Xu Hướng 10/2023 # Nhà Thờ Sao Mai (Tân Bình) # Top 15 Xem Nhiều | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nhà Thờ Sao Mai (Tân Bình) # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhà Thờ Sao Mai (Tân Bình) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thông tin Nhà Thờ Sao Mai Tân Bình

Giáo Hạt Chí Hòa – Giáo Phận Sài Gòn

Giáo xứ Sao Mai được thành lập từ năm 1955 do cha già cố Phaolô Lê Nguyên Kỷ gốc di cư. Giáo dân đa số thuộc GP. Phát Diệm và Thái Bình. Với giáo dân hơn 3700 người, phân tán trong nhiều khu vực ở Chí Hoà (Ông Tạ) thuộc phường 6 và 7, lại gần các giáo xứ bạn là Nghĩa Hoà, Vinh Sơn 6, Xây Dựng, An Tôn, Chí Hoà và Khiết Tâm.

Đa số giáo dân trong Gx. thuộc loại trung bình và nghèo, được chính quyền phường 7 đánh giá không khá giả. Vì ở sâu bên trong, không buôn bán được.

Mặc dù vậy, đến năm 1970 cha già cố Phaolô cùng với giáo dân đã xây dựng được ngôi nhà thờ. Đến năm 1980 cha xứ mới là Đaminh Đinh Văn Vãng được Bề Trên sai về giáo xứ Sao Mai tiếp tục công việc của cha già cố Phaolô Lê Nguyên Kỷ.

Từ đó đến nay, cha xứ Đaminh đã từng bước tu sửa lại ngôi nhà thờ Sao Mai, xây dựng nhà xứ cho xứng tầm với các nhà thờ xung quanh. Hiện nay, giáo xứ đang có chương trình quyên góp để xây dựng Nhà Sinh Hoạt Giáo Lý thoáng mát và khang trang hơn hầu có nơi cho các em thiếu nhi học Giáo Lý và các Đoàn thể sinh hoạt.

Về tổ chức nhân sự, Giáo xứ Sao Mai có 4 giáo họ là Phêrô, Giuse, Phanxicô Xaviê và Phaolô. 4 đoàn thể cho các vị lớn tuổi là Gia đình phạt tạ Thánh Tâm, Bác ái Hiệp hội Thánh Mẫu, Các Bà mẹ Công giáo và Huynh đoàn giáo dân Đaminh. Số các đoàn thể trung niên là Giới trẻ Thánh Mẫu, Gia đình Thánh Mẫu, Legio Mariae, Mục vụ giới trẻ, Thiếu nhi. Giáo xứ có 10 ca đoàn phục vụ trong các thánh lễ sáng, chiều, ngày thường và Chúa nhật. Ngoài ra, còn có Ban lễ sinh, Thiếu nhi Thánh Thể.

Các lớp giáo lý đủ mọi trình độ được các xơ Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải – Xuân Lộc, chi nhánh Sao Mai phụ trách, với sự cộng tác của các anh chị giáo lý viên và Huynh trưởng. Các em được dạy giáo lý vào mỗi buổi sáng và chiều Chúa nhật.

Giáo xứ Sao Mai thường xuyên mở lớp giáo lý Dự tòng, giáo lý Hôn nhân. Mỗi năm có khoảng 80 đến 100 người tham dự.

Giáo xứ có thêm nhà thờ Thánh Mẫu do cha chánh xứ Đaminh quản nhiệm.

Ngoài ra, giáo xứ còn nhiều sinh hoạt đạo đức khác là Học sống lời Chúa do cha chánh xứ Đaminh hướng dẫn. Các nhóm Kinh Thánh cầu nguyện. Nhóm lòng thương xót Chúa. Nhóm Gia đình Đức Mẹ Lavang thường xuyên sinh hoạt.

Các Chúa nhật đầu tháng có các sinh hoạt là Mục vụ giới trẻ, Mục vụ gia đình và Mục vụ Caritas.

Mỗi tháng Gx. có một tờ Bản tin và được gởi đến cho từng gia đình để biết những thông tin, suy niệm Lời Chúa, và những nội dung hưóng dẫn mục vụ thống nhất chung cho toàn giáo xứ. Hiện nay, Gx. đang tiến hành và thiết lập website để quảng bá những sinh hoạt của giáo xứ theo ý Đức Hồng Y GB.

Giáo xứ Sao Mai ngày càng phát triển và thăng tiến, mong sớm có điều kiện để hoàn thành nhà Sinh hoạt Giáo lý, có thêm một Linh mục phụ tá để phụ giúp cha xứ trong công tác mục vụ.

Giờ Lễ Nhà Thờ Sao Mai

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Sao Mai được thành lập từ năm 1955 do cha già cố Phaolô Lê Nguyên Kỷ gốc di cư. Giáo dân đa số thuộc GP. Phát Diệm và Thái Bình. Với giáo dân hơn 3700 người, phân tán trong nhiều khu vực ở Chí Hoà (Ông Tạ) thuộc phường 6 và 7, lại gần các giáo xứ bạn là Nghĩa Hoà, Vinh Sơn 6, Xây Dựng, An Tôn, Chí Hoà và Khiết Tâm.

Đa số giáo dân trong Gx. thuộc loại trung bình và nghèo, được chính quyền phường 7 đánh giá không khá giả. Vì ở sâu bên trong, không buôn bán được.

Mặc dù vậy, đến năm 1970 cha già cố Phaolô cùng với giáo dân đã xây dựng được ngôi nhà thờ. Đến năm 1980 cha xứ mới là Đaminh Đinh Văn Vãng được Bề Trên sai về giáo xứ Sao Mai tiếp tục công việc của cha già cố Phaolô Lê Nguyên Kỷ.

Từ đó đến nay, cha xứ Đaminh đã từng bước tu sửa lại ngôi nhà thờ, xây dựng nhà xứ cho xứng tầm với các nhà thờ xung quanh. Hiện nay, giáo xứ đang có chương trình quyên góp để xây dựng Nhà Sinh Hoạt Giáo Lý thoáng mát và khang trang hơn hầu có nơi cho các em thiếu nhi học Giáo Lý và các Đoàn thể sinh hoạt.

Về tổ chức nhân sự, Gx. Sao Mai có 4 giáo họ là Phêrô, Giuse, Phanxicô Xaviê và Phaolô. 4 đoàn thể cho các vị lớn tuổi là Gia đình phạt tạ Thánh Tâm, Bác ái Hiệp hội Thánh Mẫu, Các Bà mẹ Công giáo và Huynh đoàn giáo dân Đaminh. Số các đoàn thể trung niên là Giới trẻ Thánh Mẫu, Gia đình Thánh Mẫu, Legio Mariae, Mục vụ giới trẻ, Thiếu nhi. Giáo xứ có 10 ca đoàn phục vụ trong các thánh lễ sáng, chiều, ngày thường và Chúa nhật. Ngoài ra, còn có Ban lễ sinh, Thiếu nhi Thánh Thể.

Các lớp giáo lý đủ mọi trình độ được các xơ Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải – Xuân Lộc, chi nhánh Sao Mai phụ trách, với sự cộng tác của các anh chị giáo lý viên và Huynh trưởng. Các em được dạy giáo lý vào mỗi buổi sáng và chiều Chúa nhật.

Giáo xứ Sao Mai thường xuyên mở lớp giáo lý Dự tòng, giáo lý Hôn nhân. Mỗi năm có khoảng 80 đến 100 người tham dự.

Giáo xứ có thêm nhà thờ Thánh Mẫu do cha chánh xứ Đaminh quản nhiệm.

Ngoài ra, giáo xứ còn nhiều sinh hoạt đạo đức khác là Học sống lời Chúa do cha chánh xứ Đaminh hướng dẫn. Các nhóm Kinh Thánh cầu nguyện. Nhóm lòng thương xót Chúa. Nhóm Gia đình Đức Mẹ Lavang thường xuyên sinh hoạt.

Các Chúa nhật đầu tháng có các sinh hoạt là Mục vụ giới trẻ, Mục vụ gia đình và Mục vụ Caritas.

Mỗi tháng Gx. có một tờ Bản tin và được gởi đến cho từng gia đình để biết những thông tin, suy niệm Lời Chúa, và những nội dung hưóng dẫn mục vụ thống nhất chung cho toàn giáo xứ. Hiện nay, Gx. đang tiến hành và thiết lập website để quảng bá những sinh hoạt của giáo xứ theo ý Đức Hồng Y GB.

Giáo xứ Sao Mai ngày càng phát triển và thăng tiến, mong sớm có điều kiện để hoàn thành nhà Sinh hoạt Giáo lý, có thêm một Linh mục phụ tá để phụ giúp cha xứ trong công tác mục vụ.

Nguồn: tgpsaigon.net

Giờ Lễ Nhà Thờ Sao Mai Vũng Tàu

Chi tiết giáo xứ

Năm 1954, trên một ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Phương Chính, xã Hạ Trại, huyện Hải Hậu, Bùi Chu, Bắc Việt di cư vào Cần Giờ thuộc Sài Gòn và Phước Tỉnh thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay.

Ngày 5 tháng 08 năm 1956 Cha Giuse Phạm Quang Thiều hướng dẫn một số bà con ở Cần Giờ tới Phan Thiết lập nghiệp. Tại đây, họ được Cha Vinc. Trương Đức Sinh đón nhận, phụ trách và hình thành xứ Sao Biển, nhưng chỉ sau 1 năm thì Cha qua đời (19.8.1957).

Ngày 21 tháng 10 năm 1957 Cha Phêrô Vũ Quang Ninh về thay thế và ngày 25.06.1965, Ngài cùng 1.425 giáo dân dời về Thắng Nhì, thị xã Vũng Tàu lập thành giáo xứ Sao Mai hiện nay.

Ngày 29 tháng 05 năm 1972 Cha Phêrô được thuyên chuyển về Bùi Hiệp và Cha Giuse Đoàn Ngọc Sơn được cử về kế nhiệm.

Ngày 14-07-1975 Cha Phêrô Nguyễn Văn Giản được bổ nhiệm làm chánh xứ giáo xứ Sao Mai .

CƠ SỞ VẬT CHẤT & SINH HOẠT CỦA GIÁO XỨ

Thánh đường: được xây dựng kiên cố với kích thước 46m x 21m x 12m và được thánh hiến ngày 19 tháng 12 năm 2000. Tháp chuông cao 25 m cũng được xây dựng đồng thời với thánh đường.

Nhà xứ: là dãy nhà trường trung học cũ năm gian sửa chữa lại.

Nhà giáo lý: là nhà thờ tạm trước đây, dài 40 m x 14 m, đã đổ nền móng cho nhà ba lầu sau này.

Đài Chúa KiTô Vua :590.4 m2

Đài Đức Mẹ Vô Nhiễm :921,5 m2

Giáo xứ còn đang xin chủ quyền 3 lô đất khác: đất vườn 3 ha trên Núi Lớn, trường học cũ 1965,5 m2, nhà sinh hoạt 213 m2.

Ngoài ra, giáo xứ còn có:

Trạm xá Hội Chữ Thập Đỏ, sau một thời gian tạm ngưng, nay đang có chương trình hoạt động trở lại.

Trường mẫu giáo dân lập Rạng Đông, do các Dì dòng Trinh Vương phụ trách, hằng năm thâu nhận khoảng 300 học sinh. Các Dì cũng đảm trách một lớp học tình thương dành riêng cho các em nghèo.

Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo xứ lưu tâm đặc biệt tới những gia đình nghèo, không phân biệt lương, giáo. Những người già cả, neo đơn được hội Chữ Thập Đỏ giáo xứ cho người chăm sóc đặc biệt. Những di dân kinh tế cũng được quan tâm, giúp đỡ. Khẩu hiệu của mỗi gia đình: Không có người nào thiếu ăn, thiếu mặc ở bên cạnh nhà mình.

Về đời sống Chứng Nhân: vào mùa Giáng Sinh, mùa Chay và các ngày Tết, giáo xứ tổ chức đến thăm viếng và chia sẻ cơm áo cho người nghèo tại các điểm truyền giáo như là cơ hội thiết thực để giới thiệu Tin Mừng. Bên cạnh đó, giáo xứ được công nhận là khu vực văn hóa điển hình tiên tiến, không tệ nạn xã hội, không xì ke ma túy.

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Sao Mai

Chúa nhật: 4:30 – 6:00 – 17:00

Nguồn: giaophanbaria.org

Giờ Lễ Nhà Thờ Mẫu Tâm (Tân Bình)

Chi tiết giáo xứ

Từ diễn biến lịch sử 1954, sau hiệp định Genève, bằng các phương tiện như đường thủy Hải phòng….một số khá đông người dân từ miền Bắc vào Nam sinh sống và lập nghiệp mà phần đông là giáo dân thuộc gốc Bùi Chu – Phát Diệm và giáo dân thuộc gốc Sa Châu được đưa về trại tạm cư Tân Sơn Nhất (nay là công viên Hoàng Văn Thụ, phường 02, Quận Tân Bình) và được sắp xếp ở tạm trong những nhà bạt lớn, sàn ván.

Để duy trì niềm tin Công Giáo và lòng sùng đạo, ngay tại góc đông bắc của trại, một dãy nhà năm gian được dựng lên với cột gỗ vuông, mái lợp tôn, chung quang ghép ván cao khoảng 1 mét. Tại đây vừa được làm văn phòng tiếp nhận và phân phối nhu yếu phẩm, vừa là nhà nguyện để mỗi sáng Cố Linh Mục Augustinô Nguyễn Văn Tra từ Tiểu chủng viện Phaolô Phát Diệm ở Phú Nhuận về dâng lễ.

Đầu năm 1955, trại tạm cư Tân Sơn Nhất được giải tỏa. Dưới sự hướng dẫn của Cha Cố Augustinô Nguyễn Văn Tra, giáo dân gốc Bùi Chu – Phát Diệm được chuyển đến khu đất trống của người Pháp (nguyên là khu ruộng khô cằn) và đã gầy dựng nên Giáo Xứ Mẫu Tâm ngày nay. Còn lại một số giáo dân gốc Sa Châu theo Cha Cố Đaminh Mai Ngọc Khuê lập nên giáo xứ Tân Sa Châu. Cũng từ đây Mẫu Tâm và Tân Sa Châu trở thành địa danh hành chính là Ấp Tân Sa Châu, xã Tân Sơn Hòa, Quận Tân Bình, Tỉnh Gia Định.

Vì thời gian này chưa có nhà thờ nhưng để duy trì niềm tin Công Giáo và đời sống tâm linh, mỗi sáng giáo dân tập trung trong khu vực nhà mồ Lăng Cha Cả, nơi an táng Đức Cố Giám Mục Bá Đa Lộc để cùng nhau dự lễ.

Với nỗ lực của giáo dân và sự đồng thuận của Cha Cố Augustinô Nguyễn Văn Tra, nhà thờ đầu tiên với tên gọi Mẫu Tâm đã được xây dựng bằng cột gỗ vuông, mái lá, ghép ván tọa lạc tại số 163A đường Võ Tánh nối dài, gần Lăng Cha Cả, ngày nay địa chỉ trên đã được đổi thành số 389 đường Hoàng Văn Thụ, phường 02, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.

Nền móng đầu tiên của Giáo Xứ Mẫu Tâm ngày nay

Sau khi hoàn thành nhà thờ, nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục đối với con em giáo dân trong giáo xứ là cần thiết, Cha Cố Augustinô Nguyễn Văn Tra đã cho xây song song nhà thờ một dãy trường học bằng vật liệu nhẹ và đặt tên là Trường Tiểu Học Tư Thục Phaolô Bột.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày, một khu chợ nhỏ nằm trong khu dân cư cũng đã dần được hình thành với tên gọi Chợ Lăng Cha Cả, khu chợ này vẫn đang còn tồn tại đến ngày nay.

Năm 1957, Cha Cố Augustinô Nguyễn Văn Tra được bề trên điều về làm Tổng Giám Thị Tiểu Chủng Viện Phaolô – Phát Diệm tại Phú Nhuận.

Tháng 8.1957, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy từ xứ Tân Châu (Quang Trung – Hóc Môn) về làm Chánh Xứ Mẫu Tâm.

Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy về làm Chánh Xứ Mẫu Tâm – tháng 8.1957

Hai năm sau, 1959, nhà thờ được xây dựng lại lần thứ nhất bằng những vật liệu bán kiên cố, cột gạch, tường xây, cửa gỗ, khang trang và rộng rãi trên khu đất như hiện nay. Trong quá trình xây dựng cũng đã gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất khi mà tường xây xong, các vì kèo và xà gồ đã sẵn sàng nhưng chưa có mái lợp. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đức Cố Giám Mục Harnet, Giám Đốc Caritas Hoa kỳ, lúc bấy giờ mái nhà thờ mới được lợp bằng chất liệu fibro ciment. Bên cạnh đó trường dạy cắt may Khiết Tâm cũng được hình thành nhằm tạo điều kiện cho con em trong giáo xứ học nghề.

Năm 1959, Nhà Thờ được xây lại bằng vật liệu bán kiên cố

Một tháp chuông được thiết kế bằng 4 trụ sắt ống, chiều cao khoảng 28 mét, mái tôn, được đặt phía góc sân bên trái cuối nhà thờ (nay là nơi đặt phù điêu 117 Thánh Tử Đạo). Đặc biệt quả chuông được đặt mua tại Pháp. Chứng kiến những biến cố trong lịch sử, sự thay đổi về con người, sự biến đổi về môi trường, quả chuông vẫn tồn tại hiên ngang như một lần nữa khẳng định giáo xứ Mẫu Tâm vẫn mãi trường tồn cùng thời gian với tiếng chuông ngân vang trong các dịp lễ trọng, các nghi thức hôn phối hay khi tiễn biệt một người con của giáo xứ về với Chúa mà nó hạnh phúc mang lại cho giáo dân như một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của giáo xứ.

Khi thấy số giáo dân ngày càng tăng. Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy và cộng đoàn đã cho nới rộng phía cuối nhà thờ ra thêm một gian nữa. Trong lần tái thiết này, tường cuối được xây cao thêm để đặt tòa Tôn Kính Đức Maria Mẫu Tâm, tượng được làm bằng ciment cao khoảng 1 mét 60. Công trình hoàn tất với niên hiệu được khắc dưới chân tượng A1962D.

Tòa tôn kính Đức Maria Mẫu Tâm với niên hiệu A1962D

Cuối năm 1962, trong thời gian sửa chữa và để không gián đoạn việc học hành của các em trong và ngoài giáo xứ, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy đã cho chuyển trường tiểu học sang khu đất rộng cạnh nghĩa trang bưu điện cũ với sự giúp đỡ của ông bà Đào Nhật Tiến, chủ sở hữu khu đất này. Năm 1968, sau khi đã hoàn thành, trường được dời về lại với một ngôi trường mới kiên cố, một trệt, một lầu.

Cũng trong năm 1968, Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã cử tân Linh Mục Giuse Dương Như Hoan về làm Phó Xứ đầu tiên.

Mùa Thu năm 1970, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Thủy xin nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng Phát Diệm ở Xóm Mới Gò Vấp và qua đời ngày 11.07.1995

Vào tháng 8.1970, theo sự bổ nhiệm của Tòa Tổng Giám Mục, Cha Giuse Dương Như Hoan về làm Phó Xứ Phát Diệm, đồng thời Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận nguyên Phó Xứ Phát Diệm về làm Chánh Xứ Mẫu Tâm. Sau khi tiếp nhận giáo xứ, nhận thấy nhu cầu học hỏi giáo lý cần thiết cho các em thiếu nhi và nhất là đối với đời sống tinh thần của giáo dân, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận đã cùng với Hội Đồng Mục Vụ bàn bạc việc mở rộng và xây dựng lại nhà thờ bằng vật liệu kiên cố : cột, mái, trần đều được làm bằng bê tông cốt thép. Mọi thành phần trong giáo xứ được kêu gọi chung trong việc đóng góp công sức, tiền của và lòng nhiệt thành để hoàn thành công việc trên.

Ngày 22.08.1971, Đức Cố Giám Mục phụ tá Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm về dâng Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên để xây dựng giáo xứ.

Ngày 01.12.1971, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận đã bắt đầu cho khởi công xây cất. Kinh phí từ nguồn tiết kiệm của giáo dân và các ân nhân xa gần đóng góp. Chỉ sau chưa đầy một năm xây dựng, nhân dịp lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời ngày 20.08.1972, Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình về làm lễ khánh thành ngôi Thánh Đường mới với chiều dài 34 mét, chiều rộng 12 mét, chiều cao 11 mét, chung quanh nhà thờ có tường, cổng và một tháp chuông. Song song và nằm trong khuôn viên nhà thờ là ngôi trường tiểu học Phaolô-Bột cũng được xây mới với 1 trệt, 2 lầu, 1 sân thượng rộng và thoáng mát. Bên trong Thánh Đường phần đầu là gian cung thánh với không gian rộng cho khoảng 20 linh mục làm lễ đồng tế. Tượng Chúa chịu nạn được đặt ở vị trí chính giữa Thánh Đường, phía trên cao. Tượng Đức Maria Văn Côi và tượng Thánh Giuse Bảo Trợ đặt hai bên đối xứng. Bàn thờ và tòa giảng làm bằng gỗ bọc mica. Phần giáo dân có 4 hàng ghế dành cho cộng đoàn với sức chứa khoảng 600 người tham dự thánh lễ. Phần cuối Thánh Đường là gác đàn dành cho các ca đoàn hát lễ. Một hành lang nhỏ và một kho được dùng làm phòng để hài cốt. Hiện nay phòng để hài cốt được chuyển lên lầu 1, khu trường học sau khi được tu sửa lại.

Năm 1972, Nhà Thờ Mẫu Tâm được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố

Sau năm 1975, ngôi trường được nhà nước tiếp quản và xây thêm 1 lầu trên nền sân thượng có sẵn để thành lập ngôi trường mới mang tên Nguyễn Thanh Tuyền do nhà nước quản lý. Trong thời gian này việc dạy và học giáo lý bị gián đoạn trong khi nhu cầu học của các em ngày càng tăng mà không có phòng học. Với những trăn trở của giáo xứ, năm 1998, Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận và Hội Đồng Mục Vụ lên kế hoạch tái thiết mở rộng một phần nhà xứ bằng việc cơi nới và xây thêm 1 trệt, 3 lầu vừa là nơi để sinh hoạt mục vụ, vừa là chỗ để các em học hỏi giáo lý và các đoàn thể sinh hoạt. Công việc tái thiết – xây dựng nhà giáo lý khởi công và hoàn thành với thời gian 3 tháng.

Cùng với thời gian nhà thờ bị hư hỏng nhiều. Công việc mục vụ của Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận và Hội Đồng Mục Vụ trở nên khó khăn khi số giáo dân tham dự các thánh lễ, nhất là những ngày lễ Chủ Nhật và Lễ Trọng ngày càng đông, trong đó số lượng người sống tạm cư chiếm phần không nhỏ.

Ngày 27.10.2001, Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Tâm nhận giấy bổ nhiệm của Tòa Tổng Giám Mục chính thức tiếp nhận giáo xứ, hướng dẫn tinh thần và đời sống đạo cho giáo dân thay Cha Cố Antôn Nguyễn Văn Luận nghỉ hưu và qua đời ngày 24.12.2003.

Tháng 5.2004, Cha Xứ cùng với Hội Đồng Mục Vụ bàn các phương án trùng tu và nâng cấp Thánh Đường . Công việc khởi công từ ngày 03.07.2004 và kết thúc ngày 24.12.2004.

Nguồn: Titocovn.com

Giờ Lễ Nhà Thờ Khiết Tâm (Tân Bình)

Chi tiết giáo xứ

Từ xa xưa kia, 60 năm về trước , một vườn cao su thuộc đất nhà chung bao trùm cả hạt Chí Hoà. Dần theo lịch sử của thời gian và năm tháng trôi qua với cuộc sống của con người tiến bộ, đây không còn là rừng cao su nữa, nơi mà ngày nào chủng sinh thuộc Chủng Viện Thánh Giuse dạo chơi trong những ngày nghỉ lễ. Rừng cây âm u vắng lặng trở nên thị thành, văn minh của đô thị được kiến thiết.

Vị quản lý của Toà Giám Mục là Phêrô Phan Thanh Thời đã sang nhượng và chia thành lô, đặt tên đường .

Năm 1968, ngôi nguyện đường bé nhỏ được dựng lên trên đường Vinh Sơn – tên một Vị Thánh, nay là đường Long Hưng với mái tole vách lá lụp sụp.

Năm 1970, một ân nhân từ Vũng Tàu (Rạch Dừa) thấy cảnh tình đáng thương , ” Mái nhà thờ phượng lụp xụp” nên đã ngỏ ý cho một sườn nhà tiền chế, thế là mọi người động viên nhau đóng góp công sức của cải để cho có nơi thờ phượng xứng đáng. Và cũng nhờ gia đình Bác Bích có xe tải nên đã nhờ 2 ông bà cùng bà con đi chở vật liệu về để xây dựng nhà thờ phượng khang trang hơn. Nói “Khang trang hơn” nhưng cũng chỉ là ” Nóc tole hùng vĩ, sườn sắt vững chắc, còn xung quanh thì đóng bằng vài tấm ván và tole vá víu dưới chân. Phần trên cao thì trống trơn. Nắng vẫn rọi chiếu vào , mưa vẫn ướt tạt vào lúc đang dâng lễ. Lúc ấy chỉ có một cái bàn thờ cổ và vài cái ghế.Một số gạch ống và ciment mua về chưa kịp xây dựng còn bỏ dở cho đến ngày giải phóng.

Từ năm 1970 cho đến ngày giải phóng, Cha Dương là người thường xuyên đến dâng lễ mỗi Chúa Nhật.

Sau 30/4/1975, không Linh mục nào đến đây dâng lễ nữa. Bất ngờ giáo dân được tin có Thánh Lễ đêm Giáng Sinh. Đêm sinh hhật 24/12/1975 do Linh Mục Vị dâng lễ với số người khoảng 100, không đèn neon, không bàn ghế, giáo dân kẻ đứng, người ngồi xuống đất. Chỉ có ban Thánh nhạc của Cha mang đến, với một hang đá và vài ngọn nến leo lét, ” thật là hang Belem” ngoại ô của thành phố Sài Gòn. Người ta vẫn gọi nhà thờ này với tên độc đáo nhà thờ ” Gỗ “

Năm 1978, dần dần số giáo dân lên đến vài trăm, Thánh lễ mỗi thứ 6, thứ 7 đầu tháng, các ngày lễ trọng và mỗi Chúa nhật – sáng 5g, chiều 17g. Lúc bấy giờ Linh mục Vị vẫn phụ trách với chức vụ phó xứ của Chí Hoà. Mưa nắng và phải dâng lễ 2 nơi, Linh mục Vị ốm nặng không đi lại dâng lễ được nữa.

Đầu năm 1979, Linh mục JBat Hồ Văn Vui và Linh mục Antôn Thanh thay phiên nhau dâng lễ tu bổ lại, nếu không thì khó dâng lễ vào lúc mưa giông gió lớn.. Nhưng tu bổ bằng vật liệu nhẹ như ván ép, carton, tole , trang bị thêm một số bàn ghế dư của xứ Chí Hoà và của nhà tĩnh tâm Batania bỏ ra.

Lúc này Cha Thanh dựng tượng Đức Mẹ, xin bảng hiệu nhà thuốc FATIMA đã bỏ đem về gắng làm tước hiệu nhà thờ FATIMA

Tháng 11/1980, xảy ra việc nhiều người nói Đức Mẹ khóc, và cũng thời gian nàLinh mục Thanh nghỉ không dâng lễ nữa . Hai Linh mục Vui và Vị quay trở lại thay phiên dâng lễ, mỗi người một tuần. Thời gian này nhà thờ sắp đổ tung khi mưa dông to, và mối mọt ăn toàn diện các vách được làm bằng vá ép và carton.

Ngày 11/04/1981, Đức tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình chính thức ban bài sai số 41/81VP cho Linh mục Vị phụ trách và chịu trách nhiệm trướcToà Giám mục như một nhà xứ ” Quasi Parochus” Trước tình trang nhà thờ như thế, chuyện bất chẳng đừng, bà con giáo hữu buộc Linh mục phải xử thế. Không sửa thì không được an toàn, mà sửa thì không có tiền. Linh mục Vị họp bà con bằng Tình – Nghĩa – Trí – Tín chứ không bằng địa vị của một Cha xứ, hoặc Tài – Đức hay Tiền – Bạc, mà chỉ đến để phục vụ mọi người. Mong bà con cầu nguyện và ngài tuyên bố sẽ sửa nhà thờ. Linh Mục Vị đã cầu nguyện xin Đức Mẹ ” Nếu Mẹ muốn làm sáng danh Con Mẹ, để có một đền thờ Con Mẹ ngự thì xin Mẹ trợ giúp.

Ngày 2/05/1981 : Khởi công xây dựng mà không một lời khuyên xin hoặc quyên góp của ai, chỉ tuỳ ai có lòng nghĩ đến thì giúp.

Ngày 11/06/1981 : Nhà thờ hoàn thành với 2 nhóm thầu làm cấp tốc

Ngày 12/07/1981 : Khánh thành đơn sơ.

Ngày 13/07/1981 : Nhân dịp Đức Phaolô Bình về ban phép Thêm sức cho lớp giáoý đầutiên trong họ đạo, Linh mục Vị xin ý kiến Đức Tổng đặt tên cho nhà thờ là Khiết Tâm Tân Bình.

Chọn Thánh quan thầy là Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ

Năm 1987, Đệ trình lên toà TGM xác nhận ranh giới giáo xứ

Ngày 01/07/1994 : Làm gác chuông.

Ngày 21/09/1994 : Làm phép chuông do Đức Cha phụ tá.

Nguồn: titocovn.com

Giờ Lễ Nhà Thờ Mai Anh

Chi tiết giáo xứ

Có người gọi là Nhà Thờ Vinh Sơn vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn. Có người gọi là Nhà thờ Mai Anh, vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào. Từ năm 1943, nhà thờ này được xây dựng lại với một dạng kiến trúc độc đáo hơn các nhà thờ khác ở Ðà Lạt. Tuy nhà thờ không có tháp chuông trên đỉnh, nhưng tiền đình được thiết kế là một tam giác cân, phía trước được trang điểm các cửa vòm nhỏ xinh xắn. Cửa chính có hai cấp thang đi lên từ hai phía. Mái nhà thờ có hình dạng tựa như mái nhà rông của người Thượng, nhưng đặc biệt có các vòm mái cửa nhô ra để cho mái đỡ trơ chọi. Tường phía dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong nên càng tăng thêm nét đẹp độc đáo cho công trình kiến trúc này. Tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo phong cách kiến trúc Normandie. Không gian nội thất được chiếu sáng bởi những khung kính màu, càng tăng phần lung linh hấp dẫn cho thánh đường. Nhà thờ còn lưu trữ được pho tượng Ðức Mẹ Ban Ơn cao 3m, nặng 1 tấn, quà tặng của phu nhân Toàn Quyền Ðông Dương Decoux.

Về màu sắc, từ khi hoàn thành đến nay, nhà thờ Domaine de Marie chỉ sử dụng một màu vôi hồng đậm để quét tường. Vì vậy, dưới ánh nắng, nhà thờ như sáng rực hẳn lên. Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà 3 tầng của dòng nữ tu Bác Ái thánh Vinh Sơn. Chính điều này càng tôn thêm vẻ uy nghi, đồ sộ và trang nghiêm cho toàn bộ khu vực nhà thờ này.

GIÁO XỨ MAI ANH

Mai Anh là một trong vài giáo xứ mới nhất của giáo phận Dalat. Giáo xứ mang tên Mai Anh vì nhà thờ của giáo xứ nằm trên ngọn đồi Domaine de Marie (đồi Mai Anh) thuộc phía Băc thành phố Dalat. Ðặc biệt nhà thờ nói đây cũng không phải là một nhà thờ biệt lập mà chính là nhà nguyện của Dòng Nữ Tử Bác Ái, nằm trong phạm vi tu viện đã được xây cất từ những năm 1940. Tuy là một giáo xứ mới mẻ, nhưng Mai Anh có một lịch sử kỳ cựu từ những thập niên 1940, 1950. Hồi đó giáo dân mới chỉ có chừng hơn 100 người thuộc hơn 29 gia đình ở các đường Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu, Calmette. Họ thuộc quyền coi sóc của giáo xứ Chính Tòa, nhưng sống lạc lõng, ít người đi lễ tại Chính Tòa và cũng ít tiếp xúc với các cha ở Chính Tòa, ngoại trừ các trường hợp có hôn phối hay an táng.

Sau năm 1954, con số giáo dân mới tăng dần. Thời gian này, cha Nguyễn Thanh Ðiện làm tuyên úy tại Dân Y Viện. Cha giúp các cha nhà thờ Dalat tiếp xúc nhiều hơn với giáo dân, nhờ đó giáo dân cũng bắt đầu gắn bó hơn với giáo xứ. Năm 1967 số giáo dân lên đến 700 và khu vực này trở thành khu giáo Thánh Phaolô của nhà thờ Chính Tòa. Với sự giúp đỡ của các cha Nguyễn Văn Luận, Dương Ngọc Châu nối tiếp cha Ðiện làm tuyên úy bệnh viện, các cha nhà thờ Dalat đã tổ chức các lớp giáo lý hoặc các đoàn thể như Thanh Sinh Công, Legio Mariae. ÐỒng thời, nhờ sự nhiệt tâm cộng tác của ông trùm Giuse Phạm Văn Ðịch, khu giáo có tiến triển hơn về tổ chức qui củ, về tinh thần gần gũi với giáo xứ Chính Tòa.

Sau 1975, các cha phó nhà thờ Chính Tòa, rồi tiếp đến cha Ðỗ Xuân Quế, Cha Mai Văn Hùng Dòng Ðaminh, thay nhau lên làm lễ cho khu giáo này. Ðến ngày 16-3-1976, Tòa Giám Mục cử cha Giuse Nguyễn Văn Hân phụ trách hẳn. Ngày 29-6-1976, ÐGM Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đã nâng khu Giáo Thánh Phaolô lên thành giáo xứ Mai Anh và chọn Ðức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng, đồng thời đặt cha Giuse Hân làm cha xứ đầu tiên. Cũng theo ý muốn của Tòa Giám Mục và được sự nhất trí của các cha xứ liên hệ, ranh giới giáo xứ bao gồm đường La Sơn Phu Tử, Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu, Trần Bình Trọng và trọn khu vực Domaine với số giáo dân trên dưới 1000. Các cơ sở của giáo xứ – nhà thờ, nhà xứ phòng ốc- vẫn là nhà nguyện và một số phòng ốc thuộc tu viện Nữ tử Bác Ái, được nhà Dòng tiếp tục cống hiến cho giáo xứ.

Sau nhiều nỗ lực chung của cha xứ và mọitầng lớp trong giáo xứ, nhất là sau đợt học tập Bức Thư chung của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam (1980) giáo xứ Mai Anh đã có một bộ mặt mới và vươn lên đời sống đạo phù hợp với đường hướng chung của giáo phận.

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Mai Anh

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thờ Sao Mai (Tân Bình) trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!