Bạn đang xem bài viết Sen Ở Làng Sen Quê Bác, Vào Mùa Tháng Năm… được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Về quê Bác là về làng Sen. Dường như hoa sen nở trước hàng trăm năm ấy để chuẩn bị cho việc sinh ra một con người đẹp nhất vào ngày 19/5/1890.
Ở làng Sen, từ xa xưa sen đã ở với người. Sen trong ao nhà, sen ở ngõ làng, sen giữa những cánh đồng bát ngát… Sen làm nên tên làng. Sen làm nên hồn người. Và làng Sen đã nở ra một đóa sen thơm, đã hun đúc nên một con người Việt Nam đẹp nhất: Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng!
Từ Vinh, con đường về làng Sen quê Bác là con đường với bao cảnh sắc thân thuộc. Con đường ấy chỉ dài 15 cây số mà miên man trong tôi hàng ngàn ký ức từ vọng về lịch sử và những kỷ niệm tuổi thơ… Đây cửa hàng giải khát Trà Bồng, hiệu kem Cửa Nam của thời Miền Bắc XHCN. Cốc xi-rô, miếng kẹo lạc thật thà ngày ấy còn thơm ngon đến tận bây giờ!
Đây Cửa Tiền, con sông thuyền bè tấp nập, con sông xưa trong xanh từng tắm mát bao tuổi thơ Vinh. Cửa Tiền nối sông Lam với kênh Nhà Lê – con đường thủy được Lê Hoàn xây dựng, chảy qua thời Nguyễn Huệ dùng để vận chuyển quân lương từ Miền Trung ra Miền Bắc và ngược lại, đồng thời là một công trình thủy lợi độc đáo tưới mát cho những cánh đồng khô hạn của vùng Hoan Diễn trong suốt chiều dài lịch sử.
Đây Chùa Sư Nữ, ngôi chùa có từ năm 886. Nó nổi tiếng vì không chỉ là một ngôi chùa cổ, còn giữ được bộ kinh quý từ thời nhà Đường, nhiều tượng Phật và đồ thờ quý giá mà còn vì trụ trì chùa từ xưa đến nay đều là sư nữ, trong đó có nhiều trang giai nhân tuyệt sắc, có cả quận chúa thời nhà Nguyễn.
Hồi nhỏ, vào những năm 60, tôi theo một ông chú đến chùa, được gặp Ni trưởng Thích Diệu Niệm và ấn tượng đó không bao giờ phai nhạt. Bà sinh năm 1925, mất năm 1998. Sắc đẹp và lòng nhân ái của bà nổi tiếng khắp vùng. Năm 1945 và qua hai cuộc kháng chiến, bà thường mở rộng cửa chùa cứu đói, chữa bệnh cho dân nghèo hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Không chỉ kinh kệ mà bà còn giỏi thơ văn, tinh thông nhiều lĩnh vực và tích cực tham gia hoạt động xã hội.
Hai lần về thăm quê, Bác Hồ đều đến Chùa Sư Nữ, Ni trưởng Thích Diệu Niệm được hai lần đón Bác. Ở chùa này, gần đây có một ao sen trắng, chỉ sen trắng mà thôi, mỗi năm nở hai lần, ai cũng cho là đẹp, hiếm và lạ!
Qua Chùa Sư Nữ một đỗi ngắn là đến Hưng Nguyên, gặp Đài liệt sĩ Thái Lão. Nơi đây, ngày 12/9/1930, máy bay thực dân Pháp đã ném bom và xả súng vào 8.000 nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn biểu tình trong Phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, làm 217 người chết và 125 người bị thương. Năm 1961, Bác Hồ đã đến đây đặt vòng hoa và đứng lặng hồi lâu. Tháng 2, Bác mới chủ trì Hội nghị thành lập Đảng, mà tháng 9, lòng dân theo Đảng đã ngùn ngụt cháy, sự hy sinh vì Đảng, vì Nước đã to lớn khôn cùng… Có ai có thể quên dân, quên những trang sử hào hùng khi có lòng dân theo Đảng?
***
Con đường lên quê Bác ngày xưa theo lối người đi bộ và đi xe đạp thật dài. Dài và đẹp. Cái dài làm cho bước hành hương thêm ý nghĩa. Cái đẹp của thiên nhiên làng quê nước Việt thật gần gũi mà lung linh, huyền diệu. Trên con đường về quê Bác năm nay bằng ô tô lướt qua những xóm làng dọc QL 46 như phố thị, tai tôi lại văng vẳng đoạn văn của Hoài Thanh và Thanh Tịnh mà chúng tôi thuộc lòng trong tiết giảng văn “Phong cảnh quê Bác” ở cấp hai:
“Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa…”. Ôi làng quê Việt Nam! Nhớ “Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao” trong thơ Huy Cận. Nhớ sao “Thôn trước thôn sau tựa khói lồng/ Bóng chiều bên có lại bên không/ Mục đồng thổi sáo trâu về hết/ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” (Trần Nhân Tông).
Và Hoài Thanh năm 1961 (chắc cũng lần về quê Bác) viết về làng Nghi Trung quê ông sau 30 năm xa: “Xa xa đã trông thấy những ngọn tre lơ thơ đàng sau khoảnh vườn cũ. Những ngọn tre ấy thân yêu biết mấy đối với tôi. Ngày xưa, những lần đầu tôi phải xa nhà lên tỉnh học, khi ngoảnh lại nhìn mấy ngọn tre đu đưa, nước mắt tôi cứ trào ra, không sao cầm lại được.
Trong đầu óc non trẻ của tôi hồi bấy giờ, giữa cuộc sống tràn đầy lạnh nhạt, gian dối và ác độc, chỉ nơi đây là có tình thương. Giờ đây, cuộc sống đã thay đổi và cách tôi nhìn cuộc sống cũng đã thay đổi, nhưng mấy ngọn tre kia trong lòng tôi vẫn có một vị trí riêng”.
Lại nhớ tre!. “Nước Việt Nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa…Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.
Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời”. Ấy vậy mà cây tre ngàn đời ấy bây giờ đã hiếm. Tre bị chặt phá trong phong trào cải tạo vườn tạp. Tre và làng khuất hẳn trong cơn lốc đô thị hóa, trong những cơn sốt bần bật của thị trường bất động sản…
Chả lẽ một ngày nào đó, con cháu ta khi đọc về tre lại tra trong từ điển như một từ Việt cổ? Khi ai đó ruồng rẫy tre, vẫn còn nhiều người yêu tre lắm. Tre đã làm nên kiến trúc Võ Trọng Nghĩa lừng danh ở Nhật Bản. Tháng 5/2018, cô gái Hà Nội Trần Thạch Thảo sinh năm 1995 đã đoạt giải tài năng cuộc thi thiết kế nội thất Mỹ với cảm hứng từ cây tre và sự cần nối tiếp của các thế hệ. Không có gì bỏ đi, nhất là những điều không thể làm lại!
***
Về quê Bác là về làng Sen. Mắt nhìn đầu tiên là sen. Cảm xúc đầu tiên là sen.
Tên “Cồn Sen”, “Làng Sen”, “Kim Liên” có từ lâu đời cùng với hoa sen. Dường như hoa sen nở trước hàng trăm năm ấy là để ướp hương cho trời đất một vùng, để chuẩn bị cho việc sinh ra một con người đẹp nhất vào ngày 19/5/1890; con người sẽ giải phóng dân tộc, sẽ “vạch đường đi cho dân tộc theo đi” vào thế giới văn minh, hiện đại, sánh vai cùng cường quốc năm châu.
Hoa sen có nhiều nơi trên thế giới, mang giá trị “cái đẹp phổ quát”. Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh mùi bùn. Trước Công nguyên, các tín đồ của đạo Phật đã gắn hoa sen với Đức Phật với một nhận thức, một hàm ý: sen chứa đựng những gì trong sạch, cao quý, kết tinh nhất của tâm hồn và trí tuệ con người.
Ở Việt Nam, đâu cũng có sen. Sen mênh mông Đồng Tháp Mười, sen quấn quýt với bờ tre, ruộng lúa trên đồng bằng Bắc Bộ. Sen nở dọc miền Trung làm dịu đi cả một miền cát cháy. Sen trên bàn thờ mỗi nhà. Sen trong văn chương, nghệ thuật. Sen trong lời nói thường ngày. Sen cùng người đi qua năm tháng: Sen tàn, cúc lại nở hoa; Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Sen là tình nghĩa thủy chung: Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. Sen là đạo đức, phẩm hạnh: Nhụy vàng bông trắng lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Không chỉ hoa, mà lá sen không thấm nước, cũng là biểu tượng của sự sạch sẽ, sự tự làm sạch mình, không “tự diễn biến”.
Sen là kỷ niệm thơm mát tuổi học trò: Học trò trường huyện ngày năm ấy/ Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ/ Những buổi học về không có nón/ Đội đầu chung một lá sen tơ. Sen là vị thuốc quý có thể chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là làm cho con người dễ ăn, dễ ngủ, xua tan được sự ưu phiền trong cõi thế nhọc nhằn, làm cho tâm hồn thanh thái…
Năm 1822, vua Minh Mạng đã cải tạo một khúc sông cũ thành hồ sen gọi là Hồ Tịnh Tâm, có điện, các và ông thường ra đấy để tu tâm, dưỡng tính, tránh căng thẳng, mệt mỏi vì triều chính…
Sen ở làng Sen lại càng đặc biệt. Ở đây, từ xa xưa sen đã ở với người. Sen trong ao nhà, sen ở ngõ làng, sen giữa những cánh đồng bát ngát… Sen làm nên tên làng. Sen làm nên hồn người. Và làng Sen đã nở ra một đóa sen vàng, đã hun đúc nên một con người Việt Nam đẹp nhất.
Sen làng Sen ngày xưa mọc nhiều và lan theo mặt nước một cách tự nhiên. Nhưng cũng nhiều thời kỳ do khai thác hết mọi diện tích để trồng lúa và cây lương thực, bóng sen có lúc tưởng đã lụi tàn. Những năm gần đây, sen đã được gầy dựng lại, không chỉ ở làng Sen mà còn các xã khác của Nam Đàn. Ao nối ao, sen thơm suốt dọc đường của bước chân du khách. Hoa sen ở đây không bán, mà chỉ để làm đẹp cảnh làng, để dâng lên bàn thờ của Bác trong suốt cả mùa hoa. Bàn thờ Bác không chỉ ở Nhà Tưởng niệm của Khu Di tích mà có trong nhà mỗi người dân Kim Liên cùng với bàn thờ gia tiên.
Gặp ông T., chủ ao sen cạnh đình Kim Liên, tôi được biết, chính quyền địa phương và một doanh nghiệp đã đầu tư hoàn toàn cho việc trồng sen, người dân chỉ việc chăm sen và hưởng lợi từ hạt sen, tâm sen, lá sen. Bởi thế, sen làng Sen nói riêng, ở Nam Đàn nói chung, ngày càng nhiều, càng đẹp…
***
Học giả Bùi Dương Lịch thế kỷ 18 cho rằng, người Xứ Nghệ có tính chất phác, hồn hậu. Người lính Xứ Nghệ trung thành, quả cảm, nếu khéo dùng sẽ trở nên vô địch. Đậm đà tính cách hiền hậu, giỏi giang Xứ Nghệ là người Kim Liên, Nam Đàn. Anh bạn Nguyễn Bá Tân của tôi, trước làm báo Nghệ An, sau ra Đại đoàn kết, khi ai hỏi về quê, anh trả lời: “Thường thôi, quê Bác”. Câu này dân gian vẫn nói. Sau niềm tự hào là một nhắc nhở: Làm người dân quê Bác phải tốt hơn, phải cách mạng hơn, phải không được làm ảnh hưởng danh dự quê hương.
Đến Kim Liên, ngoài việc viếng thăm nhà Bác, vào sâu hơn sẽ thấy hình ảnh một xã hội Nghiêu Thuấn với những quan hệ con người vô cùng thân thiết. Ngày xưa cũng đã vậy, tối lửa tắt đèn, sướng khổ có nhau. Năm 1901, thân phụ Bác Hồ là Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, dân làng Sen đã góp nhau một ngôi nhà gỗ mái mía để đón để làm nơi ở và đón cụ vinh quy. Chao ôi, cái nghèo! Nhìn cái bếp đơn sơ, nhìn tấm phản Bác và anh Khiêm của Bác nằm ngày nhỏ, không ai là không bồi hồi nhỏ lệ…
Tháng 5 này, tôi đã có dịp trò chuyện lâu hơn với chị Bùi Thị Đảm và các chị em trong Phòng Tuyên truyền – giáo dục của Khu Di tích. Họ chủ yếu làm công việc thuyết minh, và sự xúc động từ sâu thẳm trái tim của họ đã làm xúc động mọi đoàn khách.
Chị Đảm quê Nam Giang và đã có hàng chục năm công tác ở đây. Làm thuyết minh, lương không cao, ít có điều kiện để “thăng tiến” theo kiểu nhiều người vẫn nghĩ. Vậy mà bao thế hệ đã gắn bó không rời. Cùng với niềm tự hào được giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Bác thì còn có nhiều điều khác nữa, không thể nói thành lời. Không phải khi thuyết minh, mà khi nói chuyện bình thường, họ cũng không cầm được nước mắt: càng hiểu, càng thương Bác, mồ côi mẹ từ sớm và suốt đời không được có người thân ở bên cạnh. Điều ấy người thường ai cũng có, riêng Bác thì không. Bác đã hy sinh tất cả cho dân cho nước.
Càng hiểu, càng thấy Bác vô cùng vĩ đại ở những điều nho nhỏ, bình thường nhất, ở sự gần gũi không hề có khoảng cách với tất cả chúng ta. Mỗi ngày hiện nay, có khoảng 50-70 đoàn khách đến thăm quê Bác, không kể những người dân tự đến.
Một cựu chiến binh Mỹ bày tỏ: “Tôi đến thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh để tìm hiểu về con người, văn hóa Việt Nam; hiểu vì sao chúng tôi thua trận và ra về tôi bỗng thấy như mình đang mang trái tim Việt Nam”. Một nhà sư Bhutan thổ lộ: “Đến đây, tôi càng hiểu hơn và vô cùng cảm phục Hồ Chí Minh. Tôi đã hiểu vì sao người Việt Nam yêu Bác Hồ của họ đến thế. Bây giờ tôi cũng yêu Bác Hồ như người Việt Nam”… Có lẽ, những điều ấy, càng làm cho Đảm, cho Oanh, cho Huyền, cho Hà, cho Hải… càng tự hào, càng hạnh phúc với công việc của mình. Và tôi thấy họ thật sự là những bông sen đẹp của làng Sen!
***
Cách đây 20 năm, nét nghèo khổ, ưu tư của người dân quê Bác còn hiện rõ trên nếp nhăn ưu tư của người mẹ nghèo ngồi chờ bán cho du khách từng quả cam, quả đu đủ vọm vẹo vườn nhà. Bây giờ không còn cảnh ấy. Kim Liên đã thay đổi nhiều, đã giàu có hơn. Khu Di tích đã được mở rộng với nhiều hạng mục công trình hiện đại. Rất nhiều ki-ốt bán quần áo, tranh ảnh, đồ ăn được bày bán. Và chật chội những cây trồng lưu niệm. Tôi bỗng nhớ, bỗng thèm cái nguyên sơ vốn có.
Tôi đã được đến thăm mộ Nguyễn Du khi còn là “sè sè nấm đất bên đàng”. Ấy vậy mà ấn tượng, mà xúc động hơn mọi thứ tượng đài. Tôi muốn ở quê Bác, có bán cái gì cũng không bán sản phẩm chất lượng thấp, xập xí xập ngầu…; muốn những công trình khác không che lấp ngôi nhà, ngôi vườn đơn sơ mộc mạc của Bác. Như thể hoa sen cứ lặng nở, cứ thơm ngát trong đầm…/.
Theo VOV
Đầm Sen Ở Đường Nào Mấy Giờ Mở Cửa Và Đóng Cửa
Nhiều người thắc mắc Đầm sen ở đường nào? mấy giờ mở cửa và đóng cửa? bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này.
Đầm sen ở đường nào? mấy giờ mở cửa và đóng cửa?
Đôi nét về khu du lịch đầm sen:
Lịch sử:
– Trước năm 1975, mảnh đất thuộc Công viên Văn hoá Đầm Sen hiện nay là một khu đầm lầy hoang hoá. – Trong các năm 1976-1978, theo lời kêu gọi của Thành ủy – UBND TP Hồ Chí Minh, hàng chục ngàn lao động từ khắp các quận, huyện trong thành phố được huy động đến để nạo vét, trồng cây ở khu vực này. – Năm 1983, công trình bước đầu đưa vào sử dụng khoản 30 ha vừa mặt nước, vừa thảm xanh. Thành phố giao cho Quận 11 quản lý. UBND Quận 11 giao cho 3 đơn vị: Công ty Ăn uống Q.11, Công ty Văn hóa tổng hợp và Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản khai thác. – Năm 1989, công trình được giao cho Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ – đơn vị vừa mới tách ra từ Công ty Ăn uống Q.11 – quản lý và đầu tư cho đến nay.
Đầm Sen là một trong những khu du lịch lớn đặc sắc nhất nước Việt Nam. Kiến trúc được kết hợp một cách hoàn mĩ nền văn hóa Đông-Tây và một chút vẻ đẹp thời La Mã. Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn có những nhà hàng, khách sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách du lịch. Đầm Sen là nơi vui chơi giải trí rất hấp dẫn cho người trong và ngoại nước.
Toàn công viên trải dài trên một diện tích rộng gồm 30 khu vực: Khu trò chơi điện tử, Sân khấu cổ tích, Lâu đài cổ tích, Sân khấu quảng trường, Hồ Tây thu nhỏ, Nam tú thượng uyển, Non bộ – thủy cung, Ðảo khiêu vũ, Nhà sinh vật biển, Rối nước, Vườn chim thiên nhiên, Chùa cổ Giác Viên, Vườn bướm thiên nhiên(đã đóng cửa), Khu câu cá, Khu trưng bày kỳ long, Quán trà đạo, Khu trò chơi mạo hiểm, Hồ thiên nga, Hồ ngựa phi, Vườn hoa châu Âu, Quảng trường La Mã, Quảng trường văn hoá, Sân khấu nhạc nước, Khu bowling, Khu dịch vụ thể thao, Hồ câu tôm, Nhà hàng thủy tạ, Khu trò chơi thiếu nhi, Ðèn tạo hình, Cầu cửu khúc, Nhà ga Monorail, đường ray Monorail, câu cá sấu, băng đăng…
Đặc biệt “Thuỷ cung Đầm Sen” là một công trình phục vụ tham quan giải trí mới của Công viên văn hoá Đầm Sen do Tổng công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ và Công ty TNHH TM & DV Hải Thanh làm chủ đầu tư. Thuỷ cung toạ lạc tại vườn Nam Tú Thượng Uyển – khu A Công viên văn hoá Đầm Sen. Công trình mới khai trương giai đoạn 1 vào ngày 04/08/2013 và hiện tại đang tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 với những công trình phụ mới lạ và đặc sắc nhằm phục vụ du khách.
Thủy cung Đầm Sen có diện tích trên 3000m2 với tổng thể tích nước trên 2500m3, là nơi sinh sống của hơn 6000 cá thể sinh vật thuộc hàng trăm loài sinh vật đa dạng dưới nước.
Giờ mở cửa/ đóng cửa Đầm sen khô:
– Thứ 2 đến thứ 6: 7:30 – 18:00 – Thứ 7, chủ nhật: 7:30 – 21:00 – Ngày lễ và sự kiện: 7:30 – 22:00
Lưu ý: Những trò chơi trong khu vực đầm sen khô sẽ đóng của lúc 17h30. Do đó nếu chưa biết các bạn nên tận dụng thời gian.
Giờ mở/đóng cửa cửa Đầm Sen nước:
– Thứ 2 đến thứ 7: Từ 8:30 – 18:00 – Chủ nhật: Từ 8:00 đến 18:00
Qua bài viết Đầm sen ở đường nào mấy giờ mở cửa và đóng cửa? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Xem Năm Sinh Con Dựa Vào Ngày Tháng Năm Sinh Của Bố Mẹ
Ngày nay việc chọn năm sinh con hợp với tuổi của bố mẹ đang là một vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Nhằm xem tuổi của con có hợp bố mẹ không? Con sinh năm nào hợp tuổi bố mẹ hay cách coi tuổi ngày sinh con như thế nào? Do đó công cụ xem mệnh tuổi theo năm sinh bố mẹ sẽ giúp bạn chọn được tuổi sinh con hợp. Nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con và cả gia đình. Tránh đi mọi điều xui xẻo khó khăn cho cuộc đời con và bố mẹ về sau.
Mục đích của xem năm sinh con
Xem bói năm sinh con giúp bạn biết được sinh con năm nào tốt hợp với tuổi bố mẹ. Từ đó giúp bố mẹ có thể lên kế hoạch sinh con cho hợp lí. Nhằm mang lại may mắn, suôn sẻ cho cuộc sống của con sau này. Đồng thời còn giúp cho công việc của bố mẹ được hanh thông suôn sẻ. Ngược lại sẽ gây khó khăn, không may cho cuộc đời con về sau. Cũng như ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như công việc của bố mẹ về sau.
Do vậy việc xem tuổi vợ chồng sinh con đẻ cái là vô cùng quan trọng. Cho dù là đứa con thứ 1, thứ 2, v.v. thì việc chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ đều cần thiết như nhau.
Những tiêu chí khi xem năm sinh con
Với hi vọng cuộc sống của con có nhiều may mắn và gia đình thuận hòa thì có 3 tiêu chí để bố mẹ tìm hiểu bao gồm: Ngũ hành sinh khắc, Thiên can xung hợp và Cung. Ba tiêu chí này được cha ông ta đúc kết từ rất lâu đời để xem tuổi vợ chồng sinh con nên rất đúng với thực tế cuộc sống.
Ngũ hành sinh khắc
Thiên can xung hợp
Thiên can cũng là một tiêu chí cần thiết để chọn năm sinh con theo tuổi bố mẹ. Chọn năm phải phù hợp sao cho Thiên Can của con tương sinh với thiên can của bố mẹ. Điều nàu sẽ giúp con gặp được may mắn và cuộc sống gia đình thuận lợi.
Dựa vào cung
Yếu tố thứ 3 trong việc xem tuổi bố mẹ sinh con đó là cung. Từ lâu cung đã sử dụng để xem tuổi con và bố mẹ. Vì nó thể hiện sự hợp khắc tuổi của con và bố mẹ. Nếu tương sinh thì sẽ rất tốt và ngược lại thì không nên sinh con vào những năm đó để tránh những điều không may.
Tiện ích dựa theo năm sinh vợ chồng. Sẽ giúp bạn chọn được năm sinh con tốt nhất mang lại cho cuộc đời con gặp được nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó thì việc coi giới tính con nhằm có thể chọn đặt tên đẹp trước khi con ra đời cũng quan trọng không kém.
Tả Lại Một Ngày Thu Đẹp Trời Ở Quê Em
Tả lại một ngày thu đẹp trời ở quê em
Một năm học đã kết thúc, em hân hoan khi được mẹ đưa về thăm quê ngoại. Em đã thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn trề sức sống của buổi sáng tinh khôi.
Trời hãy còn sớm mà em đã thức dậy, chạy ùa ra sân. Khí trời còn se lạnh. Làn gió thổi nhè nhẹ khẽ lay động những giọt sương mai còn e ấp trong chiếc lá non mơn mởn. Cả xóm làng như bồng bềnh trong biển sương và làn khói trắng cả hai đang quyện vào nhau để tạo nên nhứng dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rồi lan toả nhanh khắp cả cánh đồng. Mới sáng mà những cây lúa đang thì con gái đã ngả đầu vào nhau thủ thỉ trò chuyện. Đồng lúa trông như một tấm thảm nhung mượt mà đang nhấp nhô theo làn gió. Ở tận chân trời phía đông, những tia nắng yếu ớt đang cố gắng xuyên qua hàng bạch đàn thẳng tắp ven đường, ánh sáng rực rỡ muôn vàn màu sắc. Những giọt sương bắt đầu tan dần trong những tia sáng dịu dàng của buổi bình minh. Ánh nắng chan hoà, đồng lúa trông như một bức tranh tuyệt mỹ. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở bầu không khí trong lành và thấy tim mình đập rộn lên một niềm vui phơi phới…
Ông mặt trời đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng xoá xoè rộng ánh sáng xuống vạn vật. Cả xóm làng như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng vang rộn âm thanh thánh thót của những chú chim vùa thức dậy đã rủ nhau bay liệng và hát ca. Thấp thoáng ở đằng xa là bóng những chiếc áo của bà con nông dân đang làm cỏ. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở đồ hoà lẫn với tiếng lội nước bì bõm của các cô chú làm không khí của cánh đồng thêm nhộn nhịp.
Rảo bước trên bờ kênh nhỏ em cảm thấy khoan khoái vô cùng. Dòng nước lấp lánh ánh nắng trời như một tấm gương. Thỉnh thoảng một vài chú đòng đong nhảy lên rồi vội vàng lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn cứ lan rộng ra. Đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên con đưòng ven làng phá tan không khí yên lặng. Em chạy vội vào khu vườn nhà tràn ngập nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh rờn, mái đầu bạc của ngoại đang lúi húi bắt sâu. Những buổi bình minh thật đẹp nơi thôn dã ấy là những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời em. Em vẫn luôn muốn được về quê ngoại để có dịp thưởng thức những buổi sáng như vậy!
Cập nhật thông tin chi tiết về Sen Ở Làng Sen Quê Bác, Vào Mùa Tháng Năm… trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!