Xu Hướng 10/2023 # Tết Miền Nam Có Những Món Ngày Nào Cũng Ăn, Nghĩ Đến Là ‘Mệt’ Nhưng Nếu Thiếu Thì Không Được # Top 14 Xem Nhiều | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tết Miền Nam Có Những Món Ngày Nào Cũng Ăn, Nghĩ Đến Là ‘Mệt’ Nhưng Nếu Thiếu Thì Không Được # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tết Miền Nam Có Những Món Ngày Nào Cũng Ăn, Nghĩ Đến Là ‘Mệt’ Nhưng Nếu Thiếu Thì Không Được được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không hiểu vì sao mà có những nhà ngày nào cũng ăn thịt kho tàu, ăn đến phải ‘xin tha’, nhưng năm sau vẫn lại nấu tiếp nồi to, bảo thiếu thì còn gì là Tết!

Không chỉ xuất hiện trong mâm cúng, có những món ăn xuất hiện xuyên suốt mùa Tết từ những ngày 25, 26 Tết kéo dài đến mùng 4, mùng 5 hoặc thậm chí là dài hơn như một nguyên tắc bất thành văn. Đó là những món mà chỉ cần xuống bếp những ngày này là thấy, đói bụng mở tủ ra lục lọi cũng thấy, khách đến nhà cũng lấy luôn món ấy ra mời, mười nhà như một. Đó là những món mà những đứa trẻ miền Nam phải ăn đi ăn lại hầu như mỗi ngày vào dịp Tết. Những món ăn ngày Tết ấy qua bao năm vẫn vậy, ai thích thú thì thích thú, ai ngán ngẩm thì ngán ngẩm, nhưng phải công nhận là không có những món này thì chẳng còn có cảm giác Tết nữa.

Thịt kho tàu

Nhà nào cũng có một nồi thịt to để ăn xuyên Tết.

Nếu bạn là người miền Nam, thì đảm bảo là nhà sẽ có một nồi thịt kho. Thịt kho này không phải thịt kho bình thường mà là thịt kho tàu, kho bằng nước dừa, nước lỏng và nhiều như canh vậy, có một ít màu nâu nhạt do đường thắn. Thịt trong này có phân nửa là mỡ, đặc biệt béo, khiến nước thịt hay nổi lên váng mỡ nhàn nhạt lấp lánh rất hấp dẫn (ít ra là trong mấy ngày đầu mình thấy nó).

Đặc biệt, chiếc nồi này cực to, không phải loại thịt kho theo bữa ăn như bình thường, mà là một nồi thịt kho bằng chiếc nồi to nhất nhì trong nhà, để cả gia đình ăn trong những ngày Tết. Đối với một số người thì nồi thịt kho này giống như ‘ác mộng’ khi mà ngày nào cũng phải liên tục ăn ba bữa… Tuy nhiên nếu Tết miền Nam mà không có thịt kho hột vịt thì thiếu vắng và buồn sao đó, nên thà ăn đến ngán thì mọi người vẫn phải nấu cho được nồi thịt to mời cả nhà ăn xuyên Tết.

Bánh tét

Có một sự thật là, như thể ở nhà mình ăn chưa đủ bánh bánh tét, thì sang nhà nào thăm viếng cũng được mời một vài khoanh… Bánh tét và bánh chưng gắn liền với Tết như một lẽ đương nhiên, song cũng không dừng lại ở mâm cỗ Tết, hai món này còn đồng hành với những đứa trẻ mọi miền trong các mùa Tết.

Không biết có phải nhà nào cũng thế không, nhung dường như các bà nội trợ miền Nam không thường nấu nướng nhiều trong ba ngày Tết. Và quả thật là họ có quyền như vậy vì sau khi đồn hết tinh lực vào mâm cỗ Tết hoành tráng thì ai nấy cũng mệt, thế nên những bữa cơm suốt Tết của những đứa trẻ miền Nam gần như là bánh tét chiên ăn cùng thịt kho (phía trên).

Chả lụa

Đối với những đứa trẻ miền Nam thì câu được nghe nhiều nhất khi vào bếp có lẽ là ‘XX ơi đi cắt chả lụa đãi khách đi con’. Trái với thịt kho không hay được mang ra mời thì chả lụa, cũng như bánh tét, hay đi cùng nhau và đồng hành trong việc mời khách. Chả lụa thực ra có thể được ăn quanh năm, bằng chứng là các xe bánh mì dạo nào cũng có bán cả chả lụa, nên đây cũng không phải món ăn đặc biệt gì. Tuy nhiên vì một số lý do mà Tết nào cũng phải có từ 1 đến 2 ký chả lụa.

Có lẽ là vì chả lụa để lâu được, không mắc công chế biến và có thể ăn ngay bất kì lúc nào. Chả lụa ăn cùng bánh tét, cùng cơm hay bánh mì đều ngon.

Các loại mứt

Có một sự thật là, đồng hành với sự du nhập của các món bánh trái phương Tây thì đa phần chúng ta đã không còn quá mặn mà với các loại bánh, mứt nữa. Tết là một trong số ít những dịp chúng ta thấy được các loại mứt, bánh truyền thống. Và vì hầu hết các hàng quán đều đóng cửa dịp Tết nên hiển nhiên bánh mứt là lựa chọn ăn vặt hiếm hoi ta có. Việc ngồi vắt vẻo trên ghế rồi cắn hạt dưa, nhai ít mứt và uống trà trong khi chờ khách đến chơi là một trong những hoạt động chỉ tồn tại vào dịp Tết mà thôi.

Dưa chua

Có nhiều nhà bình thường vẫn có dưa chua, nhưng lại có những gia đình hầu như không bao giờ ăn dưa chua trong cả năm, trừ Tết. Tết là dịp tụ hội của biết bao những lọ dưa chua, dưa muối, củ cải muối… Nhiều đến mức còn chưa vào bếp đã ngửi thấy mùi hăng hăng đặc trưng từ bên ngoài. Nhiều người không thích ăn dưa chua, nhưng lại không thể phủ nhận là nếu thiếu nó thì các món bánh tét, thịt kho trở nên ngậy và ngán hơn hẳn. Dưa chua chính là ‘cứu cánh’ đắc lực của những pha lỡ ăn quá nhiều thịt mỡ.

Mặt khác, người miền Nam có thói quen gọi chung các loại cải, rau củ muối là ‘dưa chua’, nhưng trong thực tế thì ở đây phổ biến nhất với củ kiệu, củ cải và rau cải muối.

Tin Liên Quan

10 Món Ăn Phải Có Trong Ngày Tết Miền Trung

Bánh tét, dưa món, thịt bò kho mật mía là những món không thể thiếu trong ngày Tết miền Trung.

Bánh Tét

Bánh tét là là loại bánh gần giống bánh chưng nhưng lại có dạng trụ giống giò. Bánh tét được gói bằng lá chuối thay vì lá chúng tôi ăn bánh được cắt bằng dây lạt thành khoanh tròn, có thể ăn ngay hoặc rán lên, và thường được ăn cùng dưa món. Đây là loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết ờ Miền Trung.

Dưa món

Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu, su hào… muối chua. Là món ăn kèm cùng bánh chưng bánh tét… Bữa ăn ngày tết thường rất nhiều dầu mỡ mà ngán, ăn cùng dưa món là một lựa chọn tuyệt vời.

Bò kho mật mía

Bò kho mật mía có vị thơm, cay của gừng, quế, ớt và vị giòn, ngọt tự nhiên của bắp bò hòa quyện với vị đậm đà, thơm dịu của mật mía, mặn mặn, ngọt ngọt rất dễ ăn và ngon miệng,món Bò kho mật mía thường xuất hiện trên mâm cơm tiếp khách của người miền trung vào dịp Tết.

Thịt ngâm mắm

Có thể là thịt lợn hay thịt bò tùy thích, cách chế biến đơn giản sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã được pha nấu theo tỉ lệ nhất định, khi ăn thái lát và ăn cùng dưa món ngon tuyệt cú mèo

Tré

Tré là món rất thú vị để ăn ngày tết, bởi sự mộc mạc từ những nguyên liệu “rẻ tiền” như mui heo, tai heo, ba chỉ, bì…dùng để nhâm nhi nhắm rượu, ăn chơi rất phù hợp.

Xôi đỗ xanh

Xuất hiện trên mâm cơm cúng giao thừa, xôi đỗ xanh cũng với gà, chân giò… là những món không thể thiếu.

Miếng giò đỏ hồng hấp dẫn, dai giòn tự nhiên, thơm thơm mùi thịt bò điểm chút cay của tiêu đen, khi ăn kèm với chút rau thơm và miếng tỏi Lý Sơn.

Gà luộc lá chanh

Gà luộc là món tất yếu, không chỉ miền trung mà miền nào cũng có.

Nem chua (Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa)

Nem chua đi kèm chả lụa, bên mâm cơm ngày tết là những cục nem hồng hào hấp dẫn bọc qua lớp lá ổi được gói bên ngoài bởi lá chuối. Nem miền trung mịn màng, hương vị dịu nhẹ, ăn kèm tép tỏi cho tăng hương vị.

Bánh thuẫn

Bánh thuẫn được làm từ bột (bột bình tinh, bột năng…) pha với trứng, nướng trên than bằng một khuôn đặc biệt dành riêng cho bánh thuẫn. Khi bánh chín tỏa một mùi thơm rất quyến rũ, miếng bánh nở vàng, hấp dẫn thường có ở Bình Định, Quy Nhơn…

Các Món Ngon Ngày Tết Dễ Làm Của 3 Miền Bắc Trung Nam

Tết là thời điểm gia đình đoàn viên, quây quần bên mâm cổ với nhiều món ngon ngày Tết vô cùng đặc biệt. Mỗi năm mới có 1 lần sum họp đông đủ, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ, nói cười ăn uống bên nhau trong sự vui vẻ ấm áp với nhiều ý nghĩa thiêng liêng…

Tết là khoảng thời gian quý giá nhất trong năm, là khởi đầu cho một năm mới và cũng là thời điểm đoàn viên của cả gia đình, thời điểm họ hàng được quây quần bên nhau thật vui vẻ để đón năm mới thật ấm cúng và hạnh phúc.

Ở mỗi gia đình, theo tùy vùng miền, tập tục mà sẽ có mâm cỗ ngày Tết thịnh soạn khác nhau, phù hợp theo truyền thống ở đó với nhiều món ăn ngày Tết thật đặc biệt.

Dù cũng là những món ăn ngày thường, nhưng hương vị sẽ bỗng dưng khác hẳn, vì đó là những ngày không hề giống ngày nào trong năm, gọi là ngày đoàn viên.

Thông thường, trong những ngày Tết các gia đình sẽ thường ăn đi ăn lại chỉ 2-3 món suốt nhiều ngày liên tục, thật sự sẽ rất ngán luôn. Có lẽ, lúc này gia đình bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn vài món để thay đổi hoặc kết hợp ăn cho đỡ ngán chứ không sẽ chịu gì nỗi đúng hem?

Những món ăn ngày Tết miền Nam 1. Bánh Tét ngày Tết của miền Nam

Bánh Tét là một trong các món ăn ngày Tết mang sự tượng trưng rõ rệt nhất cho Tết cổ truyền ở miền Nam và miền Trung bên cạnh bánh chưng. Tuy nhiên, bánh Tét miền Nam thì hơi khác miền Trung một chút, nó có hai loại chính, đó là:

Bánh Tét nhân mặn: Nguyên liệu để làm chủ yếu là thịt mỡ truyền thống với đậu, ai thích biến tấu thì cho thêm cả lạp xưởng và trứng muối để làm thêm nhiều hương vị khác nhau, ăn đỡ ngán và ngon hơn.

Bánh Tét nhân ngọt: Nguyên liệu phổ biến để làm thường là nhân chuối hay đậu đỏ, đậu xanh,… mỗi nhà còn có cách làm khác nhau theo khẩu vị mình thích nữa.

2. Thịt kho hột vịt

Có lẽ đây là món ăn ngày Tết thịnh nhất ở miền Nam luôn, đi nhà nào chắc sẽ cũng thấy, lắm khi ở nhà ngán lắm, trốn qua nhà bạn bè cũng thấy, đến nỗi muốn trốn luôn cả thế giới.

Vì những ngày giáp Tết như này thì nhà nhà trong miền Nam đều đã luôn thủ sẵn 1 nồi thịt kho hột vịt siêu to khổng lồ rồi, để ăn hết mùng mền luôn đó. Vì món này có thể ăn với cơm, cuốn với rau và bún chấm nước mắm/nước thịt cay (có ớt) cũng ngon lắm à nha.

Nếu bạn có nghe thêm những cái tên như thịt kho riệu hay thịt kho nước dừa thì cũng là món này luôn đó nha. Vì Nấm Khỏe là người miền Nam mà, ăn hết 5-6 ngày là thấy mún xỉu rồi, năm nay ăn 2 ngày thôi còn lại ăn món khác, hihi.

3. Củ kiệu với tôm khô

Ái chà, món này cũng cực kỳ thông dụng luôn đó nghen, ở miền Nam thường ăn kết hợp củ kiệu tôm khô cùng với thịt kho hột vịt cuốn bánh tráng cũng hết xảy luôn đó nha các bạn.

Củ kiệu có thể tự làm, thường được ngâm chua ngọt trong hủ, khi ăn kết hợp kèm với tôm khô sẽ rất tuyệt, có thể rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn kết hợp cùng có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt… các chị em phụ nữ, cô dì miền Nam mê lắm.

Nếu bạn lần đầu ăn Tết ở trong Nam thì 2 món củ kiệu với thịt kho này sẽ là món ăn ngày Tết miền Nam thông dụng nhất luôn kết hợp cùng nhau.

4. Dưa giá hẹ

Ngày Tết nếu có thể làm món dưa giá hẹ này thì cũng thật sự rất tốt, rất bổ dưỡng và ngon tuyệt, bởi nó có thể kết hợp với cơm hoặc thịt kho hột vịt cuốn bánh tráng cùng củ kiệu tôm khô, 3 món này ăn cùng sẽ ngon hơn và giải ngán hiệu quả.

Nguyên liệu chủ yếu để làm món dưa giá này đơn giản cực, chỉ cần giá, hẹ, cà rốt là đủ… ăn sẽ có vị giòn ngon, tính mát nên món dưa giá hẹ được nhiều người chọn làm món phụ để ăn kết hợp, để giúp cơ thể giải nhiệt trong những ngày Tết nữa.

5. Canh khổ qua nhồi thịt

Món này có lẽ bạn ăn thường ngày, nhưng mà sẽ thật đặc biệt khi ngày Tết có thêm món khổ qua nhồi thịt, nó sẽ làm cho bữa ăn thêm phong phú, bớt ngán mà lại còn có ý nghĩa thú vị nữa, đó là đẩy lùi những khó khăn đi qua.

Không những thế, ngày Tết thì biết bao nhiêu món nóng được tống vào cơ thể của bạn, nếu dùng món ăn này sẽ thật sự bổ dưỡng và giúp giải nhiệt cơ thể một cách hiệu quả trong những ngày Tết.

6. Lạp xưởng

Chu choa, lạp xưởng cũng là một trong những món ăn cực phổ biến ở miền Nam đó he. Mỗi khi xuân về, gần giáp Tết là mọi người lại tìm mua lạp xưởng nhiều hơn, vì nó không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết được.

7. Chà Bông Nấm Hương

Miền Nam gọi chà bông (miền Bắc gọi là ruốc) vốn là một trong các món ăn thông dụng mỗi ngày của nhiều người vì dễ kết hợp được với nhiều món ăn khác nhau và tiện lợi vì có thể mang đi nhiều nơi dùng.

Chà bông thường làm từ thịt heo, nhưng sẽ tốt hơn nếu làm chà bông từ chân Nấm Hương khô vì loại nấm này ăn cực ngon lại vô cùng giàu dinh dưỡng, khó ngán, dễ ghiền, thuần chay, không nóng, vị thanh ngọt.

Món ăn ngày Tết miền Trung 1. Bánh Tét miền Trung

Cũng là bánh Tét, nhưng miền Trung lại làm món này khá đơn giản hơn trong Nam mình nhiều, không cầu kỳ. Là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu được trong mâm cỗ Tết của người miền Trung chịu thương chịu khó.

Cũng vì sự đơn giản của bánh Tét miền Trung, nên khi ăn vào ta có thể cảm nhận rõ rệt được vị ngon của từng nguyên liệu có bên trong và độ hấp dẫn.

Đối với người miền Trung, bánh tét có ý nghĩa riêng, đó là ” sự hội tụ của đất và trời “. Nếu bánh chưng của người Bắc được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung và Nam thường được gói bằng lá chuối.

Mặc dù chúng được chế biến giống nhau về nguyên liệu, ăn không khác nhau mấy, nhưng bánh Tét bạn thấy là đòn hình trụ, bánh Chưng hình vuông.

2. Nem chua

Dù là món ăn ngày Tết thông dụng của người miền Trung, nhưng người miền Nam cũng rất mê món này, luôn có sẵn để ăn vào những ngày Tết. Nem có đủ vị chua ngọt mặn và vị hơi cay của ớt, ăn rồi bạn sẽ thấy cực kỳ thú vị.

Nếu được người miền Trung đãi thử những món ngon ngày Tết mà có nem nướng cùng ít rượu thì bạn hẳn sẽ càng thấy đặc biệt hơn.

Món ăn đặc sản miền Trung này được làm chủ yếu từ thịt heo, được tẩm ướp gia vị xong rồi được gói lại trong lá ổi cùng 1 miếng ớt hay lá chùm ruột để trong vài ngày, chúng sẽ có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay và có màu đỏ hồng.

Món nem chua đặc trưng của miền Trung bạn thấy sẽ rất mịn màng, hương vị dịu nhẹ và thường được ăn kèm với tép tỏi để cho tăng hương vị lên. Một món ăn có 3 4 vị một lúc cực đặc biệt, ăn rồi sẽ khó quên.

3. Dưa món

Nếu miền Nam có củ kiệu đơn giản thì miền Trung sẽ có dưa món, món đặc trưng vị tựa củ kiệu nhưng lại đa vị hơn nữa.

Bởi dưa món được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như cà rốt, đu đủ, củ cải, dưa leo, củ kiệu,… các loại nguyên liệu này đã vô tình tạo nên món ăn ngày Tết ngon không thể tả của người Trung.

Mặc dù trông nó khá đơn giản, nhưng để có thể làm được món dưa món này được chuẩn và ngon vị thì sẽ tiêu tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ đâu nghen.

Bạn hoàn toàn có thể cắt một lát bánh Tét dẻo mềm ra để ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua thì chu choa ơi, nó sẽ đem đến cho bạn một cảm giác lạ miệng rất khó cưỡng, một hương vị rất tuyệt, mang chất riêng trong những ngày Tết như này.

4. Tôm chua

Tôm chua là một trong những món đặc sản Huế, nếu đã từng du lịch đến đây một lần thì mới biết đươc món này. Đây không chỉ là món ăn thường, mà nó là một trong những món ăn ngày Tết của người miền Trung.

Món ăn này có vị ngọt bùi của tôm, độ béo ngậy của thịt, vị chua của khế, chát của xả, hương của các loại rau thơm và vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt… chỉ vậy thôi bạn cũng thấy được một món ăn đa vị độc lạ và ngon đến nhường nào rồi.

5. Chả bò

Nấm Khỏe đã từng du lịch 1 phen ra miền Trung, thấy trong bàn tiệc mà họ làm để đãi khách thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng rất thú vị, không ngờ đây cũng là một trong những món ngon ngày Tết của người miền Trung đáng yêu.

Món chả bò này ăn khá dai dai với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.

6. Thịt heo ngâm mắm

Món này tuy của miền Trung nhưng lại được nhiều người ở trong miền Nam yêu thích, đó là món thịt heo ngâm mắm, đây là một trong những món ngon ngày Tết vô cùng ngon của người miền Trung vào mỗi dịp xuân về, tương tự món lạp xưởng trong Nam.

Nguyên liệu để làm món này đó là thịt heo nạt mỡ thái lát mỏng, có thể dùng thịt bò nhưng ít ai làm, có lẽ vì không ngon bằng làm với thịt heo. Sau khi sơ chế thịt heo xong thì sẽ được cho vào hủ để ngâm với nước mắm đường (pha nấu theo một tỉ lệ nhất định).

Khi bạn ăn cơm cùng món thịt heo ngâm mắm này sẽ thấy có vị mặn mặn đến nhăn méo mặt, nhưng lại cũng có vị ngọt, chúng thường được ăn kèm với dưa món hay củ kiệu chua ngọt nữa, ngon hơn khi cuốn bánh tráng với rau sống, rau thơm chấm mắm ngọt.

Món ăn ngày Tết miền Bắc 1. Bánh Chưng miền Bắc

Nếu miền Nam và Trung có bánh Tét thì miền Bắc là cội nguồn của bánh Chưng, mặc dù ngày nay cả 3 miền đều có luôn 2 loại bánh này trong mâm cỗ ngày Tết. Làm một món bánh để trao tặng tận tay nhau thể hiện tình cảm trân quý cực thú vị.

Bánh Chưng được ví là món ăn của đất trời, là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo với đậu xanh thơm ngọt bùi, một chút tiêu cay nhẹ cùng món thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết cổ truyền thú vị của người Việt.

Trong Nam hiếm có nhà nào nấu bánh Chưng, nhưng chắc hẳn miền Trung và Bắc nấu bánh Chưng khá nhiều, cái khung cảnh cả gia đình ngồi nấu nồi bánh chưng, đợi chín, gói bánh thật vui vẻ hạnh phúc và ấm cúng.

2. Thịt đông lạnh

Món thịt đông là món ngon ngày Tết đối với người miền Bắc, được dùng nhiều mùa đông và Tết, một trong những món ăn đặc biệt và mang tính truyền thống, độc đáo và tinh túy của người miền Bắc.

Thịt đông thường được chế biến bằng chân giò, tai, bì lợn và bảo quản trong tủ lạnh cho thịt đông lại thì trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Món này ăn vào bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và mát cả răng miệng.

Trước khi ăn, bạn lấy thịt đông ra, cắt thành nhiều lát mỏng hoặc dùng dao mũi nhọn lách xung quanh thành khuôn và úp ra đĩa để thưởng thức. Ăn thịt đông với cơm nóng chấm nước mắm nguyên chất pha với chanh ớt, ăn sẽ rất ngon.

3. Xôi gấc

Trong Nam hay dùng xôi đậu xanh, nhưng ngoài bắc hay dùng xôi gấc, một món ăn góp phần trong mâm cỗ ngày Tết thêm phần đặc sắc và thú vị.

Xôi gấc được nấu chính yếu là từ gạo nếp ngon, được trộn thêm với gấc tươi, nước cốt dừa rồi cho vào nồi để hấp. Quá trình đun xôi hoàn tất, xôi khi chín sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn.

Ăn xôi gấc vào, bạn sẽ cảm nhận được cái vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa cùng chút vị ngọt nhẹ của đường.

Ý nghĩa của xôi gấc được minh họa theo màu, vì nó có màu đỏ, đó là màu tượng trưng cho Tết, là màu của hạnh phúc, là màu của một năm mới may mắn phát tài.

4. Giò/Chà giò

Giò là một trong những món ăn ngon ngày Tết của người Bắc, nguyên liệu được làm từ thịt heo, đem giã nhuyễn trong cối đá và rồi gói lại trước qua 1 gói nilong gói ngoài bằng lá chuối, sau đó được đem đi hấp chín.

Gió có ý nghĩa với người miền Bắc nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, thường được thái thành từng khoanh dày tầm 1cm hoặc cắt đôi khoanh đó ra.

Vị của nó rất ngon, chấm cùng nước mắm mặn ăn cùng cơm nóng là hết xảy.

5. Nem rán

Nếu ẩm thực miền Trung có nem nướng thì ẩm thực miền Bắc không thể thiếu được món nem rán tuyệt vời này. Bên trong được làm từ thịt, Nấm Mèo (Nấm Mộc Nhĩ) và giá rồi đem rán lên tới khi bên ngoài màu vàng óng.

Nem rán được coi là một món ăn ngày Tết ngon độc đáo và hấp dẫn cực kỳ đối với người miền Bắc, nên nó còn được gọi với cái tên ” quốc hồn quốc túy ” của người Việt.

6. Dưa hành

Người miền Bắc có rất nhiều món ăn ngon tựa sơn hào hải vị vô cùng ngon độc lạ cho tới những món ăn dân dã, trong số đó thì món hành muối chua lại chiếm vị thế vô cùng quan trọng, được nhiều người thích, luôn có mặt trong mâm cỗ ngày Tết, còn gọi là dưa hành.

Kết luận về các món ngon ngày Tết

Bạn cũng thấy rồi đó, tất cả các món ăn ngày Tết đều là món ngon 3 miền Bắc – Trung – Nam, mỗi món ăn đều mang theo một màu sắc, hương vị và ý nghĩa của riêng nơi đó, con người nơi đó.

Nhưng tựu chung lại, các món ăn này đều bổ trợ cho nhau, giúp cho mâm cổ ngày Tết thêm phong phú, trang trọng và mang nhiều ý nghĩa tốt lành.

Đặc biệt, nếu kết hợp cùng nhau sẽ càng thêm ngon hơn, nhiều hương vị hơn, giúp chống ngán khi phải ăn cùng 1 món nhiều vào ngày Tết.

MÓN NGON MỖI NGÀY

Mỗi miền đều có một cái chất riêng, một gu ẩm thực riêng, một ý nghĩa cổ truyền riêng, nhưng mãi là con người Việt Nam, chung 1 dòng máu, mãi là những món ăn độc lạ mang đậm bản sắc Việt muôn đời, không bao giờ thay đổi.

Ước Gì Ngày Nào Cũng Là Tết

Trên đường phố khi có người gặp tai nạn, dù nặng hay nhẹ, chỉ thấy nhiều người đứng xem, rất ít người sẵn sàng chở nạn nhân đi bệnh viện. Họ không dừng cũng có lý do, đó là: sợ, ngại, đó là ích kỷ, là thiếu ý thức với xã hội.

Vậy mà cũng có trường hợp ngoại lệ, đó là… mấy ngày Tết. Tôi nhớ lại mồng hai Tết năm ngoái, đường phố đông hơn mùng 1 nhưng vẫn vắng vẻ. Đường vắng mà người đi đường rất nhường nhịn nhau, các bác tài xế ô tô không đi ẩu, đi vội. Có lẽ họ sợ… xui xẻo đầu năm, nhưng quả thực những ngày xuân ấy sao mọi người lại… hiền đến thế.

Tôi nhớ ngày đầu năm ấy, trên đường có xảy ra một vụ va chạm. Một chị trung niên đi xe máy từ trong ngõ ra đã va vào một chiếc xe máy trên đường đang đi đến. Cả hai đều ngã xuống đường nhưng đều không bị thương nặng do tốc độ khá chậm. Anh thanh niên đã đứng dậy rồi đỡ chị kia dậy, giúp dựng hộ xe, mặc dù chị là người có lỗi. Chị gây tai nạn cũng xin lỗi rối rít và anh thanh niên đã bỏ qua, sau đó, hai người đi tiếp. Điều đáng nói trong câu chuyện này, đó là mấy người dân bên đường đã giúp đỡ nhiệt tình, người đưa chai dầu, người cho miếng băng dán, người mời vào nhà ngồi.

Qua câu chuyện, có thể thấy rằng, khi con người đang ở trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ thì họ sẽ giúp người khác nhiệt tình, vô tư mà không nghĩ gì đến rủi ro mình sẽ phải gặp. Vì đó chính là ngày Tết, là ngày họ tạm thời được giải thoát khỏi cơm áo gạo tiền mưu sinh, khỏi tâm lý ngại ngùng vốn có, chính vì vậy họ sẵn sàng làm việc tốt mà không so đo tính toán.

Một câu hỏi được đặt ra trong một buổi liên hoan: đi châu Âu thấy người ta giúp người bị nạn một cách vô tư, tại sao có thể như thế? Tranh luận một hồi, nhiều người đồng tình với nguyên do: dân Tây có ý thức tốt từ bé, và kinh tế của họ cũng tốt nên họ sẵn sàng giúp người, thậm chí sẵn sàng bỏ tiền ra giúp người bị nạn, vì vậy họ chẳng lo lắng gì khi cứu người. Ngẫm ra, điều đó rất có lý.

Do vậy, ý thức cứu người gặp tai nạn của Việt Nam không thể nâng cao trong ngày một ngày hai, mà phải là từ từ nhưng quyết liệt, mưa dầm thấm lâu. Khi đường sá ngày nào cũng như ngày Tết, khi tâm trạng người dân ngày nào cũng thoải mái vui vẻ như Tết, thì khi đó rất khó xảy ra tai nạn, và nếu chẳng may có tai nạn xảy ra thì ai cũng sẵn sàng giúp đỡ.

“Ước Gì Ngày Nào Cũng Là Tết”

Đó là câu nói được nói ra nhiều nhất từ những đứa trẻ ở nơi đây. Chúng hạnh phúc, chờ đón, mong ngóng cái được gọi là Tết từ cách đây cũng đâu đó chừng nửa tháng hay một tháng. Đối với những đứa trẻ đó, Tết là một cái gì đó thật tuyệt. Tết là xúng xính áo quần đi chúc Tết ông bà. Tết là nhận lì xì đỏ dù sau đó có thể sẽ lại “đưa mẹ giữ hộ” mà chẳng bao giờ nhận lại nhưng như vậy là đủ làm chúng vui cả ngày. Tết là biết bao đồ ăn ngon mà ngày thường chỉ có trong suy nghĩ, là những hương vị chúng thèm thuồng, chúng háo hức. Tết là sẽ chẳng bị nghe mắng chửi khi chúng làm sai, Tết mà! Tết là lúc người lớn thể hiện sự khoan dung của mình, tình yêu thương vô bờ dành cho những đứa trẻ bằng hành động không đánh mắng, nói năng nhẹ nhàng…Đây có lẽ là lí do chính khiến tụi nhỏ vẫn nói với nhau “Ước gì ngày nào cũng là Tết!”

“Vì sao Tết bây giờ không vui như trước nữa?

Bởi vì hồi nhỏ, khi còn một tháng nữa mới đến Tết bố mẹ đã dẫn đi chợ mua quần áo mới và dặn kĩ Tết đến mới được mang ra mặc. Còn bây giờ thì suốt ngày mua hàng online, suốt ngày nhận bưu phẩm, Tết thì cũng chỉ là đặt nhiều hơn vài đơn hàng mà thôi.

Hồi trước mỗi lần Tết đến, bố lại nắm tay dẫn bạn đi chúc Tết họ hàng nội ngoại, anh em bạn bè, đi đến đâu bạn nhận được lì xì đầy túi đến đấy. Còn bây giờ, bạn chẳng còn nhỏ nữa, lì xì cũng vì thế mà ít dần đi.

Hồi trước bạn là cục vàng cục bạc của ông bà nội ngoại, Tết đến là bao bánh kẹo ngon đều là của bạn. Còn bây giờ không biết bạn đã tụt xuống vị trí nào rồi, bên cạnh bạn lại còn xuất hiện thêm một lũ nhóc nghịch như quỷ để bạn trông nom.

Hồi trước đêm Giao thừa háo hức đi xem pháo hoa, đón năm mới đến rạng sáng mới về. Còn bây giờ bạn đón Giao thừa bên điện thoại, máy tính.

Hồi trước háo hức đến Tết vì được ăn bánh chưng, được gói bánh, trông bánh. Giờ thì ngày nào cũng có thể ăn bánh chưng nhưng mùi vị không còn ngon như trước nữa rồi.

Không phải vì Tết đã không còn mùi vị Tết, mà là tuổi của bạn đã không còn thích hợp làm người vui vẻ nhất mỗi khi Tết đến xuân về nữa rồi.”

Lịch Nghỉ Tết Xổ Số Là Những Ngày Nào? Lịch Quay Xổ Số 3 Miền Tết 2023

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán xổ số Miền Bắc 2023

Lịch nghỉ Tết Miền Bắc hầu như đều ổn định hàng năm. Theo quy chế của Nhà nước thì công ty phát hành XSKT Miền Bắc là loại hình kinh doanh đặc trưng, không nghỉ vào cuối tuần hoặc nghỉ lễ.

XSMB nghỉ quay chỉ 4 ngày trong năm. Đó là vào 4 ngày Tết truyền thống của Việt Nam.

Thời gian nghỉ quay XSMB: Ngày 30/12, mùng 1, mùng 2 và mùng 3 âm lịch. Theo đó thì xổ số Miền Bắc quay thưởng bình thường trở lại vào mùng 4 Tết. Như thế mỗi năm đài này sẽ quay tất cả 361 ngày (362 ngày nếu là năm nhuận).

Cùng là dịch vụ của Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Thủ đô hay còn được gọi là công ty XSKT Miền Bắc như vé số truyền thống thì những hình thức xổ số sau đây cũng ngừng xổ vào 4 ngày Tết Nguyên Đán:

Xổ số lô tô tự chọn

Xổ số điện toán 1, 2, 3

Xổ số điện toán 2, 3, 4 cặp số

Xổ số điện toán 2, 3, 5

Xổ số điện toán 6×36

Xổ số điện toán Thần tài 4

Những anh em chơi xổ số Miền Bắc trong dịp Tết có thể thoải mái đi chơi hay có thể chuyển qua đánh các miền còn lại mà không phải bận tâm đến giờ quay xổ số nữa. XSMN và XSMT có khác biệt tương đối lớn so với miền Bắc. Anh em tham gia xổ số những đài miền Nam, Trung có thể đánh đủ 365 – 366 ngày. Mọi ngày nghỉ, ngày lễ cũng như cả dịp Tết thì những đài này vẫn quay bình thường.

Sự khác biệt đó được giải thích như sau: Xổ số miền Nam, Trung có nhiều đài, quay thưởng tại nhiều tỉnh thành khác nhau ở trong một ngày. Như thế hàng tuần chỉ quay 1 tới 2 lần ở một tỉnh. Chính vì vậy nên vào dịp Tết Nguyên Đán cũng không thông báo lịch nghỉ tết xổ số hai miền này. Các hình thức loto tự chọn Miền Nam, Trung cũng vẫn hoạt động đều đặn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tết Miền Nam Có Những Món Ngày Nào Cũng Ăn, Nghĩ Đến Là ‘Mệt’ Nhưng Nếu Thiếu Thì Không Được trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!