Xu Hướng 4/2023 # Mô Hình Dạy Và Học Tiếng Anh Ở Việt Nam # Top 4 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Mô Hình Dạy Và Học Tiếng Anh Ở Việt Nam # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Mô Hình Dạy Và Học Tiếng Anh Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hoàng Hữu Phước, Nhà Ngữ Sử Học

13-10-2020

A – Dẫn nhập thực trạng Việt Nam

B – Phân biệt “Tiếng Mẹ Đẻ” và “Ngoại Ngữ”

C – Quy Trình Học “Tiếng Mẹ Đẻ” Của Nhân Loại

D – Quy Trình Học “Tiếng Mẹ Đẻ” Của Nhân Loại Theo Hoàng Hữu Phước

E – Mô Hình Hoàng Hữu Phước Về Học Tiếng Anh Của Việt Nam Cộng Hòa

F – Kết Luận

A- Dẫn Nhập Thực Trạng Việt Nam

Người Việt Nam từ thời nhận biết ra rằng hóa ra ngoài Tiếng Tàu ” hảo lớ hảo lớ” có thanh âm thuộc loại đứng đầu nhóm tệ hại nhất thế gian – tất nhiên là về mặt phát âm, trong đó có Tiếng Thái Lan và Tiếng Cambodia, v.v. – trên thế giới còn có một thứ ngôn ngữ mà họ gọi trang trọng theo kiểu Hán Việt là ” Anh Văn” và sau này gọi theo kiểu bình dân mà họ lầm tưởng là “thuần Việt” thành ” Tiếng Anh” (chứ không biết đó là kiểu gọi quê mùa nửa nạc nửa mỡ tức “ba rọi” vì “tiếng” có thể là “thuần Việt” nhưng “Anh” thì hết sức thuần Tàu từ kiểu gọi Hán Viêt xưa là “Anh-Cát-Lợi”), cho đến nay chưa hề có bất cứ ai trên cõi ta bà này – dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ ngõ ngách nào trên thế giới đầy hoan lạc loạn lạc lầm lạc này – có bất kỳ nghiên cứu nào dù bằng mồm miệng hay bằng chữ viết về các ” mô hình dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam ” cả.

Chiến tranh khốc liệt đã làm Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ có thể có một vài thông dịch viên tiếng Anh phục vụ yêu cầu ngoại giao, tình báo, và truyền thông radio, chứ không thể nào trong chiến tranh lại có đủ lực lượng giáo viên trung học giảng dạy trên toàn quốc cho tất cả các lớp trung học dù cấp trung học chỉ có từ lớp 6 đến lớp 9. Còn ý thức hệ tuyên giáo hoàn toàn tầm bậy tầm bạ phản khoa học rằng ” phải học tiếng nói của Lê Nin – tức Tiếng Nga – để hiểu được chủ nghĩa Mác-Lê” đã khiến sau 75 năm kể từ ngày lập quốc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho đến khi xóa hẳn tên Việt Nam Cộng Hòa trên bản đồ thế giới ngày 30-4-1975 lập nên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thống nhất cho đến nay là năm 2020 thì cái học ” tiếng nói của Lê Nin” đã không những ( a) chưa từng tạo nên một lực lượng học sinh/sinh viên “giỏi” Tiếng Nga, mà còn ( b) loại bỏ hẳn Tiếng Nga Tiếng Pháp ra khỏi các chương trình trung học chính quy cấp Nhà Nước để chỉ tập trung cho Tiếng Anh, đã vậy ( c) chưa hề có được một lực lượng lao động trẻ hùng hậu nào thuộc “cổ cồn trắng” hay “cổ cồn xanh” mà “giỏi” được Tiếng Anh cả, cũng như dẫn đến sự thật là ( d) chủ nghĩa Mác-Lê đã chưa từng được “hiểu” do đảng viên không học tiếng nói của Lê Nin nên ngày càng có đông hơn các đại quan đảng viên Cộng Sản chen nhau dành cuộc đời sau chấn song bền vững thay vì phục quốc – tức phục vụ quốc gia – và phụng quốc – tức phụng sự quốc gia – vững bền.

Với sự tổng hợp của hai thực tế sau 30-4-1975 rằng

1) Miền Bắc chưa hề có đủ lực lượng giáo viên Tiếng Anh cho cấp trung học (chỉ đến lớp 9) trước 30-4-1975 – chưa kể lực lượng giáo viên có thể có thì lại chỉ học đến lớp 9 là lên đại học nên không bao giờ có đủ trình độ đúng nghĩa về Tiếng Anh để mà giảng dạy để vừa có thành phẩm để chứng minh năng lực vừa có kinh nghiệm để có tư cách soạn sách giáo khoa Tiếng Anh và ngự ngôi cao trong Bộ Giáo Dục để cho ra các quyết sách về phương pháp dạy và học Tiếng Anh – nay lại phải gánh vác đại sự kéo dãn chương trình theo mô hình trung học đến lớp 12 như Miền Nam, còn

Bài này, do đó, thuộc chuyên ngành Ngữ Sử Học do Hoàng Hữu Phước khai sinh để lần đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới ghi nhận thực tế dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam để làm sử liệu các lối tư duy dựa trên thực tế thành công ở Việt Nam Cộng Hòa, từ đó hình thành cơ sở phản biện nghiêm túc hầu chấn chỉnh cách dạy và học Tiếng Anh ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để nhờ vậy sau 300 năm nữa ( tất tri tam bách dư niên hậu) Việt Nam chắc chắn sẽ có được lực lượng học sinh/sinh viên “giỏi” Tiếng Anh, trở thành lực lượng lao động có trình độ “giỏi” Tiếng Anh có phẩm giá cao trong nền kinh tế quốc dân ngay tại Việt Nam để các nữ nghị sĩ toàn chức sắc thạc sĩ/tiến sĩ Âu Mỹ không để Chủ Tịch Quốc Hội phải hạ mình xin nữ thủ tướng nước bạn rèn giúp Tiếng Anh.

B- Phân Biệt “Tiếng Mẹ Đẻ” Và “Ngoại Ngữ”

Như đã rất nhiều lần nêu lên trong nhiều bài viết cũng trên blog này, tôi hay nhấn mạnh yếu điểm của Tiếng Việt trong tương quan với Tiếng Anh là đối với các từ ngữ mang tính học thuật hàn lâm Âu Mỹ thì việc lệ thuộc quá lớn vào chữ Hán đã biến ý nghĩa chuyển sang Hán-Việt tức sau khi thông qua một ngôn ngữ trung gian là Tiếng Tàu đã không còn mang nội hàm của từ Tiếng Anh nguyên bản (chẳng hạn từ Hán-Việt “dân chủ” dẫn đến ý nghĩa thuần Việt của “dân làm chủ” trong suy nghĩ của 100% người Việt, mà “dân làm chủ” thì hoàn toàn không hề là ý nghĩa của “democracy”, khiến từ tư duy chủ đạo của “dân làm chủ” thuần Việt mà người Việt không thể hiểu nội hàm đúng của “democracy” của Âu Mỹ là gì, v.v.).

Tương tự, ” mother tongue” có ý nghĩa duy nhất đúng là “ngôn ngữ mà một người sử dụng từ thủa ấu thơ đến khi lớn lên” ( the language which a person has grown up speaking from early childhood) hoặc là “ngôn ngữ chính tức first language của người ấy từ lúc sinh ra” ( the language that a person has been exposed to from birth). Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa không dùng từ ” ngoại ngữ” mà dùng ” sinh ngữ 1” và ” sinh ngữ 2” vì học sinh trung học từ lớp 6 phải chọn Tiếng Anh hay Tiếng Pháp làm ” sinh ngữ 1” và từ lớp 10 phải chọn thêm một ” sinh ngữ 2” giữa Tiếng Anh và Tiếng Pháp khác với “ngoại ngữ” đã chọn trước đó (nếu chọn Tiếng Hoa hoặc Tiếng Nhật chẳng hạn thì phải tự học, chỉ khi thi Tú Tài mới sẽ có đề thi riêng của Bộ Giáo Dục chứ không nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia). Như vậy, theo định nghĩa gọi ” mother tongue” là ” first language” thì ” ngoại ngữ” được Việt Nam Cộng Hòa gọi là ” second language” vốn hoàn toàn hợp lý và đúng với ngay cả cách gọi của người Anh Mỹ trong thực tế vì họ cũng gọi ” ngoại ngữ” là ” second language “.

Do ý nghĩa từng từ một của ” mother tongue” là ” mẹ+ngôn ngữ“, người Việt dịch thành ” tiếng mẹ đẻ ” và đây là nguồn cơn của mọi sai lầm tư duy.

” Tiếng Mẹ Đẻ” nếu được nghĩ đó là ” ngôn ngữ của người mẹ sinh ra mình” thì sai ở 5 điểm gồm

( a) mother là “chính/chủ lực” chứ không là “mẹ”,

( b) ” ngôn ngữ của người mẹ sinh ra mình” phải được viết thành ” mother’s language” hay ” mother’s tongue” chứ không phải ” mother tongue “,

( c) mother tongue phải qua quá trình học/sử dụng chính trong cả cuộc đời trong khi tiếng mẹ đẻ trong tư duy người Việt thì lại hàm ý ngôn ngữ đương nhiên mà một người Việt có được dựa vào việc mẹ người ấy nói Tiếng Việt kể cả khi người đó từ nhỏ đã được gởi ra nước khác (hoặc sinh ở nước khác do cha mẹ công tác tại Đại Sứ Quán Việt Nam ở nước khác) và học tập/lớn lên với việc sử dụng ngôn ngữ nước khác ấy,

( d) tại sao phải gọi là tiếng mẹ đẻ mà không là tiếng cha đẻ, và

( e) việc một người giỏi xuất sắc một “ngoại ngữ” và dùng “ngoại ngữ” ấy trong công việc hàng ngày hoàn toàn không có nghĩa đó là “ngôn ngữ chính” (tức “tiếng mẹ đẻ”) của người ấy mà muôn đời vẫn chỉ là “second language” (tức “ngoại ngữ”) của người ấy mà thôi.

Như vậy, quá trình đúng và thuận quy luật tự nhiên thích hợp cho sự phát triển tư duy để một người Việt Nam ở Việt Nam học Tiếng Anh thành công, do đó, là chỉ sau khi người ấy học xong cấp tiểu học ở Việt Nam để có thể yên tâm về “ngôn ngữ chính” ( mother tongue) tức Tiếng Việt của người ấy. “Ngôn ngữ chính” là để hình thành ý thức về ngữ nghĩa, ngữ cảnh, ngữ dụng, ngữ biểu, ngữ cảm, ngữ tạo, và ngữ biến, từ đó làm đà tiếp nhận ngôn ngữ để áp dụng một cách vô thức từ đó có cơ may “giỏi ngoại ngữ”.

Việc học ngoại ngữ, do đó,

– chỉ phát huy tác dụng tối ưu cho học sinh từ lớp 6 trung học;

– nếu học Tiếng Anh từ mẫu giáo đúng bài bản chất lượng cao theo chương trình đặc thù tuyệt đối triệt để trong-môi-trường-hoàn-toàn-không-có-Tiếng-Việt do toàn các chuyên gia thạc sĩ/tiến sĩ trực tiếp giảng dạy thì chỉ là công đoạn đào tạo sẵn lực lượng gián điệp tương lai có ” tiếng mẹ đẻ” khác, có hoạt động nói/viết/suy nghĩ/mớ ngủ/mê sảng/buộc miệng đều bằng ” tiếng mẹ đẻ ” khác ấy, nghĩa là Tiếng Việt trở thành “ngoại ngữ” không quen thuộc, nhằm cài cắm họ vào các quốc gia khác sống y như người bản xứ không thể bị phát hiện;

– nếu học Tiếng Anh từ mẫu giáo hay tiểu học được dạy bởi những giáo viên buộc– phải-dạy-Tiếng-Anh-mẫu-giáo-và-tiểu-học-chỉ-vì-học-kém-hơn-cấp-cử-nhân, trong môi trường sống có đến gần 90% thời gian sử dụng toàn Tiếng Việt, thì tất nhiên không bao giờ là bài bản đúng để có thể kỳ vọng những đứa bé ấy khi “già đầu” sẽ “giỏi ngoại ngữ”.

Trong công tác hàn lâm lĩnh vực ngôn ngữ mà không phân biệt được chính-phụ và “tiếng mẹ đẻ”-“ngoại ngữ” thì muôn đời thất bại.

Các đặc công thủy hoặc đặc công người nhái tinh nhuệ có kỹ năng tuyệt luân sinh tồn dưới sông sâu biển cả trong các nhiệm vụ đặc biệt tấn công/phá hoại/tiêu diệt đối phương. Nhưng họ đương nhiên không bao giờ là cá để ăn tôm cá sống hay xác trôi sông/ngủ say dưới nước/vệ sinh dưới nước/uống nước sông nước biển/sinh hoạt tình dục lưu truyền nòi giống dưới sông dưới biển, chưa kể dù có chiến đấu giỏi bơi nhanh như chớp và lặn sâu lâu không cần dưỡng khí thì họ chỉ được thu nạp vào đội ngũ chỉ khi chứng tỏ có sức khỏe tuyệt luân ở trên bờ. Từ đó suy ra người ta chỉ có thể “giỏi ngoại ngữ” sau khi đã nắm vững “tiếng mẹ đẻ” mother tongue, và vấn đề, do đó, tùy vào quyết định xem ngôn ngữ nào là “tiếng mẹ đẻ” và ngôn ngữ nào là “ngoại ngữ” để có phương pháp học tập phù hợp để trở thành “người Việt giỏi ngoại ngữ” (để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân sau này) hoặc “người Việt có tiếng mẹ đẻ không phải Tiếng Việt” (để phục vụ công tác gián điệp sau này – nhưng người Việt ấy ắt phải tuyển chọn từ trẻ em tại các cô nhi viện). Chỉ có người khỏe trên bờ làm người nhái chứ không có chuyện con nhái làm người nhái. Chỉ có chuyện ” người Việt giỏi Tiếng Việt mẹ đẻ thành người giỏi kiệt xuất Tiếng Anh ngoại ngữ” chứ không có chuyện ” người Việt giỏi Tiếng Anh mẹ đẻ làm người giỏi kiệt xuất Tiếng Anh ngoại ngữ”. Đó là cái cơ sở lý luận đặt trên nền tảng của commonsensenesscủa Hoàng Hữu Phước.

Tất cả những người trưởng thành/thương nhân Âu Mỹ và các quan chức các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam giỏi Tiếng Việt vì họ đã không bao giờ học “ngoại ngữ” Tiếng Việt từ mẫu giáo hay tiểu học, mà chỉ học Tiếng Việt ngoại ngữ sau khi họ đã nắm vững ngôn ngữ chính mother tongue của họ và đặc biệt khi họ đã trưởng thành trong tư duy để làm chủ phương pháp học ngoại ngữ nhanh nhất, bài bản nhất, hiệu quả nhất. Đó là cái cơ sở lý luận đặt trên nền tảng của commonsenseness của Hoàng Hữu Phước.

Cái commonsenseness mà Hoàng Hữu Phước (và các danh nhân nước ngoài – kể cả gã Khổng Khâu tức Trọng Ni – từ thời thượng cổ đến nay) luôn cổ súy/khoe khoang/dạy đời/áp dụng ở đây sẽ phải là:

học sinh Việt Nam ở Việt Nam chỉ có cơ hội giỏi ngoại ngữ Tiếng Anh nếu không bao giờ học ngoại ngữ Tiếng Anh từ cấp mẫu giáo hay cấp tiểu học nghĩa là chỉ học ngoại ngữ Tiếng Anh sau khi đã nắm vững ngôn ngữ chính mother tongue của họ nếu đó là Tiếng Việt hoặc tiếng nào khác không phải Tiếng Anh.

C- Quy Trình Học Tiếng Mẹ Đẻ Của Nhân Loại

Có lần trên báo Tuổi Trẻ (hay Người Lao Động – rất tiếc tôi chưa tìm ra tờ báo cũ để chụp hình bài viết) có đăng bài biện luận của tôi về học ngôn ngữ theo nhà ngôn ngữ học Mỹ giáo sư tiến sĩ Noam Chomsky, người đã từng đến Hà Nôi trong thời gian chiến tranh chống Mỹ còn học thuyết về văn phạm phái sinh của ông đã được lớp tôi nghiên cứu tại Đại Học Văn Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, và ngay lập tức có vị độc giả nọ viết thư phản ảnh trên báo rằng chính Noam Chomsky có bảo đó là ” học Tiếng Anh từ năm đầu đời“. Tôi vội viết thêm một bài cho Tuổi Trẻ (hay Người Lao Động?) giải thích rằng vị độc giả ấy hoàn toàn sai vì Noam Chomsky người Mỹ nên đã tiến hành nghiên cứu với hàng ngàn gia đình Mỹ và đương nhiên người Mỹ nói Tiếng Anh nên mô hình sau hoàn toàn đúng khi nói về trẻ em Mỹ học Tiếng Anh (tức “tiếng mẹ đẻ” của các bé ấy) và mô hình đó cũng hoàn toàn trùng lặp vơi quy trình học “tiếng mẹ đẻ” của toàn nhân loại:

nghĩa là trẻ em sơ sinh Việt tại gia đình Việt trên đất Việt có “tiếng mẹ đẻ” là Tiếng Việt sẽ phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cũng tuần tự qua các quy trình trước-sau của Nghe-Nói-Đọc-Viết.

Đó là quy trình tự nhiên về “tiếng mẹ đẻ” của hài nhi. Tiếc là ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ có Hoàng Hữu Phước nhận ra đó là quy trình học tiếng mẹ đẻ của trẻ thơ ở bất kỳ quốc gia nào chứ hoàn toàn không phải quy trình học ngoại ngữ của trẻ thơ và người lớn ở bất kỳ quốc gia nào.

D- Quy Trình Học Tiếng Mẹ Đẻ Của Nhân Loại Theo Hoàng Hữu Phước

Cũng vì tất cả người Việt nào đọc Noam Chomsky theo kiểu vị độc giả ba-chớp-ba-nháng trên cũng cứ hễ thấy chữ “Tiếng Anh” là vội quy chụp ngay đó là “ngoại ngữ” rồi quy kết ngay đó là “quy trình học Tiếng Anh”, từ đó dẫn đến tư duy sai rằng tại trường lớp dạy Tiếng Anh tất phải theo quy trình Nghe-Nói-Đọc-Viết ấy của hài nhi Tây, khiến liên tục phạm sai lầm khi xem Viết Tiếng Anh English Writing là công đoạn cuối cùng của tiến trình học Tiếng Anh, nên dành thời gian chủ yếu tập trung cho Luyện Nghe Listening và Luyện Nói Speaking, xem nhẹ Viết Tiếng Anh khiến không bao giờ giỏi Viết Tiếng Anh mà một khi đã kém Viết Tiếng Anh thì không bao giờ giỏi hùng biện Tiếng Anh tức Nói Tiếng Anh Cao Cấp, làm 45 năm sự nghiệp dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam từ ngày thống nhất trở nên hỏng bét:

Tôi buộc phải hợp lý hóa chi tiết cái mô hình hàn lâm của Noam Chomsky như sau dưới tên gọi chính xác ” Mô Hình Học Tiếng Mẹ Đẻ ” để làm rõ cái công thức tối giản của Noam Chomsky để đồng bào Việt hiểu rằng ở Việt Nam toàn bộ các đại quan phụ trách phát triển việc dạy và học Tiếng Anh đã hoàn toàn sai do đần độn không có chút hiểu biết nào để nhận ra sự thật và bản chất vấn đề:

theo đó, hài nhi “nghe” các âm thanh thốt ra từ miệng của mẹ/cha/nhũng người chung quanh, dần dần “lập lại” một cách máy móc mà không hiểu các ý nghĩa từ vựng, thời gian sau sẽ “nói chủ động” câu ngắn mỗi khi có đòi hỏi hoặc muốn kêu gọi, để rồi khi có thêm vài tuổi được cha mẹ dạy cho tập đồ chữ cái/phát âm chữ cái/nhận diện chữ, quy trình ấy dần nâng cao theo cấp lớp học thành viết chữ/đọc câu/đọc bài/chép bài/học thuộc lòng bài/trả bài, rồi trả lời miệng các câu hỏi tức “đọc hiểu”, trả lời viết cho phần “đọc hiểu” để hình thành viết luận văn tức viết thành bài hoàn chỉnh với ba phần nhập đề-thân bài-kết luận. Tất cả cho thấy không có sự tách bạch trước-sau của Nghe-Nói-Đọc-Viết trong phát triển “tiếng mẹ đẻ”của con người từ giai đoạn hài nhi trở lên, mà chính ra là – theo Hoàng Hữu Phước – có sự hòa quyện, bổ sung, song song tồn tại, nâng cấp trước-sau, nâng cấp đồng loạt, của cả 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết trong phát triển “tiếng mẹ đẻ” tự nhiên nơi trẻ em.

Tuyệt Đối Đúng: Nghe-Nói-Đọc-Viết chỉ đơn thuần là 4 kỹ năng được liệt kê tuần tự trước-sau theo thứ tự xuất hiện trong quá trình phát triển tự nhiên toàn thời gian đối với “tiếng mẹ đẻ” tại gia đình và trong môi trường sống của con người lúc còn nằm nôi. Thứ tự ấy biến mất sau khi trẻ em tiến vào giai đoạn số 5 của mô hình Hoàng Hữu Phước nghĩa là lúc trẻ em cầm chiếc bút chì để tập đồ chữ cái để đưa 4 kỹ năng ấy vào giai đoạn đồng hành xuyên suốt của hòa quyện, bổ sung, song song tồn tại, nâng cấp trước-sau, nâng cấp đồng loạt.

Tuyệt Đối Sai: Nghe-Nói-Đọc-Viết là công thức tuần tự trước-sau các bước phải theo để một người Việt Nam học ” ngoại ngữ” ở Việt Nam dù mỗi ngày học một ít giờ ” ngoại ngữ” tại lớp học nội/ngoại ở Việt Nam, dù không theo tự nhiên của toàn nhân loại, và dù con người Việt Nam ở Việt Nam ấy còn là học sinh ở Việt Nam hay đã đủ sức tháo nôi vác đi bán ve chai hoặc lui cui lắp ráp nôi cho đứa con mới sinh của anh ta/chị ta tại Việt Nam.

E- Mô Hình Hoàng Hữu Phước Về Học Tiếng Anh Của Việt Nam Cộng Hòa

Như đã nói trong bài trước rằng commonsenseness đối với việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nhất thiết phải là

( a) không được dựa theo sự thăng hoa ý tưởng của những thạc sĩ/tiến sĩ học thiếu năm ở trung học – chỉ đến lớp 9, không giỏi Tiếng Anh, không viết được bất kỳ bài nào ra hồn bằng Tiếng Anh từ khi mang danh thạc sĩ/tiến sĩ mà “cư dân mạng” từng biết đến, không có kinh nghiệm giảng dạy thành công Tiếng Anh dù tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mà phải

( b) dựa vào những phương pháp/giáo trình đã được chứng minh thành công trong thời gian dài tại Việt Nam Cộng Hòa vì nó tương tự như các vũ khí chiến thuật và chiến lược tối tân của Mỹ cùng kho ngoại tệ và vàng tịch thu được của “Mỹ Ngụy” mà theo commonsenseness thì “cách mạng” phải ra sức bảo vệ thay vì đốt bỏ.

Mô hình sau là thứ vũ khí tối tân/vàng/ngoại tệ tịch thu được của ” Ngụy Quân & Ngụy Quyền ” lẽ ra đã phải được bảo quản, duy tu, đánh bóng, sử dụng, phát huy, nâng giá bán của thành phẩm trên thị trường quốc tế:

Bộ veston nam đã đạt đến độ tuyệt mỹ của nó như thành tựu cao nhất và cuối cùng của nhân loại nên mọi sự cách tân – nếu có – của bộ veston nam sẽ chỉ là thứ kỳ quái không-tồn-tại-lâu cho hạng celebrity kỳ quái không-tồn-tại-lâu chứ không bao giờ được mặc bởi giới quý tộc nam, giới tỷ phú nam, giới chính khách nam, và giới lãnh đạo doanh nghiệp nam.

Mô hình dạy và học Tiếng Anh thành công ở Việt Nam Cộng Hòa đã đạt đến độ tuyệt hảo như thành tựu cáo nhất và cuối cùng của người Việt Nam nên mọi sự cách tân – nếu có – của phương pháp dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam sẽ chỉ là trò hề kỳ quái tồn tại lâu chừng nào càng đẩy đất nước Việt Nam vào bế tắc không có học sinh/sinh viên/người lao động giỏi Tiếng Anh.

F- Kết Luận

Bài Thí Sinh Lỡ Cơ Hội Vào Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh Vì Chứng Chỉ Tiếng Anh Ư? đã nêu các chi tiết phân loại về các chứng chỉ Tiếng Anh Michigan Proficiency, TOEFL, IELTS và TOEIC cấp cho người học Tiếng Anh ở Việt Nam và tại các nước không-nói-tiếng-Anh tức những nơi mà Tiếng Anh chỉ là ngoại ngữ (second language/foreign language) chứ không là ngôn ngữ chính (mother tongue), phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của họ. Trong khi đó, TESOL (tức Teaching English to Speakers of Other Languages – Dạy Tiếng Anh Cho Người Nói Các Ngôn Ngữ Khác) là loại chứng chỉ về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh dành cho người dạy Tiếng Anh tại Việt Nam và những quốc gia mà nơi đó Tiếng Anh chỉ là ngoại ngữ (second language/foreign language) chứ không là ngôn ngữ chính (mother tongue). Điều này khẳng quyết luận điểm của Hoàng Hữu Phước là hoàn toàn đúng : không bao giờ có một phương pháp chung cho việc dạy và học Tiếng Anh cho cả người có “tiếng mẹ đẻ” là Tiếng Anh tại những nước nói Tiếng Anh, và cho người có “tiếng mẹ đẻ” không-phải-Tiếng-Anh tại những nước không-có-ngôn-ngữ-chính-là-Tiếng-Anh, chưa kể phương pháp dạy “tiếng mẹ đẻ” cho trẻ em thuần dựa theo tự nhiên phải nghiên-cứu-để-nhận-diện-cái-bài-bản-đang-tự-nhiên-tồn-tại lại hoàn toàn khác với phương pháp dạy “ngoại ngữ” cho người-không-còn-là-hài-nhi thuần dựa theo bài-bản-phải-đề-ra-để-nghiên-cứu-và-áp-dụng.

Tóm lại, Nghe-Nói-Đọc-Viết là quy trình tự nhiên trong phát triển ngôn ngữ chỉ nơi trẻ nằm nôi.

Tóm lại, hiện trạng thê thảm của trình độ Tiếng Anh của học sinh Việt Nam sau 45 năm đầu tư tập trung của Nhà Nước chứng minh rằng Việt Nam chưa từng có các quan chức ra hồn về phát triển dạy/học Tiếng Anh ở Bộ Giáo Dục. Đó là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, do chưa từng có bất kỳ nghiên cứu nào ra hồn ở Việt Nam về dạy/học Tiếng Anh ở Việt Nam, cái commenseness đương nhiên sẽ là: mô hình Hoàng Hữu Phước về quy trình học Tiếng Anh ở Việt Nam là duy nhất đúng, duy nhất khả thi, duy nhất có thể chứng minh nếu áp dụng thì năm 2040 tức chỉ sau 20 năm nữa thôi thì tình hình chất lượng Tiếng Anh của học sinh/sinh viên Việt Nam tại Việt Nam sẽ tốt hơn rất nhiều lần cái kết quả chả ra gì của năm 2020 vốn chỉ cho thấy sự thất bại hoàn toàn của việc dạy và học Tiếng Anh chính quy ở Việt Nam. Đó là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, do chưa từng có bất kỳ thạc sĩ/tiến sĩ Việt Nam nào ở Việt Nam hay đã tẩu thoát khỏi Việt Nam viết nên bất kỳ thứ gì bằng Tiếng Anh mà chất lượng ” xém” bằng, ngang bằng, hay tốt hơn bài Thư Gởi Giáo Hoàng Francis của Hoàng Hữu Phước, nên Hoàng Hữu Phước là người duy nhất ở Việt Nam có thẩm quyền nói về phương pháp dạy/học Tiếng Anh ở Việt Nam, và tất nhiên Hoàng Hữu Phước không công nhận giá trị bất kỳ các phản biện của bất kỳ ai nhất là khi nó được viết không bằng Tiếng Anh và không bởi người có tư cách nói về dạy/học Tiếng Anh. Đó là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, đây là bài viết duy nhất có giá trị thực tiễn về dạy/học Tiếng Anh ở Việt Nam cho người Việt Nam. Đó cũng là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, một chính phủ thông minh thực tâm vì nước vì dân và chống tham nhũng luôn đương nhiên sử dụng Hoàng Hữu Phước trong quản lý sự nghiệp phát triển dạy/học Tiếng Anh cho người Việt ở Việt Nam. Đó đương nhiên cũng là kết luận tự nhiên dựa trên commonseness.

Và tóm lại, Hoàng Hữu Phước đã đúng về mọi cái “tóm lại” ở trên. Và đó đương nhiên cũng là kết luận dựa trên commonseness.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Giảng-sư Anh-văn (Nguyên giảng viên English Lexicology, British Civilization & Literature, English Composition, Business English, Interpretation & Translation, và English Grammar tại các trường Cao Đẳng Sư Phạm TP HCM, Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội, Trung Tâm Điều Phối Đại Học Michigan, Trung Tâm Nghiên Cứu & Dịch Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Ngoại Ngữ -Tin Học FOSCO KM, và Trường Cao Đẳng Doanh Thương Hoa Kỳ, v.v.), Nhà Biện-thuyết, Nghị-sĩ Khóa XIII.

Twitter: @HoangHuuPhuoc (tham gia từ 2008 bằng tiếng Anh), @RealHoangHPhuoc (tham gia từ 2017 bằng tiếng Anh)

Parler: @hoanghuuphuoc (tham gia từ 2020 bằng tiếng Anh)

GAB: @HoangHuuPhuocVietnam (tham gia từ 2020 bằng tiếng Anh)

Anphabe: https://www.anphabe.com/profile/hoanghuuphuoc (tham gia từ 2008 bằng tiếng Việt)

LinkedIn: https://vn.linkedin.com/in/hoanghuuphuoc (tham gia từ 2008 bằng tiếng Anh và Việt)

WordPress (tham gia từ 2013 bằng tiếng Anh và Việt): https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com

Commonsenseness: Commonsenseness 31-8-2020

Giáo Hoàng Francis: Letter to His Holiness Pope Francis 01-8-2017 (bản dịch Tiếng Việt: Thư Gửi Đức Giáo Hoàng Francis 01-8-2017)

Sự thất bại hoàn toàn của việc dạy và học Tiếng Anh chính quy ở Việt Nam: Nhận Xét Về Sự Thất Bại Của Việc Dạy Và Học Tiếng Anh Chính Quy Ở Việt Nam 23-9-2020

Thạc sĩ/tiến sĩ Việt Nam: Trình Độ Thạc Sĩ – Tiến Sĩ Việt Nam 30-12-2015

Trọng Ni: “Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ; Thiên hữu sinh Lăng Tần, thiên tuế như cửu đán“ (Trời mà không sinh ra Trọng Ni, thì vạn kiếp biến đêm dài; Trời đã tạo được Lăng Tần, để vạn thủa hóa hừng đông).

Việt Nam bắt đầu đào tạo giáo viên Tiếng Anh sai bậy: Cao Minh Thì 28-6-2020

Việt Nam Cộng Hòa: Việt Nam Cộng Hòa 13-9-2019

Tiếng Anh Ở Đại Học

Tại buổi họp lớp đầu tiên của tân sinh viên, đại diện khoa luôn thông báo chương trình học trong bốn năm và chuẩn đầu ra về tiếng Anh, tin học, chính trị, quốc phòng để sinh viên chuẩn bị cho ngày xét tốt nghiệp.

Đáng tiếc, nhiều sinh viên ỷ lại vào bốn năm dài đăng đẵng mà trì hoãn các mục tiêu cho đến khi nhận ra bạn bè đã ra trường, chỉ còn mình ở lại.

Chưa thể ra trường vì vướng tiếng Anh

Nhiều trường hợp phổ biến là sinh viên năm cuối đi làm trong tình trạng chưa có bằng tốt nghiệp dù các môn học đã hoàn thành chỉ vướng mỗi chứng chỉ tiếng Anh. Đơn vị tuyển dụng rất khó ký hợp đồng lao động chính thức và tăng lương với người chưa có bằng cấp.

Nhưng càng lớn tuổi sức học càng kém cộng thêm áp lực “cơm áo gạo tiền” khiến việc học tiếng Anh càng khó khăn. Phần lớn các trường, đơn vị truyển dụng hiện nay chấp nhận một số chuẩn tiếng Anh thông dụng như TOEIC, IELTS, TOEFL, chỉ một số ít còn công nhận chứng chỉ A, B.

Dù đã chuẩn bị tâm lý bước vào môi trường mới, nhưng kể cả những bạn có nền tảng tốt ở bậc phổ thông thì việc học tiếng Anh ở đại học cũng là một cú sốc.

Nhớ lại ngày đầu nhập học, Vương Phan Huy Hoàng – sinh viên khoa báo chí và truyền thông, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG chúng tôi chia sẻ: “Ở quê dạy tiếng Anh một kiểu, thành phố dạy kiểu khác. Bước vô đại học mình thấy như bị “sụp hố”.

Bản thân quá chú trọng ngữ pháp trong khi nghe yếu, nói dở, chỉ có đọc hiểu, viết là kha khá. Lúc nào cũng bị lệ thuộc vào mẫu câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa, lẩn quẩn cứ “how are you? I’m fine, thank you”. Khả năng ứng biến khi giao tiếp gần như không”.

ThS Tô Thùy Trang – giảng viên bộ môn tiếng Anh Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại chúng tôi cho biết: “Việc các tân sinh viên bỡ ngỡ, ngạc nhiên thậm chí cảm thấy thua kém rất xa so với nhiều sinh viên khác là bình thường do thực tế có nhiều bạn được gia đình đầu tư từ nhỏ, đến năm 18 tuổi đã sử dụng tiếng Anh như người bản xứ.

Thêm nữa là phương pháp dạy tiếng Anh ở ĐH chủ yếu định hướng cho SV tự học, thầy cô không có nhiệm vụ hướng dẫn tỉ mỉ như thời phổ thông. Các bạn cần chuẩn bị tinh thần tự học rất nhiều mới mong trải qua thời đại học đầy ý nghĩa và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, tất cả sự thua thiệt đều có thể bù đắp bằng việc tự học, tính chủ động trong tìm kiếm thông tin và chăm chỉ của bản thân”.

Kỹ năng sống còn

Thực tế cho thấy khi sinh viên xem tiếng Anh như một môn học phải vượt qua thì sau tấm bằng, mọi kiến thức đều dễ dàng bay đi.

ThS Thùy Trang chia sẻ: “Dù bạn thích thừa nhận hay không, tiếng Anh thực tế đang là kỹ năng sống còn trên thị trường lao động, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Trong đó yếu tố gây ấn tượng đầu tiên là kỹ năng nói, nghe. Tuy nhiên đáng tiếc là chương trình dạy cấp phổ thông ở VN lại nhấn mạnh kỹ năng đọc”.

Để sử dụng tiếng Anh cho một cơ hội nghề nghiệp tốt, môi trường sách vở, lớp học thôi chưa đủ. Nhiều sinh viên bước ra ngoài để thực hành tiếng Anh như tham gia vào một số CLB nghe nói, làm thêm ở quận 1, qua lại phố Tây Phạm Ngũ Lão (TP.HCM), đi bảo tàng và lễ hội đa văn hóa…

Một số sinh viên vốn tiếng Anh khá tốt nhận dạy kèm người nước ngoài học tiếng Việt và ngược lại, họ dạy lại tiếng Anh. “Nhưng tiếng Anh ở những nơi đó sẽ bị giới hạn trong từ vựng giao tiếp, không thể nâng cấp lên tầm cao mới, cho dù làm một, hai năm trình độ vẫn vậy.

Trong khi đó, tôi biết nhiều sinh viên tại Trường ĐH Ngoại thương thường xin việc làm bán thời gian tại các công ty xuất nhập khẩu để có cơ hội sử dụng tiếng Anh gắn với chuyên ngành từ năm 1, năm 2″ – cô Trang chia sẻ.

“Có nhiều phương pháp học tiếng Anh tùy vào trình độ và chiến lược chinh phục của mỗi người. Mục đích và cách tiếp cận ngoại ngữ rất quan trọng. Có thể bạn đọc, học theo sách nhuần nhuyễn nhưng khi rơi vào bối cảnh giao tiếp cụ thể, bạn hoàn toàn lúng túng khi tương tác trong thực tế.

Theo tôi, sinh viên đầu tiên nên chú trọng kỹ năng nghe. Xem phim, nhạc, nghe phát thanh tin tức… để tạo trí nhớ tiềm thức về từ vựng, ngữ điệu, phát âm, ngữ pháp, sau đó sẽ có ích cho kỹ năng nói, dịch.

Tuy nhiên, mỗi người phải đạt số giờ nghe tối thiểu thì năng lực mới bước qua trình độ mới, chứ không phải nghe một hai ngày, dùng thêm chiêu là giỏi. Đó là điều không tưởng”.

“Sinh viên có thể chọn học tại các trung tâm Anh ngữ gần nhà, giá mềm bởi quan trọng nhất vẫn là ý chí tự học. Nguyên tắc để học tiếng Anh và tạo ra kết quả rõ nhất là quyết tâm và duy trì sự tự học liên tục từ một đến sáu tháng tùy năng lực học bẩm sinh mỗi người” – ThS Thùy Trang nhấn mạnh.

“Ngoài ra, khi xã hội ngày càng hội nhập, ai cũng có thể giao tiếp tiếng Anh khá tốt thì lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và lâu dài là tiếng Anh chuyên ngành”.

Hoàng Thị Ngọc Minh – sinh viên năm cuối khoa sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG chúng tôi cho biết: “Mình vừa được chọn tham gia chuyến khảo sát thực địa dài ngày, được đài thọ chi phí cùng chuyên gia nước ngoài tại Đồng Nai. Sống trong rừng, đoàn giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Anh, riết mình quen.

Trình độ tiếng Anh của mình chỉ khá thôi nhưng cứ mạnh dạn hỏi đáp, sai thì họ sửa cho mình. Đôi chỗ khó hiểu phải tra từ điển, đêm về học lại toàn bộ từ mới nhất là thuật ngữ chuyên ngành. Nhờ chuyến đi đó, Minh tiếp cận được một số tài liệu và kinh nghiệm mới mà bốn năm học chưa biết”.

Học Tiếng Đức Tại Trung Tâm Dạy Tiếng Đức Chất Lượng Ở Hà Nội

Trung tâm tiếng Đức tại Hà Nội đáp ứng nhu cầu cho tất cả các học viên với nhiều lớp học tiếng Đức trình độ khác nhau.

Chương trình dạy tiếng Đức tại Hà Nội với những lớp học từ cơ bản tới nâng cao. Đáp ứng cho các bạn học tiếng Đức giao tiếp hay học tiếng Đức để đi du học, đi xuất khẩu lao động tại Đức, du học nghề tại Đức, hay để định cư đoàn tụ gia đình…

CÁC LỚP HỌC TIẾNG ĐỨC TẠI HÀ NỘI DO KHOA NGOẠI NGỮ CAO ĐẲNG VĂN LANG TUYỂN SINH

Khóa học tiếng Đức tiêu chuẩn

(Một nửa khóa học cấp tốc) Tuần 3 buổi, 1 buổi = 2 giờ A1 = A1.1 + A1.2 A2 = A2.1 + A2.2 B1 = B1.1 + B1.2 B2 = B2.1 + B2.2

Khóa học tiếng Đức cấp tốc

Tuần 5 buổi, 1 buổi = 3 giờ

Các khóa học cấp tốc học liên tục từ T2 – T6 (2 tháng xong 1 cấp độ).

Học viên có thể đạt trình độ B1 sau 6 tháng và B2 sau 8 tháng.

Khóa học tiếng Đức đặc biệt

Tuần 2 buổi, 1 buổi = 3 giờ

NỘI DUNG HỌC

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ĐỨC A1 (A1= A1.1+A1.2)

Đây là khóa học dành cho các bạn chưa biết gì về tiếng Đức hoặc bị mất gốc tiếng Đức. Sau khi kết thúc khóa A1, học viên có thể phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Đức và có được vốn từ vựng, ngữ pháp sơ đẳng nhất. Sử dụng thành thạo, tốt những mẫu câu giao tiếp hằng ngày: Chào hỏi, giới thiệu bản thân bằng tiếng Đức, hỏi đường đi, phương tiện đi lại, mua bán hàng hóa… nghe, hiểu, đối thoại được với người Đức.

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ĐỨC A2 (A2=A2.1+A2.2)

Đây là khóa học với nhiều cấu trúc ngữ pháp và khó. Đòi hỏi học sinh phải có sự bứt phá trong học tập. Sau khi hoàn thành khóa A2 học viên có thể tự tin trong các tình huống giao tiếp về gia đình, học tập , công việc…

Đối với những khóa học có định hướng ôn thi SD2. Sau khi hoàn thành xong khóa học, học viên được trang bị vốn từ vựng và ngữ pháp chắc chắn, nghe nói tốt có thể hoàn toàn tự tin bước vào kỳ thi tiếng Đức A2 theo khung tham chiếu châu âu.

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ĐỨC B1 (B1=B1.1+B1.2)

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ĐỨC B2 (B2=B2.1+B2.2)

ƯU ĐIỂM CỦA KHÓA HỌC

Để đảm bảo sau khi học xong các khóa học tại trung tâm bạn sẽ có vốn từ vựng tốt, ngữ pháp chắc chắn, nghe nói thành thạo. Với phương pháp dạy và học luôn đổi mới, giáo trình tiếng Đức mới và hiện đại nhất! VIET-EDU sẽ giúp các bạn làm chủ được ngoại ngữ Tiếng Đức của mình một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Với hơn 10 – năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Đức tại Hà Nội, VIET-EDU luôn tự hào nắm giữ một đội ngũ giảng viên chuyên tiếng Đức chất lượng bậc nhất hiện nay. Chương trình đào tạo theo chuẩn viện Goethe.

Mỗi lớp chỉ từ 5 – 7 bạn, đảm bảo giáo viên có thể dạy kèm từng bạn như gia sư. Cam kết chất lượng đầu ra cho các bạn.

Với những bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động hoặc đi du học sẽ được giáo viên kèm thêm kỹ năng để có thể thi qua 1 cách dễ dàng.

CÁC TRUNG TÂM DẠY TIẾNG ĐỨC CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI

Trung tâm dạy tiếng Đức tại Tân Tây Đô

Địa chỉ: Lô 7 – 14 -15 khu BT1, KĐT Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan Phượng

Tell: 0979868657 – 0973868600

Trung tâm dạy tiếng Đức tại Hoàng Quốc Việt

Địa chỉ: Số 451 -457 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy

Tell: 0979868657 – 0973868600

Trung tâm dạy tiếng Đức tại Thanh Xuân

Địa chỉ: Ngõ 213 Giáp Nhất, Thanh Xuân

Tell: 0979868657 – 0973868600

Trung tâm dạy tiếng Đức tại Lê Đức Thọ

Địa chỉ: Ngõ 2 – Lê Đức Thọ – Mai Dịch – Hà Nội (Đối diện CA. Quận Nam Từ Liêm)

Tell: 0979868657 – 0973868600

Trung tâm dạy tiếng Đức tại Đại học Sp ngoại ngữ Hà Nội

Địa chỉ: A3P2 KTX Đại học ngoại ngữ DDHQG Hà Nội

Tell: 0979868657 – 0973868600

Ưu đãi của Trung tâm dạy tiếng Đức tại Hà Nội

Giảm 10% học phí khi đăng kí 2 khóa học cùng lúc

Giảm 10% học phí đăng kí theo nhóm từ 05 người trở lên

Giảm 200k học phí khi học viên mang theo thẻ học sinh-sinh viên đến đăng ký

Khai giảng khóa học Tiếng Đức A1 cho các bạn học viên có nhu cầu đăng ký chương trình Du học nghề Đức (Lớp học liên tục từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần tại Số 70 Ngõ 213 Phố Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội). Hiện nay chúng tôi đang kết hợp với Hiệp hội DEHOGA và. ASG – Annaberg – Lessingstraße 209456 Annaberg-Buchholz ; DEB Gemeinnützige gmbh/DEB gruppe tại Đức tổ chức đào tạo và tuyển chọn các học viên có nhu cầu đăng ký tham dự chương trình du học Nghề Đức năm 2020.

Dạy Học Tiếng Anh Cho Trẻ Mầm Non, Cần Chú Ý Điều Gì?

Có rất nhiều bé được cha mẹ cho học các lớp tiếng anh cho trẻ em từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ ở độ tuổi 3 đến 5 tuổi là giai đoạn khá nhạy cảm. Bởi thời điểm này các bé vẫn đang hoàn thiện tiếng Việt mỗi ngày. Vậy khi con học tiếng anh cho trẻ mầm non, phụ huynh cần biết những điều gì?

Tìm hiểu thêm

Trẻ em mầm non – Giai đoạn “vàng” của sự phát triển ngôn ngữ

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng từ 3 đến 5 tuổi (độ tuổi mẫu giáo) là giai đoạn “vàng” của sự phát triển ngôn ngữ. Nhiều chuyên gia ngôn ngữ còn khẳng định đợi bé 7 tuổi mới học tiếng anh là quá trễ. Theo đó, giai đoạn 3 – 5 tuổi là thời điểm lý tưởng để bé học tiếng anh cho trẻ mầm non.

Nhiều người ví bộ não của trẻ mầm non như một miếng bọt biển. Nếu được tiếp xúc với tiếng anh càng sớm, miếng “bọt biển” này “thấm hút” càng tốt. Từ những nghiên cứu và kết luận khoa học, ngày càng nhiều phụ huynh cho con học tiếng anh từ rất sớm. Cũng có vô số chương trình học tiếng anh cho trẻ mầm non ra đời.

Để tận dụng “thời điểm vàng” này, phụ huynh nên tìm hiểu và lựa chọn những chương trình chất lượng, những trung tâm tiếng anh thiếu nhi uy tín. Vì đây là lúc xây những “viên gạch” ngôn ngữ đầu tiên tạo “nền móng” vững chắc cho quá trình học tiếng anh sau này của trẻ.

Dạy bé với nhiều hình thức khác nhau

Độ tuổi của trẻ mẫu giáo là thích khám phá và tìm tòi. Nên nếu áp dụng một phương pháp học dễ khiến trẻ chán nản và không tập trung. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên và phụ huynh là thay đổi và cập nhật cách học mới nhất. Chính sự sáng tạo này giúp trẻ hứng thú và tiếp thu tiếng anh tốt hơn.

Theo đó, khi dạy bé bảng chữ cái tiếng anh, thay vì học thuộc lòng một cách gượng ép thì giáo viên có thể thay bằng bài hát về bảng chữ cái. Hoặc bạn cũng có thể cho bé tô màu các chữ cái hoặc học qua những hình ảnh thú vị.

Bên cạnh đó, bạn cần cho bé tiếp xúc với tiếng anh nhiều hơn. Bằng cách cho bé xem phim hoạt hình, nghe những bài hát thiếu nhi bằng tiếng anh, kể những câu chuyện cổ tích bằng tiếng anh cho bé,… Khi bé tiếp xúc với tiếng anh thường xuyên, trình độ của bé sẽ thay đổi rõ rệt đấy.

Kiên trì cùng trẻ tiếp thu tiếng anh cho bé mẫu giáo

Trẻ em khi mới bắt đầu học tiếng anh giống như một tờ giấy trắng. Vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn nếu muốn con tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả. Bởi nếu cha mẹ nóng vội muốn con phải biết nói tiếng anh lưu loát sẽ khiến con vô tình chịu áp lực. Điều đó khiến việc học tiếng anh của con cũng không đạt được kết quả như mong muốn.

Bởi vậy, kiên trì thực sự là điều cần thiết khi dạy con học tiếng anh. Bạn có thể áp dụng những phương pháp ở trên để giúp con tiếp thu tiếng anh hiệu quả.

Học tiếng anh cho trẻ mầm non – Đã học là phải vui

Nhiều người cho rằng, không nên đặt gánh nặng học hành lên con trẻ từ quá sớm. Lứa tuổi mẫu giáo các bé chỉ cần quan tâm đến hai nhiệm vụ chính là ăn và chơi. Thông qua các hoạt động vui chơi hàng ngày, bé khám phá và học hỏi thế giới. Vì vậy, học tiếng anh cho trẻ mầm non theo cách của người lớn sẽ không phù hợp.

Khi cho bé mẫu giáo học tiếng anh, đã học là phải vui. Vì các bé trong độ tuổi này còn ham chơi, ưa vận động, thích môi trường vui vẻ, nhiều hoạt động hấp dẫn. Các cô cậu nhóc này chưa có khả năng tập trung theo những gì người lớn mong muốn. Chỉ khi được học mà chơi, chơi mà học bé mới cảm thấy hứng thú. Việc này giúp con không chịu nhiều áp lực mà tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Học chuẩn ngay từ đầu

Giọng đọc chuẩn Mỹ, Anh, Úc hay Sing không quan trọng. Vấn đề là phát âm tiếng anh phải đúng chuẩn. Có nghĩa là bạn nói “human”, người nghe hiểu đó là “human” chứ không phải là “woman” hay từ khác. Do đó, phát âm đúng ngay từ đầu thực sự quan trọng. Bởi nếu bé phát âm sai sẽ rất khó sửa sau này.

Bên cạnh đó, không phải phụ huynh nào cũng đủ trình độ và kỹ năng chuyên môn để dạy con học đúng chuẩn. Do đó, cách tốt nhất là nên cho bé học tiếng anh với người bản xứ để phát âm của bé chuẩn hơn. Đây cũng là cách học tiếng anh cho trẻ mầm non được nhiều phụ huynh áp dụng. Bạn có thể tìm đến những trung tâm uy tín, chất lượng để giúp con nhanh chóng tiến bộ.

Học tiếng anh chuẩn như trẻ em bản ngữ với YOLA Dolphin

Đối với ngôn ngữ tiếng anh, bộ não của bé lúc này như một “tờ giấy trắng”. Nếu những nét vẽ đầu tiên đẹp, bé sẽ có một bức tranh ngôn ngữ đẹp trong tương lai. Ngược lại, nếu có quá nhiều lỗi và các vết tẩy xóa, đó sẽ là bức tranh không hoàn hảo. Vì vậy, phụ huynh cần tạo điều kiện để con học tiếng anh chuẩn như trẻ em bản ngữ.

Cách hiệu quả nhất là để bé được học cùng những giáo viên bản ngữ. Trẻ em bản ngữ học tiếng anh từ chính những người thân của chúng. Trẻ em Việt Nam nếu được học với giáo viên bản ngữ sẽ biết cách phát âm, nhấn trọng âm và dùng ngữ điệu như người bản ngữ.

Các bậc phụ huynh có biết đâu là trung tâm tiếng anh cho trẻ em “ghi điểm” nhất với các bậc cha mẹ hiện nay không? Tổ chức giáo dục YOLA mang đến những chương trình tiếng anh cho độ tuổi mẫu giáo. Chinh phục được cả những phụ huynh khó tính nhất.

Tại sao con bạn nên học tiếng anh tại YOLA?

Đội ngũ giáo viên của YOLA gồm cả người Việt Nam và người bản ngữ. Giáo viên người Việt sẽ giúp bé vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu khi mới làm quen với tiếng anh. Giáo viên bản ngữ giúp bé được hòa mình vào môi trường sử dụng tiếng anh chuẩn. 100% giáo viên đều được tuyển chọn kỹ qua các bài thi năng lực tiếng anh chuẩn hóa, các bài kiểm tra năng lực giảng dạy theo chuẩn quốc tế.

Mỗi giờ học ở trung tâm đều có những hoạt động và trải nghiệm thú vị đang chờ bé khám phá. Các bé sẽ được học tiếng anh cho trẻ mầm non qua những trò chơi, hoạt động sáng tạo, hoạt động nghệ thuật. Thông qua đó, bé vừa thể hiện được năng khiếu bản thân, vừa khơi dậy được niềm đam mê tiếng anh.

Còn rất nhiều điều cần biết về việc học tiếng anh cho trẻ mầm non. Nếu chưa biết nên giúp con học thế nào cho hiệu quả. Phụ huynh hãy liên hệ để được tổ chức giáo dục YOLA tư vấn miễn phí.

Trung tâm anh ngữ YOLA là địa chỉ học tiếng anh uy tín và đáng tin cậy với đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo được nghiên cứu kỹ lưỡng cùng cơ sở vật chất hiện đại. Qua đó, chúng tôi cam kết kết quả tối ưu và có sự thay đổi rõ rệt của các học viên khi gia nhập ngôi nhà chung YOLA.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mô Hình Dạy Và Học Tiếng Anh Ở Việt Nam trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!