Xu Hướng 6/2023 # Tết Nguyên Đán 2022 Là Vào Ngày Mấy Dương Lịch? # Top 10 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tết Nguyên Đán 2022 Là Vào Ngày Mấy Dương Lịch? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Tết Nguyên Đán 2022 Là Vào Ngày Mấy Dương Lịch? được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tết Nguyên Đán đặc biệt trong năm của người Việt

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết ta, Tết cổ truyền, Tết âm lịch hoặc đơn giản hơn là Tết, là dịp lễ quan trọng và đặc biệt trong năm của người Việt. Tết với ý nghĩa tiễn năm cũ, đón chào một năm mới nhiều may mắn, tốt đẹp hơn. Đó cũng là dịp con cháu tri ân, tưởng nhớ công đức tổ tiên và sum họp gia đình.

Vào Tết Nguyên Đán, có nhiều phong tục tập quán truyền thống như Cúng ông công ông táo, Cúng giao thừa, tạ ơn tổ tiên, … Vào những ngày đầu năm mới, các gia đình sẽ tụ họp về hai bên nội ngoại để chúc thọ ông bà, người lớn tuổi và để cùng cúng bái tổ tiên, chúc nhau năm mới may mắn và hạnh phúc.

Cùng đó là những tập tục như mừng thọ đầu năm, mừng tuổi, chúc Tết,…Người dân Việt cũng có tập tục thăm viếng họ hàng, người thân, làng xóm, thầy cô giáo hoặc bạn bè,…để ôn lại năm cũ và đón chào năm mới tốt lành hơn.

Tết Nguyên Đán là dịp lễ đặc biệt trong truyền thống người Việt

Tết nguyên đán 2019 vào ngày mấy dương lịch?

Tết Nguyên Đán được tính theo lịch âm (nông lịch) nên Tết cổ truyền sẽ muộn hơn so với Tết Dương lịch (Tết tây). Trong lịch âm, cứ 3 năm sẽ nhuận 1 tháng nên Tết Nguyên Đán sẽ rơi vào giữa khoảng thời gian từ 21 tháng 1 và 20 tháng 2 theo lịch dương. Điều này có nghĩa là Tết Nguyên Đán không bao giờ vào trước ngày 21 tháng 1 hoặc sau ngày 20 tháng 2 ở lịch Dương.

Ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán 2019 rơi vào ngày 5 tháng 2 Dương lịch. Tết Nguyên Đán thường kéo dài từ 23 tháng Chạp tới khoảng mùng 7 tháng Giêng theo lịch âm, tức là trước mùng 1 Tết khoảng 7-8 ngày và kéo dài đến 7 ngày sau đó. Như vậy, Tết Nguyên Đán 2019 sẽ kéo dài trong khoảng từ ngày 28 tháng 1 tới 12 tháng 2 Dương lịch.

Tết nguyên đán được nghỉ mấy ngày?

Tết Nguyên Đán 2019 được nghỉ bảo lâu hay gần hơn là Tết dương lịch 2019 được nghỉ mấy ngày là thắc mắc của nhiều người. Với Tết Dương lịch, đó không phải là dịp lễ quan trọng nhất trong truyền thống của người Việt nên thường sẽ được nghỉ 1-2 ngày. Trong năm 2019, do có ngày nghỉ xen kẽ ngày lễ nên dịp nghỉ lễ sẽ kéo dài 4 ngày. Vậy còn tết âm lịch được nghỉ mấy ngày?

Với dịp Tết Nguyên Đán 2019, Bộ Lao động Thương Bình và Xã hội đã được Thủ tướng đồng ý với phương án nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên. Theo đó, dịp nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2019 chính thức từ ngày 4 tháng 2 đến ngày 8 tháng 2.

Cùng với thứ bảy, chủ nhật trong dịp lễ thì dịp nghỉ lễ Tết Âm lịch sẽ có thể kéo dài tổng cộng 9 ngày liên tục. Với kì nghỉ lễ như vậy, người dân sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị thật chu đáo cũng như tận hưởng dịp lễ truyền thống quan trọng của dân tộc.

Kì nghỉ Tết nguyên đán có thể kéo dài tới 9 ngày

Với lịch nghỉ 9 ngày người cho rằng nghỉ như vậy quá ít, người khác lại cho rằng quá dài. Vì những người có quê, cha mẹ ở xa thì thấy nghỉ tết trong khoảng 5-7 ngày thì là quá ngắn, không có được nhiều thời gian bên cha mẹ, đi chúc tết thăm hỏi họ hàng. Bởi vì họ đã mất 1 ngày đi và 1 ngày về trên tàu xe nên không có nhiều thời gian ở bên gia đình.

Còn đối với nhiều người khác thì lại lo lắng, nghỉ tết dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính vì thế, những người chủ doanh nghiệp còn sợ ngày Tết vì sau kỳ nghỉ tết dài ngày nhiều nhân viên phải mất cả tháng mới bắt tay vào công việc được.

Tết Nguyên Đán là dịp lễ cổ truyền đặc biệt quan trọng trong năm. Tết Nguyên Đán năm 2019 có thể sẽ kéo dài tới 9 ngày. Hi vọng với những thông tin đã chia sẻ, bạn có thể nắm rõ thời gian của dịp lễ quan trọng này để chuẩn bị thật chu đáo, đầy đủ để có một kì nghỉ Tết an lành, yên vui.

Tết Nguyên Đán Là Gì Và Ý Nghĩa Ngày Tết Nguyên Đán 2022

Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam Tìm hiểu về phong tục ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam Các lễ hội ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam Các nước ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam Tết Nguyên Đán 2021 là vào ngày nào của dương lịch? Tết Nguyên Đán 2021 nghỉ mấy ngày Những hình ảnh đẹp về ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam Lala Shop chuyên bán đồ trang trí Tết Nguyên Đán uy tín tại TpHCM

Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam. Vì Tết Nguyên Đán của Việt Nam tính theo âm lịch nên muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Về mặt chữ thì tên gọi của Tết Nguyên Đán được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu còn “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm cho nên ghép lại “nguyên đán” tức là buổi sáng khởi đầu của năm mới. Riêng chữ “Tết” lại được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ “tiết”. Theo lịch của Trung Hoa, xưa kia thường chia 1 năm gồm có 24 tiết và Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên trong năm.

Nhưng cũng có những thuyết cho rằng: văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc “giao thời” trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên Đán. Về sau, ngôn ngữ phát triển nên chữ “tiết” được Việt hóa thành “Tết” và hình thành nên có tên gọi Tết Nguyên Đán như ngày nay.

Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa, Tết Nguyên Đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên Đán của Trung Quốc. Bởi Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng: Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (tức là Âm lịch) trong khi Tết Nguyên đán của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức là Dương lịch). Cho nên, thực chất Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn.

Tết Nguyên Đán là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam.

Do chịu ảnh hưởng khá sâu của văn hóa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán cũng là một trong những nét văn hóa bị du nhập trong thời điểm đó. Lịch sử Trung Quốc cho thấy Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Các Vua chúa dựa trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đã đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần.

Vào đời Nhà Tần (thế kỷ thứ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng đã đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Ở đời Đông Phương Sóc, chuyện tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Do đó, ngày Tết thường được tính từ ngày Mồng 1 cho đến hết ngày Mồng 7.

Tết Nguyên Đán Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu của văn hóa Trung Quốc

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn, quan trọng của người Việt Nam từ trước đến nay nên đây được xem là khoảng thời gian vui nhất, nhộn nhịp và ấm áp nhất trong 1 năm. Là một dịp quan trọng cho sự khởi đầu, cho bao niềm tin yêu, sự may mắn cùng với những mong ước, cầu nguyện chân thành nên ngày Tết Nguyên Đán mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn và sâu sắc.

Tết Nguyên Đán được xem là một ngày có ý nghĩa tốt đẹp, dịp giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Do đó, nhiều người tin tưởng rằng những ý nghĩa, mong ước hay hành động của mình sẽ được tất cả các vị thần linh nghe thấy, thấu hiểu và ban phước lành cho bản thân cũng như gia đình mình. Cho nên trong dịp Tết Nguyên Đán người ta thường làm rất nhiều việc thiện như tặng quần áo mới, chia sẻ miếng ăn, giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn,…

Trong suy nghĩ của rất nhiều người, ngày Tết cũng chính là ngày ông Tơ bà Nguyệt, ông Mai bà Mối sẽ se duyên cho những người còn đang độc thân, lận đận trong chuyện tình cảm.

Tết Nguyên Đán là một dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm. Mọi người tạm gác công việc chính để dành thời gian về quê thăm gia đình, cùng sum họp, đoàn viên bên nhau sau một năm dài học tập và làm việc vất vả. Về quê để được cùng quây quần bên nồi bánh chưng đêm 30 Tết, cùng nhau ngồi bên mâm cơm ngày Tết ấm cúng, đầy ấp yêu thương.

Không những thế ngày Tết Nguyên Đán là cơ hội để mọi người thể hiện sự yêu thương, quan tâm, gửi đến nhau những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất. Hiển nhiên, vào những ngày này, người lớn nên hạn chế la rầy trẻ em, hạn chế cãi vả nhau để tạo nên một không gian thuận hòa, gần gũi, nồng ấm trọn vẹn nhất. Những hiềm khích, mâu thuẫn tạm gác lại để thay bằng những lời thân thương, ấm lòng nhau, tạo cho nhau sự thiện cảm, chan hòa cho cả một năm mới đến tạo nên một ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán vô cùng sâu sắc.

Tết Nguyên Đán là ngày sum họp, đoàn viên, và yêu thương hòa thuận

Nhiều người cho rằng những ngày đầu năm thường là những ngày may mắn, tốt đẹp. Sự may mắn ấy hòa quyện trên những cánh hoa mai, hoa đào, trên những chiếc lá non xanh, trên những mâm ngũ quả. Nhiều người thường ngắt một vài cành hoa tươi mang về với quan niệm hái lộc hy vọng thu thập được sự may mắn, tươi mới của mùa xuân.

Ngày Tết còn đánh dấu sự khởi đầu cho cả một năm dài với những cơ hội, thử thách và sự vận hành mới. Nhiều người thường đi xem giờ tốt, ngày lành, tháng tốt để khởi nghiệp, khai trương cho công việc trong năm mới với hy vọng may mắn, thuận lợi, thành công hơn năm cũ.

Ngày Tết Nguyên Đán được nhiều người quan niệm là ngày ông Thần Tài gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, sự thịnh vượng, sung túc. Mọi người tranh thủ mở rộng cửa rước tài lộc vào nhà, rước những điều may mắn, tốt đẹp, giàu có nhất từ ông Thần Tài. Nhiều gia đình thường mở cửa suốt ngày để chào đón niềm vui, sự phấn khởi cùng những hy vọng về tiền tài của cải đầy ắp và dần tạo nên một ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán.

Trải qua bao nhiêu năm, những phong tục cổ truyền, thú vị, ý nghĩa của người Việt vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc. Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán không chỉ là những hoạt động mang tính tượng trưng, mà còn là chiếc cầu gắn kết tình cảm của mọi người và còn làm trỗi dậy tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam.

Con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về đón Tết với con cháu.

Những ngày cuối năm, người Việt có phong tục quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mua sắm đồ dùng, quần áo mới. Người lớn cũng dặn dò con cháu, trong giây phút chuyển giao sẽ không cãi cọ, không trách phạt hay mắc lỗi. Những người có hiềm khích với nhau cũng xí xóa hết, giây phút năm mới chỉ chúc tụng nhau những gì tốt lành và may mắn.

Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam đã dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo, lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.

Gói bánh chưng, bánh tét, bánh giầy là một phần không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Đất – Âm. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời – Dương, thể hiện triết lý Âm – Dương. Bánh chưng dành cho Mẹ, bánh giày giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý và ý nghĩa nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của Cha mẹ.

Trong những ngày trước Tết, nhiều gia đình, dòng họ, thôn xóm thường tụ tập cùng nhau trò chuyện, gói bánh, luộc bánh thâu đêm.

Gói bánh chưng, bánh tét, bánh giầy là một phần không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Bày mâm ngũ quả là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sụ hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Mỗi vùng miền sẽ có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau, sử dụng những loại hoa trái khác nhau nhưng ý nghĩa chung đều là để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.

Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ

Ngày Tết, người Việt thường mua những cây hoa tượng trưng cho sự may mắn như: cây đào, cây mai, cây quất,… để xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới luôn vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng, viên mãn cho cả gia đình.

Giao thừa là khoảnh khắc được chờ mong nhất trong dịp Tết Nguyên Đán, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là khoảnh khắc đất trời giao hoa, thiên nhiên và con người trở nên gần gũi nhất.

Cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì niềm tin rằng, một năm bắt đầu, ắt phải có kết thúc, với ý nghĩa bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghinh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp. Ngoài ra, trong đêm giao thừa còn có nhiều hoạt động rất hấp dẫn như ca múa nhạc, bắn pháo hoa,…

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại cùng với phong bao lì xì màu đỏ để mang lại may mắn, kèm theo lời chúc tốt đẹp cho các con cháu.

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất, để mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm.

Phong tục đi lễ chùa, hái lộc trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

Trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, vạn vật cùng con người như bừng tỉnh và có thêm sức sống mới để bắt đầu mọi thứ. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất và thích hợp nhất trong năm để tổ chức các lễ hội truyền thống Việt Nam. Có những lễ hội để tưởng nhớ cội nguồn, những lễ hội để cầu chúc may mắn, hay đơn giản để gặp gỡ giao duyên.

Chủ đề “Lễ hội Du lịch – Chùa Hương nét đẹp truyền thống Văn hóa Việt” sẽ chính thức khai hội vào ngày 6 tháng Giêng, và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.

Hội được tổ chức vào khoảng mùng 4 – mùng 6 tháng Giêng, người làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh) tưởng nhớ, tái hiện âm vang ngày Thánh Thiên Cương – vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vào 8h sáng, hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần cây số. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.

Trong khi đó ở miền Trung, những ngư dân tại Thừa Thiên Huế lại tất bật chuẩn bị cho lễ hội cầu ngư, một nghi lễ quan trọng cầu cho sóng yên biển lặng, tôm cá đầy ghe và cuộc sống người chài lưới thêm sung túc. Ba năm một lần, lễ hội Cầu Ngư được tổ chức còn là cách mà người dân làng Thai Dương Hạ, xã Hải Dương, Thị xã Hương Trà tỏ lòng tưởng nhớ vị thành hoàng của làng Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá có công dạy cho dân nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành.

Một nghi lễ quan trọng cầu cho sóng yên biển lặng, tôm cá đầy ghe và cuộc sống người chài lưới thêm sung túc

Phương Nam ấm áp trong dịp đầu xuân, người dân lại rủ nhau lên Núi Bà Đen ở Tây Ninh để viếng Bà, nguyện cầu năm mới an khang, thịnh vượng, tài lộc. Đặc biệt, trong ngày Rằm tháng Giêng, miếu thờ bà hầu như chật cứng người đến hành hương, bái lễ kết hợp với thăm thú phong cảnh. Đây là điểm du lịch linh thiêng mà người dân tại chúng tôi Bình Dương, Đồng Nai đổ về rất đông.

Từ chân núi đi lên, rất nhiều chùa chiền, miếu, hang động và tượng như Điện Bà, Chùa Phật, Động Thanh Long, Động Huyền Môn, Động Kim Quang, Hang Gió, Tháp Tổ nhưng Điện Bà là đông nhất, quanh năm nhang khói nghi ngút.

Tết Nguyên Đán là thời điểm đẹp nhất và thích hợp nhất trong năm để tổ chức các lễ hội truyền thống Việt Nam

Không chỉ riêng Việt Nam, có rất nhiều nước trên thế giới cũng ăn Tết theo âm lịch như:

– Trung Quốc: Ngày Tết ở đây kéo dài từ ngày 08/12 – ngày 15/1 Âm lịch.

– Triều Tiên: Trước kia, người Triều Tiên đón Tết theo dịch dương nhưng từ năm 1989 lãnh đạo Kim Jong Il đã cho phục hồi truyền thống ăn Tết theo lịch âm.

– Singapore: Tết ở Singapore kéo dài từ ngày 1 – 15 tháng giêng Âm lịch.

– Bhutan: Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày, vào những ngày này rất nhiều hoạt động truyền thống được diễn ra.

– Campuchia: Tết theo lịch âm của đất nước Campuchia lễ hội lớn ăn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, còn được gọi là lễ hội Chol Chnam Thamy.

– Thái Lan: Tại đất nước chùa vàng Thái Lan, người dân ăn Tết âm lịch giống Việt Nam.

– Mông Cổ: Ngày Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng là những tên gọi để người Mông Cổ gọi cho ngày Tết âm lịch của mình.

– Ấn Độ: Ngày Tết âm lịch lớn nhất năm ở Ấn Độ là lễ hội Holi.

Mỗi nước đều có những phong tục tập quán khác nhau nhưng đều được xem là dịp quan trọng nhất của năm, là xum vầy, quây quần bên nhau, nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc mệt mỏi.

Tết Nguyên Đán 2021 (hay còn gọi là tết Âm lịch, Tết cổ truyền dân tộc, Tết Tân Sửu 2021) diễn ra vào ngày 01/01/2021 đến ngày 03/01/2021 Âm lịch tức vào thứ 6, ngày 12/02/2021 Dương lịch đến ngày 14/02/2021 Dương lịch.

Năm nay, lịch nghỉ Tết Nguyên Đán được nghỉ 7 ngày liên tục từ ngày 10/2/2021 đến ngày 16/02/2021 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm canh Tý đến ngày mùng 5 tháng giêng năm Tân Sửu).

Những hình ảnh đẹp về ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Cùng chiêm ngưỡng ngay những hình ảnh đẹp nhất về ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.

Hình ảnh đẹp nhất về ngày Tết Nguyên Đán Hình ảnh đẹp nhất về ngày Tết Nguyên Đán Hình ảnh đẹp nhất về ngày Tết Nguyên Đán Hình ảnh đẹp nhất về ngày Tết Nguyên Đán Hình ảnh đẹp nhất về ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 đang đến rất gần rồi, bạn đã dọn dẹp, trang trí nhà cửa và chọn được món quà Tết cho những người thân yêu chưa? Hay bạn đang phân vân không biết chọn địa chỉ nào uy tín, chất lượng?

Thế thì đừng chần chờ gì mà không đến ngay Lala Shop? Lala Shop là cửa hàng chuyên bán sỉ, lẻ quà tặng Tết, đồ trang trí Tết như decal dán kính, tranh treo tường trang trí Tết, và đa dạng các phụ kiện trang trí Tết như đèn lồng, đèn led, bao lì xì, hoa mai giả, hoa đào giả, dây đồng tiền, câu đối, quả cầu hoa,… Shop nhận thiết kế decal trang trí Tết theo yêu cầu, luôn cập nhật nhiều mẫu trang trí ngày Tết mới nhất và tiện lợi nhất cho khách hàng dễ dàng tự trang trí tại nhà và các vật dụng trang trí ngày Tết được thiết kế thành các set đồ trang trí Tết trọn gói tiết kiệm.

Lala Shop là cửa hàng chuyên bán sỉ, lẻ đồ trang trí Tết uy tín tại TpHCM

Đội ngũ thiết kế và nhân viên tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp luôn cho ra mắt các ý tưởng trang trí Tết Tân Sửu mới lạ và độc đáo nhất. Các gói phụ kiện trang trí ngày Tết, năm mới giá rẻ, dễ dàng trang trí ngày Tết tại nhà. Những hộp quà Tết cao cấp chất lượng, mẫu mã sang trọng, quý phái, quan trọng là các sản phẩm từ các thương hiệu lớn, uy tín, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Giao hàng nhanh toàn quốc – và thanh toán sau khi nhận hàng, shop giao hàng nhanh chóng trong ngày tại các quận TpHCM.

Những hộp quà Tết cao cấp chất lượng, mẫu mã sang trọng, quý phái tại Lala

Là một địa chỉ bán đồ trang trí uy tín và có thâm niên hơn 7 năm tại TpHCM, Lala Shop luôn cam kết chất lượng sản phẩm đồ trang trí Tết như Decal Tết, tranh treo tường và phụ kiện trang trí Tết được thiết kế in ấn trên chất liệu và mực in cao cấp, đảm bảo sản phẩm luôn đạt giá trị thẩm mỹ cao, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng với giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

– 112 Nguyễn Súy, Tân Quý, Tân Phú, TPHCM

– Website: https://lala.com.vn

– Hotline: (028) 66873579, 0907160184

Năm mới kính chúc quý khách hàng có một năm hạnh phúc – an khang – thịnh vượng – vạn sự như ý. Chúc mừng năm mới!

Mùng 1 Tết 2022 Là Ngày Mấy Dương Lịch

1. Tết nguyên đán là gì? Năm 2021 là năm con gì?

Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.

Ở Việt Nam, sau một làm ăn kinh tế vất vả, mỗi khi Tết đến xuân về chính là thời gian để mọi nhà sum họp quây quần bên nhau, bên mâm cơm, khấn vái trước bài thờ gia tiên, tiền tổ, hướng về cội nguồn, … Cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, sức khỏe dồi dào, gia đình bình yên hạnh phúc. Tết đầu xuân chính là thời gian mà chúng ta thể hiện và phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái của tình cảm gia đình, tình cảm họ hàng, tình cảm thầy trò, …

Năm Tân Sửu 2021 là năm con trâu – một trong những hình tượng phổ biến gắn liền với đời sống văn hóa lâu đời của nước ta.

2. Mùng 1 Tết 2021 là ngày mấy dương lịch?

Ngày giao thừa 30 Tết trùng với ngày 11/02/2021. Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 âm lịch rơi vào ngày 12/02/2021 dương lịch. Theo đó thì trong ngày âm lịch ( mùng 1 tết ) của năm 2021 thì sẽ có những giờ hoàng đạo: giờ Tý (23h-1h), Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h).

Ngày 23 Âm lịch cúng ông công ông táo là ngày 04/02/2020 dương lịch tức Thứ Năm

Ngày 24 Âm lịch là ngày 05/02/2021 dương lịch tức Thứ Sáu

Ngày 25 Âm lịch là ngày 06/02/2021 dương lịch tức Thứ Bảy

Ngày 26 Âm lịch là ngày 07/02/2021 dương lịch tức Chủ nhật

Ngày 27 Âm lịch là ngày 08/02/2021 dương lịch tức Thứ Hai

Ngày 28 Âm lịch là ngày 09/02/2021 dương lịch tức Thứ Ba

Ngày 29 Âm lịch là ngày 10/02/2021 dương lịch tức Thứ Tư

Ngày 30 Âm lịch là ngày 11/02/2021 dương lịch tức Thứ Năm

3. Mùng 1 Tết nên làm gì để cả năm đem lại may mắn

Đây là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, các gia đình cả người lớn và trẻ em đều cùng nhau đi chúc tết, thăm hỏi họ hàng, hàng xóm cầu mong những điều may mắn, những lời chúc tốt đẹp về sức khỏe, công danh, sự nghiệp.

Trong ngày đầu năm mới, người lớn thường chuẩn bị những bao lì xì để mừng chúc cho trẻ nhỏ, tượng trưng cho lời chúc năm mới gặp nhiều may mắn, hay ăn chóng lớn, mạnh khỏe, may mắn, làm ăn phát đạt, vạn sự như ý.

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Ý nghĩa của việc này đó là theo quan niệm người xưa muối có thể đem lại sự may mắn, bình yên cho gia đình, xua đuổi tà ma, xui xẻo. Đầu năm, các bà các mẹ thường mua muối để cầu mong một năm gia đình thuận hòa, bình yên, may mắn.

Mặc quần áo mới để tiếp khách, để đi chúc tết, đi du xuân … đem lại niềm vui tươi, phấn khởi. Điều đó cũng có ý nghĩa mang lại sự tươi mới, vui vẻ cho bản thân và mọi người.

Nhiều gia đình cũng có thói quen đi lễ chùa đầu năm lạy cầu xin đức phật, thần linh phù hộ cho gia đình, người thân thương bên mình một năm mới an nhiên.

Danh Sách Địa Điểm Bắn Pháo Hoa Tết Dương Lịch 2022, Tết Âm Lịch 2022 Tại Các Tỉnh Thành Việt Nam

Tết Cổ Truyền năm nay là ngày mấy? Còn mấy ngày nữa tới Tết?

Tết Việt Nam năm nay 2022 ngày mấy Dương Lịch?

Tết năm nay 2022 là ngày 1/2/2022 rơi vào Thứ 3 Dương Lịch. Còn 302 ngày nữa là đến Tết.

Tết từ năm 2018 tới 2051

Địa điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2022

Tại chúng tôi dự kiến sẽ bắn pháo hoa tại 3 điểm gồm 2 điểm tầm cao và 1 điểm tầm thấp nhân dịp Tết Dương lịch 2022. Cụ thể, 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại chúng tôi được đặt tại khu vực tòa nhà Landmark 81 và khu vực công viên Central Park (P.22, Q.Bình Thạnh); khu vực đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn (Q.2). Còn địa điểm bắn pháo hoa tầm thấp được đặt tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Q.11).

Tại địa điểm đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn sẽ bắn 1.500 quả tầm cao, 30 giàn tầm thấp cùng với 10 giàn hỏa thuật (pháo phát sáng, không tiếng nổ – PV).

Tại địa điểm tòa nhà Landmark 81 và khu vực công viên Central Park (P.22, Q.Bình Thạnh) sẽ bắn 800 quả tầm cao, 6.200 ống tầm thấp và hỏa thuật.

Số lượng pháo hoa sẽ được bắn tại khu vực công viên Văn hóa Đầm Sen là 90 giàn tầm thấp và 30 giàn hỏa thuật.

Thời gian bắn pháo hoa mừng Tết Dương lịch 2022 sẽ bắt đầu từ 0 giờ 00 đến 0 giờ 15 phút ngày 1.1.2022 và sẽ kéo dài trong vòng 15 phút.

Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2022

1. Lịch bắn pháo hoa Tết tại Hà Nội và danh sách điểm bắn

Tại Hà Nội có tổng cộng 30 điểm bắn pháo hoa. Trong đó có 6 điểm ở tầm cao là Hồ Hoàn Kiếm, hồ Văn Quán, vườn hoa Lạc Long Quân, sân vận động Mỹ Đình, công viên Thống Nhất, thành cổ Sơn Tây và 24 điểm ở tầm thấp là toàn bộ quận, huyện, thị xã còn lại trên địa bàn thành phố.

Quận Đống Đa: Bán đảo hồ Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa. Quận Ba Đình: Hồ Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh. Quận Long Biên: Trung tâm thương mại Vincom, phường Phúc Lợi. Quận Cầu Giấy: Công viên Cầu Giấy, phường Dịch Vọng. Quận Thanh Xuân: Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính. Quận Bắc Từ Liêm: Khu vực cầu sông Pheo, phường Minh Khai. Quận Hoàng Mai: Công viên hồ Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ. Huyện Thanh Trì: Sân vận động Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì. Huyện Gia Lâm: Khu đô thị 31ha, Trâu Quỳ, Gia Lâm. Huyện Đông Anh: Sân vận động trung tâm huyện, 74 đường cao Lỗ, Đông Anh. Huyện Sóc Sơn: Sân vận động trung tâm huyện, đường Tân Hưng, Sóc Sơn. Huyện Mê Linh: Nóc nhà 4 tầng UBND huyện, xã Đại Thịnh. Huyện Ba Vì: Sân vận động Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng. Huyện Phúc Thọ: Sân vận động huyện, thị trấn Phúc Thọ. Huyện Đan Phượng: Khán đài B, sân vận động huyện, thị trấn Phùng. Huyện Thạch Thất: Nóc nhà 4 tầng HĐND, UBND huyện, thị trấn Liên Quan. Huyện Hoài Đức: Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức. Huyện Quốc Oai: Ban chỉ huy quân sự huyện. Huyện Chương Mỹ: Sân vận động trung tâm, thị trấn Chúc Sơn, Huyện Chương Mỹ. Huyện Thanh Oai: Sân vận động huyện Thanh Oai, thị trấn Kim Bài. Huyện Ứng Hòa: Sân vận động huyện, thị trấn Vân Đình. Huyện Mỹ Đức: Công viên hồ sinh thái, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức. Huyện Thường Tín: Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao huyện Thường Tín. Huyện Phú Xuyên: Tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên.

2. Lịch bắn pháo hoa Tết Tân Sửu tại TP.Hồ Chí Minh và danh sách điểm bắn

Ở HCM, thời gian bắn pháo hoa bắt đầu từ 0h00 đến 0h15 đêm giao thừa. Có 8 địa điểm bắn sau:

Tầm cao:

Khu vực hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) ở quận 2. Toà nhà Landmark 81 ở quận Bình Thạnh.

Tầm thấp:

Công viên văn hoá Đầm Sen ở quận 11. Khu công viên Lịch sử – Văn hoá dân tộc ở quận 9. Khu đền tưởng niệm lịch sử Bến Dược ở huyện Củ Chi. Đường Đào Cử của huyện Cần Giờ. Khu công nghiệp Hiệp Phước ở huyện Nhà Bè. Ban chỉ huy quân sự Bình Chánh ở huyện Bình Chánh.

3. Địa điểm bắn pháo hoa Tết 2022 tại Đà Nẵng

Theo dự kiến, có 3 địa điểm sẽ được chọn để tổ chức bắn pháo hoa tại Đà Nẵng là cầu Nguyễn Văn Trỗi, trung tâm hành chính huyện Hòa Vang và trung tâm hành chính quận Liên Chiểu.

4. Địa điểm bắn pháo hoa tại các tỉnh thành khác

Địa điểm bắn pháo hoa tại Bình Thuận

Có 8 nơi bắn pháo hoa tầm thấp: Cầu Lê Hồng Phong, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện Tuy Phong, Trường tiểu học Lâm Hòa, Khu dân cư mới, Công viên Trần Phú, Nhà thi đấu huyện Hàm Tân, Công viên Nguyễn Huệ, Trung tâm văn hóa huyện Phú Quý.

Địa điểm bắn pháo hoa tại Thái Bình

Có 10 điểm bắn pháo hoa:

Nóc nhà 4 tầng Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy cũ (giáp quảng trường 14/10). Nóc nhà 9 tầng trụ sở làm việc của Sở Tài Chính (phố Lê Lợi). Tại nóc trụ sở làm việc của UBND thành phố Thái Bình. Huyện Tiền Hải: tổ chức 01 điểm bắn tại trụ sở huyện. Các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Kiến Xương tổ chức 1 điểm bắn Địa điểm bắn pháo hoa tại Hải Phòng:

Địa điểm bắn pháo hoa tại Hải Phòng

Bờ hồ Tam Bạc và Nhà triển lãm thành phố ở quận Hồng Bàng Bờ hồ An Biên ở quận Lê Chân Trung tâm hành chính quận Dương Kinh Khu công nghiệp VSIP ở huyện Thủy Nguyên Trung tâm hành chính huyện An Dương Trung tâm hành chính huyện Tiên Lãng Khu di tích Đền Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo Khu cầu Cảng Cát Bà ở huyện Cát Hải.

Địa điểm bắn pháo hoa tại Quảng Ninh

Quảng Ninh bắn pháo hoa tại 14/14 huyện, Hạ Long và Cẩm Phả sẽ có 2 điểm bắn pháo hoa.

Địa điểm bắn pháo hoa tại Thừa Thiên Huế

Huế có 2 địa điểm bắn pháo hoa là ở thành phố Huế và thị xã Hương Thủy.

Địa điểm bắn pháo hoa tại Kiên Giang

TP. Rạch Giá, huyện Phú Quốc và TP. Hà Tiên.

Địa điểm bắn pháo hoa tại Hưng Yên

TP. Hưng Yên bắn tại quảng trường Nguyễn Văn Linh. Thị xã Mỹ Hào: bắn trước cổng UBND thị xã. Huyện Phù Cừ: Bắn tại Hồ Điều Hòa, Trung tâm Văn hóa huyện. Huyện Ân Thi: Bắn tại đường 3/2, thị trấn Ân Thi. Huyện Khoái Châu: Trung tâm Văn hóa huyện. Huyện Yên Mỹ: Trung tâm Văn hóa huyện. Huyện Kim Động: Trung tâm Văn hóa huyện. Huyện Văn Lâm: Trung tâm Văn hóa huyện và khu di tích chùa Nôm.

Địa điểm bắn pháo hoa tại Hải Dương

TP. Hải Dương: Hồ Bạch Đằng và Quảng trường 30/10 TP. Chí Linh: Quảng trường Sao Đỏ Huyện Thanh Hà: Quảng trường Thanh Bình

Địa điểm bắn pháo hoa tại Lào Cai

Phố Đinh Lễ, thành phố Lào Cai, huyện Văn Bàn, Bảo Yên và Bắc Hà.

Địa điểm bắn pháo hoa tại Ninh Bình

Thành phố Ninh Bình, Tam Điệp và các huyện: Yên Khánh, Kim Sơn.

Địa điểm bắn pháo hoa tại Lâm Đồng

Hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt (2 điểm), hồ Đồng Nai (thành phố Bảo Lộc), trụ sở huyện Di Linh và Sân vận động huyện Đức Trọng.

Điểm bắn pháo hoa tại Khánh Hòa

Quảng trường 2-4 (TP Nha Trang), Quảng trường, số 2 đường Phạm Văn Đồng, phường Cam Phú, TP Cam Ranh.

Điểm bắn pháo hoa tại Nghệ An

Quảng trường Hồ Chí Minh ở TP Vinh, Quảng trường Bình Minh tại thị xã Cửa Lò và cầu Bến Thủy.

Điểm bắn pháo hoa tại Thanh Hóa

Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa), Trung tâm tổ chức hội nghị (thị xã Bỉm Sơn), Sân vận động huyện Ngọc Lặc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tết Nguyên Đán 2022 Là Vào Ngày Mấy Dương Lịch? trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!