Bạn đang xem bài viết Lời Nguyện Giáo Dân Thánh Lễ Bế Giảng Khóa 89 Lớp Giáo Lý Hôn Nhân được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
THÁNH LỄ BẾ GIẢNG KHÓA 89 LỚP GIÁO LÝ HÔN NHÂN
Lời Nguyện 1: CẦU CHO HỘI THÁNH.
Lạy Cha Chí Thánh, chúng con cảm tạ Cha vì tình yêu vô biên mà Cha đã dành cho Hội Thánh nơi trần thế. Chúng con chung lòng hiệp dâng lên lời cầu xin Thánh Thần luôn ở cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Nguyện xin Cha thương giúp Đức Thánh Cha dùng quyền bính, sự khôn ngoan của Thần Khí và sự thật mà chăn dắt, bảo vệ Giáo Hội. Xin Cha ban cho các Đức Giám Mục, các Linh Mục, các Tu Sĩ nam nữ và các tín hữu trên toàn cầu được ơn khôn ngoan sáng suốt, luôn can đảm trong bổn phận, hầu qui tụ mọi dân nước tin vào Đức Kitô Phục Sinh để nhân loại chỉ tin thờ một Chúa Chiên duy nhất. Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.
X. Chúng con cùng nguyện xin Cha.Đ. Xin Cha nhậm lời chúng con.
Lời Nguyện 2: CẦU CHO GIA ĐÌNH
Lạy Cha, đời sống gia đình trong thế giới hôm nay đang trong cơn khủng hoảng, do đời sống dối trá, ích kỷ, tham lam, bạo lực hưởng thụ cá nhân, gây nên những rạn nứt, đổ vỡ trong gia đình.
Chúng con hiệp dâng lời cầu xin Cha cho các anh chị học viên đang chuẩn bị hành trang bước vào đời sống vợ chồng, ý thức được trách nhiệm cao cả trong đời sống hôn nhân, chu toàn bổn phận bằng trái tim nhân ái, cảm thông, yêu thương, khoan dung và tha thứ. Biết đặt nền tảng nơi đức tin thuần khiết, đức cậy vững bền, đức mến nồng nàn, và ứng xử thành thật với nhau.
X. Chúng con cùng nguyện xin Cha.Đ. Xin Cha nhậm lời chúng con.
Lời Nguyện 3: CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ VÀ ĐANG PHỤC VỤ
Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, chúng con không quên công lao khó nhọc của Quý Cha, Quý Linh Mục đặc trách, Quý Vị Giảng Viên cùng anh chị em Phụng Sự Viên đã yêu thương dạy dỗ và tận tình giúp đỡ chúng con hiểu biết hơn về mọi khía cạnh của đời sống lứa đôi, để chúng con có nhiều điều kiện và khả năng xây dựng một gia đình gương mẫu, hạnh phúc theo gương gia đình Thánh Gia xưa.
Xin Cha chúc lành cho những công việc cao cả đó và ban dư tràn Thánh Linh tác động đến các Ngài và anh chị em Phụng Sự Viên để tiếp tục hoàn thành sứ mạng phục vụ giới trẻ trong tình yêu của Cha.
X. Chúng con cùng nguyện xin Cha.Đ. Xin Cha nhậm lời chúng con.
Lời Nguyện 4: CẦU CHO KITÔ HỮU BIẾT TỈNH THỨC
Lạy Cha Chí Thánh, Cha đã dạy chúng con hãy tỉnh thức, nghĩa là hãy thức dậy trong những nỗi đam mê của mình, vì ma quỷ luôn ru ngủ chúng con bằng những thú vui giả dối của lạc thú trần gian.
Trong ngày Chúa Nhật Thứ I Mùa Vọng này, xin Cha ban thêm sức mạnh cho chúng con, để chúng con vượt thoát những kềm kẹp của ma quỷ, để tâm hồn chúng con thanh thản mà đón nhận Chúa đến.
Lời Kết: (Chủ Tế tùy nghi)
Phương Pháp Giảng Dạy Giáo Lý
CÁC LỚP XƯNG TỘI VÀ RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU
Tuổi này được gọi là tuổi khôn. Tuổi này quan trọng về cả ba mặt tâm lý, luân lý và tôn giáo. Chính Giáo hội cũng quy định : tới tuổi này trẻ có thể chịu các bí tích Hoà giải và Thánh thể1. Trí khôn nảy nở : -Biết đọc, biết viết.-Biết suy luận, giải thích các sự việc, nghĩa là biết so sánh, tìm thấy tương quan và tìm ra nguyên nhân.
Ví dụ : Trẻ suy luận : Chúa Giêsu chịu chết trên thánh giá vì yêu thương ta.-Thích học cái mới, cái lạ.2. Biết hướng nội : Tuổi này là thời hướng nội : hướng sự chú ý vào nội giới. Đây là lúc thuận lợi để khơi động đời nội tâm và tập cho trẻ cầu nguyện trong lòng.3. Lương tâm chớm nở : -Biết cái hay, cái dở-cái tốt, cái xấu.-Biết phân biệt phải trái.-Biết lý do của việc mình làm.4. Ý thức đến các giá trị : -Ý thức trách nhiệm của tình thương cha mẹ.-Ý thức sự tận tụy của thầy cô.-Ý thức giá trị của tình bạn : tri kỷ và trung tín.-Biết giữ gìn đồ đạc.-Thích trật tự ngăn nắp.5. Gia đình, xã hội : -Bắt đầu tập sống chung.-Sống êm ấm với nhau, thích chơi chung với nhau.6. Trách nhiệm : -Tinh thần trách nhiệm bắt đầu nảy nở.-Tuổi này hay đến xin việc và rất vui khi được giao việc.-Được cha mẹ, thầy cô trao việc cho, trẻ làm rất cẩn thận, nghiêm túc.Tóm lại : các đức tính tự nhiên bắt đầu nảy nở, thức tỉnh trong lứa tuổi này. Chúng ta có nhiệm vụ làm cho các đức tính ấy lớn lên và trổ sinh, giúp các em thành NGƯỜI và thành CON CHÚA.Tuổi này quan trọng đến nỗi Chúa nói : “Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã ! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã. Anh em hãy đề phòng” (Lc 17, 1-3).
1. Toàn bộ khối Sơ cấp bao trùm các bài dạy về : a. Chúa Ba Ngôi-Thiên Chúa trở nên thân thiết hơn các em. Ngài đến qua sự đối thoại bên trong và qua lời mời gọi của lương tâm.-Các em sẽ tin nhận Chúa Giêsu nhờ thái độ của bố mẹ và những người khác, nhất là thái độ cầu nguyện của giáo dân trong nhà thờ và của gia đình trong giờ kinh.b. Hội Thánh và đời sống con cái Chúa. Đời sống các Kitô hữu quanh đứa trẻ và lương tâm là hình ảnh sống động để chúng ta giới thiệu sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và Hội Thánh.2. Nội dung chương trìnha. Giáo lý SƠ CẤP 1 : 7 tuổiChương trình Giáo lý SƠ CẤP 1 gồm bài 32 bài. Nội dung được phân chia như sau :
Lịch sử cứu độ : Từ tạo dựng đến Chúa Thánh Thần hiện xuống (23 bài : 3-17. 20-27)
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (3 bài : 28-30)
Cầu nguyện : (4 bài 18-19. 31-32 )
Riêng phần Luân lý, Phụng vụ và Bí tích, đặc biệt là Bí tích Giải tội và Thánh Thể sẽ được học ở năm sau là năm trực tiếp chuẩn bị cho các em Xưng tội và Rước lễ lần đầu. b. Giáo lý SƠ CẤP 2 : 8 tuổi.Chương trình Giáo lý Sơ cấp 2 gồm 33 bài. Nội dung được phân chia như sau :
Lịch sử cứu độ : Hội Thánh ( 8 bài : 1-3. 5-6. 8-10 )
Luân lý (9 bài : 11-19)
Phụng vụ và Bí tích (14 bài : 20-33)
Cầu nguyện (2 bài : 4, 7 )
Đây là năm chuẩn bị cho các em Xưng tội và Rước lễ lần đầu nên có một số địểm cần nhấn mạnh : – Luân lý : Tội lỗi (2 bài : 12-13)– Phụng vụ và bí tích : Nhấn mạnh về bí tích giải tội (6 bài 38-33) và bí tích Thánh Thể (5 bài : 23-27). Những bí tích khác như Thêm sức, Xức dầu bệnh nhân, Truyền Chức thánh và Hôn phối sẽ được học ở chu kỳ tiếp theo là chu kỳ Giáo lý Căn bản.Ngoài ra ở cuối sách học sinh có thêm phần phụ lục, giúp các em xét mình, xưng tội, dọn mình Rước lễ và cám ơn sau Rước lễ.
CHƯƠNG IIINHỮNG THÓI QUEN VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Ở KHỐI SƠ CẤP
Sau 2 năm học Giáo lý ở khối Sơ cấp, các em học sinh phải đạt được các thói quen và yêu cầu sau đây :1. Về nếp sống đạo-Các kinh cần thuộc : từ kinh số 1-18 trong sách kinh nhỏ. Có thói quen đọc kinh tối, sáng (cá nhân hoặc với gia đình, liên gia ).-Có thói quen nói chuyện với Chúa hằng ngày : lúc vui lúc buồn.-Dự lễ tối thiểu : Chúa nhật và thứ năm hằng tuần.-Có thói quen tới nhà thờ : chào Chúa rồi mới đi làm việc khác.-Khi về nhà : Biết chào Chúa nơi bàn thờ.-Tham gia hội đoàn : giúp lễ, ca đoàn, đọc Sách Thánh.2. Về nhân bảna. Giao tế : -Gặp người lớn tuổi biết chào hỏi.-Về nhà biết chào : ông, bà, cha mẹ, anh chị em-(đi thưa về trình).-Vui vẻ đoàn kết và biết giúp đỡ bạn bè.-Có ý thức làm công việc bác ái phù hợp lứa tuổi : nhịn quà cho kẻ khó, giúp đỡ người già, tàn tật….-Có ý thức giúp đỡ gia đình : quét nhà, lau bàn, phụ dọn bàn ăn gia đình.-Không nói tục, không nói chuyện riêng trong lớp học Giáo lý, nhà thờ.b. Trí dục -Biết truyền đạt câu ngắn đủ ý, đúng văn phạm.-Mạnh dạn phát biểu và tập cầu nguyện tự phát trong lớp Giáo lý.-Viết đúng chính tả và văn phạm bài ghi ở vở Giáo lý.-Chữ viết sạch sẽ, ngay ngắn tiến tới viết đẹp (nét chữ nết người ).c. Thể mỹ-Hằng ngày có thói quen tắm rửa, đánh răng sau bữa ăn và khi ngủ dậy.-Có thói quen tập bài thể dục nhi đồng.-Quần áo luôn ngay ngắn sạch sẽ.-Tránh xem sách báo, tranh ảnh không tốt.-Chân tay sạch sẽ, móng tay cắt ngắn.-Tập họp nhanh, thẳng hàng và im lặng khi ra vào lớp Giáo lý.LƯU Ý : Các Giáo lý viên hãy phân phối và sắp xếp các yêu cầu này vào chương trình giảng dậy.
I. MỤC ĐÍCH VIỆC DẬY GIÁO LÝ. Dậy Giáo lý là trình bày Lời Thiên Chúa một cách đơn giản, cụ thể, sống động để giúp tín hữu biết và sống đức tin. Dậy Giáo lý không chỉ là truyền đạt kiến thức đức tin nhưng còn là và nhất là truyền thông sự sống của Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông huấn “Dậy Giáo lý” (Catechesi tradendae) đã viết : “Mục đích tối hậu của khoa dậy Giáo lý là làm cho con người không những tiếp xúc nhưng còn thông hiệp mật thiết với Đức Giêsu Kitô : chỉ một mình Người có thể đưa ta đến tình yêu của Chúa Cha trong Thần Khí và làm cho ta tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh” (số 5)
II. DIỄN TIẾN MỘT TIẾT DẬY GIÁO LÝ. Để đáp ứng được mục đích của việc dậy Giáo lý, chúng ta sẽ trình bầy một tiết Giáo lý theo diễn tiến chung cho tất cả các khối : Sơ cấp, Căn bản, Kinh Thánh và Vào đời sau đây : 1. Cầu nguyện khai mạc2. Dẫn vào Lời Chúa3. Công bố Lời Chúa4. Giải thích Lời Chúa5. Cầu nguyện giữa giờ ( theo đề tài Giáo lý) 6. Sinh hoạt Giáo lý7. Bài tập Giáo lý8. Sống Lời Chúa ( dốc lòng) 9. Cầu nguyện kết thúc.
III-PHÂN BỐ THỜI GIAN CHO MỖI PHẦN. ·Thời gian một tiết dậy Giáo lý cho khối Sơ cấp : 50 phút. ·Phân bố : 1. Cầu nguyện đầu giờ : 2 phút. 2. Dẫn vào lời Chúa. * Ôn bài cũ : 3 phút. * Dẫn vào Lời Chúa : 2 phút. 3. Công bố Lời Chúa : 2 phút. 4. Giải thích Lời Chúa : 20 phút. * Dẫn giải Lời Chúa : 3 phút. * Giải thích câu hỏi thưa : 17 phút. 5. Cầu nguyện giữa giờ : 3 phút. 6. Sinh hoạt Giáo lý : 10 phút. 7. Bài tập Giáo lý : 5 phút. 8. Quyết tâm sống : 2 phút. 9. Cầu nguyện kết thúc : 2 phút.
IV-DẬY GIÁO LÝ THEO LỨA TUỔI. Khi dậy Giáo lý theo diễn tiến trên, chúng ta hãy lưu ý đến đối tượng học sinh của mình là lứa tuổi Sơ cấp (7-8 tuổi) để việc giảng dậy phù hợp với lứa tuổi này.Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết về điều này như sau : “Các phương pháp phải thích nghi với lứa tuổi, với văn hoá…” (THLBTM số 44 ) -và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã viết : “Khoa dậy Giáo lý có bổn phận thiết yếu phải tìm ngôn ngữ thích hợp với trẻ nhỏ và thanh niên thời nay nói chung và cho rất nhiêu lớp người khác …. ” (THDGLsố 59 ).Vì vậy, trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ tuần tự trình bầy các phương pháp giảng dậy theo diễn tiến một tiết dậy Giáo lý (9 bước) nói trên phù hợp với lứa tuổi khối Sơ cấp (7-8 tuổi).
Giáo lý trình bầy Lời Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa chính là nội dung của Giáo lý. Lời này được ghi lại trong Thánh Kinh. Do đó, Thánh Kinh là nguồn mạch chủ yếu của Giáo lý. Giáo lý càng gần Thánh Kinh bao nhiêu càng phong phú và vững chắc bấy nhiêu. Bộ sách Giáo lý phổ thông nói chung và sách Giáo lý khối Sơ cấp nói riêng luôn luôn khởi đầu bằng một đoạn Thánh Kinh liên hệ tới đề tài Giáo lý. Trong chương này chúng ta nói tới phương pháp trình bầy phần ” Dẫn vào Lời Chúa” và phần “Công bố Lời Chúa” trong tiết dậy Giáo lý.
I. Dẫn vào Lời Chúa
II. Công bố Lời Chúa
1. Cách công bố Lời Chúa : Cũng như phần phụng vụ Lời Chúa trong Thánh lễ, người đọc Lời Chúa làm như sau :-Mở đầu bằng : “Bài trích sách. ..”-Đọc Lời Chúa.-Kết thúc bằng : ” Đó là Lời Chúa.”2. Người công bố Lời Chúa và người nghe Lời Chúa. Chính Giáo lý viên hay một em học sinh công bố Lời Chúa. Để việc công bố Lời Chúa được nghiêm trang và sinh hiệu quả, người công bố phải xem trước đoạn Lời Chúa. Khi công bố, người đọc đọc to tiếng, chậm rãi, rõ ràng. Giáo lý viên cho các em học sinh đứng nghiêm trang, yên lặng và cung kính khi nghe Lời Chúa.3. Giá sách để sách Thánh Kinh. -Nên có một giá sách để sách Thánh Kinh :-Sau khi công bố xong, quay sách Thánh Kinh hướng về các em học sinh.-Nên có một ngọn nến cháy sáng và một bình bông nhỏ ở giá sách để các em ý thức sự hiện diện của Chúa nơi Lời Chúa và chính Chúa đang nói với các em.Bài tập : Hãy chọn một bài Giáo lý (khối Sơ cấp) và soạn phần “Dẫn vào Lời Chúa” bằng một câu chuyện
I. Mục đích
Việc giải thích Lời Chúa có mục đích giúp các em học sinh hiểu bài Giáo lý. Mục này có hai phần :– Dẫn giải đoạn Lời Chúa vừa công bố.– Giải thích câu hỏi thưa.
II. Dẫn giải đoạn Lời Chúa vừa công bố
1. Đặt câu hỏi : Giáo lý viên đặt một số câu hỏi đơn giản để giúp các em hiểu và nắm bắt được ý chính của đoạn Lời Chúa vừa công bố và dẫn vào bài học Giáo lý.Ví dụ: Sách Giáo lý Sơ cấp 2, bài 20: Sống ngày Chúa Nhật– Lời Chúa : Cv 20, 7-12.– Dẫn giải Lời Chúa :Ngày thứ nhất trong tuần, các môn đệ họp nhau lại làm gì ? – (Bẻ bánh).·Bẻ bánh nghĩa là gì ? – ( ” Bẻ bánh” có nghĩa là dâng Thánh lễ để thờ phượng, tạ ơn Thiên Chúa).·Ngày thứ nhất trong tuần là ngày nào ? – (Ngày Chúa nhật )·2. Sử dụng sách “CHÚA NÓI VỚI TRẺ EM” trong phần dẫn giải Lời Chúa : Để giúp các em hiểu đoạn Lời Chúa vừa công bố, chúng ta sử dụng sách “Chúa nói với trẻ em” vào phần dẫn giải Lời Chúa vì sách này được trình bầy rất đơn sơ và dễ hiểu phù hợp với trình độ của các em. Chúng ta sử dụng sách này như sau :Chọn trong sách ” Chúa nói với trẻ em” đoạn có ý nghĩa tương tự với đoạn Lời Chúa vừa công bố.·Dựa vào đoạn Lời Chúa vừa công bố và đoạn sách “Chúa nói với trẻ em” đặt một số câu hỏi giúp các em nhận ra và hiểu ý chính của đoạn Lời Chúa đó.·Cho các em đọc chung đoạn sách trong sách “Chúa nói với trẻ em”.·Gợi vài ý dẫn vào bài học Giáo lý.·Ví dụ : Giáo lý Sơ cấp I, bài 3 :Thiên Chúa yêu thương tạo ra mọi loài mọi vật.Lời Chúa : St 1, 1.Sách “Chúa nói với trẻ em” : Đoạn 1, trang 3-4.Dẫn giải : Em nào cho anh (chị) biết Lời Chúa các em vừa nghe được trích từ sách nào ? (Sách Sáng thế)·Tại sao lại gọi là sách Sáng Thế?·(Vì những chương đầu của sách này nói đến việc Thiên Chúa dựng nên vũ trụ và loài người ).·Đoạn Lời Chúa chúng ta vừa nghe cho chúng ta biết điều gì ?·(Thiên Chúa đã dựng nên mọi loài mọi vật và mọi loài mọi vật Chúa dựng nên đều tốt đẹp).·Bây giờ tất cả chúng ta cùng nhau đọc chung đoạn Lời Chúa nói về việc Thiên Chúa tạo dựng mọi loài mọi vật trong sách “Chúa nói với trẻ em”, đoạn 1, trang 3.·
A. Phương pháp quy nạp :1. Định nghĩa : Phương pháp quy nạp là phương pháp lý luận, khởi đầu bằng cách nghiên cứu các trường hợp riêng biệt – kế đến là rút ra kinh nghiệm – sau cùng là đưa ra định luật chung. Ví dụ :– Trường hợp riêng biệt : Ông A, ông B, Ông C đã chết.– Rút ra kinh nghiệm : Ông A, ông B, ông C là người.– Định luật chung : Vậy mọi người đều phải chết.Như thế phương pháp quy nạp đi từ một vài câu chuyện hay từ các điều kiện cụ thể trong đời sống thực tế tới trừu tượng, từ những trường hợp riêng lẻ tới tổng quát, từ dễ tới khó, từ dưới lên trên.2. Đức Giêsu đã theo phương pháp quy nạp khi giảng dậy. Đức Giêsu thuật lại một câu chuyện, một dụ ngôn, rồi sau đó rút ra bài học :Câu chuyện Bài học(khởi điểm) (kết luận)Ví dụ : – Người Samaritanô tốt lành ® Mọi người là anh em (Lc10, 29-37).– Chuyện người con phung phá ® Thiên Chúa đón nhận tội nhân (Lc 15, 11-32 ).3. Áp dụng phương pháp quy nạp vào việc dậy Giáo lý.Để áp dụng phương pháp quy nạp vào việc dậy Giáo lý, ta theo 3 bước sau :1.Giới thiệu : Đưa ra một sự kiện, một câu chuyện làm khởi điểm.2.Giải thích : Từ sự kiện, câu chuyện đó rút ra những ý tưởng, những bài học thích hợp.3.Áp dụng : Đem ý tưởng, bài học đó vào đề tài Giáo lý mình muốn trình bầy.Ví dụ : Sơ cấp 2 bài 23.Chúa Giêsu là bánh hằng sống nuôi dưỡng linh hồn ta.1.Giới thiệu : Mỗi ngày gia đình chúng ta họp nhau 3 lần để dùng bữa : bữa sáng, bữa trưa, bữa tối.2.Giải thích : Bữa ăn cần thiết để nuôi sống thân xác, bồi dưỡng sức khoẻ, làm cho ta lớn lên.3.Áp dụng : Linh hồn ta cũng cần được nuôi sống, bồi dưỡng, lớn lên. Chúa Giêsu lấy chính Mình, Máu Ngài để nuôi dưỡng linh hồn ta. Thánh Thể thật là của ăn vì chính Chúa đã nói : ” Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây…” (Ga 6, 51).4. Lưu ý : Vì phương pháp quy nạp đi từ cái riêng biệt tới cái tổng quát, tới chân lý – từ việc đưa ra một sự kiện làm khởi điểm, rút ra những ý tưởng và đem ý tưởng đó vào đề tài Giáo lý, nên khi dậy Giáo lý khối Sơ cấp, Giáo lý viên giải thích trước và cho các em đọc câu hỏi thưa sau. Câu hỏi – thưa là đề tài Giáo lý mình muốn trình bày.
1. Định nghĩaTrực quan là phương pháp giảng dậy qua việc cho học sinh tự quan sát sự việc hoặc giáo cụ. Giáo lý viên sẽ dùng phát vấn (đặt câu hỏi) để xây dựng bài học và đúc kết bài học.Như vậy, phương pháp trực giác là quan sát cụ thể qua giác quan (sờ mó, nếm, ngửi, nghe…) để rồi suy nghĩ, rút kinh nghiệm, đúc kết thành bài học. Châm ngôn của phương pháp trực giác là : VẬT TRƯỚC LỜI SAU.Phương pháp này đặc biệt thu hút các em học sinh Giáo lý ở lứa tuổi này, vì các em có kinh nghiệm cảm tính (khả giác ) và suy nghĩ bằng hình ảnh chứ chưa lĩnh hội được các ý niệm và chưa lý luận cách trừu tượng được.
2. Giá trị của phương pháp trực quan
a. Người xưa nói : ” Trăm nghe không bằng mắt thấy”, ý nói học hiểu bằng quan sát trực tiếp vẫn hơn việc nghe mô tả. Ví dụ : Bản tin qua truyền thanh khó được ghi nhận hơn bản tin trên báo hoặc truyền hình.b. Việc tái hiện các nhân vật, các biến cố xa xưa trong lịch sử hoặc ở những nơi xa xôi trên thế giới sẽ dễ giúp các em cảm nghiệm, hiểu và khơi động tâm tình.c. Việc ngắm nhìn các thực tại trần thế sẽ giúp các em hình dung phần nào các thực tại cao siêu.
3. Đức Giêsu sử dụng phương pháp trực quan để giảng dậy.
Khi đi rao giảng, nhiều lần Đức Giêsu đã sử dụng phương pháp trực quan để giảng dậy.a. Sử dụng sự việc đang diễn ra để giảng dậy.– Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ (Ga 13, 4-20 )Để diễn tả cái chết của mình, để cử hành trước cái chết của mình, trong Bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu đã cúi mình xuống rửa chân cho các tông đồ. Việc rửa chân này diễn tả Ngài hạ mình xuống trong cái chết nhục nhã trên thập giá để làm cho nhân loại được sạch, để mang ơn cứu độ đến cho loài người.Để dậy các tông đồ bài học khiêm nhường phục vụ, Chúa Giêsu đã dùng việc Ngài rửa chân cho họ.– Đồng xu của bà goá nghèo (Mc 12, 41-44). Chúa Giêsu nói các môn đệ quan sát đám đông bỏ tiền vào thùng tiền dâng cúng Đền Thờ. Ngài nói với họ chú ý đến bà goá nghèo đang bỏ hai xu vào thùng tiền.Ngài dùng hình ảnh đó để dậy các môn đệ bài học về tấm lòng thành đối với Thiên Chúa.b. Sử dụng giáo cụ trực quan để giảng dậy. – Nộp thuế cho Cêsarê (Mt 22). -Giáo cụ : đồng tiền Roma.-Khai thác giáo cụ : Chúa Giêsu nói với những người hỏi Ngài phải nộp thuế cho ai quan sát và trả lời câu hỏi : “Hình in trên đồng tiền là hình của ai ?”-Rút ra bài học : Điều gì của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.– Giáo huấn về phục vụ (Mc 9, 33-37).Để dậy các môn đệ sống khiêm nhường, phục vụ khi họ tranh cãi với nhau ai trong họ là người lớn nhất, Đức Giêsu đã dùng một giáo cụ trực quan để giảng dậy.Giáo cụ trực quan : một em bé.·Khai thác giáo cụ : Sau khi dậy các môn đệ muốn làm lớn phải làm người phục vụ mọi người, Ngài dùng giáo cụ trực quan là đặt một em nhỏ vào giữa các môn đệ và nói : “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy là tiếp đón chính Thầy, và ai đón tiếp Thầy thì không phải là đón tiếp Thầy nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy” (Mc 9, 37 ). Chúa Giêsu muốn nói em nhỏ là tượng trưng cho người sứ giả khiêm nhường, người khiêm tốn phục vụ, người đó là người được Thiên Chúa đồng hoá và người ấy là người lớn nhất vì giống Thiên Chúa.·* Rút ra bài học : Hãy sống khiêm nhường phục vụ.
4. Sử dụng phương pháp trực quan trong việc dậy Giáo lý
a. Các sự việc : – Các sự việc đang xảy ra : Trong Hội Thánh, xã hội, những sự kiện đời sống quanh ta, những việc các em vừa chứng kiến hoặc nghe bàn tán….– Chương trình đang được phát sóng trên truyền hình: bộ phim đang thu hút các em, tin tức thời sự nóng bỏng.– Các hoạt cảnh, bài hát, trò chơi.Giáo lý viên sử dụng các sự việc này để hướng dẫn các em học sinh qua phát vấn, đàm thoại và dẫn đến bài học.b. Các giáo cụ trực quan : – Bảng : Tập sử dụng bảng cho hiệu quả. Nếu chữ viết bảng chưa đẹp, Giáo lý viên nên luyện tập.– Vẽ trực tiếp trên bảng : vẽ sơ đồ, vẽ các hình đơn giản để minh hoạ khi giảng bài.– Bản đồ : Bản đồ Việt Nam (các giáo phận ), bản đồ Đất Thánh, bản gia phả của Chúa Giêsu.– Tranh ảnh : Chúng ta hiện có rất nhiều tranh ảnh Kinh Thánh, Giáo lý, các ảnh đạo… Giáo lý viên cố gắng tìm kiếm và sử dụng các loại tranh ảnh phù hợp với đề tài Giáo lý để dậy Giáo lý. Chúng ta có thể sử dụng tranh ảnh để : dẫn vào Lời Chúa, giải thích Lời Chúa, làm bài tập Giáo lý.– Rối vải cầm tay, rối bằng giấy bìa.– Các vật dụng quanh ta, trong đời sống øhằng ngày như cành hoa, nhánh cây nhỏ, quyển sách, cây đàn…Tóm lại, trực quan là phương pháp đạt hiệu quả sư phạm cao do tính cụ thể, sống động và nguyên lý thực nghiệm của nó. Tuy nhiên đối việc sử dụng giáo cụ, không nên dùng quá nhiều nhưng cần phối hợp giáo cụ với bài giảng Giáo lý cho nhịp nhàng đúng lúc, đúng đề tài. Đặc biệt các Giáo lý viên luôn ghi nhớ rằng mục tiêu của tiết dậy Giáo lý là gặp gỡ Chúa, hiểu biết, yêu mến và sống theo lời Ngài, nên phương pháp trên chỉ mang ý nghĩa chuyển tải và hỗ trợ, đừng quá lệ thuộc.
Bài tập : Hãy chọn một bài Giáo lý (khối Sơ cấp) và soạn phần giải thích Lời Chúa gồm dẫn giải Lời Chúa và và giải thích các câu hỏi thưa theo các phương pháp quy nạp và phát vấn.
II. Các phần cầu nguyện.
1. Cầu nguyện đầu giờ. Phần cầu nguyện đầu giờ có mục đích giúp các em đi vào cuộc gặp gỡ với Chúa trong giờ học Giáo lý và xin Chúa soi sáng cho mình trong giờ học Giáo lý bằng cách :– Đặt các em trước sự hiện diện của Chúa.– Giúp các em nhận ra giờ học Giáo lý chính là thời gian đến với Chúa để học cùng Chúa.– Xin Chúa thánh hoá giờ học Giáo lý.2. Cầu nguyện giữa giờ. Phần cầu nguyện giữa giờ là đỉnh cao của giờ học Giáo lý. Lý do là sau khi các em đã nghe Chúa nói qua việc công bố Lời Chúa, sau khi đã hiểu Lời Chúa qua phần giải thích Lời Chúa, sau khi đã tiếp nhận lời mời gọi của Chúa với tất cả tâm tình, các em hẳn có nhiều điều muốn nói với Chúa, muốn đi vào cuộc đối thoại trang nghiêm thân tình với Chúa.Do đó nội dung của phần cầu nguyện giữa giờ này là ý chính, là nội dung của bài Giáo lý.3. Cầu nguyện cuối giờ.Phần cầu nguyện cuối giờ có hai mục đích :– Cảm ơn Chúa vì Chúa đã soi sáng trong giờ học vừa xong.– Xin Chúa giúp các em sống điều quyết tâm đã chọn.Nếu như phần cầu nguyện đầu giờ giúp các em từ cuộc sống bước vào cuộc gặp gỡ với Chúa trong giờ học Giáo lý, thì phần cầu nguyện cuối giờ hướng các em đến một cuộc gặp gỡ khác với Chúa qua việc sống Lời Chúa trong đời thường. Nhờ đó, toàn bộ cuộc sống các em sẽ là lời cầu nguyện liên lỉ.
III. Thái độ, điều kiện và các cách thức cầu nguyện.
Để các giây phút cầu nguyện trong giờ Giáo lý không trở thành những thói quen không hồn, tránh được sự nhàm chán … Chúng ta cần lưu ý tới những điểm sau đây :1. Thái độ khi cầu nguyện : Khi giúp các em học sinh cầu nguyện, chúng ta giúp các em xác định vị trí của mình đối với Chúa.a.Thái độ thụ tạo : Mọi sự, kể cả bản thân ta, đều do Chúa tác tạo, yêu thương, nên thái độ phải có là tôn thờ, ca tụng, biết ơn Chúa.b.Thái độ người con : Nhờ Chúa Giêsu, ta được trở nên con Thiên Chúa. Tâm tình của người con là yêu mến, kính trọng, vâng phục, phó thác vào Cha như tâm tình của Chúa Giêsu.c.Thái độ tội nhân : Tin vào Thiên Chúa là Cha, Đấng giầu lòng thương xót, nhân từ, ta hãy khiêm tốn xin ơn tha thứ.1.Để sống các thái độ này, khi cầu nguyện, ta hãy có tâm tình : thờ lạy, cám ơn, xin lỗi và xin ơn.
2. Điều kiện để cầu nguyện :
a. Đặt mình trước sự hiện diện của Chúa. Cầu nguyện là gặp gỡ, nói chuyện với Chúa, nên cần ý thức sự hiện diện của Chúa.b. Có gì để nói với Chúa. Cầu nguyện không phải là đọc vài kinh hay hát một bài cho xong nhưng cần có vài điều riêng tư trong lòng để nói với Chúa : Chúc tụng, cám ơn, xin lỗi, xin ơn.c. Lắng nghe tiếng Chúa nói : Đây là điều thường bị “bỏ quên”. Cầu nguyện còn là lắng nghe Chúa nói nữa. Chúa nói với ta qua lương tâm, những câu Thánh Kinh …
3. Các cách thức diễn tả tâm tình khi cầu nguyện :
a.Cử điệu : Khi giúp các em cầu nguyện, Giáo lý viên nên tùy theo nội dung của lời nguyện giúp các em có những cử chỉ thích hợp để diễn tả tâm tình của các em, để tạo sự nghiêm trang, hiệu quả khi cầu nguyện.oBái gối – cúi mình : có ý nghĩa chúng con thật nhỏ bé trước Thiên Chúa cao cả.oTrong lúc cầu nguyện :§Nâng hai tay lên : khẩn khoản nài xin.§Nhắm mắt : Chú trọng đến Đấng vô hình không thể nhìn thấy bằng đôi mắt thể xác.§Im lặng : Lắng nghe tiếng Chúa thôi thúc trong tâm hồn.§Chắp tay : Chúa ban cho con tất cả, này toàn thân con hướng về Chúa.b.Lời nói : Nên dựa vào những câu Kinh Thánh hoặc phụng vụ để dọn lời cầu nguyện vì khi cầu nguyện cần có ơn Chúa Thánh Thần. Nếu không có Thánh Thần dậy dỗ và gợi cảm hứng, chúng ta không thể thưa với Thiên Chúa một điều gì có ý nghĩa. Chính Chúa Thánh Thần đã dùng Thánh Kinh và Phụng vụ dậy ta thưa chuyện với Chúa.
4. Các hình thức cầu nguyện trong giờ Giáo lý :
a. Lặp lại to tiếng lời cầu nguyện. Giáo lý viên đọc lớn từng câu ngắn, các em lặp lại to tiếng. Hình thức này thích hợp với lứa tuổi khối Xưng tội,Rước lễ (Sơ cấp) (7-8 tuổi).b. Lặp lại thầm lời cầu nguyện. Giáo lý viên đọc lớn từng câu ngắn, các em lặp lại thầm câu đó. Đây là cách tập cho các em nội tâm hoá lời cầu nguyện. Hình thức này hợp hơn cho khối Thêm sức (Căn bản) (9-12 tuổi). Thỉnh thoảng cũng nên áp dụng cho các em khối Xưng tội,Rước lễ (Sơ cấp) để các em tập làm quen với cách cầu nguyện trong tâm hồn.c. Học sinh âm thầm cầu nguyện theo lời nguyện của GLV. Giáo lý viên chậm rãi đọc lời cầu nguyện, các em âm thầm cầu nguyện theo, các em cùng thưa khi kết thúc lời nguyện : Amen. Hình thức này thích hợp khối Thêm sức (Căn Bản) (9-12 tuổi ), khối Bao đồng (Kinh Thánh), Vào Đời (13-18 tuổi ).d. Đọc một kinh hay hát một bài hát thích hợp với nội dung bài Giáo lý.Nhưng xin lưu ý : Giáo lý viên hướng ý trước, gợi tâm tình trước rồi các em mới đọc kinh hay hát. Hình thức này phù hợp với các lứa tuổi : Xưng tội,Rước lễ (Sơ cấp) – Thêm sức (Căn bản) – Bao đồng (Kinh Thánh) – Vào đời.e. Giáo lý viên gợi tâm tình và đề tài, các em tự cầu nguyện theo tâm tình và đề tài đó. Giáo lý viên kết thúc, các em thưa : Amen.Hình thức này thích hợp với các em khối Thêm sức (Căn bản) (9-12 tuổi ), khối Bao đồng (Kinh Thánh) (13-15 tuổi ), Vào đời (16-18 tuổi ). Thỉnh thoảng nên áp dụng cho các em khối Xưng tội,Rước lễ (Sơ cấp) để các em tập cầu nguyện tự phát.f. Cầu nguyện theo kiểu lời nguyện tín hữu trong Thánh Lễ :Giáo lý viên gợi ý, một số em học sinh xướng lên một ý nguyện, có thể dọn sẵn hoặc tự phát, tất cả thưa : Xin Chúa nhận lời chúng con – Giáo lý viên kết thúc bằng lời nguyện chung, các em cùng thưa Amen – Hình thức này thích hợp với các em lứa tuổi Bao đồng (Kinh Thánh) và Vào đời (13-18 tuổi ).
IV. Giáo lý viên dậy các em cầu nguyện
1. Chính Giáo lý viên hãy trở nên người cầu nguyện. Cầu nguyện nhiều trong cuộc sống, nuôi dưỡng tâm tình cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc.2. Thái độ của Giáo lý viên khi dậy cầu nguyện.Giáo lý viên cần có thái độ trang nghiêm “như thấy Đấng vô hình” khi giúp các em cầu nguyện. Vì thế, Giáo lý viên không thể giúp các em cầu nguyện trong thái độ giận dữ, quát nạt, lo ra, lăng xăng … Hãy bộc lộ nét trang nghiêm, cung kính trong lúc cầu nguyện. Nếu cần sửa lỗi các em đang lo ra, chơi giỡn trong lúc cầu nguyện thì chờ đến khi đã cầu nguyện xong.3. Tập cho các em cầu nguyện theo diễn tiến :·Đặt mình trước mặt Chúa.·Gợi tâm tình : thờ lạy, cảm ơn, xin lỗi, xin ơn.·Tìm lời và cử chỉ thích hợp để diễn tả tâm tình.
V. Cách soạn một lời cầu nguyện.
Sơ cấp 1, bài 12 : Chúa Giêsu làm việc.
Nêu danh xưng : Lậy Chúa, Lý do xin ơn : Chúa đã tạo dựng chúng con có trí khôn để suy nghĩ, có trái tim để yêu thương, có đôi tay để làm việc, có đôi chân để chạy nhảy vui chơi, đến trường, đến nhà thờ, có miệng lưỡi để nói năng, để ca tụng Chúa.
Nội dung ơn xin : Xin cho chúng con biết dùng những khả năng Chúa ban,
Chủ đích ơn xin.
-Chủ đích 1 : để làm vinh danh Chúa -Chủ đích 2 : và giúp ích cho mọi người.
Kết thúc : Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
BÀI TẬP : Hãy chọn một bài Giáo lý ( khối Sơ cấp ) và soạn một lời nguyện gồm 5 phần vừa học
I. Mục đích. 1. Thư giãn, giải trí. Ở lứa tuổi Khối Xưng tội, Rước lễ (Sơ cấp) (7t-8t) các em chỉ có thể cầm trí được 20 phút, tối đa là 30 phút. Do đó, sau khi các em đã gặp Chúa trong phần cầu nguyện giữa giờ, nghĩa là đã học nửa giờ Giáo lý, Giáo lý viên cho các em sinh hoạt để tâm trí các em được thư giãn, thoải mái hầu có thể tiếp tục học hỏi tốt hơn ở nửa giờ Giáo lý còn lại.2. Tạo bầu khí vui tươi trong giờ Giáo lý. 3. Ghi nhớ nội dung bài Giáo lý : Phần sinh hoạt cũng nhằm giúp các em ghi nhớ những gì vừa học. Do đó, phần sinh hoạt này phải được lựa chọn phù hợp với nội dung bài Giáo lý.
II. Các hình thức sinh hoạt trong giờ Giáo lý. Vì thời gian sinh hoạt rất ngắn, khoảng 10 phút và không gian sinh hoạt là phòng học, nên chúng ta chỉ lựa chọn các hình thức sinh hoạt đơn giản sau đây : băng reo, trò chơi nhỏ, bài hát.
1. Băng reo.Chúng ta sáng tác băng reo dựa theo nội dung bài Giáo lý và theo một trong các thể loại sau đây :a. Các em lặp lại theo người điều khiển, thêm cử điệu. Ví dụ :-Người điều khiển (NĐK ) : Chúa đã về.-Tất cả ( TC ) lặp lại : Chúa đã về ( vỗ tay 3 cái ).-NĐK- Trên phố phường – TC : lặp lại ( bước vào 3 bước )-NĐK- Trên làng quê – TC : lặp lại ( bước thêm vào 3 bước ).-NĐK- Trên quê hương Việt Nam – TC : bước ra 6 bước, vung tay và la lên : A !b. Người điều khiển chỉ nói 1 câu, tất cả nói câu khác.Ví dụ :-NĐK : Chúa ở đâu ? TC : Trong anh ( chỉ vào người bên cạnh ).-NĐK : Chúa ở đâu ? TC : Trong tôi (chỉ ngực ).-NĐK : Chúa ở đâu ? TC : Trên trời ( chỉ lên trời ).-NĐK : Chúa ở đâu ? TC : Khắp mọi nơi (xoay tròn ).c. Người điều khiển nêu nhiều ý, tất cả chỉ lặp lại một câu : Ví dụ :-NĐK : Ta vui – TC : bên nhau ( vỗ tay 2 cái ).-NĐK : Ta múa – TC : bên nhau ( vỗ lên đùi hai cái ).-NĐK : Ta hát – TC : bên nhau ( hai tay lên vai ).-NĐK : Tất cả – TC : bên nhau.d. Người điều khiển nêu ý, tất cả cùng bổ túc ý. Ví dụ :-NĐK : Sống trên đời – TC : Phải có bạn ( giơ hai tay hình chữ V ).-NĐK : Không có bạn – TC : Buồn chết đi ( chắp tay ).-NĐK : Nhưng phải chọn – TC : Bạn tốt ( nắm tay người bên cạnh ).
BÀI TẬP :Chọn một bài Giáo lý ( khối Sơ cấp ) và sáng tác hay chọn một băng reo, một trò chơi, một bài hát phù hợp với nội dung bài Giáo lý
BÀI TẬP Hãy chọn một bài Giáo lý trong khối Sơ cấp và soạn phần bài tập theo một trong các loại bài tập trên
Giáo Xứ Phú Lợi Mừng Lễ Thánh Gia Thất, Mừng Kỷ Niệm Hôn Phối
Gương gia đình Thánh Gia Thất chiếu rạng đêm đông, dù nhìn vào hang đá không thấy chi cao sang nhưng nó lưu truyền ở một tấm lòng, tình yêu thương, sự tôn trọng nhau là những yếu tố làm nên gia đình, duy trì xã hội. Chính vì thế, nhân dịp mừng lễ kính thánh Gia Thất, cha Vinh sơn Kiều Duy Tân- cha sở GX Phú Lợi, tổ chức long trọng mừng kỷ niệm thành hôn cho những đôi vợ chồng 30 năm, 25 năm, 15 năm, 10 năm trong giáo xứ lúc 18g ngày thứ Bảy 26-12-2020 như để nhắc nhở cộng đoàn: “Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân ly”.
Đến giờ lễ, từng đôi hôn phối nhân ngày mừng kỷ niệm thành hôn, theo đoàn rước tiến vào hàng ghế danh dự trong bộ trang phục đẹp, trang trọng.
Qua hai bài đọc, bài Phúc Âm thánh Matthêu: Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền thánh. Từng đôi hôn nhân được xướng tên tiến lên cung thánh, cầm tay nhau và nói: “Lạy Chúa, chúc tụng Chúa vì nhờ ơn Chúa, con đã nhận em đây làm vợ”. Người vợ cũng xin thưa: “Lạy Chúa, chúc tụng Chúa vì nhờ ơn Chúa, con đã lấy anh đây làm chồng”. Sau đó mọi người trao nhẫn cho nhau như ngày chịu phép hôn phối.
Cha Vinhsơn giảng lễ: Các đôi nhận lãnh Bí tích Hôn phối hãy nhìn vào gương Thánh Gia Thất làm mới lại gia đình mình, từ đó xã hội sẽ tốt đẹp hơn, vì lòng nhân hậu của Thiên Chúa đã hiện diện, nâng đỡ các thành viên trong gian nan thử thách,đồng hành an ủi lúc khó khăn.. .
Tiếng hát ca đoàn Phú Lợi làm nao lòng người: Xin Chúa chúc lành, cho đời cha mẹ của con, công ơn tựa như núi non, dưỡng nuôi bao ngày vuông tròn.. .
Thánh lễ tiếp tục với phần dâng lễ sốt sắng, mọi người cùng cầu nguyện cho gia đình nhỏ của mình được thuận lợi, chung thủy và yêu thương nhau như ngày đầu; khi thịnh vượng cũng như gian nan, khi bệnh hoạn cũng như mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời.
Sau phần hiệp lễ, từng đôi hôn nhân tiến lên nhận bằng kỷ niệm từ tay cha sở. Một anh đại diện các đôi hôn phối mừng kỷ niệm thành hôn cảm ơn cha sở và cộng đoàn đã quan tâm và chuẩn bị cho ngày vui hôm nay thêm phần long trọng. Anh hứa sẽ sống xứng đáng hơn, hy sinh nhiều hơn cho gia đình, giữ luật Chúa dạy trong phần đời còn lại của mình.
Xã hội ngày nay rất nhiều gia đình trẻ tan vỡ, thánh lễ này mang ý nghĩa sâu sa: Gia đình là tất cả, là ước mơ, là tương lai, là niềm hạnh phúc trong từng giai đoạn cuộc sống, nhất là trong lúc tuổi già.
Thánh lễ kết thúc trong niềm tri ân Thiên Chúa, qua tay Mẹ Maria, Thánh Giuse nâng đỡ mọi gia đình.
Những buổi chiều đến với giáo xứ Phú Lợi, nhân những ngày lễ các thánh, bổn mạng đều có pano trước cổng. Và các lễ mừng bổn mạng giáo khu, ca đoàn được cha sở tổ chức long trọng, để ai đến tham dự như được vào bàn tiệc dọn sẵn, đều hết lòng cảm tạ ơn Chúa đã chúc lành cho giáo xứ ngày càng phát triển về con số, cũng như lòng đạo đức ngày càng gia tăng. Bài hát kết thúc như một lời nguyện ước:
“Xin tri ân Chúa qua muôn thế hệ. . .từng ngày yêu thương dẫn dắt chúng con đi trên đời, nguyện một đời luôn sống đáp đền hồng ân.. .”
Giáo Phận Xuân Lộc Cử Hành ” Ngày Giáo Phận” Và Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Tại Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi
Dù cho chương trình bắt đầu lúc 15g30, nhưng từ giữa trưa, đã có biết bao con cái Giáo phận từ khắp ngả đổ về Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi. Dù giữa cái nắng nóng hay bụi mù…cũng chẳng làm chùn bước những đôi chân của trẻ hay già, khỏe mạnh hay yếu đau. Hàng ngàn, ngàn người xuống xe đi bộ cả cây số để vào bên trong lễ đài mà không hề ca thán hay mệt mỏi. Trong số ấy, không thiếu những người con của Mẹ phải ngồi trên xe lăn, phải dựa vào sự giúp đỡ của người khác, hay những người đang đau khổ vì bệnh tật hay tâm hồn..cũng ráng về bên Mẹ Núi Cúi để được Mẹ ủi an, ban ơn, để được cảm nhận tình Giáo phận, của Vị Cha chung và của nhau.
Số người tham dự mỗi lúc một tăng theo nhịp phút, dần phủ kín 60.000 ghế đã sắp sẵn. Dù số ghế dọn sẵn đã hết, nhưng vẫn còn biết bao người vẫn tuốn về như giòng chảy không ngừng, khiến ban tổ chức ước chừng con số tham dự lên đến 70.000 người, trong đó có cả những anh chị em lương dân, tôn giáo bạn. Đây quả thực là một con số khổng lồ mang theo nhiều ý nghĩa! Vậy mới hiểu đoàn con Xuân Lộc kính mến Thiên Chúa, yêu Mẹ Maria Núi Cúi của mình biết bao! Vậy mới thấy sự hiệp nhất trong Giáo phận, nhìn thấy sự vâng phục và yêu quí Vị Chủ Chăn Giáo phận thế nào!
Đặc biệt, trong hôm nay, dù sức khỏe vẫn còn chưa tốt, nhưng Đức Cha Cố Đa Minh Nguyễn Chu Trinh cũng đã đến dâng lễ, đồng hành và cầu nguyện cho mọi Giáo phận và cho mọi người trong Giáo phận.
15g45: Đoàn con Giáo phận chào đón Đức Cha Chánh Giuse Đinh Đức Đạo, vị Mục tử của Giáo phận đang “thấm đẫm mùi chiên”. Và bao giờ cũng vậy, hình ảnh của vị mục tử hiền lành đi tìm chiên…luôn ở đó, trong tâm hồn Đức Cha và của mọi người, nhất là những người đau khổ, bệnh tật, già nua…Vì thế, thật cảm động khi Đức Cha Giuse đã bước đi, tìm đến, dừng lại nơi những cụ già, người bệnh ở phía phải bên dưới lễ đài để nắm tay, đặt tay chúc lành, hay trao ban cho họ một tình thương. Có cụ già- trong nhóm các cụ viện dưỡng lão Cây Gáo- dù đã được Đức Cha Giuse chúc lành, nhưng khi thấy Ngài trở lại, liền nắm lấy tay Đức Cha, mếu máo nghẹn lời “…Con…thương Đức Cha…Con…cầu nguyện cho Đức Cha”. Chỉ một góc không gian nhỏ đó thôi, vậy mà đã khiến Đức Cha không thể bước đi…giữa bao trái tim yêu thương, muốn níu kéo Ngài mãi cho riêng mình.
Có một điều thật lạ lùng xảy ra giữa cảnh trời và sự kiện đặt biệt dưới chân Mẹ Núi Cúi trước khi bước vào Thánh Lễ. Nếu khi ấy những ánh nắng mặt trời xem ra vẫn còn chói chang, thì chỉ tích tắc trong vài phút, những ánh mây bỗng từ nơi đâu kéo đến thật nhanh, che đi những tia nắng của mặt trời, tựa như tà áo Mẹ Maria giang ra để che nắng cho con cái Mẹ đang ngồi giữa đất trời mênh mông. Và cũng lạ lùng thay, khi đoàn rước Đức Cha và quý Cha đang tiến về lễ đài, khi kiệu ảnh tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam đến gần sát lễ đài, thì trên trời cao, giữa trời Nam nước Việt này, chếch khoảng 45 độ phía trên đầu kiệu ảnh, mặt trời bỗng ló rạng, xuất hiện giữa đám mây, tỏa ra những tia nắng…rất đẹp, không làm chói mắt…kéo dài đến khi đoàn kiệu đã kết thúc, tạo nên những khoảng khắc lạ khó diễn đạt.
16g15: Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được dâng lên do Đức Cha Giuse chủ tế. Cùng đồng tế với Ngài còn có Đức Cha Phụ Tá Gioan Đỗ Văn Ngân, Đức Cha Cố Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, quý Cha quản hạt, quý cha trong giáo phận, cùng sự hiệp thông đông đảo và sốt sắng của gần 70.000 con cái giáo phận bao gồm chủng sinh, tu sĩ nam nữ, và giáo dân.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giuse đã gửi lời chào đến Đức Cha Cố Đa Minh, Đức Cha Phụ tá, quý Cha, tu sĩ nam nữ, mọi người trong giáo phận hiện diện hay không thể hiện diện, trong hay ngoài nước khi qui tụ, hướng về Ngày Giáo phận trong niềm hân hoan. Đức Cha mong muốn mọi người cùng nhau “dâng lên Chúa Chương trình Mục vụ của Giáo phận 2018-2018 sẽ bắt đầu từ hôm nay” và ngài mời gọi mọi người hãy cầu xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu để tất cả mọi thành phần trong Giáo phận Xuân Lộc sẽ cố gắng dấn thân để sống đức tin thật tốt, sống lòng thương xót, để lòng thương xót đem lại nhiều ơn ích, niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, nhất là cho những người đau khổ, những người lương dân, những anh chị em thuộc tôn giáo bạn.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã suy tư về thái độ, tâm tình chất chứa “niềm vui, hân hoan” trong hai ý tưởng lớn và cũng là sự kiện hai trong một của ngày hôm nay: Bế mạc Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Ngày Giáo phận.
Niềm vui và hân hoan trong Ngày Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Dựa trên các bài đọc 1,2 và Tin Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo, Đức Cha Giuse đã nói đến niềm vui và hân hoan khi nhớ về các Thánh Tử Đạo, khi cử hành Thánh Lễ kính các Ngài. Sự thù hằn, những cảm xúc giận dữ với những kẻ bách hại cha ông sẽ không có trong tâm hồn người Kitô hữu, không có trong con cái giáo phận Xuân Lộc. Cảm xúc vui mừng, hân hoan, hãnh diện và hạnh phúc cần phải được lớn lên.
Tại sao? Bởi cái chết của các vị Tử Đạo đã lập lại cái chết của Đức Giêsu trên Thập giá, với một tình yêu và lòng tha thứ. Chính tình yêu ấy nơi các vị Tử Đạo đã đem lại hạnh phúc cho con cháu, là chúng ta. Do đó, khi cử hành Thánh Lễ kính các vị Tử Đạo Việt Nam, chính là việc tôn vinh, tạ ơn Thiên Chúa vì tình yêu của Thiên Chúa đã chảy vào con tim của cha ông, để rồi, sẽ tiếp tục chảy vào trái tim của những ai sẵn sàng mở lòng đón nhận. Đức Cha nhấn mạnh “Khi chúng ta vui mừng, chúng ta cũng được mời gọi bắt chước Chúa Giêsu, noi gương các Thánh Tử Đạo, để tiếp tục yêu thương, tha thứ cho những ai bách hại mình.”
Tuy nhiên, tình yêu chỉ có sức mạnh khi tình yêu ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa, và như vậy, “chúng ta được mời gọi hãy đưa tình yêu ấy vào trong mỗi hoàn cảnh sống của chúng ta, làm cho tình yêu ấy được cụ thể hóa.”
Nếu Tin Mừng mời gọi “Hãy vác Thập giá đi theo Chúa”, thì “chúng ta cần vác Thập giá vì Chúa, gánh lấy đau khổ với sức mạnh tình yêu của Chúa” trong hoàn cảnh sống riêng biệt, trong chính gia đình của mỗi người. “Đã có rất nhiều người dù có những đau khổ nhưng đã biết đưa tình yêu của họ vào trong hoàn cảnh, gia đình một cách cụ thể giống như các Thánh Tử Đạo”. Và như thế “con cháu mai sau của chúng ta cũng sẽ hãnh diện vì đời sống đức tin, về tình yêu của chúng ta đã trao ban.” Trước khi kết thúc ý tưởng này, Đức Cha Giuse lại nhấn mạnh “Xin các Thánh Tử Đạo cầu bầu cho chúng ta để chúng ta hiểu rõ hơn nữa: chỉ có tình yêu mới xây đắp, hàn gắn, canh tân cuộc sống con người. Và tình yêu chỉ có sức mạnh thật sự làm nên những điều vĩ đại khi tình yêu ấy bắt nguồn từ trái tim của Chúa Giêsu trên cây Thập giá.”
Niềm vui và hân hoan trong Ngày Giáo phận. Đức Cha Giuse chia sẻ rằng: chúng ta cũng sẽ được chiêm ngưỡng khuôn mặt Mẹ Maria như lời Thánh Bernadete kể: Đức Mẹ cũng sẽ mỉm cười khi chúng ta dâng lên Mẹ lời Kinh Kính Mừng, và Mẹ sẽ cùng ngước lên trời để tôn vinh Thiên Chúa cùng chúng ta khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha. Và như thế, tại nơi đây và hôm nay, khi rất nhiều người đến Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi mang theo nhiều nguyện xin, hay những khó khăn, đau khổ của bản thân… và muốn cầu xin Mẹ nhiều điều, Đức Cha đoan chắc với mọi người rằng “Đức Mẹ đã lắng nghe tiếng kêu xin của chúng ta, dù không biết Mẹ sẽ trả lời ra sao….nhưng chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng ta những gì là tốt nhất, vì Mẹ biết, Mẹ thấy viễn tượng hành trình đi về nhà Cha của chúng ta ra sao. Và chắc chắn Mẹ đã nhận lời chúng ta cầu xin.” Từ niềm xác tín này, Đức Cha Giuse mong mỏi mọi người “ngày hôm nay, hãy ra về với lòng an bình và vui tươi vì biết mình đang nằm trong vòng tay yêu thương của Mẹ Maria.”
Cũng trong bài giảng, Đức Cha Giuse mời gọi mọi người cầu nguyện cho Giáo phận trong Ngày Giáo phận này. “Xin Chúa chúc lành cho mọi dự tính thiêng liêng đạo đức mà chúng ta thực hiện.”
Cuối Thánh Lễ, Đức Cha Chánh Giuse đã công bố Chương trình Mục vụ Giáo phận Xuân Lộc năm 2018-2019. Ngài bảo đảm rằng “Nếu mỗi người, mỗi gia đình, mỗi giáo xứ, giáo họ và các Hội Dòng, các Giới, các Phong trào Hội Đoàn Tông Đồ trong Giáo phận, nhờ sức mạnh phát nguồn từ cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa, nỗ lực tìm cách thực hiện mỗi ngày những hành động của Lòng Thương Xót đối với nhau, với những gia đình gặp khó khăn và với anh chị em Lương Dân, thì hơi ấm tình yêu sẽ được tỏa lan trong các gia đình, cả những nơi băng giá, bao vẻ đẹp của sự thiện sẽ tỏa rạng trong môi trường, nơi xã hội, bao niềm vui, sức sống và hy vọng sẽ tràn ngập mọi tâm hồn.” Và sau cùng, Đức Cha “kính dâng Chương trình Mục vụ năm Phụng Vụ 2018 – 2019 trong bàn tay hiền mẫu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, Quan Thầy Giáo phận.”Trước khi kết thúc, nhận lãnh phép lành, Đức Cha Phụ Tá Gioan đã thay mặt toàn thể con cái Giáo phận dâng lời tri ân Đức Cha Chánh Giuse, Đức Cha Cố Đa Minh, vì tình thương yêu của người Mục tử đã chăm lo, yêu thương và hiện diện giữa đoàn con Giáo phận. Ngài cũng cám ơn quý Cha, tu sĩ nam nữ và tất cả mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận đã đóng góp biết bao yêu thương, sức lực để Ngày Giáo phận được tốt đẹp. Đức Cha Phụ tá cũng mong muốn Ngày Giáo Phận sẽ vang dội niềm hạnh phúc trong ơn gọi làm con Chúa của mọi người “Lấy tình yêu đền đáp tình yêu, lấy mạng sống đáp đền mạng sống”. Và Đức Cha Phụ Tá cũng xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho công trình Núi Cúi được tốt đẹp cũng như cầu nguyện cho Đức Cha Cố Đa Minh, Đức Ông Vinh Sơn đang tiến hành công trình xây dựng Trung tâm hành hương Núi Cúi này.
Ngày Giáo phận đã kết thúc khi mọi trái tim hướng về Mẹ Maria, hát vang lời ca dâng Giáo phận, dâng từng người lên Mẹ, xin Mẹ chở che, ban ơn và phù trì đỡ nâng cho mọi chương trình đạo đức của Giáo phận cũng như đời sống của từng người.
Tạ ơn Chúa về một ngày hồng phúc tuyệt vời. Kính dâng Mẹ Maria lời tạ ơn vì Mẹ đã luôn cầu bầu cùng Chúa cho Giáo phận, và lắng nghe mọi lời, từng lời con cái Mẹ nài van.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lời Nguyện Giáo Dân Thánh Lễ Bế Giảng Khóa 89 Lớp Giáo Lý Hôn Nhân trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!