Xu Hướng 6/2023 # Làm Thủ Tục Hải Quan Thế Nào? # Top 7 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Làm Thủ Tục Hải Quan Thế Nào? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Làm Thủ Tục Hải Quan Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi làm thủ tục hải quan (tiếng Anh là Customs Clearance), mỗi người có thể sẽ có một cảm nhận khác nhau.

Những người quen với việc thông quan hàng hóa, một ngày làm có thể tới hơn chục bộ tờ khai, thì công việc này có lẽ cũng đơn giản, bình thường.

Với những người chưa bao giờ hoặc mới làm những lô hàng đầu tiên, cảm giác lo lắng là không thể tránh khỏi; nào là: hồ sơ đúng không, lên tờ khai thế nào, làm việc với hải quan ra sao…

Trước đây khi mới tiếp xúc công việc làm thủ tục này, quả thực tôi cũng nếm mùi lo âu khi lô hàng bị vướng mắc, hồi hộp khi bị các bác hải quan chất vấn hồ sơ, và sướng âm ỉ khi giải quyết xong trục trặc và giải phóng lô hàng.

Vì thế tôi viết bài này để chia sẻ thông tin, có lẽ vẫn còn khá xa mới đến mức độ hướng dẫn, hay chỉ dạy. Chỉ hy vọng rằng những gì tôi đã trải qua và viết ra đây ít nhiều hữu ích cho bạn đọc.

Thủ tục hải quan là gì?

Đó là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.

Ví dụ 1: khách hàng bên tôi muốn đưa 100 tấn thịt bò nhập khẩu từ Nhật Bản bằng đường biển (hàng sea) về Việt Nam tiêu thụ, tôi phải làm thủ tục thông quan cho số thịt bò này. Trường hợp này là nhập khẩu hàng hóa.

Ví dụ 2: Công ty dệt may Việt Nam muốn chuyển lô hàng dệt may xuất khẩu đi Mỹ bằng đường hàng không (hàng Air), họ phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu, chẳng hạn tại Hải quan Nội Bài. Trường hợp này là xuất khẩu hàng hóa.

Ví dụ 3: công ty tôi khai thác tàu biển hàng rời, khi tàu từ nước ngoài về tới cảng Hải Phòng dỡ hàng, người bên tôi phải làm thủ tục với cơ quan hải quan để con tàu được nhập cảnh. Trường hợp này là nhập cảnh với phương tiện vận tải. (Bài viết này không tập trung vào thủ tục hải quan với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh).

Lưu ý: thủ tục hải quan chỉ áp dụng cho hàng hóa & phương tiện vận tải, không áp dụng cho người. Ở Việt Nam, việc làm thủ tục cho người xuất nhập cảnh là cơ quan an ninh hoặc bộ đội biên phòng ở cửa khẩu.

Mục đích của việc làm thủ tục thông quan

Nhiều lúc trong công việc hàng ngày, những lúc thủ tục có vướng mắc hay trục trặc, tôi lại nghĩ “giá mà không cần làm thủ tục hải quan” hay “sao phải tốn bao nhiêu con người để làm thứ thủ tục rắc rối này nhỉ?”.

Với hàng xuất nhập khẩu thì lại khác, thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc. Kỳ thực, thủ tục này nhằm quyết hai mục đích cơ bản như sau:

Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích quá quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này.

Như số liệu tôi xem trên bản tin thời sự VTV1 ngày 02/01/2014, ngành hải quan năm 2013 thu thuế được230 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2016, theo số liệu từ trang web chúng tôi thu thuế xuất nhập khẩu đã đạt được trên 272 nghìn tỉ đồng. Những con số cực lớn phải không? Và phải thông qua ngành hải quan mới thu được khoản ngân sách đó.

Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)

Nghị định 154/2005/NĐ chi tiết hóa Luật hải quan 2005;

Nghị định 08/2015/NĐ-CP về thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan (thay thế thông tư 128/2013/TT-BTC và 194/2010/TT-BTC)

Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC

Trong bài viết này, tôi không trích dẫn nguyên nội dung của các văn bản pháp luật, mà cố gắng diễn đạt theo ý hiểu của mình.

Các bước làm thủ tục hải quan

Công việc phải làm của chủ hàng và công chức hải quan là khác nhau. Thủ tục cũng ít nhiều khác nhau cho các loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, phi mậu dịch, hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu v.v…)

Với những loại hình khác, các bước cơ bản cũng gần tương tự như loại hình kinh doanh, và có bổ sung theo đặc thù từng loại hình. Thủ tục thông quan cho hàng Air cũng tương tự, nhưng thường với tiến độ nhanh hơn.

Khi làm thủ tục hải quan, người khai tờ khai (chủ hàng, đại lý hải quan, hoặc người khai thuê hải quan) thực hiện những bước cơ bản sau:

1. Khai và nộp tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử bằng phần mềm chuyên dụng.

Từ tháng 4/2014, cơ quan hải quan đã bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống VNACCS mới, và mẫu tờ khai cũng có thay đổi nhiều.

2. Lấy kết quả phân luồng

Sau khi có kết quả phần luồng từ hệ thống, bạn làm bước tiếp theo:

Màu xanh may mắn!

Về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.

Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục ở Hải Phòng, tôi thấy người khai vẫn phải xuống hải quan để kiểm tra xem thuế đã nổi trong tài khoản kho bạc của hải quan hay chưa. Đồng thời cán bộ hải quan cũng check lướt qua xem tờ khai có vấn đề gì hay không. Nếu phát hiện thấy sai sót (nghiêm trọng) trong khai báo, hải quan vẫn có thể dừng thủ tục lại, và đề nghị lãnh đạo chuyển luồng (nếu cần).

Quả thật như vậy thì chưa đúng nghĩa thực sự của luồng xanh. Do đó, bạn vẫn nên đem theo bộ chứng từ hàng hóa, để giải trình khi cần. Vậy mới chắc ăn!

Bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:

Theo thông tư 38, thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, không cần Hợp đồng ngoại thương và Chi tiết đóng gói, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.

Điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi trong thông tư 39/2018/TT-BTC).

Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và cán bộ hải quan.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công (gọi vui là “kiểm phanh”). Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công (rất mệt mỏi và tốn kém!).

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ok, sẽ làm thủ tục quyết & bóc tờ khai là xong phần ở chi cục. Bạn in mã vạch tờ khai hải quan, và đến cảng làm nốt thủ tục đổi lệnh & ký hải quan giám sát (còn gọi là ký cổng bãi) là xong.

Thêm một chi tiết hữu ích, trong quá trình làm thủ tục, bạn có thể vào website của Tổng cục hải quan để cập nhật tình trạng một số bước công việc:

Tra cứu nộp thuế, nợ thuế hải quan: sau khi nộp thuế xong, tra cứu nếu thấy tình trạng là “Hết nợ”, nghĩa là tiền thuế đã vào tài khoản của hải quan. Nếu chưa thì phải đợi, và nên kiểm tra lại khâu nộp thuế, nếu cần.

Tra cứu tờ khai hải quan: tra cứu xem tình trang của tờ khai thế nào: đã thông quan hay chưa, ngày giờ thông quan…

In mã vạch tờ khai hải quan: nếu có mã vạch là đã thông quan.

3. Nộp thuế

Thông quan hàng hóa

Thông quan hàng hóa là việc hoàn tất thủ tục hải quan với hàng xuất nhập khẩu.

Tôi tạm dịch nôm na theo kiểu Hán – Việt thế này cho dễ nhớ:

Thông quan = Thông suốt (thông) để qua cửa khẩu (quan)

Sau những bước tôi đã nêu phía trên và hàng được hải quan chấp nhận thông quan, bạn đã xong trách nhiệm. Khi đó, với hàng nhập khẩu, chủ hàng được quyền phân phối, mua bán, sử dụng…; còn với hàng xuất khẩu, hàng đã đủ điều kiện đưa ra khỏi Việt Nam (hoặc đưa vào Khu phi thuế quan).

Thủ tục, hồ sơ hải quan có vẻ hơi rắc rối, nếu bạn chưa quen. Nhưng tốt nhất là bạn nên làm theo qui định, và chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ. Như vậy, thời gian làm thủ tục sẽ nhanh hơn, và cán bộ hải quan sẽ bớt chất vấn.

Nếu bạn thấy những bước này phức tạp, hoặc không muốn mất nhiều thời gian làm thủ tục hải quan, có thể bạn muốn sử dụng dịch vụ của công ty tôi. Hy vọng chúng tôi có thể giải quyết được những lo lắng của bạn.

Địa điểm làm thủ tục hải quan

Bạn có thể làm thủ tục thông quan tại Chi Cục hải quan cửa khẩu (cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế…) hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (cảng nội địa).

Chẳng hạn, ở Hải Phòng, tôi có thể thông quan tại Chi Cục Đình Vũ, Hải quan Khu vực 1, Khu vực 2… Bạn có thể tra cứu Chi tiết địa chỉ, số địa thoại của Các Chi cục thuộc Cục hải quan Hải Phòng, hoặc tìm hiểu cảng nào thuộc địa bàn quản lý của chi cục hải quan nào (lưu ý: Cảng PTSC Đình Vũ đã chuyển sang thuộc quản lý của Chi cục hải quan Kv2).

Nếu bạn ở Hà Nội, có thể thông quan tại ICD Mỹ Đình, ICD Gia Thụy, Sân bay Nội Bài… Danh sách các chi cục hải quan Hà Nội.

Thủ tục nhập khẩu một số loại hàng

Và đây là bài viết về cách làm thủ tục thông quan cho một số loại hàng cụ thể:

Thủ tục nhập khẩu hóa chất, tiền chất, sản phẩm hóa chất

Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất

Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu thép

Thủ tục hải quan hàng chuyển phát nhanh

Thủ tục nhập khẩu xe nâng, máy xúc, máy đào…

Thủ tục đăng kiểm xe máy chuyên dùng: xe nâng, máy xúc…

Thủ tục nhập khẩu dụng cụ thể thao, máy tập thể dục…

Thủ tục nhập khẩu thuốc sát trùng Cloramin B

Những mặt hàng khác: tấm pin mặt trời, hạt nhựa, gỗ tự nhiên, phụ tùng ô tô, trái cây tươi, dụng cụ nhà bếp, thịt bò đông lạnh, máy in, phân bón, thiết bị vệ sinh, bình chữa cháy, lốp xe ô tô, thực phẩm chức năng, quạt đá, thức ăn chó mèo, đàn Piano, đá Granite, mỹ phẩm, bột mì, nguyên liệu trà sữa…

Và thủ tục xuất khẩu: gỗ ván lạng, clinker (cờ-lanh-ke)

Thủ Tục Làm Căn Cước Công Dân Tại Hà Nội

Thủ tục đăng ký làm thẻ Căn cước rất đơn giản, công dân chỉ cần xuất trình giấy tờ hợp pháp, trong đó bắt buộc phải có sổ hộ khẩu bản chính. Công dân sẽ không cần xác nhận của công an sở tại như làm chứng minh nhân dân trước đây.

Công dân chỉ có thể thực hiện làm căn cước công dân tại cơ quan công an ở địa bàn đăng ký hộ khẩu thường trú (Công an quận/huyện có hộ khẩu thường trú hoặc Phòng cảnh sát quản lý hành chính của công an tỉnh/thành phố có hộ khẩu thường trú).

Tại địa bàn Hà Nội, công dân chỉ thực hiện được thủ tục làm thẻ căn cước tại quận/huyện có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại phòng cảnh sát Quản lý hành chính – 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội (cơ sở 1) hoặc tại số 6 Quang Trung, Hà Đông (cơ sở 2).

Ghi chú: Trụ sở công an thành phố tại cơ sở 2 – 6 Quang Trung, Hà Đông khá rộng rãi, có bãi đỗ xe ô tô, xe máy trong trụ sở, người dân làm thủ tục tại cơ sở 2 vắng hơn so với cơ sở 1 tại 44 Phạm Ngọc Thạch.

Để phục vụ người dân đăng ký nhanh nhất, tất cả các bước đăng ký từ hướng dẫn ghi thông tin tờ khai, lăn tay, chụp ảnh đến trả kết quả đăng ký đều có ít nhất 1 cán bộ phục vụ.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin, người dân sẽ nhận được giấy hẹn. Việc cấp thẻ sẽ hoàn thành trong 7 ngày.

+ Khi đi làm cccd nên chuẩn bị về mặt ngoại hình để ảnh chụp chân dung đỡ ngáo 🙂

+ Tại Hà Nội, làm căn cước công dân tại phòng CS QL hành chính – 44 Phạm Ngọc Thạch mất khoảng 6-8 ngày, tại công an các quận mất khoảng 10 ngày.

+ Làm tại Phòng CSQLHC – 44 Phạm Ngọc Thạch thì nên đến sớm, tầm 7h hơn (đến lúc 8h thì khả năng phải đợi đến 11h mới đến lượt – làm thủ tục chỉ hết khoảng 10p). Người dân nên làm tại cơ sở 2 – số 6 Quang Trung, Hà Đông do cơ sở này vắng, trụ sở rộng rãi.

+ Nếu làm CCCD tại công an các quận/huyện thì cần tham khảo lịch làm căn cước công dân của từng quận/huyện (do lịch sẽ do từng cơ quan công an quận/huyện quy định tùy theo tình hình của địa phương).

+ Nên làm xác nhận số Chứng minh thư cũ & căn cước công dân là một (tích trong đơn).

+ Sổ hộ khẩu nếu không ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh mà chỉ ghi năm sinh thì cần cầm thêm giấy khai sinh bản gốc theo – nếu cẩn thận thì cần lên công an quận/huyện để bổ sung thêm thông tin ngày tháng năm sinh trước khi làm căn cước công dân.

Các địa điểm làm CCCD tại Hà Nội:

Thủ Tục Bốc Bát Nhang Khi Về Nhà Mới

Bốc bát nhang vào ngày nào?

Gia chủ có thể chọn về nhà mới vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Trước khi tiến hành nghi lễ nhập trạch, bốc bát nhang, gia chủ cần xem ngày tốt, giờ tốt để cử hành nghi lễ. Gia chủ có thể tự xem ngày tốt hoặc mời thầy.

Ai là người tiến hành thay bát nhang và bốc bát nhang mới?

Thông thường, gia chủ có thể tự tiến hành nghi lễ tạ thổ công, gia tiên ở nhà cũ và sau đó bỏ bát nhang cũ đi. Bát nhang mới cũng do gia chủ tự bốc là tốt nhất. Nếu gia chủ chưa thực sự nắm rõ nghi thức thì có thể nhờ thầy cúng, hoặc bốc bát nhang ở nhà chùa.

Cần chuẩn bị những gì cho nghi lễ bốc bát nhang?

Khi tiến hành nghi lễ nhập trạch, gia chủ sẽ tiến hành bốc bát nhang luôn. Gia chủ cần chuẩn bị những thứ sau để bốc bát nhang:

– Bát nhang: Nếu gia chủ chỉ thờ thần linh và các vị quan thần, gia chủ chọn mua sẵn 1 bát nhang phù hợp với kích thước bàn thờ tại nhà mới. Nếu thờ gia tiên, gia chủ chọn 3 bát nhang, 1 bát lớn và 2 bát nhỏ hơn.

Ban thờ Thần Linh, Thần Tài

Ban thờ gia tiên

– Cốt thất bảo: Chuẩn bị bộ 7 loại đá quý, tờ hiệu để cho vào bát nhang khi tiến hành lễ. Hiện nay, tại các địa chỉ bán đồ thờ cúng đều có bán sẵn bộ cốt thất bảo (gồm vật phẩm tượng trưng cho đá quý và tờ hiệu) rất tiện dụng, dễ dàng mua. Gia chủ thờ 1 bát nhang thì mua 1 bộ cốt thất bảo, thờ 3 bát nhang gia tiên thì mua 3 bộ cốt thất bảo.

– Tro sạch: Thông thường, tro sử dụng để bốc bát nhang sẽ là loại tro nếp sạch, được đốt từ rơm nếp lọc kỹ. Cần bao nhiêu lượng tro nếp thì khi mua bát nhang, gia chủ sẽ được tư vấn cụ thể số lượng tro nếp phù hợp với kích cỡ bát nhang.

– Ngũ vị hương/rượu gừng/tinh dầu thơm: Gia chủ chuẩn bị 1 trong số những hương liệu này để bao sái, vệ sinh bát nhang trước khi tiến hành nghi thức.

Đây là những vật phẩm cần chuẩn bị cho nghi lễ bốc bát nhang. Bốc bát nhang là một phần của nghi lễ nhập trạch, do đó, nếu gia chủ chưa biết cụ thể về nghi lễ nhập trạch thì có thể tìm hiểu thêm. Còn ở đây, Gốm Lam xin chia sẻ chuyên sâu vào vấn đề nghi lễ bốc bát nhang.

Trình tự bốc bát nhang khi về nhà mới:

– Dùng ngũ vị hương/rượu gừng/tinh dầu thơm lau xung quanh các bát nhang trước khi tiến hành nghi lễ.

– Tờ hiệu khi mua kèm cốt thất bảo cần được viết tên người thờ cúng, sau đó gói lại và bỏ vào đúng bát nhang (đánh dấu bát nhang bằng cách ghi tên người được thờ vào dưới đáy bát để tránh bốc nhầm, đặt nhầm vị trí trên bàn thờ đối với trường hợp gia chủ thờ gia tiên).

– Cốt thất bảo nên được gói kèm với tờ hiệu, đặt ở phía chính diện của bát hương. Tức ngay bên trong của mặt họa tiết Rồng chầu mặt nguyệt. Khi đặt thẳng lên như vậy thì khi thắp hương thờ cúng về sau, chân hương sẽ không chạm vào thất bảo, tránh trường hợp bát hương hóa do thất bảo bị cháy.

– Sau khi đã đặt cốt thất bảo vào trong, gia chủ dải tro nếp chậu và tưới ngũ vị hương lên phía trên (không cần tưới quá nhiều, chỉ cần có tượng trưng và tro hơi ẩm là được). Sau đó gia chủ bốc từng nắm tro bỏ vào bát nhang, vừa bốc sẽ vừa bấm tay theo vòng “sinh, lão, bệnh, tử”, vừa bốc vừa dàn đều tro và lắc nhẹ, ấn nhẹ để tro nếp xếp xuống. Lưu ý là không nén quá chặt. Khi thấy tro gần đầy miệng bát nhang thì gia chủ căn dừng lại ở nắm tro với số đếm tương ứng chữ “sinh”. Trong suốt quá trình này, gia chủ sẽ vừa tiến hành bốc vừa nhẩm đọc văn khấn.

– Gia chủ chỉ thờ thần linh thì chỉ cần bốc 1 bát nhang là xong, gia chủ thờ gia tiên thì bốc 3 bát nhang, lưu ý cần bốc đúng, đánh dấu, để riêng để tránh nhầm lẫn vị trí khi đặt lên bàn thờ. Sau khi đã bốc xong bát nhang, người trực tiếp bốc bát nhang có thể đọc kinh, hoặc đọc chú Mật tông để đặt cố định, an vị bát nhang trên ban thờ.

– Sau khi bốc bát nhang và an vị trên bàn thờ, tùy theo quan niệm của từng gia đình, từng vùng miền, gia chủ sẽ thắp hương đủ 7 ngày, 49 ngày hoặc 100 ngày. Vào mỗi sáng, gia chủ thay một cốc nước sạch, đốt đèn dầu (hoặc nến) và thắp một nén nhang, không cần phải có lễ vật đồ cúng cầu kỳ, chỉ cần 3 thứ này.

Gia chủ cần tìm mua đồ thờ cúng cao cấp, chất lượng tuyển chọn, đúng tín ngưỡng phong thủy, hãy ghé showroom Gốm Lam để xem chọn những vật phẩm chất lượng top 1 thị trường. Tại showroom Gốm Lam có đầy đủ mẫu đồ thờ cúng nổi tiếng, tuyển chọn và cung cấp với mức giá xưởng gốc tốt nhất thị trường, hỗ trợ tư vấn chọn mua sản phẩm đúng nhu cầu thờ cúng của gia đình.

Đồ thờ men rạn Bát Tràng cao cấp

Đồ thờ men lam vẽ tay cao cấp

Đồ thờ men xanh ngọc cổ Bát Tràng

Gốm Lam Bát Tràng

Showroom: Số 46 ngõ 232 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai Hà Nội

Xưởng sản xuất: Xóm 4 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0961554050 / 0977528861

gomlambattrangvn@Gmail.com

Cần Có Mặt Tại Sân Bay Trước Bao Lâu Để Làm Thủ Tục Check

Thời điểm có mặt ở sân bay để làm thủ tục lên máy bay (check-in) rất quan trọng bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chuyến bay của bạn. Tất cả các hãng hàng không đều có giờ đóng, mở quầy check-in, giờ mở cửa máy bay, giờ lên máy bay, giờ đóng cửa máy bay rất chặt chẽ. Do đó bạn cần nắm chắc những thông tin cần thiết đó để luôn đảm bảo được chuyến bay của mình đúng giờ.

Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific và Bamboo Airways quy định thời gian đóng/mở quầy check-in tại sân bay như sau:

Đối với chuyến bay nội địa

– Thời gian mở quầy: 2 giờ trước giờ khởi hành dự kiến.

– Thời gian đóng quầy (kết thúc chấp nhận hành khách): 40 phút trước giờ khởi hành dự kiến.

Do đó chúng tôi khuyên hành khách nên có mặt tại sân bay tối thiểu 90 phút trước giờ khởi hành đối với ngày thường và 120 phút đối với các ngày lễ, Tết.

Đối với chuyến bay quốc tế xuất phát từ Việt Nam

– Thời gian mở quầy: 3 giờ trước giờ khởi hành dự kiến.

– Thời gian đóng quầy (kết thúc chấp nhận hành khách): 50 phút trước giờ khởi hành dự kiến.

Lưu ý: Thời gian mở/đóng quầy làm thủ tục có thể thay đổi tùy thuộc vào sân bay hoặc tùy thuộc từng chuyến bay cụ thể và nếu thay đổi sẽ được thông báo trước cho hành khách.

– Bạn cần có mặt tại cửa máy bay (sau khi đã hoàn tất việc check-in và qua cửa an ninh) trước 25 phút so với giờ khởi hành.

– Cửa máy bay sẽ được đóng vào thời điểm 15 phút trước giờ khởi hành. Sau khi máy bay đã đóng cửa, bạn sẽ không được lên máy bay để thực hiện chuyến bay nữa.

Tại sao bạn cần ra sân bay đúng giờ?

Bạn cần lưu ý trong mùa du lịch cao điểm (tháng 5 – tháng 7) và các ngày lễ Tết, quầy làm thủ tục của các hãng hàng không luôn đông khách, thậm chí có những ngày quá tải. Vì thế bạn cần thiết phải sắp xếp ra sân bay sớm để xếp hàng làm thủ tục, việc xếp hàng khá mất thời gian.

Bên cạnh đó, việc ra sân bay sớm sẽ giúp bạn chủ động về thời gian trong các trường hợp có phát sinh như tắc đường, quên đồ, có rắc rối về hành lý, giấy tờ tùy thân… Ra sân bay sớm, bạn sẽ có thời gian để xử lý nhanh các vấn đề phát sinh, không làm ảnh hưởng tới chuyến bay của mình.

Nếu như bạn không có mặt tại quầy làm thủ tục check-in đúng thời gian quy định, bạn sẽ phải đóng phí trễ chuyến hoặc mua vé máy bay mới nếu như vẫn có nhu cầu bay

– Khi mua vé máy bay, bạn nên hỏi thật kỹ các nhân viên phòng vé và đại lý về điều kiện vé của bạn, các quy định về hoàn, hủy vé, đổi tên hành khách… Nếu hoàn, đổi thì phí là bao nhiêu? Điều này còn tùy thuộc bạn bay với hãng hàng không nào.

– Trước ngày khởi hành, bạn cần lên danh sách đầy đủ đồ đạc, vật dụng cần mang theo. Đặc biệt chú ý và kiểm tra kỹ về giấy tờ tùy thân.

– Chuẩn bị hành lý đầy đủ nhưng gọn nhẹ, tránh trường hợp ra sân bay, khi cân hành lý bị quá cước. Lúc này bạn sẽ phải trả phí hành lý quá cước rất tốn kém. Nếu bạn có nhu cầu mang theo hải sản, nước mắm, sầu riêng…, hãy liên hệ trước với nhân viên hãng, phòng vé hoặc đại lý để nhận được sự tư vấn kỹ càng và chính xác nhất. Việc xảy ra phát sinh với hành lý tại sân bay có thể khiến bạn bị trễ thời gian tới quầy làm thủ tục check-in đấy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thủ Tục Hải Quan Thế Nào? trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!