đầu đêm canh thức vọng phục sinh, cha Inhaxiô Hồ văn Xuân -cha sở Nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn kiêm Tổng Đại diện – giới thiệu cho cộng đoàn hiểu ý nghĩa và diễn tiến các nghi thức trong đêm nay.
Đêm canh thức gồm 4 phần:
Phần I: Nghi thức thắp Nến Phục sinh
Lúc 20g30, tại cửa thánh đường, ĐGQ Giuse đã cử hành nghi thức làm phép lửa, sửa soạn Nến Phục sinh, thắp nến Phục sinh, kiệu nến Phục sinh từ cửa thánh đường tiến lên cung thánh và đèn bật sáng.
Sau khi DGQ Giuse xông hương trước Nến Phục sinh, cha phó Phêrô Đỗ Duy Khánh đã long trọng công bố Tin Mừng Phục Sinh (Exsultet). Đây là một trường ca phụng vụ đẹp, đẹp từ âm điệu cho đến lời ca, là một sứ điệp về biến cố phục sinh của Chúa Kitô. Đó chính là niềm hân hoan ca tụng, tạ ơn của nhân loại vì được Thiên Chúa cứu chuộc, vì các kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện cho toàn thể nhân loại. Các thần thánh trên trời, nhân loại dưới thế và toàn thể vũ trụ cùng ca tụng Thiên Chúa trong bài Exsultet này.
Phần II: Phụng vụ Lời Chúa
Gồm các bài đọc:
– Bài trích sách Xuất hành: Đây là thiên anh hùng ca kể lại việc Thiên Chúa đã giải thoát dân Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, đưa họ vượt qua biển đỏ. Đó là hình ảnh Thiên Chúa giải thoát chúng ta ra khỏi vòng nô lệ tội lỗi, đưa chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa qua nước Thánh Tẩy.
– Bài trích sách ngôn sứ Isaia: Thiên Chúa là Đấng trọn tình vẹn nghĩa, lúc nào cũng thương xót dân Israel, thương xót chúng ta.
Sau lời nguyện bài đọc 2, ĐGQ Giuse long trọng xướng Kinh Vinh Danh, ca đoàn và toàn thể dân Chúa hiện diện cùng hát vang, hoà với tiếng chuông đổ vang rền, bàn thờ được trải khăn mới…
– Bài trích thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma: Nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được liên kết với Đức Kitô, chết cho tội lỗi và sống lại với Chúa Kitô phục sinh.
Vừa kết thúc, ĐGQ Giuse trịnh trọng xướng 3 lần “Halleluia – Hãy chúc tụng Chúa” với cung bậc tăng dần, diễn tả niềm vui dâng cao, cộng đoàn hân hoan họa lại.
– Bài Tin Mừng (Mc 16,1-8) do cha phó Giuse Lã Công Thường công bố.
Mở đầu bài giảng, ĐGQ Giuse đặt câu hỏi: Đối với mỗi người chúng ta, Đức Giêsu đã hẹn ta tại đâu? Tại gia đình, bệnh viện, cơ quan…?. Sau khi diễn giải câu hỏi trên, ngài nhắn nhủ cộng đoàn: “Trước kia, khi các tông đồ đến Galilê gặp được Chúa Giêsu, các ông đã hăng hái ra đi loan báo Tin Mừng Phục sinh. Vì thế, chúng ta có bổn phận loan báo sự hiện diện của Chúa Phục sinh cho anh chị em chung quanh bằng chính cuộc sống tràn đầy hy vọng, yêu thương và phục vụ”.
Phần III: Phụng vụ Thánh Tẩy.
Phần này được bắt đầu bằng việc hát Kinh cầu các Thánh long trọng. Sau đó, ĐGQ Giuse làm phép nước thánh tẩy và ban các bí tích Khai tâm cho 14 anh chị, trong đó có 10 dự tòng.
Phần IV: Phụng vụ Thánh Thể.
Phần này được bắt đầu bằng việc dâng lễ vật và xông hương cho tín hữu. Sau đó, Thánh lễ diễn tiến như thường lệ.
Cuối lễ, 1 chị đại diện anh chị em tân tòng lên cám ơn ĐGQ Giuse, cha TĐD Inhaxiô, quý cha phó và quý cha đồng tế cùng toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.
Đáp lời, ĐGQ Giuse chúc các anh chị tân tòng cảm nhận được Chúa Phục sinh trong cuộc đời và chia sẻ niềm vui đó cho những người chung quanh. Đồng thời, ngài cũng tặng quà cho các anh chị em tân tòng.
Cuối lễ, ĐGQ Giuse và quý cha chụp hình lưu niệm với anh chị em tân tòng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thánh Lễ Giáng Sinh Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam Huế trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!