Xu Hướng 6/2023 # Nguyễn Kim, Mediamart, Hc Đồng Loạt Hụt Hơi, Chỉ Còn 1 Đối Thủ Đủ Lực Thách Thức Vị Thế Của Điện Máy Xanh # Top 7 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nguyễn Kim, Mediamart, Hc Đồng Loạt Hụt Hơi, Chỉ Còn 1 Đối Thủ Đủ Lực Thách Thức Vị Thế Của Điện Máy Xanh # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Nguyễn Kim, Mediamart, Hc Đồng Loạt Hụt Hơi, Chỉ Còn 1 Đối Thủ Đủ Lực Thách Thức Vị Thế Của Điện Máy Xanh được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tăng trưởng gấp đôi sau 2 năm, Chợ Lớn hiện là chuỗi điện máy duy nhất vẫn còn có thể bám đuổi quyết liệt với Điện máy Xanh.

Sau khi Thế giới Di động – với 2 chuỗi chúng tôi và Điện Máy Xanh – đã xác lập vị thế thống trị trong ngành bán lẻ điện máy và các thiết bị di động thì cuộc chạy đua cho vị trí số 2 hoặc số 3 trong ngành trở thành “vấn đề sống còn” đối với các chuỗi điện máy khác nếu muốn tiếp tục tồn tại.

Một ví dụ tiêu biểu là Trần Anh – một chuỗi điện máy lớn tại phía Bắc. Nhận thấy không có lợi thế trong cuộc đua giành vị trí Top đầu trong ngành, ban lãnh đạo công ty đã quyết định bán lại cho Thế giới Di động. Viễn Thông A cũng được cho là đang hoàn tất các thủ tục để “bán mình” cho một tập đoàn lớn trong nước đang có tham vọng gia tăng vị thế trong ngành điện máy.

Viễn thông A kết thúc năm 2017 với doanh thu đạt 4.600 tỷ đồng – giảm 5% so với năm trước – và khá nhỏ bé so với mức doanh thu 13.100 tỷ cho FPT Shop hay 35.000 tỷ đồng của Thegioididong.com.

Nếu như phân khúc bán lẻ thiết bị di động chỉ có vài chuỗi lớn thì mảng điện máy tổng hợp lại có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau khốc liệt. Sự tăng tốc mạnh mẽ của Điện Máy Xanh khiến cho các doanh nghiệp còn lại không còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Nếu như năm 2014, doanh thu của Điện Máy Xanh mới chỉ đạt 2.300 tỷ thì đến năm 2017 đã là gần 30.300 tỷ đồng.

Nguyễn Kim từng có một thời gian dài là “anh cả” của ngành điện máy nhưng đã chững lại một cách khó hiểu từ nhiều năm nay với doanh thu đi ngang, không vượt qua được ngưỡng 10.000 tỷ đồng.

Hệ quả là Nguyễn Kim không chỉ mất vị trí dẫn đầu mà còn mất luôn cả vị trí thứ 2 vào tay một đối thủ đang lên khác là Điện máy Chợ Lớn. Không được nhắc đến nhiều như Thế giới Di động hay FPT Shop nhưng Chợ Lớn đang có được kết quả kinh doanh rất ấn tượng: Doanh thu năm 2016 tăng 54% từ 8.100 tỷ lên 12.500 tỷ và tiếp tục tăng 26% trong năm 2017 lên 15.800 tỷ đồng – tức lớn hơn cả doanh thu của FPT Shop.

Tăng trưởng gấp đôi sau 2 năm, Chợ Lớn hiện là chuỗi điện máy duy nhất vẫn còn có thể bám đuổi quyết liệt với Điện máy Xanh. Với việc chỉ tập trung vào khu vực phía Nam, rõ ràng Chợ Lớn là một trong những đối thủ “xứng tầm” nhất của Điện máy Xanh tại khu vực này.

Hiện Chợ Lớn có 59 chi nhánh trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam với 27 chi nhánh tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận; 20 chi nhánh ở Miền Tây cùng 12 chi nhánh ở Miền Trung. Trong khi đó, Điện Máy Xanh hiện đã mở rộng ra khắp cả nước với 727 cửa hàng lớn nhỏ.

Trong khi 2 chuỗi dẫn đầu tăng trưởng cao thì tình hình kinh doanh của các chuỗi điện máy khác lại không mấy sáng sủa, đặc biệt là các chuỗi lớn tập trung ở khu vực phía Bắc như Trần Anh, HC Home Center, Samnec hay PICO. Doanh thu của cả 4 chuỗi này đều sụt giảm trong năm 2017.

Mediamart với việc đang đầu tư mạnh cho việc mở rộng mạng lưới nhưng doanh thu cũng tăng trưởng rất thấp, đạt hơn 5.200 tỷ trong năm 2017. Đến đầu tháng 9/2018, Mediamart có 92 cửa hàng.

Với việc thị phần bị thu hẹp do tăng trưởng thấp thậm chí tăng trưởng âm thì bài toán lợi nhuận cũng là một áp lực lớn với các chuỗi điện máy này. Samnec hay Mediamart có lợi nhuận trước thuế năm 2017 chưa đến 500 triệu đồng. PICO và HC Home Center khá khẩm hơn cũng chỉ đạt lần lượt là 25 tỷ và 14 tỷ đồng.

Ngay cả FPT Shop và Chợ Lớn dù có lợi nhuận vài trăm tỷ nhưng vẫn quá nhỏ bé khi đặt cạnh. mức lãi 2.800 tỷ của Thế giới Di động.

Mỗi mét vuông mặt sàn đem về hơn 14.500 USD cho FPT Shop, cao gấp 3,6 lần Thế Giới Di Động

Theo Kiến Khang

Trí Thức Trẻ

Hà Nội: Đóng Cửa Một Số Cửa Hàng Thế Giới Di Động Và Điện Máy Xanh

MWG đã tạm thời đóng cửa các siêu thị Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh tại một số phường ở Hà Nội cho đến khi có thông báo tiếp theo của UBND Thành phố.

Theo tin mới nhất, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa thông qua quyết định sẽ tạm thời đóng cửa một số cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh giữa bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Kể từ ngày 26/3, thực hiện theo yêu cầu của UBND một số phường trên địa bàn TP. Hà Nội, MWG đã tạm thời đóng cửa các siêu thị Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh tại các phường này cho đến khi có thông báo tiếp theo của UBND Thành phố..

Trong 2 tuần cao điểm của công tác phòng chống dịch, Công ty cho biết sẽ nghiêm túc chấp hành theo chỉ đạo của các Cơ quan chức năng. Trong thời gian tạm ngưng phục vụ khách tại siêu thị, khách hàng của MWG có nhu cầu vẫn có thể đặt hàng online.

Trên thị trường, trước ảnh hưởng của COVID-19, MWG có thể xem là một trong những mã chứng khoán bị tác động mạnh với đà giảm đến nay hơn 42% thị giá.

Thậm chí, ngay sau thông tin nhân viên Điện Máy Xanh (Đà Nẵng) dương tính với Covid-19, cổ phiếu MWG giảm 6,5% xuống còn 87.800 đồng/cổ phiếu. Đầu giờ chiều 11/3, giá cổ phiếu này đã giảm sàn, trắng bên mua.

Sau 3 phiên giao dịch, giá cổ phiếu MWG đã giảm 15%. Vốn hóa doanh nghiệp theo đó “bốc hơi” hơn 7.000 tỷ đồng sau 3 ngày đầu tuần.

Trước tình hình này, cả ông Nguyễn Đức Tài và dàn lãnh đạo chủ chốt MWG đã liên tục chi tiền mua vào cổ phiếu, tổng số lượng 2 lần mua đạt 2,21 triệu cổ phiếu.

Trong thông báo hoạt động kinh doanh mới nhất, MWG cho hay hiện tình hình kinh doanh chưa có gì đột biến, đồng thời Công ty không bị áp lực gián đoạn nguồn cung. Mặc dù vậy, với việc đóng cửa một số cửa hàng hiện nay, tình hình kinh doanh của MWG chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 20.541 tỷ, tăng 18% và lợi nhuận sau thuế đạt 845 tỷ, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu online chỉ còn đóng góp 6% tổng doanh thu MWG, đạt 1.218 tỷ đồng.

Video: Bệnh viện Bạch Mai trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Giáo Xứ An Nhơn: Linh Mục Vinhsơn Nguyễn Thế Thủ Nhậm Chức Chánh Xứ

Thánh lễ trọng thể do cha Tổng đại diện (TĐD) chủ sự. Đồng tế với ngài có Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, cha Giuse Vũ Minh Nghiệp – đặc trách linh mục TGP, cha Đaminh Đinh Ngọc Lễ – Hạt trưởng giáo hạt Xóm Mới, cùng gần 20 cha trong và ngoài giáo hạt Xóm Mới.

Mở đầu Thánh lễ, cha Tổng đại diện có lời chào và giới thiệu cha tân chánh xứ với cộng đoàn. Cha Hạt trưởng đọc thư bổ nhiệm của Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc.

Trước khi lãnh nhận vai trò mục tử trong cộng đoàn sắp được trao phó, cha Vinhsơn tuyên xưng đức tin Công giáo và lời hứa trung thành với Hội Thánh.

Nghi thức diễn nghĩa chính thức bắt đầu khi cha TĐD hướng dẫn cha Vinhsơn: Ngồi vào ghế chủ tọa; Đến giếng cử hành bí tích Thánh Tẩy; Ngồi nơi Tòa Giải tội; Mở cửa Nhà Tạm và xông hương Mình Thánh Chúa.

Trong bài giảng, sau khi nhắc lại tiểu sử vị thánh được sinh ra tại giáo xứ An Nhơn – Thánh Phaolô Lê Văn Lộc – ngài từng là Giám đốc Tiểu chủng viện Thị Nghè, nên ngài rất chú tâm đến việc đào tại linh mục, cha TĐD đã liên hệ với cha tân chánh xứ Vinhsơn, ngài nói: “Cha tân chánh xứ Vinhsơn hiện đang là giáo sư môn Phụng vụ tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sàigòn, nên ngài cũng noi gương Thánh Lộc chăm lo đào tạo các linh mục, tu sĩ. Bên cạnh đó, trong những năm làm chính xứ giáo xứ Bắc Dũng, Vườn Xoài, ngài rất lưu tâm đến công tác bác ái, giúp đỡ các gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn… Vì thế, nối tiếp truyền thống hào hùng của Thánh Phaolô Lê Văn Lộc, chắc chắn cộng đoàn giáo xứ An Nhơn sẽ tích cực cộng tác với ngài, để xây dựng giáo xứ thành cộng đoàn của lòng Chúa thương xót”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, thay mặt giáo xứ, Bà Chủ tịch HĐMVGX có lời cảm ơn và dâng những bó hoa tươi thắm lên cha TĐD, cha Hạt trưởng và cha chánh xứ.

Nối tiếp, cha Vinhsơn Nguyễn Thế Thủ có đôi lời chân thành đến Đức Ông Phanxicô Borgia, cha TĐD, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, cộng đoàn dân Chúa và đặc biệt là giáo dân giáo xứ An Nhơn. Ngài bày tỏ niềm vui khi được làm thành viên của đại gia đình giáo xứ An Nhơn, và ngài sẽ mãi coi giáo xứ An Nhơn là nhà của mình.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g00. Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn Chúa, cha chánh xứ và cộng đoàn giáo xứ An Nhơn hân hoan tiếp nối sứ vụ: nhiệt thành, gắn bó, hiệp nhất và hài hòa để xây dựng giáo xứ trở thành một cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương, luôn dấn thân phục vụ để loan báo lòng thương xót của Chúa đến với mọi người.

Nhà Hàng, Quán Ăn Đồng Loạt Đóng Cửa, Chuyển Sang ‘Take Away’

Một cơ sở làm đẹp trên đường Hai Bà Trưng, Q.1, chúng tôi dán thông báo tạm ngưng hoạt động – Ảnh: BÔNG MAI

Bị tạm dừng kinh doanh, nhiều quán ăn, nhà hàng… đã đóng cửa hoặc tính chuyển đổi sang hình thức bán cho khách mang đi (mô hình “take away”).

Phó chủ tịch thường trực UBND chúng tôi Lê Thanh Liêm đã ký quyết định tạm dừng hoạt động các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán beer club, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (công suất phục vụ 30 người trở lên); CLB bida, phòng tập thể hình, cơ sở làm đẹp, uốn tóc, hớt tóc trên địa bàn TP kể từ 18h ngày 24-3-2020 đến hết ngày 31-3-2020 để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phòng chống COVID-19.

Ghi nhận chiều muộn 24-3, hàng loạt hàng quán, khu vui chơi, đường sách… đã chấp hành, tạm thời đóng cửa để chống dịch.

Đến 18h, toàn bộ các quầy ở đường sách Nguyễn Văn Bình của chúng tôi đã “cửa đóng then cài”, đèn điện tắt và chỉ còn một số ít nhân viên dọn dẹp.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đặng Ngọc Toàn – quản lý đường sách – cho biết toàn bộ 18 gian hàng sách mới, 2 gian cà phê sách và 2 gian sách cũ đã chấp hành đóng cửa trước 18h.

Còn tại trung tâm thương mại Vincom (Q.1), đến 17h30 các hàng quán vẫn trong tình cảnh “sụt sùi”, tạm thời mở cửa đến 18h để chờ quyết định từ ban quản lý tòa nhà, sau đó đóng cửa. Tuy vậy, một số nhà hàng trong trung tâm này đã chủ động thu dọn hàng quán trước khi chính thức có văn bản.

Ông Ngô Minh Vũ – quản lý nhà hàng Hachiban Ramen – cho biết từ khi có dịch đến nay, số lượng nhân viên phải cắt giảm đến 2/3, chỉ còn duy trì những nhân viên làm toàn thời gian. Song khi có văn bản mới này, nhà hàng buộc phải chấp hành và các nhân viên tạm nghỉ không lương.

“Khó khăn lắm, vì chống dịch, vì sức khỏe thì ai cũng phải chấp hành thôi nhưng thương nhất là những người lao động, giờ không biết xoay xở thế nào trong mấy ngày tới” – ông Vũ nói.

Trong khi đó, anh Nguyễn Hoàng Đức – quản lý Basta Hiro tại Vincom Đồng Khởi (Q.1, chúng tôi – cũng lo lắng khi cả anh và các nhân viên khác sẽ rơi vào tình cảnh tạm thời mất việc.

Theo anh Đức, nhận được thông tin bản thân rất buồn và bất ngờ nhưng vì chống dịch nên mọi người đành chấp nhận.

Một cửa hàng ở đường sách Nguyễn Văn Bình thông báo tạm đóng cửa – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chuyển đổi mô hình hoạt động, tăng khuyến mãi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhà hàng ăn uống cho biết đã sẵn sàng chuyển sang mô hình bán hàng đem đi hoặc giao hàng tận nơi, tạm ngưng đón khách tại quán.

Ông Thanh Chức – một doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản xuất các loại nguyên liệu thức uống ở Q.5 – cho biết ông vừa nhận thông báo của các chủ quán cà phê trong khu trung tâm thương mại, khách sạn ở Q.1 sẽ tạm ngưng nhập nguyên liệu vì quán đóng cửa đến hết tháng 3.

Ông vẫn băn khoăn: “Tôi tìm văn bản đọc thì thấy không có đề cập “tạm đóng cửa quán cà phê” nhưng có lẽ doanh nghiệp nghĩ cần tạm dừng hoạt động lúc này là tối ưu”.

Trong khi đó, chị Mai Thùy – chủ hai quán cà phê tại Q.1 và Q.Tân Bình – cho biết từ 18h ngày 24-3, quán đã đóng cửa để sắp xếp lại hoạt động kinh doanh.

“Sau khi hỏi cán bộ phụ trách khu vực, tôi được tư vấn quy định sức chứa dưới 30 người được hiểu bao gồm cả nhân viên, vì vậy trong chiều 24-3, chúng tôi đã họp lại và chuyển sang hoạt động mô hình đến nhận hàng và mang đi (take away) hoặc giao hàng tận nơi. Quán đã thông báo ngưng nhận khách đến quán và bắt đầu dán thông báo trước cửa từ ngày 25-3” – chị Thùy nói.

Cùng ngày, đại diện chuỗi thức ăn nhanh KFC với hàng chục điểm bán cho biết đã tung ra chương trình ưu đãi cho các đơn hàng giao tận nơi thông qua điện thoại, trang web hay ứng dụng của hãng này, giải quyết nỗi lo lắng, hạn chế người dân đến các cửa hàng hiện hữu. So với giá tại quầy, các đơn hàng online có mức giá giảm sâu hơn đến vài chục ngàn đồng.

Theo nhiều doanh nghiệp, lúc này yếu tố sức khỏe của cộng đồng là quan trọng nhất, một số quốc gia láng giềng cũng đã đóng cửa các trung tâm thương mại. Vì vậy, VN cần có hành động mạnh. Càng quyết liệt, chống dịch càng nhanh và mau trở lại đời sống bình thường, khi đó sẽ kinh doanh trở lại thuận lợi hơn.

Tất bật chấp hành ngay khi có thông tin

Ở tiệm làm tóc 30Shine trên đường Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận), khung cảnh tất bật, vội vã bỗng ùa đến. Chị Vân Anh (quản lý) cho biết khi có thông báo tiệm nhanh chóng chấp hành và ngưng nhận khách mới, tập trung phục vụ khách đang làm dở dang.

Còn tại quán Highland (Q.3), 17h nhân viên cửa hàng bước lên lầu trên và mời toàn bộ khách hàng xuống tầng trệt. Theo lời nhân viên, cửa hàng tạm ngưng phục vụ tầng trên, sau đó chờ tiếp chỉ đạo của cấp trên để tạm đóng cửa ngay theo yêu cầu của TP.

Đóng cửa, treo biển “chung tay chống dịch”

Theo ghi nhận, nhiều hàng quán từ cà phê đến quán ăn đã tạm dừng hoạt động. Chiều

24-3, ngay bên ngoài cổng, thông báo tạm dừng kinh doanh của quán cà phê Sài Gòn Phố (đường Trần Quốc Thảo, Q.3) kèm thông điệp “chung tay chống dịch COVID-19” hiện ra nổi bật. Bước vào bên trong, hàng chục người thợ đang bận rộn sửa sang cơ sở hạ tầng của quán.

Anh Phước (chủ quán) chia sẻ trước tình hình dịch bệnh, tiệm chủ động đóng cửa một thời gian chứ không chờ thông báo từ thành phố. Nhân cơ hội quán trống, không có khách, hơn một tuần nay anh Phước đã thuê người sơn sửa lại vách, trần, dọn dẹp để quán sạch đẹp hơn.

“Có khách khó sửa lắm, mình bụi bặm, khách không ngồi được, nên đợt này tiện làm luôn” – anh Phước cho biết.

Cũng như tiệm anh Phước, nhiều cửa hàng đang tận dụng thời gian nghỉ dịch để nâng cấp, chỉnh trang lại quán.

Trong hôm nay trên trang Facebook của quán cà phê Tinh Tế cũng mới thông báo: “Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang khá căng thẳng, Cafe Tinh Tế quyết định tạm ngưng hoạt động từ hôm nay 24-3 cho đến 29-3. 30-3 dự kiến Cafe sẽ hoạt động trở lại, tuy nhiên chúng tôi sẽ có thể tiếp tục phải dời ngày nếu như tình hình dịch tại khu vực chúng tôi có thêm biến chuyển tiêu cực. Kính mong quý khách thông cảm, Cafe Tinh Tế rất mong đợi để được gặp lại và phục vụ quý khách!”.

Hiện tại phần lớn các nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm… ở chúng tôi đã chủ động tạm đóng cửa từ sớm.

N.BÌNH – N.HIỂN – chúng tôi – M.HƯƠNG

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyễn Kim, Mediamart, Hc Đồng Loạt Hụt Hơi, Chỉ Còn 1 Đối Thủ Đủ Lực Thách Thức Vị Thế Của Điện Máy Xanh trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!