Bạn đang xem bài viết Quán Xôi Yến Doanh Thu 60 Triệu Đồng/Ngày Bỗng Đóng Cửa được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hàng Xôi Yến nằm ở góc đường Nguyễn Hữu Huân và Hàng Mắm (Hà Nội), mở cửa 20/24 tiếng mỗi ngày thu hút một lượng lớn khách hàng, đủ mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, mới đây, “người khổng lồ” trong bản đồ ẩm thực Hà thành nghỉ bán suốt cả tuần khiến nhiều người bất ngờ. Cửa hàng đột ngột đóng cửa và không có một thông báo chính thức nào về lý do, cũng như thời gian mở cửa trở lại. Nhiều vị khách đến ăn đành thất vọng quay về.
Tin tức trên Zing,vn, theo hàng xóm của quán xôi này, nhiều đồ đạc của cửa hàng đã được chuyển đi. Nhân viên còn hoạt động cũng rất hạn chế.
Một vài nhân viên có mặt tại cửa hàng Xôi Yến, tuy nhiên khi được hỏi về lí do nghỉ bán thì tất cả đều lắc đầu không biết, chỉ biết chủ bảo ra trông nom quán.
Anh Hoàng – bảo vệ quán cafe đối diện quán Xôi Yến cho biết, cách đây khoảng hơn chục ngày, quán xôi bất ngờ đóng cửa khá sớm từ khoảng 20h tối, sau đó đến khoảng 22 – 23h đêm thì nhân viên lần lượt ra về.
“Sáng hôm đó tôi thấy họ bán hàng bình thường, đến tối thì tự nhiên rầm rầm đóng cửa, khuân hết đồ đạc cất vào tủ lạnh và mang sang hiệu xôi bên cạnh bán phụ. Từ hôm đó cũng không thấy mở bán lại, chỉ thấy có mấy nhân viên thay nhau tới trông quán. Thỉnh thoảng có chủ hàng thịt lợn tìm đến lấy tiền hàng mà không được”, anh Hoàng kể lại.
Xôi Yến được mở vào những năm 1997, là nơi đầu tiên ở Hà Nội bán xôi mặn với đủ thức ăn kèm như gà, thịt, trứng, pate, lạp xưởng, giò chả,… Được biết, sau 20 năm, nhân viên nơi đây đã tăng lên 50 người, phân chia công việc riêng biệt từ bán hàng (ăn tại chỗ, gói mang về), chạy bàn, nấu bếp, trông xe, bán đồ uống, ghi hóa đơn, tính tiền,… . Đây là hàng xôi được cho là có doanh thu ”khủng”, lên tới hàng chục triệu đồng mỗi ngày, bán đủ mọi loại xôi.
Ước tính, mỗi ngày Xôi Yến bán được trên dưới 2.000 suất xôi. Trung bình mỗi suất xôi khoảng 30.000 đồng, người ta ước tính doanh số mỗi ngày của cửa hàng này lên tới 60 triệu đồng (chưa kể đồ uống). Theo đó, doanh thu mỗi tháng có thể đạt khoảng 2 tỷ đồng.
Trước đó, nhiều người đồn đoán lý do cửa hàng đóng cửa là do vỡ nợ nên không thể kinh doanh được nữa. Trao đổi về vấn đề này với Khám phá, công an phường Lý Thái Tổ cho biết, có nghe về việc cửa hàng Xôi Yến đã đóng cửa nhưng thông tin cửa hàng vỡ nợ như trên mạng xôn xao thì vẫn chưa được kiểm chứng.
Hiện nay chủ cửa hàng Xôi Yến vẫn chưa lên tiếng về sự việc.
Linh Ly (Tổng hợp)
Xôi Yến Bất Ngờ Mở Cửa Lại Sau 1 Năm, Chủ Quán Giải Thích:
Xôi Yến nổi tiếng bất ngờ tái xuất sau 1 năm đóng cửa
Đầu tháng 5, năm 2017, thông tin Xôi Yến bỗng nhiên đóng cửa không lý do khiến biết bao tín đồ ẩm thực bất ngờ, thậm chí có phần hẫng hụt. Bởi sau 20 năm gắn bó với Hà Nội, lại bán từ sáng đến quá nửa đêm, đồ ăn đa dạng, quán xôi này đã trở thành một điểm đến quen thuộc, thậm chí được giới thiệu trong nhiều cẩm nang ẩm thực của Thủ đô. Nếu bạn cũng là tín đồ của Xôi Yến thì mừng cho bạn đây: Sau hơn 1 năm đóng cửa, cuối cùng hàng Xôi Yến đã mở cửa trở lại hơn 10 ngày rồi.
Theo quan sát, áo đồng phục của nhân viên xôi Yến đã được thay đổi là chiếc áo sơ mi màu đen thay vì áo phông màu mận chín trước đây.
Đóng cửa bất ngờ, mở cửa lại cũng bất ngờ, nhưng có lẽ nhờ vị trí đắc địa ở ngay góc ngã tư Nguyễn Hữu Huân – Hàng Mắm đông đúc có đến hai mặt tiền nên một số thực khách đã kịp biết đến sự trở lại này và chia sẻ với nhau trên mạng xã hội.
Đến Xôi Yến trong những ngày đầu tiên quán mở cửa lại này, thấy quán được sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ hơn, đồng phục nhân viên từ chiếc áo phông đỏ mận sang sơ mi xanh đen. Tuy vậy các bài trí quầy hàng, chõ xôi, nồi thịt, bàn bán hàng vẫn có vẻ quen thuộc như nhiều năm trước đây.
Có lẽ mới bán lại nên quán cũng chưa quá đông, chỗ ngồi ở các tầng không kín khách. Ngay cả vào tầm giờ trưa, vốn được xem là cao điểm, lượng khách cũng không quá đông và khách chỉ phải chờ khoảng 5 phút để được phục vụ.
Quầy ăn uống sạch sẽ, đồ ăn đa dạng.
Theo quan sát, các loại xôi và đồ ăn kèm ở đây vẫn đa dạng như trước khi đóng cửa, chả, giò, thịt thái miếng to, các loại đồ ăn được bày gọn gàng, sạch sẽ ở từng khay riêng. Không đông khách, cộng với dàn nhân viên nhanh nhẹn, nhiệt tình nên gần như ngay khi gọi đồ, chúng tôi cũng như các thực khách khác đã có ngay bát xôi theo yêu cầu.
Để “kiểm nghiệm” chất lượng của Xôi Yến sau 1 năm đóng cửa, người viết bài đã đến quán trong 2 ngày liên tiếp, gọi 2 loại xôi khác nhau là xôi xéo và xôi trắng. Cảm quan chung là bát xôi đầy đặn, xôi mềm, dẻo, nóng hổi, lượng thịt thà đầy đặn, đủ để ăn hết một bát là có thể no nguyên cả một buổi.
Về giá cả, một bát xôi đầy ụ có giá trung bình từ 40 ngàn đến 60 ngàn tùy loại, vẫn không khác biệt nhiều so với thời gian trước.
Xôi xéo cho hơi nhiều dầu nên ăn dễ ngán.
Xôi trắng mềm, dẻo, gạo thơm, thịt chất lượng.
Chủ quán Xôi Yến nói gì về lý do đóng cửa đột ngột?
Hỏi chuyện về việc Xôi Yến mở lại, người phụ nữ tự nhận là chủ quán (tuy nhiên không xưng tên, không đồng ý cho chụp ảnh) chia sẻ: ” Quán mới mở lại được tầm 10 ngày. Vì chưa nhiều người biết tới nên chưa đông khách như xưa. Và thời điểm đông khách nhất là tầm 7 đến 8 giờ tối”.
Chia sẻ về lý do 1 năm trước đóng cửa quán và những tin đồn xung quanh việc đóng cửa đột ngột, người này cho hay: “Mình thích thì bán, không thích thì mình nghỉ. Người ta cứ thích thì người ta đồn. Doanh nghiệp của cô là cá nhân chứ không phải doanh nghiệp công ty gì. Có việc riêng thì cô nghỉ thôi, cô sửa sang cửa hàng, nâng cấp lên một chút”.
Khi PV đặt câu hỏi ” Xôi Yến hiện tại là của chủ mới hay chủ cũ“, sau vài giây im lặng, người phụ nữ trả lời “Chủ cũ”, rồi nói thêm ” Nếu bây giờ mới, cũ kết hợp thì sao?“. Sau đó, người phụ nữ này hẹn chúng tôi quay lại vào hôm sau để suy nghĩ xem có nên trả lời kỹ hơn hay không. Tuy nhiên, hôm sau khi được hỏi lại, cô từ chối trả lời kỹ hơn vì không muốn rùm beng, kéo theo nhiều vần đề.
Bỏ qua những câu chuyện lùm xùm giữa việc đóng cửa bất ngờ hay những tin đồn không được xác nhận, chỉ biết, với nhiều người, việc Xôi Yến mở cửa trở lại là một tin vui, đặc biệt trong mùa World Cup bởi ở Hà Nội, không nhiều nới có thể mua được xuất xôi xéo gà nấm ngay lúc nửa đêm bụng réo.
Quán Net Đóng Cửa Vì Dịch
Dù rằng nghỉ ở nhà nhiều hơn, anh em game thủ có thêm thời gian để mà cày game, nhưng cày thế nào được khi chỗ chơi như quán nét cũng phải đóng cửa?
Đã lâu lắm rồi, chắc từ thời…Internet chưa được du nhập về đây, Mọt tui mới thấy người ta không còn rủ nhau đi net nữa. Mà có rủ cũng chẳng được khi mà quán net đang đóng cửa vì diễn biến của dịch rồi.
Game thủ ngày không đi net
Dù ngày thường hay ngày lễ, hình ảnh các quán net tấp nập người đến kẻ đi vốn không phải là chuyện quá lạ lẫm với xã hội nữa. Nhu cầu sử dụng Internet và chơi game của người dân, đặc biệt là người trẻ, đang càng lúc càng phát triển mạnh. Thế nhưng, dù cho lối sống hiện nay có phát triển như thế nào, người ta có thể tự mình mua một dàn máy PC cực “khủng” ở nhà đi nữa, thì văn hóa ra net chơi cùng với bạn bè luôn là một thú vui khó bỏ.
Ấy vậy mà, niềm vui có phần đơn sơ ấy của game thủ đang vấp phải một vấn đề: đó chính là dịch Corona. Để đảm bảo an toàn cho mọi người, thì các quán net giờ đây sẽ phải tạm đóng cửa cho đến hết tháng 3, tức là hơn 2 tuần nữa. Không chỉ thế, các giải đấu Esports trong và ngoài nước như VCS của LMHT Việt Nam, Major của Dota 2 cũng không thể diễn ra đúng hạn.
Vẫn biết, đây là thời điểm khó khăn khi tất cả mọi người phải chung tay chống dịch, nhưng thiếu một nơi để đi đi về về như một thói quen hoặc khi cao hứng vẫn gây ra một sự hụt hẫng không hề nhẹ ở đây. Mọt tui đã có một vòng dạo quanh các quán net gần khu vực mình ở vào ngày Chủ Nhật, ngày mà lệnh đóng cửa có hiệu lực. Nhìn chung, tất cả các chủ quán đều chấp hành nghiêm túc chỉ thị được đề ra. Có một số quán còn chủ động đóng cửa từ rất sớm và tiến hành dọn dẹp sớm.
Vậy thì giờ anh em game thủ phải đi đâu? Đó đúng là câu hỏi thực sự nan giải. Dạo một vòng mấy group game bây giờ, nhiều người vẫn chưa quen với việc một ngày bỗng nhiên… không được đi net nữa. Không ít người vẫn còn nuôi hy vọng có một quán nào mở cửa để họ chơi cho… đỡ vã. Cũng khó mà trách khi học sinh thì nghỉ học, người lớn thì nghỉ làm, còn biết làm gì qua những ngày chờ đợi mỏi mòn cơ chứ. Chơi ở nhà một mình thì chán, online thì mạng cứ chập chờn, chắc chắn người ta thèm tiếng ồn ào náo nhiệt, tiếng bàn phím vang lên quen thuộc và những gương mặt thân quen nữa chứ.
Khó có thể phủ nhận, những mối quan hệ xung quanh game thủ chúng ta, đa phần đều đến từ game. Con game làm đầu câu chuyện, chỉ cần được chơi game với nhau là đủ thống khoái rồi. Vậy nên, các quán net chính là nơi tụ tập chính đáng nhất, đơn giản nhất mà game thủ có thể nghĩ đến. Quán net nghỉ rồi, anh em biết đi đâu để bàn chuyện thiên hạ. Mà thực ra có muốn đi uống trà sữa cũng khó, các quán đó cũng chủ động đóng cửa hoặc chuyển sang chỉ bán ship từ xa hết rồi còn đâu…
Người kinh doanh ngao ngán
Ai từng có kinh nghiệm kinh doanh quán net chắc chắn là đang đồng cảm với những chủ quán bây giờ. Cứ mỗi một ngày trôi qua họ như ngồi trên đống lửa. Đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ này tuy hứng chịu cùng một thiệt hại nhưng có đôi chút khác biệt với các mặt hàng khác.
Lấy ví dụ như quán trà sữa, nếu quán không có khách, thì ngoài tiền mặt bằng rất đậm là đáng chú ý, còn lại máy móc không bị ảnh hưởng quá nhiều khi cho dừng hoạt động nghỉ ngơi ít ngày. Thế nhưng, những quán Net Cyber thì lại là một câu chuyện khác.
Đã qua cái thời người ta chỉ cần có máy để chơi game là được. Thời đại bây giờ máy phải xịn, ghế phải êm, máy lạnh phải phà phà thì mới mong thu hút được khách hàng, đặc biệt là người trẻ. Đây là dạng khách hàng không ngần ngại móc hầu bao (dù nhỏ bé) để có thể chơi ở quán net mình thích, kéo theo đó là các chủ quán cũng phải thay đổi mình cho phù hợp. Trang trí bắt mắt, cập nhật cấu hình máy mạnh, không gian rộng rãi thoải mái, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp,… thì mới có thể thu hút được khách hàng của mình.
Đương nhiên, chi phí đổ vào không hề rẻ và hao hụt của nó thì lại lớn vô cùng. Ai cũng biết công nghệ luôn thay đổi với tốc độ ánh sáng, có khi ngày mai một công nghệ mới được thương mại hóa, thế là bao nhiêu thứ đang sở hữu bây giờ trở thành đồ cũ. Nhất là các game thời nay luôn đòi hỏi cấu hình phải ở một tầm nào đó để chơi được, còn để đẹp chơi cho đã mắt lại càng cần cấu hình đắt đỏ hơn. Một tiệm net mở ra thường phải có lộ trình lại vốn trong một quãng thời gian nhất định 1 hoặc 2 năm, nếu phải đóng cửa dài ngày độ cũ của công nghệ sẽ tăng lên kèm theo hao phí thiết bị theo thời gian. Các mọt hãy thử tưởng tượng xem nếu đóng cửa hẳn vài tuần không doanh thu là hiểu được thiệt hại của một quán net phải dừng dài ngày lớn đến nhường nào. Chắc chắn, một vài quán sẽ có ý định mở “chui” để vớt vát được đến đâu hay đến đó, nhưng cái đó thì Mọt tui không khuyến khích chút nào.
Chung quy lại, quán net đóng cửa thì chẳng ai muốn cả. Thế nhưng, khi mà cả nước đang đồng lòng phòng chống dịch, thì game thủ chúng ta mất đi chút tiện nghi cũng không sao. Chỉ mong rằng các quán net có thể trụ vững qua giai đoạn này và có thể “comeback” mạnh mẽ trong tương lai. Còn mong anh em game thủ hãy chịu khó thêm một chút thời gian nữa, đừng vì thoải mái nhất thời mà ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và xã hội.
Vỡ Mộng Ăn Nhanh: Lỗ Triệu Usd, Đại Gia Fast Food Đóng Cửa
Nhiều chuôi ăn nhanh tham vọng tại thị trường Việt Nam
Đua nhau mở chuỗi
Cách đây khoảng 10 năm, đi dọc các con phố tại Hà Nội hay chúng tôi người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy một quán gà rán. Sang trọng, cửa kính điều hoà mát lạnh, những cửa hàng này thu hút đông đảo giới trẻ. Có thể kể tới các thương hiệu: KFC và Jollibee vào Việt Nam năm 1997, Lotteria năm 1998, với số lượng lên tới hàng chục cửa hàng, ở nhiều địa điểm khác nhau.
Mật độ bao phủ của các cửa hàng kinh doanh ăn nhanh ngày càng nhiều, không chỉ ở ở trung tâm thương mại, thành phố lớn mà còn chuyển sang nhiều tỉnh lẻ. Cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt khi thị trường hội tụ gần như đầy đủ các đại gia tranh hùng xưng bá.
Vào Việt Nam năm 2012, Burger King từng tham vọng đầu tư 40 triệu USD để phát triển chuỗi cửa hàng mang thương hiệu này ở các vị trí đắc địa và trải rộng khắp các tỉnh, thành, qua đó muốn người tiêu dùng dễ nhận diện và tiếp cận.
Đi sau các tên tuổi lớn, ông Nguyễn Bảo Hoàng, người đưa McDonald’s tới Việt Nam, từng kỳ vọng mở rộng quy mô của McDonald’s tại Việt Nam lên mức 100 địa điểm trong vòng một thập kỷ – một mục tiêu dù khó nhưng hoàn toàn có thể đạt được.
Các công ty kinh doanh fast food đã tích cực nhượng quyền để mở cửa hàng ở những vị trí đẹp. Tính đến nay, Lotteria và KFC đang sở hữu số lượng cửa hàng kinh doanh fast food lớn nhất tại Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng của thị trường Việt Nam là rất lớn. Mức thu nhập và thu nhập khả dụng ở Việt Nam đang tăng nhanh. Các chuỗi ăn nhanh sẽ hướng tới tầng lớp người Việt Nam trung lưu, có thu nhập hộ gia đình trong khoảng từ 500-1.000 USD mỗi tháng, và họ sẽ thành công. Trẻ em sẽ là đối tượng khách hàng chính. McDonald’s tham vọng sẽ là nơi tổ chức sinh nhật cho nhiều trẻ em Việt Nam.
Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), 8 năm qua, cơ quan này đã cấp phép cho 148 thương hiệu và nhãn hiệu nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực nhà hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43,7%, bao gồm 42 thương hiệu nhà hàng thức ăn nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, nhà hàng, lẩu nướng…
Không dễ “ăn nhanh”
Thực tế, các chuỗi ăn nhanh chỉ rầm rộ một thời gian đầu sau đó dần dần chìm hẳn. Không ít thương hiệu lớn đầu tư hàng tỷ đồng thuê mặt bằng tại các cửa hàng trung tâm thành phố, sau một thời gian, đã âm thầm đóng cửa. Số lượng các cửa hàng trong chuỗi ăn nhanh cũng giảm dần.
Giữa tháng 2/2016, cửa hàng Burger King tại số 1B-1B1 đường Cộng Hòa (Tân Bình, chúng tôi thông báo đóng cửa. Một tháng trước đó, cửa hàng Burger King tại ngã tư đường Điện Biên Phủ – Cao Thắng, quận 3 (TP.HCM) cũng bị tháo dỡ để trả lại mặt bằng.
Số lượng các cửa hàng ăn nhanh ngày càng giảm
Năm 2015, 2 cửa hàng Burger King ở số 26-28 đường Phạm Hồng Thái (TPHCM) và 125 phố Lò Đúc (Hà Nội) phải ngừng hoạt động. Giữa năm 2014, cửa hàng Burger King tại Đà Nẵng cùng chung số phận.
Sau hiện tượng hàng dài người sắp hàng trong tuần đầu tiên khai trương, giờ đây McDonald’s cùng lúc đang phải đối đầu với khó khăn cả trong và ngoài nước. Thương hiệu fastfood lừng danh đến từ Mỹ từng đặt mục tiêu 100 nhà hàng sau 10 năm vào Việt Nam, song họ mới chỉ có vài địa điểm ở chúng tôi và chưa thể bước chân ra Hà Nội.
Một cái tên khác trong lĩnh vực thức ăn nhanh, tuy chưa gây được sự chú ý nhiều của người tiêu dùng do mới có 1 cửa hàng tại Việt Nam, nhưng cũng đang tìm đối tác nhượng quyền chính là Don Chicken.
Một chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ ăn uống nhận định, kinh doanh ăn nhanh gặp khó ở Việt Nam do người tiêu dùng chạy theo thị hiếu. Trước đây, ngồi ăn gà rán máy lạnh là sang chảnh, nhưng giờ thì họ lại chuyển sang kiểu khác. Sự ồ ạt của các nhà hàng Nhật, Hàn,… cũng tạo nên áp lực cho các cửa hàng ăn nhanh. Bên cạnh đó, giá mặt bằng cao nên các chuỗi cửa hàng này không thể tồn tại lâu dài nếu doanh thu không hiệu quả.
Chuyên gia này cũng chỉ rõ, sản phẩm phù hợp thị hiếu thói quen ẩm thực của người dân vẫn là yếu tố lõi, quan trọng bậc nhất tạo nên sự thành công của một thương hiệu phát triển theo chuỗi. Đó là lý do những chuỗi burger chững lại song những chuỗi bánh mỳ Việt vẫn nở rộ.
Nguồn: Duy Anh/ Vietnamnet.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Quán Xôi Yến Doanh Thu 60 Triệu Đồng/Ngày Bỗng Đóng Cửa trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!