Bạn đang xem bài viết Lăng Khải Định (Ứng Lăng) được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lăng Khải Định (Ứng Lăng), nằm trên triền Tây-Nam của một quả núi thuộc vùng núi Châu Ê, thuộc làng Châu Chữ, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng Khải Định được công nhận là Di tích Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1979 theo Quyết định số 54-VH/TTQĐ ngày 29-4-1979. Di tích cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km, chúng ta có thể đi đến Ứng Lăng bằng hai con đường, đường bộ từ trung tâm thành phố theo đường Lê Lợi lên đường Điện Biên Phủ tới đàn Nam Giao, rẽ bên trái đi theo đường Minh Mạng lên đến ngã ba cầu Lim, lại tiếp tục rẽ trái đi thẳng là đến lăng Khải Định, toàn bộ quãng đường này chừng 10km. Đối với việc đi đường thủy xuất phát từ trung tâm thành phố đi thuyền ngược sông Hương đến bến Phà Tuần thì cập bờ. Từ đây đi bộ vào lăng Khải Định khoảng 1,5km.
Vua Khải Định là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Tuấn (tên Tuấn là do chọn chữ thứ 9 trong Kim sách), tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Ông là con trai trưởng của vua Đồng Khánh (Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế) và bà Tiên Cung Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu). Ông sinh ngày 8-10-1885, đúng vào năm Kinh đô Huế thất thủ, chủ quyền đất nước hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp.
Khi vua Đồng Khánh mất, thì Nguyễn Phúc Bửu Đảo mới được 4 tuổi, do đó triều đình Nguyễn với sự đồng ý của người Pháp đã đưa Nguyễn Phúc Bửu Lân (vua Thành Thái) lên ngôi. Năm 1906, ông được phong là Phụng Hóa Công. Đến tháng 4 năm Bính Thìn (1916), thực dân Pháp đưa vua Duy Tân đi đày ở đảo Réunion, triều đình Nguyễn cùng người Pháp đưa Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi (ngày 18-5-1916), lấy niên hiệu là Khải Định.
Sau khi lên ngôi, vai trò của vua Khải Định chỉ có tính chất bù nhìn vì thực dân Pháp đã hoàn toàn thống trị Việt Nam. Sở thích chính của vua Khải Định trong những năm làm vua là xây dựng các công trình kiến trúc có tính cách tân. Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1922), vua Khải Định được mời qua Pháp dự cuộc “Đấu xảo thuộc địa” tại Mác-xây (Marseille). Trong thời gian vua Khải Định ở Pháp, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ cũng đang hoạt động ở Pháp đã viết vở kịch “Con Rồng Tre” đả kích. Nội dung của vở kịch này đã ám chỉ, vạch trần vai trò bù nhìn của ông vua Đại Nam Khải Định.
Năm Giáp Tý (1924), vua Khải Định mắc bệnh nặng nhưng vẫn tổ chức lễ Tứ tuần Đại khánh (thọ 40 tuổi) hết sức long trọng và tốn kém. Ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (6-11-1925), vua Khải Định băng hà, thọ 41 tuổi (tuổi âm lịch). Ông được vua Bảo Đại truy tôn thụy hiệu là Hoằng Tông Tự Đại Gia Vận Thánh Minh Thần Trí Nhân Hiếu Thành Kính Di Mô Thừa Liệt Tuyên Hoàng Đế. Vua Khải Định được thờ tại Thế Miếu (án thứ 3 bên phải), điện Phụng Tiên và tại lăng Khải Định (Ứng Lăng). Để chuẩn bị cho cuộc sống kiếp sau của mình, từ năm 1920, vua Khải Định đã quyết định cho xây dựng một khu lăng đồ sộ ở triền núi Tây-Nam của một hòn núi đá thuộc dãy núi Châu Ê.
Trong suốt 11 năm ấy vua Khải Định đã huy động nhiều binh lính thợ thuyền và tù nhân lên đây làm việc khổ sai, mở đường phá núi, làm toại đạo, tạo ra mặt bằng xây dựng ở triền phía Tây của một ngọn núi thuộc vùng Châu Chữ. Tất cả mọi người và mọi việc xây lăng đều đặt dưới sự điều khiển của điền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá. Nhà thầu khoán Nguyễn Thành Hưng coi về vật liệu xây dựng. Ông Bang Phu điều hành về nhân sự. Triều đình đã đưa tất cả thợ thủ công có tay nghề cao nhất trong “Nê ngõa tượng cuộc” lên đây làm việc dài hạn. Nổi tiếng nhất bấy giờ là ông Phan Văn Tánh, ông Kiểm Khả, ông Ký Duyệt, ông Cửu Sừng, ông Cửu Lập.
Để thực hiện các công trình kiến trúc và trang trí tốn kém lăng Khải Định. Nhà nước bấy giờ đã tăng 10% thuế đinh, 30% thuế điền trong cả nước. Sắt, ngói ardoise, xi-măng phải mua từ Pháp. Sành ngang chở từ Hà Đông vào. Sành kiểu, sứ tốt, vỏ chai, thủy tinh phải nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản. Kết tinh của bao nhiêu của cải vật chất từ nhân dân cùng mồ hôi xương máu của bao nhiêu lính tù, phu phen và trí óc sáng tạo, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã tạo nên một lăng Khải Định vô cùng hoành tráng, một công trình có giá trị rất cao về nghệ thuật.
Lăng Khải Định được khép kín trong 1 khuôn tường thành hình chữ nhật dài 117m; rộng 48,5m, diện tích hơn nửa ha, gồm 10 công trình kiến trúc chính. Toàn bộ lăng đều được làm bằng xi-măng cốt sắt, chạy thẳng theo một trục dọc và không chia thành từng khu vực khác nhau.
Lăng Khải Định có hình chữ nhật chạy thoai thoải từ dưới chân núi lên tới lưng chừng. Bao quanh lăng là hệ thống hàng rào chắn song đắp nổi bằng xi-măng cốt sắt, cao 2,97m. Riêng phần phía sau lăng được bao che bằng tường kín hình vòm dựa theo thế khum của đỉnh núi phía sau. Tường xây mặt ngoài trang trí kiểu tổ ong (ô hình lục giác).
Trước lăng là cửa chính ra vào gồm 3 lối đi. Dẫn lên cửa gồm có 37 bậc cấp, chia 3 lối lên. Thành bậc giữa các lối lên là các con rồng đắp bằng gạch vữa, uốn lượn dọc theo hai bên lối đi theo hướng từ trên xuống dưới với dáng vẻ dữ tợn, miệng ngậm ngọc, hai chân trước đưa ra giữ quả cầu tròn có các vân xoắn và hoa văn hình sóng nước bao quanh. So với các lăng khác, lăng vua Khải Định có độ dốc cao, các bậc thềm choán toàn bộ mặt trước của lăng nên 4 con rồng này cũng rất lớn, cân xứng với kích thước bề thế của bậc cấp. Rồng đắp bằng vật liệu vôi gạch và xi măng chứ không làm bằng đá nên các chi tiết có phần không được sắc sảo, thanh thoát bằng rồng ở các lăng khác, mà có phần thô và xấu hơn.
Cửa vào lăng gồm 3 lối vào, đóng khép bằng 2 cánh cửa sắt, cửa giữa rộng 5,70m, cửa 2 bên rộng 4,70m nền lát đá Thanh. Trụ cửa được làm theo hệ thống kép tròn ở hai bên ấp vào hai trụ vuông khác nhau. Đỉnh trụ tròn là một búp nhọn như bút lông đặt trên 5 tầng hình lọng, quanh các tầng tròn chia ô chạm hoa quả. Thân trụ tròn đắp hình nổi, đế trụ trang trí hoa quả. Hai trụ vuông sát nhau, đỉnh chia hai tầng, trên là quả cầu tròn, dưới là lồng đèn bổ 4 trụ, để rỗng lòng. Cả hai tầng mái đắp vân xoắn. Thân trụ vuông trang trí câu đối khảm trai với các đường riềm chữ vạn và hoa lá bao quanh, đế trụ chia ô đắp nổi chữ Thọ. Ở 2 cửa bên trục vuông chỉ có mặt trong.
Chúng ta di chuyển qua khỏi cửa là đến tầng sân của lăng, sân được lát gạch carô dài 47m, rộng 24,5m. Hai bên có hai công trình kiến trúc giống nhau, thường gọi là Nhà Xanh, Nhà Vàng (căn cứ vào màu sơn của công trình), có chức năng của Tả Hữu Tùng tự, nhưng chưa rõ là để thờ các bà vợ vua hay phối thờ các quan. Nhà có chiều dài 16,5m, rộng 8,6m chia làm 3 gian, nền cao 0,76m láng xi-măng. Tường bao che bằng gạch, mặt trước mở 3 cửa vào, mặt sau ở giữa gian giữa mở 1 cửa vào. Vì kèo bằng sắt kiểu cánh ác đỡ 6 đòn tay và 1 đòn đông hình chữ nhật. Vì kèo hiên cũng bằng sắt đỡ 4 đòn tay chữ nhật, 4 góc mái trang trí hình rồng, cá hóa long và các vân xoắn. Tuy làm bằng các loại vật liệu sắt, gạch, xi-măng nhưng bề ngoài hai bên Tả, Hữu Tùng tự vẫn mang dáng dấp của những ngôi nhà cổ xưa ở Huế. Phía sau hai nhà Tả, Hữu Tùng tự là hàng rào sắt bao quanh lăng, ở khoảng giữa tường lan can này có trổ 1 cửa hông nhỏ hai bên bổ trụ vuông, đỉnh trụ đắp hình nụ sen bằng vôi vữa. Cửa có chiều rộng là 86cm, đóng khép bằng một cánh cửa sắt.
Từ sân Tả, Hữu Tùng tự dẫn lên Bái đình là hệ thống 29 bậc cấp xây gạch trát vữa chia thành 3 lối đi. Thành bậc đắp 4 con rồng giống như 4 con rồng ở hệ thống bậc cấp lên cửa lăng nhưng 2 chân trước của các con rồng này không giữ quả cầu.
Lên hết 29 bậc cấp ta đi tới Bái Đình, đây là một sân rộng lát gạch carô, bó nền là đá hộc xây theo kiểu tổ ong lục giác. Sân hình chữ nhật, có diện tích là 40,5m x 47m. Mặt trước sân là tường bao gạch hoa đúc rỗng hình triện. Chính giữa tường là nghi môn đắp vôi vữa chia 3 lối vào có bề rộng tương ứng với 3 lối đi lên của bậc cấp. Cột nghi môn, đình xây kiểu hình tháp đội quả cầu tròn có những vân xoắn nổi hình rồng cuốn bằng vôi vữa. Đế cột đắp vuông giật cấp, 4 mặt đế là 4 ô hộc trang trí những trái cây mang ý nghĩa cầu phúc. Hai cột ở giữa nối với nhau bằng một chương có hai dải chia thành nhiều ô hộc. Mặt chương đắp nổi chữ thọ, đình chương đắp nổi “lưỡng long chầu nhật”. Mặt trời được đặt trên đế mây cụm xoắn. Phần chương nối cột của 2 cửa 2 bên chỉ trang trí mây cụm đỡ mặt trời đang bốc các đao lửa.
Hai bên sân thiết trí mỗi bên hai hàng tượng, hàng trước có 2 tượng quan văn, 2 tượng quan võ, hai hàng sau gồm 4 tượng lính, 1 voi và 1 ngựa đều được làm bằng đá thể hiện theo kiểu chân dung tả thực.
Hệ thống dãy tượng quan văn chạm trổ, mô phỏng rất sống động và đầy tính rất chân thực theo tỷ lệ của các quan lại ngày xưa. Các quan văn trong hình dáng mặc áo thụng, đội mũ cánh chuồn, râu dài xuống ngực, hai tay cầm hốt. Ngực áo chạm mặt hổ phù. Vạt áo trước trang trí đôi thần qui đội hòm sách chầu vào tam sơn với các đao nhọn tỏa ra chung quanh. Vạt áo sau là đôi long mã chầu vào tam sơn giống vạt áo trước. Gấu áo trang trí văn thuỷ ba, mây xoắn. Tay áo chạm đôi phượng giang cánh chầu vào, nếp áo lõm cong hình xoắn, vạt áo lượn hình sóng.
Hệ thống dãy tượng quan võ được mô tả trong hình dáng mặc áo thụng như quan văn nhưng tay áo chẽn bó sát cánh tay, một tay đỡ đốc kiếm, một tay áp sát bụng đỡ bao kiếm đặt tỳ lên vai. Mũ tượng cuộn thành búi tròn trên đỉnh. Ngực áo chạm mặt rồng ngang, thân rồng uốn qua vai xuống lưng áo, đuôi rồng vắt qua vai áo bên kia. Phía dưới của hai bên vạt áo trước là 2 con cá chép đang ngoi lên chầu vào tam sơn kép hai tầng, ngay trên cá chép là đôi rồng nhỏ. Vạt áo sau cũng trang trí như vạt áo trước. Gấu áo trang trí văn thuỷ ba.
Đối với 4 tượng lính, các tượng này mặc áo chẽn thắt lưng, chân đất, đầu đội nón chóp, hai tay ôm trước bụng để cầm cờ. Áo cổ chéo hình lá sen, cúc cài một hàng trước ngực, tay áo chẽn gấu nổi, vạt áo trước mở thành hai ô có nẹp.
Tượng voi được thể hiện khá thực, có một số chi tiết khác tượng voi ở các lăng khác đó là vòi để thẳng sát nền, đuôi không có thanh ngang kéo lên mà thả lỏng xuống, bụng bằng. Bành voi là khối đá liền thân không đục thành ghế ngồi, được trang trí bát bửu ở cả 4 mặt. Yếm ngực voi cũng thẳng xuống, giữa chạm nổi lưỡng long chầu nhật, lòng mặt trời được thể hiện vân xoắn kiểu âm dương đang bốc các đao lửa. Áo yên chạm mặt hổ phù, phía trên mặt hổ phù là đôi long mã chầu vào. Chính giữa yếm hông cũng chạm mặt hổ phù, trên mặt hổ phù là đôi rồng ẩn trong mây cùng vờn quả cầu đang bốc 4 ngọn lửa. Treo dưới yếm hông và yếm ngực là một hàng kim tòng xếp đều nhau, mông chạm mặt hổ phù.
Tượng ngựa có kích thước hơi nhỏ hơn so với ngựa thật, được chạm trổ công phu tỉ mỷ. Vòng quanh cổ ngựa là 1 vòng dây cương to bản đeo 3 hàng lục lạc. Dây cương được kết ở lưng và tỏa sang hai bên, mỗi bên 3 dải chảy xuống, đầu dải kết kim tòng. Riêng phần sau yên ngựa là 4 dải với 4 kim tòng. Mặt dây cương trang trí các bông hoa 4 cánh chia hai loại, loại cánh tròn, loại cánh nhọn. Yếm ngựa hình lá xoài giữa chạm bát bửu và triện gấm chữ vạn. Dưới riềm yếm trang trí hàng kim tòng nhỏ. Áo yên hình tròn, chính giữa chạm mặt hổ phù, phía trên chạm chữ vạn có dơi chầu, riềm áo là các bông cúc mãn khai trên nền hoa văn chữ vạn xen với bát bửu. Trên áo yên là yên ngựa hình bầu dục nổi cao, mặt yên chạm hổ phù, riềm yên là hồi văn chạm chữ triện. Yếm hông trang trí giống yếm ngựa với các kim tòng chảy đều xuống dưới. Phía sau tượng là 4 bồn hoa vuông xây gạch trát vữa nằm cách đều nhau theo hàng dọc.
Chính giữa Bái đình, nằm sát tầng sân trên của lăng là tòa Bi đình hình bát giác dựng bằng bê tông cốt sắt, nền được lát đá cẩm thạch. Phần nền phía ngoài lát gạch ca rô, mái lợp ngói ardoise chia làm hai tầng. Bao quanh nhà bia là tường lan can hình bát giác, một mặt tường kín nằm cạnh một mặt mở một lối vào, hai bên trổ hai cửa trụ tròn đặt trên đế vuông. Các góc tường cũng được bổ trụ như vậy. Phần trụ tròn được đắp nổi hình rồng. Phần đế vuông trang trí các chữ thọ và chữ vạn cách điệu thể hiện theo kiểu chữ triện. Nối trụ tròn với đế vuông là một dấu vuông thót đáy, xung quanh trang trí hình lá cách điệu. Dẫn lên Bi đình là 3 bậc cấp, thành bậc đầu có rồng chầu đắp bằng vôi vữa. Nhà bia được chia hai tầng mái. Bờ nóc đắp hình mặt trời, hổ phù và hình rồng. Phần tường bao quanh 4 phía trổ 4 cửa vòm để ra vào, phần tường còn lại phía trên đắp nổi hổ phù hai bên có dơi chầu. Các góc tường bổ trụ tròn đắp nổi hình rồng. Trong lòng nhà có 4 trụ bát giác đỡ phần trần. Chính giữa nhà là tấm bia bằng đá Thanh đặt trên hai cấp nền xi-măng. Bia chỉ khắc chữ ở mặt trước và được trang trí như bia ở các lăng khác. Bia có chiều cao 3,10m; rộng 1,20m, bệ bia cao 0,76m; rộng 0,85m; dài 2,1m. được chia làm hai phần. Phần trên hình vỏ măng trang trí bát bửu xen giữa hồi văn chữ triện, phần dưới chạm mặt hổ phù, 4 góc chạm thao thiết.
Hai bên góc trong Bái đình dựng hai trụ biểu bằng bê tông cốt sắt, phần nền vuông có kích thước 3,70m x 3,70m. Bao quanh trụ biểu là tường lan can 4 góc bổ trụ vuông, đỉnh trụ là 2 đấu vuông thớt đáy úp chồng lên nhau. Phần giữa hàng lan can 4 mặt đều trổ cửa dẫn vào trụ biểu với 6 bậc cấp lên xuống có lân chầu ở hai bên phía trước và sau. Hai bên lối vào cũng bổ trụ vuông, các trụ đều trang trí bát bửu. Đế trụ vuông mở rộng hơn thân trụ và chia làm hai phần, phần dưới rộng hơn xung quanh trang trí hai lớp vân xoắn và hoa cúc cách điệu bao quanh khung hình chữ nhật, phần trên là các ô lõm hình bầu dục. Bốn góc đế bổ trụ vuông, đỉnh hình tháp nhọn đầu chia làm nhiều tầng. Trên đế là thân trụ, 4 góc có bổ trụ tròn có các đường xoi bao quanh. Phía trên thân trụ trang trí hoa lá xen với các vân xoắn. Mặt thân trụ ở trên là một bông hoa lớn kết hình mặt hổ phù, viền hai bên là những dải lá cách điệu. Phần giữa mặt thân trụ để trơn có đắp các gờ nổi. Phía dưới của thân trụ có đắp các sóng song hàng. Trên thân trụ là tầng vuông có lan can bao quanh, 4 góc bổ 4 trụ tròn, có nhiều rãnh ăn sâu vào trụ tròn. Mỗi mặt lan can đều mở 3 cửa giống kiểu khám thờ. Trên tầng này là một hàng hoa lá đắp nổi đỡ mặt hổ phù phía trên với 4 góc là 4 con giao. Nằm trên mặt hổ phù là một tháp chuông 4 tầng. Tầng dưới cùng thiết trí với các chỉ chìm trang trí. Tầng thứ hai chính giữa mỗi mặt là một chùm nho rủ xuống, xung quanh đắp nổi hoa lá. Tầng thứ 3 chính giữa mỗi mặt là đôi rồng chầu vào giữa, các góc trang trí các con giao chạy ra. Tầng trên cùng các mặt đắp nổi chữ Thọ, phía trên là các vân xoắn loe ra như mái nhà. Trên tầng này là đỉnh trụ biểu hình tháp tròn nhọn mũi chia làm 6 tầng ngăn cách nhau bằng một đường gờ. Các mặt trụ đều được quét vôi màu xám giả đá.
Tiếp theo Bái đình là 3 tầng sân nền lát gạch carô trắng dẫn lên cung Thiên Định. Tầng sân dưới rộng 47m, dài 12,50m, bó nền bằng đá hộc trang trí hoa văn tổ ong. Tầng sân này ngăn cách với Bái đình bằng hàng lan can gạch trát vữa xoi thủng hình triện có trổ lối lên ở hai bên với 13 bậc cấp lên xuống. Thành hai bên bậc cấp đắp rồng chầu bằng vôi vữa. Riêng phần lan can nằm phía sau nhà bia được thể hiện thành một bình phong lớn có đế làm theo kiểu hình sập chân quỳ. Mặt bình phong để trơn, phần viền quanh trang trí bát bửu, hoa lá, hồi văn chữ triện. Trước bình phong là bể trồng hoa xây gạch trát vữa hình chữ nhật. Phần dưới bể cũng được xây kiểu sập chân quỳ, các mặt bể được đắp mặt hổ phù. Hai bên sân thiết trí những bồn hoa xây đối xứng nhau.
Từ tầng sân dưới qua 13 bậc cấp với 3 lối đi là tới tầng sân thứ 2 có chiều rộng 47m, dài 9,50m. Hai bên thành có các lối lên đều có rồng chầu. Phía hai bên sân cũng có các bồn hoa như tầng sân phía dưới. Hai góc sân phía trong thiết trí hai cột cờ. Tầng sân thứ 2 qua 13 bậc cấp chia 3 lối lên là tới tầng sân trên cùng có kích thước dài 8,90m, rộng 47m không trang trí. Hai mặt hàng rào chắn song ở hai bên, mỗi mặt mở một cửa hông để thông ra bên ngoài khu vực lăng. Cửa rộng 1,25m được đóng khép bằng hai cánh cửa sắt.
Cung Thiên Định là công trình kiến trúc lớn nhất trong khuôn viên lăng Khải Định. Trong khuôn tường hình chữ nhật chạy thoai thoải từ thấp đến cao, cung Thiên Định nằm ở phía cuối trục thần đạo nơi cao nhất của lăng Khải Định. Ngay trước mặt Thiên Định cung là 3 tầng sân nằm sau Bái đình. Hai bên hông và sau cung Thiên Định là một hệ thống hành lang ăn thông với nhau. Hành lang này được tạo thành bởi tường bao che của cung Thiên Định và hệ thống hàng rào chắn quanh lăng. Nền hành lang lát gạch carô rộng 6,20m. Tường bao che mặt trước cung Thiên Định, phía hai đầu tường gắn liền với hàng lan can gạch trát vữa nối hàng chắn song bao quanh lăng. Khoảng giữa của hàng lan can này trổ 1 lối đi với 13 bậc cấp thông vào hệ thống hành lang bao quanh cung Thiên Định. Thành hai bên bậc cấp đều có rồng chầu bằng gạch trát vữa.
Cung Thiên Định chia làm 5 phòng, hai bên Tả, Hữu trực phòng giữa là điện Khải Thành, Chính tẩm và hậu điện. Toàn bộ cung Thiên Định có kích thước dài 34,50m, rộng 26,40m. Nền nhà lát bằng đá Cẩm thạch, mặt trước bó vĩa bằng đá hộc trang trí kiểu tổ ong lục giác với 15 bậc cấp dẫn lên có rồng chầu ở hai bên thành. Hệ thống bậc cấp này có chiều rộng chạy suốt 3 gian giữa và không chia lối lên.
Toàn bộ tường nhà được đúc bằng bê tông cốt sắt, chỉ trang trí ở mặt trước, 3 mặt còn lại để trơn. Tường hai bên hông mỗi bên mở 3 cửa ra vào được đóng khép bằng 4 cánh cửa gỗ. Mặt tường trước mở hai cửa sổ ở hai bê gian Tả, Hữu trực phòng, và mở 3 cửa ra vào ở 3 gian giữa, với cửa chính rộng 3,76m, hai bên rộng 2,97m. Các cửa đều được đóng khép bằng 4 cánh kiểu cửa bảng khoa nhưng phần dưới ghép ván chạm lá hóa long, phần trên lắp kính chia hai ngăn: ngăn trên một tấm kính, ngăn dưới 3 tấm kính. Hiện nay các tấm kính đã vỡ hỏng hết, thay vào đó là mica và lưới thép được làm trong các lần trùng tu sau này, nhưng cũng chỉ còn một vài tấm mà thôi, số còn lại đã hư hỏng. Ngoài các tấm kính là lớp sắt uốn theo hình hoa lá. Phần tường ngay phía trên cửa là vòm tròn giật sâu vào lòng nhà so với mái dưới đắp nổi hoa lá, trên đắp mặt hổ phù, hai bên có 2 con dơi ngậm kim tiền. Hai bên cửa là tường bao che được trang trí bằng hồi văn triện chữ vạn. Ba gian giữa được ngăn cách nhau bởi các trụ tròn nổi trên nền tường. Đế trụ vuông giật cấp ở các gờ nổi chung quanh, còn phần lõm ở giữa là chữ triện xoi thủng. Thân cột đắp nổi hình rồng cuốn. Đỉnh cột đắp búp sen đặt trên lồng đèn có các gờ nổi chạy quanh. Lòng lồng đèn trang trí đồ thờ, hoa quả thiêng, dưới chân lồng đèn đắp nổi hoa lá. Phần tường phía trên cửa đắp ô hộc nổi hai hàng chạy suốt 3 gian giữa, ô chính giữa gian giữa đắp 3 chữ Hán, phiên âm: “Thiên Định Cung”, dịch nghĩa: “Cung Thiên Định” . Ô giữa gian bên trái là 4 chữ, phiên âm: “Vĩ khí chí cương”, dịch nghĩa: “Phải có chí khí thật vững chắc”; ô gian giữa bên phải là 4 chữ, phiên âm: “Kỳ đức khắc hiển”, dịch nghĩa: “Sống có đạo lý sẽ được hiển vinh”.
Mặt trước của hai gian Tả, Hữu trực phòng được kiến trúc kiểu 2 tầng mái. Bờ nóc tầng trên trang trí lưỡng long chầu nhật. Các bờ dải đều có rồng chầu. Thân tầng này 4 góc đều có bổ trụ trang trí cây cối, bát bửu quanh thân trụ. Chính giữa tầng trên là một ô tròn, trong ô đắp nổi mặt hổ phù, ô chữ nhật lồng ngoài ô tròn trang trí hồi văn, các văn vuông lục giác. Đế tầng trên đắp nổi các cành nho, cúc. Tầng dưới các bờ dải cũng có rồng chầu. Thân tầng viền quanh là hồi văn chữ triện xoi thủng, giữa là các ô hộc đắp nổi, ô chính giữa phần dưới mái gian bên tả có 4 chữ: “Vi nhân do kỷ”, dịch nghĩa: “Sống có lòng yêu thương kẻ khác là do ở nơi mình”, ô giữa gian bên hữu là: “Dĩ lễ chế tâm”, dịch nghĩa: “Dùng lễ để giới hạn lòng ham muốn của mình”. Phần chân của tầng này thiết trí các ô hộc lõm sâu, trong đắp nổi lư hương, ống bút, ấm trà… Chương cửa là mặt hổ phù, hai bên có hai con dơi ngậm kim tiền, trên mặt chương cửa đắp nổi hoa lá cách điệu. Tường mặt trước của hai gian này cũng được trang trí giống 3 gian giữa. Chính giữa tường trổ cửa sổ lớn. Hai bên cửa bổ trụ, mặt cột trụ thể hiện các câu đối theo chiều dọc.
Hai câu gian bên trái: Phiên âm: “Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ.
Ức niên chung vượng khí, gian sơn trường hộ trừ tư”.
Dịch nghĩa: “Bốn mặt đều là kỳ quan, phong cảnh ở đây mở ra 1 vũ trụ biệt lập.
Muôn năm hun đúc nên vượng khí, núi sông giúp đỡ mãi hoài
Hai câu gian bên phải: Phiên âm: “Phong cảnh vô biên, vạn trạng thần kỳ thiên tác hợp.
Giang sơn hữu chủ, thiên thu phúc ấm địa lưu dư”.
Dịch nghĩa: “Trong phong cảnh rộng mênh mông có nhiều hình trạng đẹp tuyệt vời do trời cho hợp lại.
Núi sông có chủ, ngàn năm ơn trạch của tổ tiên để lại cho con cháu ở dưới đất này rất nhiều”.
Hai cửa hai bên thông vào hàng lang cung Thiên Định làm kiểu một tầng mái. Chính giữa bờ nóc mái thiết trí bầu rượu với các vân xoắn bay từ miệng bầu rượu. Hai đầu bờ nóc là hồi long, bốn bờ dải đắp 4 con giao. Thân cửa phía trên là bức phù điêu đắp nổi hoa lá. Hai bên cửa sổ trụ trang trí cây cối như trúc, tùng. Hai bên góc cửa, chương cửa là dơi ngậm kim tiền. Vòm trên đỉnh là cung tròn trang trí nhiều tia dài ngắn đang bay lên.
Ba mặt tường bao che còn lại của cung Thiên Định để trơn không trang trí. Mặt tường hai bên hông, mỗi bên mở 3 cửa ra vào hình chữ nhật được đóng khép bằng 4 cánh cửa gỗ. Sau cung Thiên Định hai bên có 2 cầu thang lộ thiên dẫn lên tầng nền cao của hành lang phía sau.
Mái cung Thiên Định lợp ngói ardoise, nhưng do trận bão năm 1985, ngói bị hư nên hiện nay được đúc bằng xi măng. Chính giữa bờ nóc được đặt cột thu lôi, 2 đầu là hồi long. Bờ quyết 4 góc đắp 4 con rồng chầu.
Nội thất trong cung Thiên Định được chia làm 5 phòng, kích thước của các phòng này không đều nhau. Phía trên đều có trần nhà được đúc bằng bê tông cốt sắt rất vững chãi và chắc chắn.
Tả, Hữu trực phòng là 2 phòng nằm ở hai gian ngoài cùng của cung Thiên Định, đây là nơi ở của các cô phụng trực coi giữ lăng. Hai phòng này chạy dài từ mặt tường trước tới mặt tường sau của tòa nhà. Tả, Hữu trực phòng được kiến trúc và trang trí giống nhau, nền lát đá cẩm thạch có chiều rộng 9,0m; dài 26,40m. Trần nhà để trơn, tường được làm bằng xi măng giả đá cẩm thạch kéo dài từ nền lên đến trần. Tả, Hữu trực phòng được ngăn thành 3 phòng nhỏ, các phòng nhỏ này ăn thông nhau bằng những cửa hình chữ nhật.
Chân tường là băng ngang chạy quanh 4 mặt trang trí triện gấm chữ vạn xem với các ô chữ nhật, có hai đầu cong trong chạm rồng, ô nhỏ 1 con, ô lớn 2 con kiểu hồi long đối nhau. Phần tường phía trên băng ngang nằm xen giữa các cửa là các bức tranh bằng sành sứ ghép với nhiều đề tài khác nhau đứng dọc theo tường.
Nằm xen giữa 3 cửa ra vào ở mặt tường trước là 2 bộ tranh ghép mảnh sành sứ, mỗi bộ 3 bức có đề tài giống nhau với bố cục đăng đối nhau qua bộ cửa chính giữa dẫn vào Khải Thành điện. Hai bức tranh nằm sát hai bên cửa giữa thể hiện hai cây trúc nằm trên giả sơn. Phần gốc là một bụi trúc gồm nhiều cây lớn nhỏ, có thân chia nhiều đốt ghép bằng những mảnh thủy tinh màu nâu nhạt. Lá trúc nhọn đầu bằng các mảnh thủy tinh xanh nhạt. Trên mỗi bức tranh cây trúc, bức tranh nào cũng có hai câu thơ chữ Hán viết thành 4 hàng dọc theo bố cục chữ 3-4-3-4:
Phiên âm: Vị xuất địa thời tiên hữu tiết
Đáo lăng vân xứ dã vô tâm
Tạm dịch: Lúc chưa nhú lên khỏi mặt đất đã có lóng (đốt) rồi.
Khi vươn cao lên đến tầng mây, vẫn không có ruột.
Hai câu này hàm ý chỉ tư cách thẳng thắn và sự tốt bụng của người quân tử.
Hai bức tranh nằm giữa của cả hai bộ tranh có đề tài tam sơn bát bửu. Hình tam sơn đắp nổi bằng các mảnh kính màu đen, có 2 tầng. Tầng dưới tam sơn đặt lọ hoa tròn đắp bằng sành sứ xanh và đen, miệng lọ hoa là bông cúc đắp bằng mảnh sành sứ trắng, bên cạnh là bông hoa màu đỏ có cành lá tỏa sang hai bên. Tầng trên tam sơn là lư hương ghép bằng các mảnh sứ màu nâu thẫm và hồng nhạt theo hình các vân xoắn với đỉnh nắp hình con lân ngậm dải tạo hình đao lửa. Cạnh lư hương là một độc bình loại lớn gắn bằng các mảnh sành sứ xanh, đen, đựng bát bửu. Phía trên bát bửu là ngũ phúc với hình 5 con dơi màu nâu thẫm bay trong mây cũng được ghép bằng các mảnh thuỷ tinh và sành sứ. Hai bức tranh ngoài cùng nằm sát 2 cửa hai bên dẫn vào Khải Thành điện thể hiện hai cây ngô đồng. Thân ngô đồng chia làm hai nhánh, một nhánh xuất phát từ gốc, nhánh kia đi vòng chỉ xuất hiện phần ngọn. Lá cây là lá chùm, gồm 3 mảnh thủy tinh xanh ghép lại. Xen giữa các chùm lá xanh là các chùm lá nâu nhạt và trắng đục. Trên tranh cũng có hai câu thơ viết thành 4 hàng dọc theo bố cục chữ 3-5-3-5.
Phiên âm: Ngô đồng minh kỷ vu bỉ cao cương
Phụng hoàng minh hỷ vu bỉ triêu dương
Tạm dịch: Cây ngô đồng mọc lên ở gò đất cao ấy.
Chim phụng hoàng hót vào buổi sớm mai ấy.
Thường chim phụng hoàng chỉ đậu trên cây ngô đồng. Theo tích xưa chim phụng hoàng xuất hiện là báo có điềm lành. Hai câu thơ này có ý ca ngợi cảnh thái bình thịnh vượng.
Mặt tường phía sau, nằm xen giữa 3 cửa thông vào chính tẩm cũng là hai bộ tranh đứng dọc tường mỗi bộ gồm 3 bức tranh có bố cục đối nhau qua cửa chính giữa. Hai bức đứng sát hai bên cửa giữa thể hiện đề tài tùng lộc. Thân tùng gồm hai nhánh nhô lên từ một hòn giả sơn, với 1 nhánh xuất phát từ gốc và một nhánh đi vòng chỉ xuất hiện ở phần ngọn. Cả hai nhánh thân cây đều được gắn thủy tinh màu sẫm. Lá tùng thể hiện kiểu lá cụm, mọc đứng theo thân do nhiều mảnh thủy tinh nhỏ màu xanh đậm gắn thành. Dưới gốc tùng có hai con hươu đắp nổi bằng sành sứ. Trên tranh có 2 câu thơ chữ Hán viết theo bố cục 4-2-4.
Phiên âm: Kỷ kinh sương tuyết táo
Bất cải tuế hàn tâm
Tạm dịch: Trải qua năm tháng cùng sương tuyết
Dù rét căm vẫn chẳng đổi lòng.
Hai bức tranh ở giữa 2 bộ tranh giống nhau cũng thể hiện đề tài tam sơnbát bửu, gồm 1 tam sơn gắn nổi bằng thuỷ tinh màu đen chia 2 phần. Phần dưới tam sơn đặt nậm rượu và hòm sách. Phần trên tam sơn đặt mâm ngũ quả bên cạnh đó là bình lục giác đựng bát bửu có dải lụa xanh cuốn quanh thân bình. Trên bát bửu là đôi hạc trắng bay trong các cụm mây xanh và nâu thẫm.
Hai bức tranh đứng phía ngoài sát 2 cửa hai bên thông vào Chính tẩm là cây trúc bên trái và cây ngô đồng bên phải. Viền quanh mỗi bức tranh là những bông hoa và bát bửu trên nền triện nhiều màu.
Mặt tường hai bên nằm xen giữa 2 cửa thông ra Tả, Hữu trực phòng, mỗi bên cửa là một bộ tranh 4 bức có đề tài và bố cục đăng đối nhau. Như vậy 4 góc tường là 4 bộ tranh giống nhau có đề tài tứ thời tả cảnh 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Hai bức tranh nằm sát hai bên cửa thông ra Tả, Hữu trực phòng là cây mai tả cảnh mùa xuân. Gốc mai là một non bộ được làm bằng nhiều mảnh sứ có in hoa to và dày ghép lại. Thân mai gồm một cành chính bằng thủy tinh màu nâu thẫm nhô lên khỏi non bộ một đoạn thì có một cành con vòng qua đoạn uốn cong của thân chính. Trên các cành mai có những bông hoa lẻ tẻ hài hòa bên những cụm hoa do 2,3 hoa chồng lên nhau. Cánh hoa bằng sứ trắng hình bầu dục ghép lại, nhụy hoa là mảnh thủy tinh tròn màu hồng nhạt. Trên các cành mai có những con chim đậu, ở các tranh hoa mai đều có câu thơ chữ Hán viết theo bố cục chữ 3-2-2.
Phiên âm: Sổ điểm mai hoa thiên địa tâm
Tạm dịch: Mấy cánh hoa mai giống như trái tim của trời đất.
Hai bức tranh phía trong nằm cạnh hoa mai là bức tranh mùa hạ được thể hiện bằng hoa sen. Dưới hoa sen là non bộ gồm những sóng hình núi do nhiều mảnh sử nhỏ màu xanh ghép lại. Giữa hai mảng sóng là một khoảng nước ở giữa có hai con vịt đang bơi, quanh vịt là những cụm rêu. Phần gốc sen chen với các cành sen là các loại cây dại được ghép bằng các mảnh thủy tinh xanh. Từ gốc cây nhô lên 8 cọng hoa, lá sen được ghép bằng thủy tinh màu xanh. Lá sen do các mảnh sứ, thủy tinh xanh, đỏ thẫm ghép lại với các xương lá bằng ximăng trắng nhạt. Hoa và búp sen do các mảnh sứ trắng ghép lại, gương sen do các mảnh thủy tinh xanh ghép lại theo hình cái loa, đầu hạt sen nhú lên làm bằng xi măng màu vàng. Hoa lá đều được sắp xếp hài hòa, vừa mắt. Trên hoa lá có hai con chim đậu đang quay đầu nhìn nhau. Các bức tranh hoa sen, bức nào cũng có câu thơ chữ Hán viết thành 3 hàng dọc theo bố cục 3-2-2.
Phiên âm: Thái diệp phong đầu ngọc tỉnh liên
Tạm dịch: Ngọn lá lớn trên đỉnh núi đó là cây sen bên giếng ngọc.
Kế bên bức tranh hoa sen là bức tranh của mùa thu với một cành hoa cúc. Mỗi cành cúc có hai nhánh lớn từ đó tỏa ra nhiều nhánh nhỏ. Hai cánh cúc, một nhánh nhô lên từ gốc, một nhánh đi vòng chỉ xuất hiện trong tranh ở phần ngọn nằm trên nhánh kia. Mỗi nhánh có 3, 4 bông hoa nở lớn xen với nhiều búp nhỏ bố trí theo cụm 3 hay theo hàng dọc. Bông cúc do nhiều mảnh sứ trắng gắn nổi lên trên đường. Nụ cúc gắn bằng một mảnh sứ xanh hình tròn hay bầu dục ghép úp vào tường. Các búp mới chớm nở gồm 3 mảnh sứ trắng ghép chụm vào nhau. Lá cúc là một mảnh sứ màu xanh. Trên các cành cúc có chim đậu. Hai bức tranh cúc nằm ở mặt tường, bên tả là 2 con chim đậu thân màu nâu sẫm, đuôi cánh màu xanh. Hai bức tranh cúc ở mặt tường ngăn với Hữu trục phòng có 2 con chim khổng tước có nhiều lớp lông, đuôi trắng dài vút lên trên. Trên các bức tranh cúc có hai câu thơ chữ Hán viết thành 3 hàng dọc theo bố cục 4-2-4.
Phiên âm: Thiên hạ vô song phẩm
Nhân gian đệ nhất hương.
Tạm dịch: Phẩm chất vô song miền hạ giới.
Hương thơm số một giữa trần gian.
Mùa đông là bức tranh một cành liễu nằm ở trong cùng. Bức tranh này không nằm ở mặt hai bên mà nằm lấn sang phần tường 4 góc của mặt tường sau và trước. Non bộ dưới gốc liễu là các mảnh sứ trắng có hoa đắp nổi trên tường. Thân liễu làm bằng thủy tinh màu nâu thẫm có hai cành lớn, một cành nhô lên từ gốc, một cành chỉ xuất hiện ở khung phần ngọn. Các cành liễu cũng được ghép bằng thủy tinh màu nâu sẫm. Lá liễu là một chùm gắn với nhau bằng nhiều mảnh thủy tinh nhỏ, dài và ngọn màu xanh, các chùm lá đều rũ xuống. Lá liễu được bố trí theo chùm 3,4 hay 2 lá nằm ở những phần rất hài hòa. Trên mỗi bức tranh liễu đều có hai câu thơ chữ Hán viết thành 3 hàng dọc, theo bố cục 4-2-4.
Phiên âm: Liệt tú phân long ảnh
Phương trì tả phụng văn
Tạm dịch: Các vì sao được phân bố ra giống hình ảnh con rồng.
Cái ao thơm phô bày ra vẻ đẹp của con phụng.
Các bức tranh tứ thời này không chỉ đối nhau qua cửa thông ra Tả, Hữu trực phòng mà hai bộ tranh của mặt tường bên này còn đăng đối với hai bộ tranh của mặt tường bên kia. Tất cả các bức tranh đều được bố trí theo chiều dọc, cao gần bằng chiều cao của các cửa ra vào. Nền của các bức tranh là những mảnh kính trắng gắn trên nền vữa màu hồng ngả vàng, tranh đều có khung viền nổi bằng các mảnh thủy tinh màu nâu thẫm. Mỗi khung có hai đường viền cách nhau 0,075m. Giữa hai đường viền ấy là khoảng không kính trắng gắn trên vữa hồng. Phần khung hoa phía trong rộng 0,33m, khung tranh cây liễu hẹp hơn 0,31m.
Phần tường ngay trên các cửa đều có ô hộc, mỗi cửa 3 ô, ô chữ nhật nằm giữa đắp nổi các tam sơn trên đặt các thứ đồ thờ như lư hương, đỉnh trầm, dĩa hoa quả, lọ hoa, bông cúc, quạt thờ và có chỗ là một cái đồng hồ báo thức. Hai ô vuông nằm cạnh ô chữ nhật trang trí các chữ Phúc kiểu triện ở hai cửa thông qua Tả, Hữu Trực phòng, chữ vạn ở các cửa hai bên dẫn vào Khải Thành điện và thông với chính tẩm, chữ Thọ ở hai cửa chính giữa vào điện và chính tẩm. Ngay trên các ô hộc này và cũng là trên các bức tranh đứng dọc tường có đường gờ nổi chạy ngang 4 mặt để ngăn cách các bức tranh phía dưới, với dải ô hộc trang trí bên trên. Phần dưới gờ nổi là những hồi văn chữ S màu trắng gãy góc nằm nối với nhau, phần trên là vỏ măng gắn cánh sen ngã ba phía ngoài.
Phần tường nằm giữa đường gờ nổi và trần nhà là 2 dải ngang chia ô gồm các ô chữ nhật xen với các ô vuông. Mặt trước và sau dải dưới gồm 9 ô vuông, 8 ô chữ nhật; dải trên gồm 9 ô chữ nhật, 8 ô vuông. Hai bên dải trên gồm 3 ô chữ nhật, 4 ô vuông; dải dưới gồm 4 ô chữ nhật, 3 ô vuông. Đề tài trang trí các ô vuông là bát bửu, các ô chữ nhật thể hiện cảnh thiên nhiên. Hình ảnh được trang trí nhiều nhất là một mỏm núi đá, trên có cành hoa chim đậu hay thú chạy. Hình ảnh trong các ô thường được đắp nổi bằng sành sứ nhiều màu theo nguyên tắc đối nhau về đề tài và màu sắc.
Chuyển tiếp giữa tường và trần nhà là 3 dải ngang của gờ vỏ măng với dải dưới là hàng riềm lá xoài, dải giữa trang trí hoa chanh và hoa thị được ngăn ra bởi các ô dài, ngắn xen nhau. Phía trong ô ngắn là các hoa quả quý, trong ô dài là bát bửu. Dải trên cùng thể hiện ở mặt đứng như hằng riềm lá xoài phía dưới là hàng hồi văn triện chữ Đinh. Phần sát trần đường gờ hơi cong ngửa ra theo hình lòng máng, trên đắp nổi những bó hoa lá cách điệu xếp cạnh nhau.
Bước qua 3 cửa mặt tường sau của điện Khải Thành là phần chính tẩm, nơi đặt thi hài vua Khải Định. Đây là căn phòng hình chữ nhật có kích thước rộng 16m; dài 8,92m, nền lát đá hoa, trần vẽ cửu long ẩn vân. Mặt tường chính tẩm phía trước chung với tường sau của điện Khải Thành có 3 cửa ra vào. Hai mặt tường hai bên, mỗi mặt mở một cửa sổ ở lưng chừng. Mặt tường phía sau mở một lối vào ở chính giữa, hai bên có hai hệ thống lên xuống với 8 bậc cấp. Tường quanh chính tẩm chia 2 phần. Phần dưới từ mặt nền lên 1,70m xây ngang giữa các ô có chiều dài không đều nhau. Chính giữa ô là hình chữ nhật nổi, trên gắn chữ Thọ kiểu triện bằng thủy tinh tím. Hai bên chữ là 2 con giao đắp nổi nhiều màu đang chầu vào, 4 góc ô là 4 bó hoa cách điệu. Viền quanh các ô là hồi văn chữ T và chữ X xen đều nhau. Phần nổi lòng ô và gờ nổi ngoài ô thể hiện kiểu các lá ngửa gần như lá xoài. Mặt cửa gờ nổi trang trí này chạy suốt phần dưới 4 phần bức tường quanh chính tẩm. Phía trên phần tường xây ngang này mở ra các cửa lớn, 3 cửa mặt trước sau, một cửa sổ ở mỗi mặt hai bên. Phần tường trên của 3 cửa phía trước là chương cửa chia ra hai phần. Phần trên trang trí lưỡng long chầu nhật, phần dưới, sát cánh cửa là 3 đôi phụng cách điệu chầu vào chữ vạn thọ kiểu triện. Phần tường nổi dưới tới chân các cửa sổ hai bên và các cửa sổ phía sau là ô tròn xoi thủng gắn chữ thọ bằng xi-măng trên nền triện xanh. Chương các cửa này cũng là lưỡng long chầu nhật với đao lửa bay lên phía trên mặt trời. Nối các cửa với những trụ vuông đứng hai bên cửa, cạnh 2 trụ vuông là 2 trụ tròn và nằm giữa 2 trụ tròn là một khung đứng dọc cột thể hiện các câu đối chữ Hán. Đế trụ vuông là các ô tổ ong hình lục lăng, giữa mỗi ô gắn nổi một bông hoa cánh trắng nhụy hồng. Thân trụ vuông là các đường xoi trắng xen lẫn với các đường nổi đen đều nhau. Đỉnh trụ vuông lớn hơn thân trụ trang trí các cành hoa trên nền triện hoa chanh. Trụ tròn có đế là khối tròn dẹt nằm trên khối vuông trang trí hoa lá đắp nổi bằng sành sứ. Thân trụ tròn thể hiện hình rồng cuốn quanh. Đỉnh trụ là đấu vuông có nhiều cánh nổi tỏa lên phía trên. Phần tường nằm giữa hai trụ tròn là các câu đối theo chiều dọc, mỗi vách 2 câu, 4 mặt 8 câu:
– Hai vách trước:
Phiên âm: Cung lục- ngự chế
Giang củng sơn triều, ức vẹn tư niên linh thắng địa.
Hoa hoàn thủy nhiễu, tam thiên thế giới uất lam thiên
Tạm dịch: Kính cẩn viết lại (câu đối) vua làm
Sông núi chầu về, ngàn vạn năm ở vùng đất linh thiêng đẹp đẽ
Hoa vây nước bọc, ba ngàn thế giới trời đầy một vẽ xanh tươi.
– Hai câu ở vách sau:
Phiên âm: Cung lục-ngự chế
Sơn thủy đối triều, hữu thiên hạ độc tôn chi thể
Thái bàn vĩnh điện, kiến vạn niên bất dạt chi cơ
Tạm dịch: Kính cẩn viết lại (câu đối) vua làm
Sông núi chầu vào, có vị thế độc tôn trong thiên hạ
Vững vàng như bàn thạch, dựng xây lăng tẩm để muôn năm- Hai câu ở vách trái:
Phiên âm: Cung lục- ngự chế
Trúc vu tư nam sơn chi thọ tùng bách chi mậu
Kiến hữu cực địa duy dĩ lập thiên trụ dĩ tôn
Tạm dịch: Cung kính chép lại (câu đối) vua làm
Xây ở vùng núi phía Nam này tồn tại lâu dài, cây tùng cây bách đều xanh
Dựng tại vùng núi xa xôi này, dựng cột cao lên trời để được tôn qúy.
– Hai câu ở vách phải
Phiên âm: Cung lục- ngự chế
Tín mỹ tai đại địa giang sơn trường chung vương khí
Vĩnh điện thử ức niên bàn thái khải hựu hậu nhân
Tạm dịch: Kính cẩn viết lại (câu đối) vua làm
Ở nơi vùng đất lớn đáng tin cậy và đẹp đẽ này, sông núi mãi mãi hun đúc nên khí vận hưng thịnh.
Vững bền mãi mãi, vùng núi đá chắc chắn ức muôn năm này sẽ mở ra những điều tốt đẹp để giúp cho người sau.
Chính giữa nhà chính tẩm là tượng vua Khải Định đúc bằng đồng mạ vàng đang ngồi trên ngai vàng. Tượng được đặt trên 3 tầng cấp bằng xi măng. Trên tượng là bửu tán bằng xi-măng cốt sắt nặng 1 tấn, ngoài ghép sành sứ được treo trên trần trông rất đẹp mắt. Ngay dưới tượng, sâu dưới 8m là mộ vua Khải Định. Quanh tường đặt một số vòng hoa bằng thiếc dát mỏng của người Pháp đi điếu vua Khải Định năm 1925.
Gian thờ vua Khải Định là phòng trong cùng nằm ngay sau chính tẩm và cao hơn nền chính tẩm 1,70m. Đây là căn phòng chữ nhật có chiều rộng 16m; dài 7,55m. Nền nhà lát đá hoa, trần vẽ cửu long ẩn vân. Mặt tường trước mở ba cửa nhìn ra chính tẩm, nhưng hai cửa hai bên không có lối lên, cửa giữa trổ bậc cấp xuống hai phía, mỗi phía 8 bậc. Mặt tường hai bên, mỗi bên trổ một cửa thông với Tả, Hữu trực phòng, có bậc cấp lên xuống. Tường mặt sau trổ hai cửa sổ nhỏ ở hai bên nằm gần sát trần nhà.
Hệ thống tường bao quanh gian thờ chia 2 phần. Phần dưới từ mặt nền lên trên 0,70m, trang trí ô hình lục lăng dạng tổ ong, giữa mỗi ô có một bông hoa cánh trắng nhụy hồng. Phần tường trên tới sát trần trang trí hồi văn triện chữ Vạn, xen vào đó là các chữ Thọ tròn cách điệu nằm cách đều khắp 4 mặt tường. Tường trên các cửa ở mặt tường đắp một mặt hổ phù lớn. Các phần nối nhau giữa các cửa trên tường đều được thể hiện tam sơn đắp nổi, trên tam sơn đặt lư hương, bình hoa, bát bửu… và nhiều đồ thờ khác. Ứng với mỗi tam sơn phía trên là mặt hổ phù. Nối giữa tam sơn và mặt hổ phù là bình hoa có thân làm bằng các đường gờ nổi hình chữ thọ cách điện.
Giữa gian thờ phía trước đặt bàn thờ bằng bê tông ngoài ghép sành sứ, phía sau bàn thờ đặt khám thờ cũng bằng bê tông ngoài ghép sành sứ. Hai bên khám thờ đặt 2 tủ kính móc áo lúc sinh thời của vua Khải Định.
Ngoài đám tang của vua Khải Định năm 1925, đây là nơi tổ chức các nghi lễ thờ cúng vào dịp kỵ giỗ nhà vua, nhưng chỉ ở quy mô nhỏ vì lễ chính thường được tổ chức tại Thế Miếu (trước 1945) hoặc sau này là tại phủ thờ của con cháu vua Khải Định. Hiện nay, Nguyễn Phúc Tộc thường tổ chức lễ hiệp kỵ các vua Nguyễn vào ngày 19 tháng Chạp (Âm lịch) hàng năm.
So với sáu khu lăng khác của các vua nhà Nguyễn, lăng vua Khải Định là lăng được hoàn thành sau cùng (1931), với mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất. Với một số công trình kiến trúc cùng thời, lăng vua Khải Định cũng đã được thực hiện theo một kiểu thức mới, hợp sở thích của nhà vua. Toàn bộ lăng đều được xây dựng bằng bê tông cốt sắt, số lượng gỗ dùng ở đây không đáng kể. Đặc điểm nổi bật nhất ở lăng Khải Định là kiến trúc pha trộn nửa Âu, nửa Á, đánh dấu một giai đoạn kiến trúc cách tân trong lịch sử mỹ thuật kiến trúc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Thoạt nhìn, lăng vua Khải Định giống như một tòa lâu đài cổ ở châu Âu vì được kiến trúc bằng bê tông trên một sườn núi. Các vật liệu truyền thống của Việt Nam như gỗ, đá gạch, vôi được dùng ở đây với số lượng không đáng kể. Những cánh cửa sắt, gạch carô, ngói ardoise, cột thu lôi, hệ thống đèn điện đều là hàng nhập ngoại, phản ánh phong cách kiến trúc phương Tây. Sự loại bỏ màu xanh của lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của mặt nước ao hồ, bể cạn trong lăng làm cho tổng thể kiến trúc từ bậc cấp thứ nhất tới bậc cấp 127 cuối cùng thiếu đi sự êm dịu, tươi mát vốn được coi là nét đặc trưng của lăng tẩm triều Nguyễn.
Tuy nhiên, bên cạnh nét Tây phương, lăng vua Khải Định vẫn tuân thủ nguyên tắc phong thủy địa lý theo quan niệm truyền thống của các vị vua tiền nhiệm. Tại đây có đầy đủ các bộ phận chủ yếu của bất cứ lăng nào ở Huế nói riêng, ở Việt Nam, Trung Hoa nói chung. Tất cả núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh lăng đều được dùng làm các yếu tố phong thủy địa lý như: 2 dãy núi Chóp Vung, Kim Sơn chầu vào phía trước trong tư thế “tả long hữu hổ”, trước mặt lăng có dòng nước chảy từ tả qua hữu (hói Châu Ê) đóng vai trò “minh đường”. Các yếu tố ấy đã bù đắp cho vẻ khô khan, đồ sộ của lăng Khải Định tạo nên một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, tôn thêm vẻ đẹp độc đáo cho lăng Khải Định. Nhưng giá trị nghệ thuật cao nhất ở lăng này là phần trang trí nội thất cung Thiên Định, công trình kiến trúc chính của lăng.
Về mặt hội họa, ở các mặt tường và trần của Tả, Hữu trực phòng, các nghệ nhân xưa đã dùng màu sẫm để vẽ lên xi măng giả đá cẩm thạch trông giống như thật. Những bức họa “cửu long ẩn vân” với diện tích hàng chục mét vuông trên trần, 3 phòng giữa của cung Thiên Định được các họa sĩ Việt Nam hiện đại công nhận là những bức họa hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa nước ta đầu thế kỷ XX.
Bằng những đường cong uốn lượn mềm mại của chiếc bửu tán che trên ngự tọa, các nghệ nhân bậc thầy ấy đã tạo ra được cho người xem cái ảo giác nó rất nhẹ nhàng, có thể lay động trước một cơn gió thoảng. Ở một số panô thể hiện một số cây cối, lá hoa, khách tham quan có cảm tưởng như đang thấy gió thổi tre nghiêng, mưa rơi liễu rũ… Trong một số ô hộc khác có thú vật như đang chạy nhảy trên núi đồi, đồng cỏ, những đôi chim như đang bay lượn vùng vẫy giữa không gian.
Ngoài những chữ “phúc” ở đây còn trang trí hàng trăm chữ “thọ” và “vạn thọ” được cách điệu bằng hàng chục hình thức khác nhau: hình tròn, chữ nhật, vuông, thuẫn, hình cái lư, lồng đèn… Thọ nghĩa là sống lâu, sống mãi, nói lên quan niệm “sống gửi thác về” của các vua nhà Nguyễn. Theo họ, lăng tẩm không phải chỉ là nơi chôn người chết mà còn là nơi họ sống muôn thuở ở thế giới bên kia. Sau lưng ngai vàng vua Khải Định ngồi còn có mô hình mặt trời lặn. Theo quan niệm Đông phương, vua cao cả như mặt trời. Hình ảnh mặt trời lặn biểu thị nhà vua băng hà.
Với óc thông minh sáng tạo, với tính nhẫn nại cần cù, với tay nghề tài hoạ, người thợ thủ công Việt Nam thời Khải Định đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền mỹ thuật đương thời bằng nghệ thuật đắp phù điêu sành sứ cực kỳ tinh xảo, vô cùng độc đáo và hết sức hấp dẫn. Với tượng đồng bia đá, với cung Thiên Định giống như một viện bảo tàng, với ngoại cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ, lăng vua Khải Định là một bộ tác phẩm mỹ thuật tổng hòa của nhiều dòng văn hóa, một điểm giao thoa giữa mỹ thuật kim cổ đông tây. Nó phản ánh rõ nét phong cách sống thích chưng diện của vua Khải Định lúc sinh thời và đánh dấu giai đoạn giao thời giữa hai nền văn hóa Á, Âu của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Giờ Mở Cửa Lăng Bác Và Lịch Thăm Lăng Bác Mới Nhất
Nếu các bạn đang có dự định viếng thăm lăng Bác, những chưa biết rõ về thông tin như: cách di chuyển, giờ và ngày mở cửa lăng Bác, trang phục, hành vi ứng sử……Vậy bài viết này sẽ hướng dẫn bạn và giúp bạn có được một lịch trình tốt nhất.
Địa chỉ nơi đặt Lăng Bác:
Lăng Bác có địa chỉ tại số 19 đường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.
Thông tin liên hệ với ban quản lý lăng Bác:
* Ban Tổ chức lễ viếng: số 17 đường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 04 38455128
* Ban Đón tiếp: số 1 đường Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Lịch giờ mở cửa lăng Bác
Các ngày mở cửa viếng lăng
Các ngày mờ cửa viếng lăng: Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Bảy, Chủ Nhật.
Riêng các ngày Thứ Hai và thứ Sáu không tổ chức lễ viếng.
Thời gian mở cửa
Mùa hè (áp dụng từ ngày 01/04 đến ngày 31/10):
Thời gian mở cửa các ngày Thứ Ba, Thứ Năm 7h30 đến 10h30. Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 7h30 đến 11h00.
Mùa đông (áp dụng từ ngày 01/11 đến ngày 31/ 3 hàng năm):
Thời gian mở cửa các ngày Thứ Ba, Thứ Năm từ 8h00 đến 11h00. Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 8h00 đến 11h30.
Lưu ý: Ngày 19/5, 2/9 và mồng 1 Tết cổ truyền nếu trùng vào các ngày đóng cửa, thì vẫn mở cửa và tổ chức lễ viếng.
Hướng dẫn lịch thăm quan lăng Bác:
Từ cổng đi vào trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, bạn hày đi vào lăng viếng Bác. Tại đây có dãy hành lang dài, bạn sẽ đi theo dãy hành lang đó đến phố Ông Ích Khiêm rồi lại rẽ ra đường Chùa Một Cột. Lúc này, Quảng trường Ba Đình lịch sử cùng lăng Bác uy nghi đã hiện ra trước mắt, bạn cứ theo dòng người xếp hàng vào viếng lăng.
Khi vào trong lăng, bạn cần chú ý biển chỉ dẫn rồi đi theo hướng biển chỉ dẫn. Chỉ có một hướng đi duy nhất nên khi ra ngoài, bạn sẽ ra ở một cửa khác. Cửa này sẽ dẫn bạn đến với phủ Chủ tịch và ao cá Bác Hồ. Lúc này bạn có thể tự do đi lại, khám phá cảnh đẹp thiên nhiên trong khu vườn Bác nhưng chú ý những khu vực không được phép vào, sẽ có biển chỉ dẫn chi tiết.
Từ khu nhà sàn, bạn theo sự hướng dẫn của ban quản lý lăng để tiếp tục tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh, đây là một trong những bảo tàng lớn nhất của Việt Nam. Nơi đây tập trung chủ yếu vào việc trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những lưu ý khi viếng lăng Bác
Về trang phục: Trang phục phải lịch sự và nghiêm túc, không mặc quần áo quá ngắn hay mang tính chất phản cảm khi vào tham quan lăng Bác. Bảo vệ có thể không cho phép bạn vào trong lăng nếu bạn vi phạm điều này.
Về hành vi, thái độ: Văn minh, lịch sự, không gây ồn ào, mất trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, và xếp hàng theo thứ tự.
Muốn không phải xếp hàng viếng lăng, bạn nên đến Bộ Tư lệnh lăng xin giấy phép đặc cách trước ngày đi 2 – 3 ngày.
Ban Quản lý Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh quy định rất chặt chẽ về giờ, lịch trình, trang phục, những hành vi bị cấm khi thăm quan, viếng Lăng Bác Hồ.
1. Trong thời gian tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh không tổ chức cho khách tham quan Quảng trường Ba Đình. Ngay sau khi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu khách có nhu cầu chụp ảnh phía trước Lăng, Đoàn 275, Trung đoàn 375 và Văn phòng Ban Quản lý Lăng chịu trách nhiệm hướng dẫn.
2. Khách đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có thái độ nghiêm túc, trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng. Không tiếp nhận trẻ em dưới 2 tuổi, những người không bảo đảm sức khoẻ, người có hành vi thiếu văn hoá, không chấp hành theo sự hướng dẫn của Ban Tổ chức lễ viếng.
3. Khách đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh phải qua cổng kiểm tra an ninh và gửi hành lý; được mang theo ví xách tay phụ nữ, mũ, nón, ô, áo mưa, túi xách nhỏ đựng tiền, vàng, kim loại quý, điện thoại di động, máy ảnh du lịch (đã tắt nguồn). Nếu mang theo camera, máy ảnh chuyên dụng, trước khi vào Lăng phải gửi tại nơi nhận gửi của Đoàn 275 và Số 8 Hùng Vương và nhận lại ngay khi ra khỏi Lăng. Không mang theo vũ khí, chất nổ, chất cháy…, không mang theo đồ ăn, thức uống vào khu vực.
4. Trên đường vào viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh mọi người đi thành hàng dọc theo sự hướng dẫn của lực lượng làm nhiệm vụ; không chen lấn, xô đẩy, không chạy tắt qua dòng người. Khi đến trước cửa Lăng, mọi người cầm mũ, nón bên tay phải, lòng mũ, nón hướng ra ngoài. Riêng cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang mặc quân phục, cảnh phục không phải bỏ mũ.
5. Khi vào trong Lăng, mọi người không gây ồn ào làm mất trật tự; không chỉ trỏ, sờ tay vào tường; không cho tay vào túi quần, túi áo; không hút thuốc lá; không nhai kẹo cao su.
6. Tổ chức tham quan khu vực sau Lăng
Hàng ngày, vào tất cả các buổi chiều (từ 14 giờ đến 17 giờ), tổ chức phục vụ nhân dân và khách quốc tế tham quan khu vực sau Lăng.
Thông tin liên hệ của Ban Quản lý Lăng Bác Hồ
Ban Tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh – số 17, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 024.38455128 (Ngoài giờ : 024.38445520).
Ban Đón tiếp, Văn phòng Ban Quản lý Lăng – số 1, Ông ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 024.38455168.
Những thông tin hữu ích cho chuyến thăm Lăng Bác
Không cho trẻ em dưới 3 tuổi vào trong lăng.
Thực hiện việc gửi hành lý theo quy định và sắp xếp của ban quản lý lăng. Không gửi đồ ăn uống, đồ điện tử, đồ trang sức hay đồ kim loại; bạn có thể sẽ không được phép gửi đồ.
Không chụp hình, ghi hình ở các khu vực cấm, đặc biệt là khu vực bên trong lăng
Thăm Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
1. Giới thiệu chung về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (hay còn được gọi là Lăng Bác) là trái tim của thủ đô, nơi linh thiêng và trang trọng của cả dân tộc Việt Nam. Nơi đây lưu giữ di hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh – một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công vào ngày 2 tháng 9 năm 1973 và được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975 với lối kiến trúc độc đáo, lăng cao 21,6m và được thiết kế gồm 3 lớp. Nơi đặt nền móng xây dựng Lăng Bác chính là vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chủ trì nhiều cuộc mít tinh lớn. Tại chính nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cất vang lên bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thiết kế độc đáo với thời gian thiết kế xây dựng hơn 2 năm. Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.
2. Phương tiện di chuyển và khung giờ mở cửa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
2.1. Phương tiện di chuyển đến Lăng Bác
Bạn có thể lựa chọn di chuyển đến Lăng Bác thông qua các phương tiện chính như: xe máy, ô tô, xe bus. Nếu bạn lựa chọn đi xe máy hoặc ô tô, bạn có thể gửi xe ở bên ngoài tại đường Ông Ích Khiêm – đối diện Bộ Tư Lệnh Lăng hoặc số 19 đường Ngọc Hà – cổng vào Bảo tàng Hồ Chí Minh, sau đó đi bộ di chuyển đến Lăng Bác.
Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn đi xe bus với các tuyến xe sau đây: 09, 18, 22, 33, 45, 50… với các điểm dừng là 18A Lê Hồng Phong (đây là điểm đến Lăng Bác gần nhất), Hoàng Diệu, tượng đài Bắc Sơn. Riêng xe số 09 hướng đi Cầu Giấy – Bờ Hồ, có điểm dừng ở 91 – 93 Lê Hồng Phong, từ đây bạn có thể đi bộ sang đường Ngọc Hà để vào viếng Lăng Bác.
2.2 Khung giờ mở cửa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ximgo xin cung cấp cho các bạn khung giờ mở cửa tại Lăng Bác, để các bạn có thể lên kế hoạch viếng Lăng hợp lý và thuận tiện nhất.
Ngày mở cửa: Thứ ba, Thứ tư, Thứ năm, Thứ bảy, Chủ nhật
Ngày đóng cửa: Thứ hai và Thứ sáu
Giờ mở cửa:
Từ tháng 04 – tháng 10: mở từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút,
Từ ngày 01/11 – 31/3 năm sau: mở từ 08 giờ đến 11 giờ.
Thứ bảy và Chủ nhật: mở từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ.
Riêng các ngày 19/5, 2/9 và mùng 1 Tết Nguyên Đán nếu trùng vào thứ hai hoặc thứ sáu, Ban Quản lý Lăng vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho du khách thuận tiện tham quan.
3. Hành trình tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bạn sẽ bắt đầu di chuyển vào viếng Lăng Bác từ khu vực cổng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tại đây, đội ngũ nhân viên sẽ hướng dẫn bạn gửi đồ và xếp hàng trước khi vào Lăng. Vào những ngày lễ, ngày nghỉ thường thì lượng người vào viếng Lăng Bác sẽ đông, bạn sẽ di chuyển theo hàng lối được hướng dẫn. Lưu ý, trước khi vào viếng Bác, bạn sẽ đi qua một cổng an ninh, vì vậy những đồ vật kim loại, thiết bị ghi hình, chụp hình sẽ được giữ lại. Bạn sẽ nhận lại toàn bộ đồ đạc sau khi kết thúc hành trình viếng Lăng.
Tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo hàng lối được hướng dẫn, bạn sẽ di chuyển tới Quảng trường Ba Đình, đội ngũ bảo vệ sẽ hướng dẫn từng đoàn vào viếng Lăng. Kết thúc hành trình viếng Lăng Bác, bạn có thể tiếp tục di chuyển đến khu nhà sàn Bác Hồ.
Con đường dẫn đến khu vực nhà sàn Bác Hồ có hàng cây xanh mát và khung cảnh rất thơ mộng với ao cá, vườn cây. Nhà sàn là nơi Bác Hồ đã sinh sống trong nhiều năm trước khi ra đi. Nơi đây đã lưu giữ lại nhiều kỷ niệm về cuộc sống rất giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau khi di chuyển khám phá nhà sàn Bác Hồ, bạn có thể di chuyển đến Chùa Một Cột. Đây là một quần thể kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài giữa hồ từ thời Lý và nằm ở bên phải Lăng Bác. Ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo nhất Châu Á với một cột trụ đá duy nhất nằm ở giữa hồ, chùa trông giống như bông hoa sen nhô lên trên mặt nước, với bốn góc mái cao và cong vút, nên ngôi chùa có tên là Chùa Diên Hựu và Liên Hoa Đài.
Kết thúc chuyến tham quan này, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ một địa chỉ lưu giữ rất nhiều tư liệu quý giá về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi đây được chia thành ba phần chính với hơn 15.000 bản sách phục vụ cho việc nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khi đến đây, bạn sẽ được các hướng dẫn viên du lịch chia sẻ các thông tin cụ thể hơn về những khu trưng bày trong bảo tàng và sẽ góp phần giúp bạn hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
4. Địa điểm ăn uống gần Lăng Bác
Đến viếng Lăng Bác và tham quan sau một hành trình thú vị, chắc chắn các bạn sẽ cần đến những địa chỉ ăn uống, nghỉ ngơi trước khi tiếp tục khám phá Hà Nội. Ximgo xin gợi ý một số địa điểm ăn uống rất tiện lợi để di chuyển trong hành trình này:
Cộng Cafe tại số 32 Điện Biên Phủ với đồ uống phong phú và không gian rộng rãi.
Le Hanoi Gourmet tại số 51 Quốc Tử Giám là địa chỉ nổi tiếng về ẩm thực Á – u và không gian sang trọng.
Nhà hàng Nam Long tại số 36 Điện Biên Phủ là nơi tạo sự ấm cúng với những món ăn dân tộc đặc trưng và nhiều món ăn hải sản ngon miệng.
Bar Betta tại 34C Cao Bá Quát là nơi mang đến những bản nhạc jazz ngọt ngào và sôi động. Lối kiến trúc mang đậm màu sắc của những năm 80 và nhiều đồ uống, món ăn rất hấp dẫn.
Ren tại số 8A Phố Hàng Cháo là nơi đưa bạn đến khám phá ẩm thực Nhật Bản với nhiều món ăn phong phú, không gian ấm cúng.
Nhà hàng Ngon Villa tại số 10 Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm với không gian kiến trúc biệt thự Pháp cổ điển, nhà hàng sẽ mang đến những món ăn rất đặc trưng của Việt Nam.
5. Những lưu ý cần biết khi đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi linh thiêng và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam. Vì vậy, khi đến viếng Lăng Bác bạn cần tuân thủ một số những quy định nghiêm ngặt đã được quy định.
Về trang phục: Quy định yêu cầu bạn cần ăn mặc lịch sự, trang nghiêm để thể hiện sự tôn trọng khi bước vào viếng Bác. Nếu bạn mặc trang phục chưa hợp lý thì đội ngũ bảo vệ Lăng sẽ từ chối cho bạn vào viếng Bác.
Về thái độ: Bạn phải chú ý không gây ồn ào, mất trật tự, đi nhẹ, nói khẽ và thực hiện xếp hàng theo thứ tự được sắp xếp.
Không cho trẻ em dưới 3 tuổi vào trong Lăng.
Không được chụp ảnh, ghi hình tại các khu vực cấm, đặc biệt là trong Lăng Bác.
Nguồn ảnh: Instagram
Phải Chăng Không Thể Dời Bãi Đỗ Xe Trên Đất Di Tích Lăng Khải Định Sang Khu Ruộng Lúa Thuộc Làng Châu Chữ Sát Đó Là “Do Là Đất Nông Nghiệp Nên Thủ Tục Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Rất Khó Khăn” ?
ĐỂ BẢO VỆ CẢNH QUAN DI SẢN VĂN HÓA HUẾ CHO ĐỜI NẦY VÀ MUÔN ĐỜI SAU, NGÀY 27-7-2017 TÔI GỞI CHO TS PHAN THANH HẢI – GIÁM ĐỐC TTBTDT CỐ ĐÔ HUẾ MỘT LÁ THƯ ĐỀ NGHỊ ÔNG CHO CHUYỂN VIỆC XÂY DỰNG BÃI ĐỖ XE TRÊN KHU ĐẤT LƯU ĐỨC 5000m 2 THUỘC LĂNG KHẢI ĐỊNH – DI SẢN THẾ GIỚI, QUA KHU RUỘNG LÚA THUỘC LÀNG CHÂU CHỮ Ở BÊN CẠNH. TS PHAN THANH HẢI KHÔNG ĐỒNG TÌNH VÀ HỒI ĐÁP CHO TÔI MỘT THƯ GIẢI TRÌNH VỀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TTBTDT CỐ ĐÔ HUẾ VỀ VIỆC XÂY DỰNG BÃI ĐỖ XE NÓI TRÊN. LÁ THƯ CỦA TÔI GỞI CHO TS PHAN THANH HẢI, TÔI ĐÃ CÔNG BỐ TRÊN FB CỦA TÔI VÀO NGÀY 28-8-2017. NAY TÔI XIN BÌNH LUẬN LÁ THƯ CỦA TS PHAN THANH HẢI GỞI CHO TÔI (XEM ẢNH 1A VÀ 1B Ở DƯỚI). ĐỂ TIỆN VIỆC BÌNH LUẬN TÔI CHÉP NGUYÊN VĂN LÁ THƯ, ĐÓNG KHUNG NHỮNG ĐOẠN CẦN BÌNH LUẬN VÀ TIẾP ĐÓ LÀ BÌNH LUẬN CỦA TÔI. RẤT MONG ĐƯỢC TÁC GIẢ LÁ THƯ VÀ BẠN ĐỌC CHẤP NHẬN CHO CÁCH BÌNH LUẬN THÔ THIỂN CỦA TÔI DƯỚI ĐÂY. CÁM ƠN. NĐX. .
Thư của TS Phan Thanh Hải gởi cho Nguyễn Đắc Xuân
Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 7 năm 2017
Kính gửi: Nhà nghiên cứu NGUYỄN ĐẮC XUÂN
1. Trước hết, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xin chân thành cám ơn Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã dành sự quan tâm gắn bó và đồng hành với nhiều công việc của Trung tâm trong thời gian qua cùng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và kỹ thuật của Trung tâm hoàn thành được nhiều công việc góp phần nâng tầm giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế.
2.1 Vị trí xây dựng bãi đỗ xe:
– Dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe phục vụ khách tham quan Lăng Vua Khải Định được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 1443/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 trên cơ sở đề nghị Giám đốc Xây dựng Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 927/TTr-SXD ngày 17/7/2015, ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại văn bản số 4165/BVHTTDL-DSVH ngày 18/11/2014, ý kiến của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại văn bản số 1730/SVHTTDL-DSVH ngày 25/9/2014, ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1961/TTr-SKHĐT ngày 29/9/2014.
– Vị trí bãi đỗ xe nằm tại khu đất trống thuộc khu vực II khoanh vùng bảo vệ di tích Lăng Vua Khải Định có diện tích 4.975m 2, thuộc loại công trình dịch vụ góp phần phát huy giá trị di tích nên chủ đầu tư đã có văn bản xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và đã được Bộ thống nhất thỏa thuận tại văn bản trên.
– Kết quả nghiên cứu các tư liệu và hình ảnh lịch sử cho biết, khu vực này vốn là bãi tập kết vật liệu xây dựng lán trại công trường của lính, thợ, phu xây dựng lăng Vua Khải Định (thời kỳ 1920-1931). Hiện nay, tại khu vực này vẫn còn một chiếc giếng cổ – vốn là giếng được đào để cung cấp nước sinh hoạt cho lính, thợ ngày xưa. Dự án có nội dung bảo tồn và phát huy giá trị chiếc giếng cổ này.
NĐX. Xin hoan nghinh TT đã có chủ trương giữ lại cái giếng cổ. Nhưng xin hỏi, cái giếng nằm trên khu đất của di tích ngày xưa dùng làm nơi tập trung vật liệu xây dựng lăng Khải Định cũng là đất cổ của di tích, vì sao giữ giếng lại không giữ khu đất có cái giếng cổ? Đã giữ cái giếng cổ thì phải giữ khu đất có cái giếng cổ chứ? Đất của di tích thì TT mới có quyền quản lý. TT có quyền gì lấy đất của di tích xây bãi đỗ xe làm kinh tế cho TT?
2.3 Theo qui mô thiết kế được phê duyệt: (căn cứ kết quả điều tra, khảo sát tình hình thực tế và số liệu tổng hợp lượng khách tham quan từ năm 2011 đến 2014 kết hợp với dự báo tốc độ tăng trưởng đến năm 2025).
– Bãi xe phục vụ cùng lúc cho 31 xe ô tô (trong đó có: 12 xe 45 chỗ, 9 xe dưới 30 chỗ, 10 xe dưới 7 chỗ) và khoảng 30 xe máy, xe đạp cho cán bộ nhân viên và khách tham quan.
– Diện tích bố trí để trồng cây xanh thảm cỏ: 1240m 2, chiếm tỷ lệ 25% diện tích khu đất xây dựng bãi đỗ xe (chưa kể diện tích cây xanh được giữ lại tại khu vực vành đai bảo vệ và khu vực ven theo khe Châu Ê).
NĐX. Với tính toán của TT “Bãi xe phục vụ cùng lúc cho 31 xe ô tô” cho đến năm 2025. Lăng Khải Định nếu không bị động đất chôn vùi thì cũng tồn tại ít nhất đến năm 2117. Sau năm 2025 đến năm 2117 lượng khách du lịch đến tham quan lăng Khải Định đông gấp đôi gấp ba lần so với năm 2025 thì lấy đất đâu mà mở rộng bến xe lớn hơn gấp hai gấp ba lần để phục vụ khách? Phải chăng tầm nhìn của TT chỉ giới hạn đến lúc các vị về hưu thôi sao? Cái tầm nhìn chỉ biết lợi ích cục bộ sẽ để lại hậu quả vô cùng khó khăn cho các thế hệ tương lai. Để hướng đến tương lai tốt đẹp tôi đã đề nghị chuyển nơi xây dựng bến xe qua các ruộng lúa làng Châu Ê ngay bên kia đường của khu đất xây dựng bến xe ngày nay. Nếu dời bãi đỗ xe qua khu ruộng lúa ấy thì trong tương lai mở rộng bãi đỗ xe mấy cũng được.
2.4 Ranh giới bãi đỗ xe giới tiếp giáp với khe Châu Ê được xây dựng một kè đá hộc để chắn đất nâng cao trình bãi đỗ xe và bảo vệ dòng kênh Châu Ê, vị trí kè chắn đất cách mép nước trung bình của khe Châu Ê bình quân từ 7 đến 10m.
NĐX.- Con khe Châu Ê chảy từ trái sang phải đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phong thủy lăng Khải Định. Con khe thiên nhiên nầy chảy ra sông Hương bao đời nay đẹp là nhờ phong cảnh hai bên bờ rất hài hòa của nó. Nay xây dựng bãi đỗ xe nhận con khe xuống tầng sâu trở thành một con kênh nhỏ thoát nước mà thôi. Công trình bãi đỗ xe phá hoại cảnh quan khe Châu Ê.
2.5 Đơn vị thi công đã có bản vẽ phối cảnh công trình bãi đỗ xe, được dựng tại khu vực phía trước tiếp giáp với tuyến đường hiện có. Tuy nhiên, vị trí này hơi khuất tầm nhìn nên Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ cho thay đổi ví trí để đảm bảo thuận lợi hơn và an toàn cho các phương tiện giao thông.
NĐX.– Đúng là khi đi khảo sát thực tế công trường xây dựng bãi đỗ xe lăng Khải Định tôi không thấy “Bản vẽ phối cảnh công trình bãi đỗ xe”. Được TT nhắc tôi, tôi lên xem lại thì thấy quả là tôi đã không thấy bản vẽ ấy. Đó là một thiếu sót và xin cám ơn TT. Tuy nhiên nhờ đó mà tôi lại phát hiện được một điều lạ: Tấm pa-nô chỉ vẽ phối cảnh công trình bãi đỗ xe với chú thích 6 hạng mục chính ngoài ra không hề có một chữ nào cho biết địa điểm, ai là chủ đầu tư, ai tư vấn thiết kế, ai tư vấn giám sát, ai tư vấn quản lý dự án, đơn vị nào thi công, thời gian xây dựng công trình. Đây là một sự vi phạm trong quy chế xây dựng một công trình mới. Như có báo đã hỏi: “Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có phải đang cố tình né tránh báo chí, dư luận và không cho mọi người tìm hiểu việc xây dựng ở đây?”Đề nghị TT giải thích về sự vi phạm nầy!
H.1 Bản vẽ phối cảnh công trình bãi đỗ xe trước mặt lăng Khải Định chỉ có chú thích 6 hạng mục chính ngoài ra không hề có một chữ nào cho biết địa điểm, ai là chủ đầu tư, ai tư vấn thiết kế, ai tư vấn giám sát, ai tư vấn quản lý dự án, đơn vị nào thi công, thời gian xây dựng công trình.
H.2 Bản vẽ dự án xây dựng bãi đỗ xe ở lăng Tự Đức có ghi rõ Địa điểm: Phường Thủy Xuân, Thành phố Huế. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Chuỗi Giá Trị. Diện tích đất: 16.866 chúng tôi quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh TT-Huế. Công văn số 1366/BVHTTDL-DSVH ngày 09/4/2015 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
2.6 Theo ý kiến đề xuất của Nhà nghiên cứu chọn ví trí bãi đỗ xe tại khu vực trồng lúa: do là đất nông nghiệp nên thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rất khó khăn và theo ý kiến của Sở Xây dựng góp ý cho dự án này thì vị trí xây dựng bãi đỗ xe hiện tại là phù hợp và đảm bảo an toàn giao thông nhất trong khu vực.
NĐX.– TT không đồng ý “vị trí bãi đỗ xe tại khu vực trồng lúa” của tôi vì “do là đất nông nghiệp nên thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rất khó khăn“. Xin hỏi TT đã đi xin chưa mà biết rất khó khăn? Hằng ngày TT đi về trên đoạn đường từ rừng thông Thiên An lên lăng Khải Định trước đây có thuộc thổ cư đâu thế mà hàng chục biệt phủ, công trình nhà ở của tư nhân đang mọc lên như nấm. Tư nhân lo cho họ chắc cũng khó khăn mà họ làm được. Còn TT thực hiện một công trình phục vụ cho sự nghiệp công (Di sản thế giới) hàng trăm năm mà lo không được sao?
Tôi đã nghiên cứu kỹ bãi ruộng của làng Châu Chữ thuộc Thị xã Hương Thủy quê hương của tôi, rồi tôi mới đề nghị TT chuyển địa điểm xây dựng bãi đỗ xe qua đó. Bãi đỗ xe kèm theo nhiều dịch vụ như nghỉ ngơi, ăn uống, giải khát, mua bán hàng lưu niệm, hoa quả, sẽ giúp cho dân Châu Chữ của Thị xã Hương Thủy có thêm công ăn việc làm, giúp làng Châu Chữ phát triển theo hướng đô thị hóa, dân chúng được nhờ mà Thị xã Hương Thủy lại có thêm một nguồn thu thuế nữa quý biết bao! Có cái ông Chủ tịch Thị xã nào lại đi làm khó dễ phức tạp TT trong việc dành một bãi ruộng để biến thành một điểm kinh doanh mang tính đô thị bên cạnh một di sản thế giới. Nếu TT muốn tôi sẽ chống gậy theo TT về Thị xã Hương Thủy quê tôi đảnh lễ lãnh đạo Thị xã giải quyết ngay những khó khăn của TT, OK?
3. Trong quá trình triển khai dự án xây dựng bãi đỗ xe lăng Vua Khải Định, Trung tâm đã chỉ đạo đơn vị thi công và bố trí lực lượng giám sát thường xuyên theo dõi để đảm bảo hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi cho du khách và môi trường cảnh quan khu vực, đảm bảo không tác động đến khe Châu Ê và các yếu tố phong thủy của khu lăng.
Trung tâm xin phúc đáp các ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và một lần nữa xin cám ơn sự quan tâm đầy trách nhiệm của nhà nghiên cứu và luôn mong muốn được tiếp tục tiếp thu ý kiến của nhà nghiên cứu nói riêng và của cộng đồng nói chung với tinh thân luôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của quần thể di tích Cố đô Huế một cách bền vững và hiệu quả.
Giám đốc TTBTDT Cố đô Huế
Phan Thanh Hải
Ký tên và đóng dấu
Tôi chờ ý kiến của TS Phan Thanh Hải – GĐ TTBTDT Cố đô Huế, các ngành chức năng văn hóa xã hội ở TTH và các nhà văn hóa, bạn đọc gần xa. Kính chào tất cả.
Huế, ngày cuối tháng 8 – 2017
Nguyễn Đắc Xuân
H.3 Bản sao thư của TS Phan Thanh Hải gửi NNC Nguyễn Đắc Xuân ngày 28.7.2017
Cập nhật thông tin chi tiết về Lăng Khải Định (Ứng Lăng) trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!