Bạn đang xem bài viết Một Thoáng Nhìn Lại Giáo Xứ Thanh Bình Từ Giai Đoạn Đầu Đến Năm 1975 được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I – Tổng Quát Về Thời Sơ Khai của Giáo Xứ:
Vị Trí Địa Lý :
Giáo xứ Thanh Bình toạ lạc trên quốc lộ 19, cách ngã ba Hàm Rồng khoảng 25 cây số, thuộc thôn Thanh Bình, xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Nhà thờ Thanh Bình nằm về phía tây tây nam, cách thành phố Pleiku khoảng 36km, thuộc huyện Chư Prông . Giáo xứ Thanh Bình ngay từ đầu được xem như là trung tâm sở họ của cả vùng truyền giáo tây tây nam Pleiku. Thanh Bình – Plei Rơngol là hai họ đạo đầu tiên của vùng tây tây nam Pleiku. Thanh Bình được xây dựng dành cho người Kinh và Plei Rơngol dành cho anh em đồng bào Jrai.
Thời Kỳ Sơ Khai:
Từ xa xưa, vùng đất Thanh Bình này là nơi sinh sống của người Jrai thuộc 2 nhóm: đại để, nhóm Jrai Cơbuan phía bắc trục lộ 19 nối dài, và nhóm Jrai Pơuh, nam trục lộ 19 nối dài là con đường giao lưu các dân tộc: giữa người Jrai vùng Hơdrung với người Khơme (Camphuchia) cũng như người Lào (vùng hạ Lào). Con đường quốc lộ 19 được sử dụng thường xuyên từ cuối thế kỷ XIX và là con đường chiến lược hậu bán cuối thể kỷ XX.
Người kinh đến lập nghiệp trên vùng Tây Nguyên nói chung, tại vùng tây tây nam Pleiku nói riêng vì nhiều lý do khác nhau với quy mô lớn nhỏ tùy theo chính sách của nhà đương cuộc.
Cha Gabriel Nicolas (Cận) để lại điểm truyền giáo Habâu cho cha Claude Corompt (Hiển), đi đến truyền giáo vùng tây tây nam Pleiku (năm 1908-1911) tại Plei Rơngol. Kế tiếp cha Nicolas (Cận), cha JB. Décrouille (Tôn) từ năm 1911 đến năm 1924 trông coi và xây dựng làng Plei Rơngol thành một họ đạo. Trong năm 1912 Cha Décrouille (Tôn) cùng với chú Lao và anh Klim ở Plei Rơngol phụ trách cả vùng phụ cận như Hơlâm (Trại Đầm).
Bên cạnh làng Hơlâm, một số người kinh lên sinh sống, gọi là Trại Đầm. Đầu năm 1913, họ đạo người kinh này được thành lập; năm 1914, họ đạo được đổi tên là Thanh Bình ( nằm phía tây so với nhà thờ ngày nay). Họ đạo Thanh Bình thuộc giáo xứ Plei Rơngol từ năm 1913 – 1933. Năm 1933 Thanh Bình tách khỏi Plei Rơngol và cha Antôn Ngô Đình Thận làm chính xứ Giáo xứ Thanh Bình. Danh xưng “Thanh Bình” này vẫn còn dùng đến ngày hôm nay.
Với nhu cầu thiêng liêng, các linh mục thừa sai cùng với những gia đình công giáo này đã nghĩ đến việc phải có một nhà nguyện. Kẻ góp công, người góp của và với đời sống đức tin mạnh mẽ, họ đã làm được một nhà nguyện đơn sơ bằng vách tranh, mái lá (chiều dài 20m, rộng 10m) để sớm tối cùng cầu nguyện với nhau.
Năm 1945, vùng đất này bị mất an ninh, người dân nơi đây cũng đã di tản và tháo chạy đi nhiều nơi khác. Người trở về Trung Châu (Bình Đinh), người đi Đăk Lắc, người đi An Khê, người đi Phú Thọ, người đi Pleiku…Ngôi nhà thờ bị đốt cháy, hư hại, và khu vực này trở thành ngôi làng vắng bóng người.
II – Thời Kỳ Hồi Sinh Và Phát Triển:
Thời kỳ hồi sinh (1957-1958)
Năm 1957, người kinh miền Trung lên lập nghiệp tại dinh điền Bảo Đức (nay thuộc huyện Chưpăh) do cha Đaminh Đinh Tiến Khoa phụ trách Plei Blang Yang kiêm nhiệm luôn xứ Thanh Bình.
Cuối năm 1957 cho đến năm 1959, Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ về coi sóc trực tiếp Thanh Bình (1957-1958). Cũng trong thời kỳ này Cha Đaminh Mai Ngọc Lợi về làm phó xứ cha Ngữ đến năm 1958, sau đó đổi đi phụ trách Ya Krel cực tây vùng này.
Một Thánh đường lớn được xây dựng tại khu dân cư Bình Trị Thiên, đặt tên xứ họ là HÙNG SƠN, thánh quan thầy là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Thời kỳ phát triển
Năm 1959, Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ đổi về Pleiku và cha Gioan Baotixita Trần Văn Hộ được thuyển chuyển đến coi xứ Thanh Bình đến năm 1965. Năm 1965, vì chiến cuộc đe dọa nặng nề vùng nầy, giáo dân di tản đi nơi khác. Năm 1967, cha Trần Văn Hộ được đổi về thị xã Pleiku, cùng một số giáo dân di tản về xây dựng họ đạo Đức An (1966-1967). Năm 1967 đến năm 1975, Cha Đaminh Đinh Trung Thành đến đảm nhận chính xứ Thanh Bình. Lúc đó hai họ đạo Thanh Bình và Hùng Sơn được sáp nhập làm một, được gọi là giáo xứ Thanh Bình, giữ danh hiệu Quan Thầy là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Năm 1969-1970: cha Gioan Baotixita Đinh Văn Thám phó xứ.
Năm 1971-1974: cha Đaminh Đinh Hữu Lộc phó xứ. Tháng 11 năm 1974, cha Lộc được đổi về làm chính xứ An Mỹ, Pleiku.
Ngày 25 tháng 01 năm 1970, một số nữ tu Dòng Vô Nhiễm (Phú Xuân) đến phục vụ, xây dựng một số cơ sở bác ái như Trạm xá, ký túc xá, nhà huấn nghệ, lo cho anh em đồng bào người Jrai mặt y tế và xã hội…
Trong thời gian cha Đinh Trung Thành đảm nhận chính xứ, sinh hoạt tôn giáo cũng như nhiều mặt khác như y tế, xã hội được phát triển. Trong chiều hướng “phát triển” được coi như là phương thế truyền giáo, cha đã đổ công sức với sự hỗ trợ đắc lực của các chị nữ tu và giáo dân giáo xứ Thanh Bình cách sinh động và đầy hứa hẹn.
Năm 1970, Cha Đaminh Đinh Trung Thành đã cùng với giáo dân Hùng Sơn làm thêm mặt tiền nhà thờ. Cũng chính trong giai đoạn này tên gọi Nhà thờ Hùng Sơn đựơc đổi thành nhà thờ Thanh Bình.
III – Bước Ngoặt Mới Trong Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa: Năm 1975
Năm 1975, biến cố tháng 3, giáo dân một lần nữa sống trong cảnh bom đạn chiến tranh ác liệt, phải di tản. Cha sở cùng với giáo dân ra đi không hẹn ngày về. Đàn chiên một lần nữa bị tản mác, chạy hỗn loạn. Nhưng Thiên Chúa cũng luôn quan phòng và luôn ban các vị mục tử cho đoàn chiên bé nhỏ của mình. Cha Đaminh Đinh Trung Thành được đưa trở về Miền Tây (Giáo phận Long Xuyên), nơi mà ngài đã được nuôi dưỡng ơn gọi của mình.
Sau một thời gian bị chao đảo, dần dần giáo dân trở về buôn làng cũ sinh sống dưới một thể chế khác xưa. Nhưng với lòng tin tưởng vào Chúa Quan Phòng, cùng sự hiện diện thầm lặng, phục vụ trong bác ái hy sinh của chị em nữ tu Vô Nhiễm, họ đạo ngày càng củng cố, hồi sinh cho đến ngày hôm nay.
Giữa Năm 1975, Cha Đaminh Mai Ngọc Lợi đã được Đức Cha Alexix Phạm Văn Lộc đưa về để chăm sóc đoàn chiên và giúp cho đoàn chiên được sống trong tình yêu thương của vị mục tử. Kể từ đó còn có thêm nhiều cha đến hỗ trợ. Đặc biệt là có các cha Dòng Chúa Cứu Thế đến để hỗ trợ cha Đaminh Mai Ngọc Lợi trong cánh đồng truyền bao la, rộng lớn này…
Nhà thờ Giáo xứ Thanh Bình khánh thành vào ngày 7.1.2016
Ảnh: Ban MVTT Gp Kontum 11.1.2016
Cha Đaminh Đinh Trung Thành (cạnh bên trái Đức Cha phụ tá Gp. Long Xuyên), dịp lễ mừng kỷ niệm Kim Khánh Linh mục vào năm 2016
tại Dòng Đồng Công, Thủ Đức, Sài Gòn.
(Theo tài liệu của Ban MVTT Gp Kontum đăng tải ngày 11.1.2016).Minh Sơn giới thiệu 12.3.2020 WGPKT(12/03/2020) KONTUM
Đâu Là Giai Đoạn Đẹp Nhất Của Cuộc Đời?
Trên đời này có một ngân hàng đặc biệt dành cho bạn. Đó là ngân hàng được cai quản bởi một vị Thần…
Một chàng trai sắp bước sang tuổi 34 nhưng luôn lo lắng về tương lai mình. Anh thường tự hỏi không biết giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời mình đang ở phía trước hay là những năm tháng đã qua rồi. Thói quen hằng ngày của anh là đến phòng tập thể dục trước khi đến sở làm.
Một buổi sáng, anh chú ý tới một ông lão đã lớn tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ rắn rỏi và lạc quan. Anh không nghĩ là đến khi anh bằng tuổi ông lão đó anh có thể giữ được phong độ như thế. Vì thế, anh tiến đến làm quen để trò chuyện hỏi ông lão về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Cuối cùng, chàng trai hỏi:
– Đâu là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời ông?
Ông lão đáp:
– Khi tôi còn là một đứa bé, tôi được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi cha mẹ. Tôi còn giữ được tâm hồn trong sáng từ tiên thiên. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
– Ở tuổi đến trường, tôi học được những kiến thức mới mẻ từ thầy cô, bạn bè. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
– Ngày tôi nhận được việc làm đầu tiên, được gánh vác trách nhiệm và trả luơng bởi những nỗ lực của mình. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
– Khi tôi gặp vợ tôi, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng gia đình và cùng chí hướng trong cuộc sống. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
– Ngày tôi thực sự trở thành một người cha, rồi nhìn những đứa con của mình lớn lên theo năm tháng. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
– Và bây giờ ở tuổi 79, tôi có sức khoẻ, tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi đã tìm thấy ý nghĩa chân chính nhất của cuộc đời mình nhờ cuốn sách Đại Đạo quý giá một người bạn tặng tôi. Tôi không lo sợ cái chết nữa và biết giờ đây tôi phải làm gì để chuẩn bị cho kiếp sống tới. Đây là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Tò mò anh thanh niên hỏi:
Sao một cuốn sách mà có thể khiến ông không sợ chết nữa?
Ông lão lấy từ trong túi ra cuốn sách, đưa cho người thanh niên:
Bời vì khi mà tôi đến giai đoạn sắp kết thúc cuộc đời, thì cuốn sách này đã khiến tôi hiểu ra cái chết không phải là kết thúc như tôi vẫn tưởng. Đó chỉ là sự bắt đầu cho một hành trình mới. Và giờ tôi đang chuẩn bị cho hành trình mới sắp tới, sau khi tôi chết. Nhờ cuốn sách Đại Đạo này, tôi biết đó mới là giai đoạn đẹp nhất của sinh mệnh tôi. Tôi sẽ chia sẻ nó với anh, bởi vì anh đã may mắn được Thần Thời Gian ưu ái. Anh sẽ có cả cuộc đời phía trước để đọc nó. Tuy rằng tôi nhận được nó hơi muộn, nhưng Thần Thời Gian vẫn ưu ái tôi.
Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều là những giai đoạn đẹp nhất nếu chúng ta biết trân trọng những điều tốt đẹp và trân quý từng phút giây, không để thời gian trôi qua một cách vô ích. Bởi trên đời này có một ngân hàng đặc biệt dành cho bạn. Đó là ngân hàng được cai quản bởi một vị Thần, có tên Thần Thời Gian.
Mỗi sáng, Thần Thời Gian cung cấp vào tài khoản của bạn 86.400 giây. Mỗi người trong chúng ta đều có một tài khoản ở ngân hàng đó. Vị Thần cai quản ngân hàng đó chính là Thần Thời Gian. Vào mỗi buổi tối, Thần Thời Gian sẽ xóa bỏ, coi như bạn đã mất, thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt. Thần Thời Gian không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản. Bởi vì thời gian không thể quay lại.
Nếu bạn không dùng hết số thời gian mà bạn có trong ngày vào những việc quan trọng, ý nghĩa, người bị mất chính là bạn.
Không có chuyện quay lại ngày hôm qua. Bạn phải sống bằng những gì bạn đang có trong tài khoản ngày hôm nay. Bạn hãy trân quý từng giây từng phút. Thời gian không quay trở lại. Hãy cố thực hiện thật nhiều điều ý nghĩa trong ngày hôm nay!
Mọi người đều khao khát có được một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc nhưng có lẽ đời người nỗi buồn thường chiếm nhiều hơn. Vậy, rốt cuộc nguyên nhân gì đã khiến bạn không cảm thấy vui vẻ và mệt mỏi với cuộc sống này như thế? Câu chuyện ngụ ngôn của người […]
Giáo Xứ An Bình (Giáo Hạt Đàlạt) Có Linh Mục Tân Quản Xứ
Có Linh Mục Tân Quản Xứ
Sáng Chúa nhật 16.6.2013, tại nhà thờ An Bình, Cha Tổng Đại diện Phaolô Lê Đức Huân, đã cử hành Thánh lễ đồng tế và chủ sự nghi thức đặt cha Giuse Lê Anh Tuấn làm tân quản xứ giáo xứ An Bình , Giáo Hạt Đàlạt.
An Bình là một giáo xứ nhỏ, nằm về phía tây nam thành phố Đàlạt, được chính thức tách ra từ giáo xứ Chánh Tòa ngày 16.6.1976 (đến hôm nay là tròn 33 năm), và cha Giuse Nguyễn Kim ngôn được xem là cha xứ tiên khởi.
Đến ngày 13.02.1991, cha Phêrô Võ Trung Thành được Đức Cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm cử đến để tiếp tục coi sóc giáo xứ này.
Theo văn thư bổ nhiệm được cha Tổng Đại diện công bố vào đầu Thánh lễ, Cha Giuse được Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương – Giám mục Giáo phận Đàlạt – đặt làm quản xứ để thay cho cha Phêrô Võ Trung Thành vừa nghỉ hưu.
Trong ngôi nhà thờ nhỏ bé của giáo xứ, sự hiện diện của khoảng 200 tu sĩ và bà con giáo dân, của Quý cha đồng tế đến từ Đại Chủng Viện Xuân Lộc và một vài nơi trong Giáo phận, đã giúp bầu khí Thánh lễthêm sốt sắng, ấm cúng và chan chứa tình gia đình.
Sau khi nhận chìa khóa nhà thờ từ tay cha Tổng Đại diện, cha tân quản xứ long trọng tuyên xưng đức tin trước mặt đại diện Hội Thánh và cộng đoàn. Đồng thời, cha Giusehứa tuân phục, trung thành với Hội Thánh và với nhiệm vụ được trao phó.
Các Bài Đọc Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay, một lần nữa cho thấy lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người (2Sm 12,7-10.13 ; Gl 2,16.19-21 ; Lc 7,36-50). Cha Tổng Đại diện nhắc lại những điều ấy và mời gọi cộng đoàn, đặc biệt giáo xứ An Bình, cũng hãy biết lắng nghe, yêu thương và tha thứ cho nhau. Nhất là phải biết hợp nhất để tiếp tục xây dựng giáo xứ được lớn lên.
Sau bài giảng Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện đã trao ghế chủ tế, tòa giải tội, chuông nhà thờ cho cha Giuse. Đây là những nơi mà trong chức năng và nhiệm vụ của mình, cha Giuse phải biểu lộ được hình ảnh của Vị Mục Tử nhân lành là Đức Giêsu Kitô. Nhà Tạm được cha Giuse mở ra và cộng đoàn sốt sắng kính thờ Thánh Thể, một lần nữa khẳng định Bí tích Thánh Thể chính là trung tâm của đời sống và mọi hoạt động của Hội Thánh. Chính nơi đây, Hội Thánh được nuôi dưỡng, được lớn lên và luôn được đón nhận những ân sủng quý giá từ Thiên Chúa.
Thánh lễ được tiếp nối với những lời cầu nguyện thiết tha chân thành cho vị mục tử và đoàn chiên nhỏ bé này. Sau lời chúc bình an, cha Tân quản xứ Giuse đến chào từng đại diện của các giới, các ban ngành của giáo xứ, như muốn bày tỏ tấm lòng yêu thương và kính trọng của ngài dành cho mọi người trong giáo xứ này.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, qua những tâm tình đầu tiên của cha tân quản xứ Giuse, ngài xin Quý cha và mọi người tiếp tục cầu nguyện cho ngài và cả giáo xứ, để ngài có thể hướng dẫn và chăm sóc giáo xứ cách tốt nhất. Bên cạnh đó, yêu thương để truyền giáo là đường hướng của ngài và của cả giáo xứ trong thời gian sắp đến. Nhắc lại tên trước đây của giáo xứ là “”, cha tân quản xứ nói rằng : đây là Vị Thánh sống và viết rất nhiều về tình yêu. Hơn thế nữa, để có sự “An Bình” như tên gọi hiện nay của giáo xứ, thì không thể không sống yêu thương nhau.
Vị đại diện của giáo xứ cũng đồng tình với cha Tân quản xứ trong bài chào mừng của mình. Ông bày tỏ lòng biết ơn với Đức Cha Antôn, Cha Tổng Đại diện, đã yêu thương và không để giáo xứ nhỏ bé này thiếu vắng linh mục. Cũng phải nhìn nhận rằng, tuy là một giáo xứ nhỏ, đa phần người dân sống bằng nghề nông, và cũng rất nhiều thay đổi do thời cuộc, nhưng An Bình là một giáo xứ hiệp nhất và gắn bó yêu thương. Nơi đây đã sản sinh ra được nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh, đang theo đuổi lý tưởng hoặc đang dấn thân trên con đường loan truyền Tin Mừng yêu thương của Thiên Chúa cho mọi người.
Cũng cần nói thêm, cha Giuse Lê Anh Tuấn (1960) được thụ phong linh mục vào tháng 12.1999, sau một thời gian là phó xứ Bảo Lộc, cha được cử đi học tại Pháp từ tháng 02.2006. Sau thời gian tu học, trở về nước, cha giảng dạy và làm linh hướng tại Đại Chủng Viện Xuân Lộc.
Giáo xứ An Bình sẽ ghi thêm một sự kiện trong dòng lịch sử của mình. Lịch sử này chắc chắn tốt đẹp vì được xây dựng trên nền tảng là Đức Kitô, Đấng “hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một”.
Nhà Thờ Giáo Xứ An Bình (Sài Gòn)
Thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Nằm ở quận 5, trên đường An Bình, nhà thờ Thánh Giuse An Bình mới đầu là một ngôi thánh đưởng được xây dựng nên để phục vụ cho đông đảo anh chị em tín hữu người Hoa, sau này được mở rộng phục vụ cho cả anh chị em Công giáo người Việt ở các phường lân cận. Theo lời cha Sở nhà thờ Thánh Giuse An Bình hiện nay là cha Martino Đỗ Văn Diệp, đầu năm 1967, cha Giuse Guimet, Chánh Sở họ Thánh Phanxico Xavie đã khởi công xây cất nhà thờ tại địa chỉ số 4 phường An Bình, Q.5.
Ngày 22/12/1968, Đức Khâm sứ Tòa Thánh Angelo Palmas đã làm phép trọng thể thánh hiến nhà thờ mới dành cho giáo hữu người Hoa. Nhà thờ được dâng kính Thánh Giuse Thợ, nhờ công lao của cha Giuse với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, đặc biệt là các nhà hảo tâm người Hoa và Bộ Truyền Giáo hỗ trợ hoàn tất công trình xây dựng. Ngay trong ngày khánh thành, Đức cố Tổng Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Bình đã rửa tội cho 17 người Hoa, dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu cho các vị ân nhân.
Ngày 24/01/1969, cha Giuse Guimet được bổ nhiệm làm cha Sở tiên khởi, cho đến đầu tháng 3 năm 1975, ngài về Pháp chữa bệnh. Họ Thánh Giuse lại được cha Lajeune, cha Sở họ Thánh Phanxico Savie kiêm nhiệm với sự phụ tá của cha Phaolo Vallet. Chẳng bao lâu sau, ngày 23 tháng 7 năm 1976, cha Lajeune phải rời nhiệm sở, và cha Stephano Huỳnh Trụ tiếp nhiệm. Ngày 6/4/1978, cha Stephano Hùynh Trụ lại phải tạm xa cách đòan chiên. Trọng trách chăm lo cho giáo xứ được cha Đa Minh Nguyễn Xuân Hy gánh vác, với sự hỗ trợ của cha Martino Đỗ Văn Diệp.
Trung tuần tháng 6 năm 1990, Đức cố Tổng Giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình chính thức bổ nhiệm cha Martino Đỗ Văn Diệp làm cha Sở, đồng thời mở rộng họ đạo cho cả giáo dân người Việt thuộc phường 5, 6, 7 quận 5. Số giáo dân hiện nay trên 1000 người thuộc 320 gia đình Công giáo chia thành 5 xóm đạo và một bộ phận giáo dân người Hoa.
Nguồn : Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Thoáng Nhìn Lại Giáo Xứ Thanh Bình Từ Giai Đoạn Đầu Đến Năm 1975 trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!