Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Xin Visa Hàn Quốc Cho Chủ Thẻ Platinum Shinhan Bank 2022 # Top 14 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Xin Visa Hàn Quốc Cho Chủ Thẻ Platinum Shinhan Bank 2022 # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Xin Visa Hàn Quốc Cho Chủ Thẻ Platinum Shinhan Bank 2022 được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài Kinh nghiệm Xin visa Hàn Quốc cho chủ thẻ Platinum Shinhan này chỉ dành cho những bạn không có việc làm, hoặc có nhưng bị thiếu hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép,… Tức là bạn không thể chứng minh tài chính hay nghề nghiệp.

Link Group: https://www.facebook.com/groups/176653673224798/

Như mình đã đề cập trong bài trước, nếu vì lý do gì đó, bạn không thể có được hợp đồng lao động, và giấy xác nhận nhân viên, và đơn xin nghỉ phép, thì cách tốt nhất là mở thẻ Bạch Kim Platinum của Shinhan. Nói cách khác, khi là chủ thẻ Bạch Kim của Shinhan, bạn xin Visa Hàn Quốc không cần chứng minh tài chính hay nghề nghiệp.

– Nếu bạn có việc làm (không cần có sổ tiết kiệm) thì có thể xin visa Hàn Quốc theo cách thông thường. Chi tiết bạn có thể theo dõi bài viết khác: Kinh nghiệm xin visa Hàn Quốc từ A đến Z

– Thẻ có tài sản đảm bảo: Gửi tiết kiệm tối thiểu 100 triệu ở Shinhan Bank.

– Thẻ tín chấp:

Thu nhập: từ 20 triệu đồng/tháng, làm viêc từ 3 tháng trở lên trong cùng chức vụ;

Tự kinh doanh hoặc chuyên gia: 500 triệu đồng/năm, hoạt động kinh doanh 2 năm trở lên;

Nếu có khả năng đáp ứng được một trong 2 điều kiện trên (tài sản đảm bảo/ tín chấp) thì bạn có thể đến chi nhánh Shinhan bất kỳ yêu cầu mở thẻ Platinum (lúc mình mở thẻ vào tháng 4/2017 thì miễn phí năm đầu).

Một khi bạn đã là chủ thẻ Platinum của Shinhan Bank thì công việc còn lại chỉ là Nộp hồ sơ và đếm ngày đi Hàn Quốc, hehe.

Hồ sơ cho chủ thẻ Bạch Kim Shinhan rất đơn giản:

I. Tờ khai xin visa du lịch dạng tự túc của Lãnh sự Hàn Quốc:

*Tải files ở cuối bài viết

– Nên in sẵn vài bộ ở nhà, dù có thể lấy ở quầy.

– Viết bằng tiếng Anh, hoặc Hàn.

– Hình thẻ nền trắng, kích thước 3,5 x 4,5

– Nên chừa lại phần ngày nộp (ở cuối đơn), lúc nào ngồi ở lãnh sự thì điền vào.

II. Giấy tờ chứng minh tài chính của chủ thẻ Shinhan:

1. Giấy xác nhận chủ thẻ Bạch Kim Platinum:

– Lấy tại chi nhánh Shinhan bất kỳ.

– Lưu ý: Ngân hàng chỉ đồng ý cấp khi bạn đã mở thẻ được tối thiểu 3 tháng.

2. Sao kê sử dụng thẻ:

– Làm tại Shinhan (miễn phí)

– Không cần công chứng hay đóng dấu gì hết

– Nhớ che các thông tin quan trọng

4. Thẻ Platinum gốc:

– Để riêng, lãnh sự sẽ hỏi để đối chiếu.

III. Xác nhận vé máy bay khứ hồi và đặt phòng:

1. Vé máy bay: Đặt vé khứ hồi.

Trùng với lịch trình ở mục V.

Không trả tiền trước. Bạn chọn chế độ Thanh toán sau (Pay Later) lúc đặt vé.

2. Phòng khách sạn: Đặt ở Booking hay Agoda đều được.

Trùng với lịch trình ở mục V.

Không trả tiền trước. Bạn chọn chế độ Thanh toán sau/Thanh toán tại chỗ ở (Pay later/ Pay at the properties)

IV. Lịch trình: Càng chi tiết càng tốt, có thể tham khảo lịch trình của mình ở file đính kèm.

0. Hộ chiếu còn hiệu lực trên 6 tháng.

1. Tờ khai xin visa dạng du lịch tự túc

2. Giấy xác nhận chủ thẻ Bạch Kim Platinum của Shinhan

3. Sao kê sử dụng thẻ

4. Photo hai mặt thẻ tín dụng Bạch Kim Platinum.

5. Vé máy bay khứ hồi

6. Đặt phòng khách sạn.

ĐỂ RIÊNG những hồ sơ sau để lãnh sự đối chiếu:

1. Thẻ tín dụng Bạch Kim của Shinhan (thẻ gốc)

2. Hộ khẩu (gốc + photo công chứng)

3. CMND (gốc + photo công chứng)

4. Nếu có thể bổ sung bất kỳ tài liệu nào ở phần Chứng minh nghề nghiệp (hợp đồng lao động, giấy xác nhận nhân viên, bảng lương, đơn xin nghỉ phép,…) thì bổ sung, sẽ làm hồ sơ bạn mạnh hơn.

Thank you for reading ?

* Hướng dẫn Mở thẻ Tín dụng Shinhan Bank trực tuyến.

XEM KHÁCH SẠN ĐANG GIẢM GIÁ CHO CHUYẾN ĐI TỚI CỦA BẠN TRÊN AGODA NHÉ!

Kinh Nghiệm Tham Quan Văn Miếu Quốc Tử Giám 2022

Nguyễn Quang Trung

Travel Expert 28/02/2021

Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử phong phú, đa dạng hàng đầu của thủ đô Hà Nội nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Với những ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng, Văn Miếu là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử phong phú, đa dạng hàng đầu của thủ đô Hà Nội nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Với những ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng, Văn Miếu là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Văn Miếu Quốc Tử Giám có địa chỉ tại số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Có vị trí đắc địa nơi giao thoa 4 tuyến phố trung tâm của quận Đống Đa, Văn Miếu là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử văn hóa ngàn năm cổ kính và trang nghiêm, tĩnh mịch giữa lòng thủ đô, là địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng.

Được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu ngoài chức năng thờ các bậc thánh nhân của Đạo Nho còn là một trường học hoàng gia đầu tiên – nơi dạy dỗ các Hoàng thái tử. Học trò đầu tiên của trường học hoàng gia này là Thái tử Lý Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông. Năm 1076, chính người học trò đầu tiên này sau khi lên ngôi đã cho lập trường dạy học ở bên cạnh Văn Miếu. Trường chỉ dành riêng cho con của các bậc vua quan quyền quý nên được đặt tên là Quốc Tử Giám.

Năm 1253 dưới thời vua Trần Thái Tông, trường Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện. Vào thời này trường học được mở rộng và thu nhận cả con cái của thường dân tới học chỉ cần có sức học vượt trội xuất sắc. Thời vua Trần Minh Tông (1300 – 1357), Chu Văn An được mời giữ chức Quốc tử giám tư nghiệp tương đương với chức hiệu trưởng ngày nay. Ông có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của Quốc Tử Giám và trực tiếp dạy học cho Thái tử Trần Vượng.

Năm 1484, nhà vua Lê Thánh Tông tổ chức khoa thi và cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sỹ. Tới thời Nguyễn, trường Quốc Tử Giám được xây dựng tại Huế, kể từ đó Văn miếu Thăng Long được cho sửa sang tu sửa thành Văn Miếu Hà Nội và được gìn giữ cho tới tận ngày nay.

Quần thể khu di tích Văn Miếu là một khu đất hình chữ nhật rộng lớn có diện tích 54,331m2 mang đậm kiến trúc xây dựng thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên Văn Miếu được bao bọc bởi 4 bức tường gạch vồ kiên cố.

Văn Miếu được thiết kế theo bố cục Nho giáo đăng đối từng lớp, từng khu theo trục Bắc Nam. Từ phía cổng lớn đi vào là tứ cột trụ và hai bia Hạ mã hai bên. Đi vào phía trong các khu vực Nội Tự được ngăn cách bởi hồ nước, sân đình rộng hay lối đi với khoảng không rộng 2 bên. Trước khi vào mỗi khu bạn sẽ bước qua hệ thống cửa bao gồm một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Tất cả các cửa cổng ra vào các khu Nội Tự, miếu, điện thờ, nhà Thái Học đều được thiết kế mái nóc với đôi rồng chầu mặt nguyệt mang đậm phong cách kiến trúc phương Đông cổ xưa.

Để đến được Văn Miếu Quốc Tử Giám du khách có thể lựa chọn một trong các cách như sau:

Di chuyển bằng xe bus: Với cách này du khách có thể bắt các xe bus tuyến 32, 41, 23, 38, 02 và xuống tại điểm dừng gần Văn Miếu nhất rồi đi bộ tới Văn Miếu

Lựa chọn dịch vụ xe buýt 2 tầng: Đây là dịch vụ tham quan du lịch thủ đô mới xuất hiện vài năm gần đây. Dịch vụ này không chỉ giúp bạn tham quan Văn Miếu mà còn đưa bạn đi tham quan tất cả các địa điểm, di tích nổi tiếng khác của Hà Nội rất chuyên nghiệp và tiện lợi

Sử dụng các tour du lịch nội thành bằng xe đạp: Đây là dịch vụ của các công ty lữ hành cung cấp nhằm mang tới trải nghiệm đặc biệt thú vị cho du khách khi tham quan Hà Nội bằng xe đạp

Taxi, xe ôm: Ở Hà Nội, xe ôm và taxi rất sẵn nên du khách rất dễ dàng để gọi xe tới Văn Miếu Quốc Tử Giám để tham quan khám phá

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân du khách có thể tra cứu bản đồ hoặc hỏi người dân để lựa chọn tuyến đường di chuyển phù hợp nhất tránh đi vào đường một chiều

Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ cuối tuần hay lễ tết. Giờ mở cửa là 7h30 vào mùa đông, 8h vào các mùa khác còn giờ đóng cửa là 18h.

Giá vé tham quan Văn Miếu là 30 nghìn đồng/người/lượt vào thăm. Nếu thuộc một trong các đối tượng sau giá vé sẽ được miễn phí hoặc giảm giá 50%:

Miễn phí vé đối với trẻ em dưới 15 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng

Giảm 50% giá vé đối với người vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, người già trên 60 tuổi, người khuyết tật nặng, người có công với đất nước

6. Hướng dẫn tham quan Văn Miếu

Để tham quan Văn Miếu trọn vẹn và đầy đủ nhất, du khách nên tham quan theo tuần tự các địa điểm như sau:

6.1. Hồ Văn

Nằm ngay phía trước cổng của Văn Miếu, hồ Văn hay còn gọi là hồ Giám hoặc hồ Minh Đường là điểm cần tham quan đầu tiên khi đến thăm Văn Miếu. Theo sử sách ghi chép lại hồ Văn là một công trình hồ rộng lớn, rộng tới 1 vạn chín trăm thước nằm trong tổng thể khu du tích Văn Miếu. Giữa lòng hồ Văn là gò Kim Châu. Phán Thủy Đường được xây dựng trên gò Kim Châu. Phán Thủy Đường là nơi diễn ra các buổi bình văn chương của các nho sĩ kinh thành xưa.

Do bị bỏ sót trong phân cách địa giới hành chính cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hồ Văn ngày nay chỉ còn diện tích khoảng 12,297 m2. Tuy nhiên với ý nghĩa lịch sử văn hóa lớn lao, Thành phố Hà Nội đã chủ trương lập đề án tôn tạo, khôi phục gò Kim Châu, bảo tồn Hồ Văn và đưa vào danh sách các di tích thuộc tổng thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.

6.2. Văn Miếu Môn

Văn Miếu Môn là cổng tam quan phía ngoài của khu di tích. Gồm có 3 cửa với cửa được xây 2 tầng cao to. Tầng trên có ba chữ Văn Miếu Môn bằng chữ Hán cổ xưa. Nằm ở phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ nghi môn ở giữa và hai tấm bia Hạ mã hai bên. Tương truyền rằng xưa kể lại dù là khanh tướng hay công hầu khi đi qua Văn Miếu đều phải hạ võng, xuống xe ngựa đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia rồi mới lại đi tiếp. Như vậy đủ để hiểu Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm trang trọng và có ý nghĩa lớn lao tới mức nào.

6.3. Đại Trung Môn

Đại Trung Môn là cổng thứ hai của Văn Miếu đi thẳng vào qua cổng chính Văn Miếu Môn. Đại Trung Môn gồm 3 gian được xây trên nền gạch cao và lợp ngói mũi hài theo phong cách mái đình thời xưa. Trước và sau Đại Trung Môn là không gian rộng lớn đầy cây cỏ, hồ nước, những con đường nhỏ song song nối dài tạo nên cảm giác thâm nghiêm, thanh nhã, tĩnh mịch của chốn “văn vật sở đô”.

6.7. Đền Khải Thánh

Đền Khải Thánh là công trình nằm sau cùng của khu di tích Quốc Tử Giám xưa kia. Đây là nơi thờ tụng cha mẹ Khổng Tử là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Khu này thời trước là khu cư xá với 150 gian phòng dành cho giám sinh hay còn gọi là khu Thái học nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại. Tuy nhiên đến năm 1946 trong một lần bắn phá đại bác của thực dân Pháp khu này đã bị phá hủy toàn bộ. Sau đó Đền Khải Thánh được cho xây dựng mới và được bảo tồn cho đến ngày nay.

Khi đi tham quan Văn Miếu du khách nên đặc biệt lưu ý những điểm sau:

Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, trang nghiêm

Tuyệt đối không đội nón, mũ hay hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên Văn Miếu

Chỉ dâng lễ thắp hương chỉ thắp 1 nén hương đúng nơi quy định

Đi nhẹ nói khẽ giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường

Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo, cờ bạc trong Văn Miếu

Không xâm hại đến các hiện vật, không viết vẽ, đứng ngồi lên, không xoa đầu rùa, bia Tiến sĩ và các hiện vật trưng bày khác

Theo kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, thời gian tham quan di tích này chỉ mất từ 1 đến 3 tiếng. Vì vậy du khách nên có một lịch trình tham quan thêm các điểm khác gần Văn Miếu như ga Hà Nội, chùa Quán Sứ, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò hoặc Tháp Hà Nội…

Đăng ký nhận ngay khuyến mãi

Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn

© 2017 – 2020 Bản quyền thuộc về chúng tôi CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG JUSTFLY Số 15, ngách 102/28, Phố Hoàng Đạo Thành, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Hotline: 0968 368 678 – Mail: info@justfly.vn – Mã số thuế: 0107326124

Con Gái Có Nên Học Kinh Tế Quốc Dân, Khó Không, Xin Việc Dễ Không

Giới thiệu đôi chú về Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956. Và từ khi thành lập đến nay trường đã đổi tên nhiều lần. Và những cái tên mà bạn có thể chưa biết của trường học danh tiếng này gồm:

Trường Kinh tế Tài chính từ 1956 đến năm 1958

Trường Đại học Kinh tế Tài chính từ năm 1958 đến năm 1965

Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch từ năm1965 đến năm 1985

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là tên được sử dụng từ 1985 đến nay

Từ khi thành lập đến nay trường đã trải qua 19 đời hiệu trưởng đều là những người có chức học cao. Trong đó, đời hiệu trưởng đầu tiên là bác Phạm Văn Đồng. Và hiện nay, hiệu trưởng của trường đại học này là PGS. TS. Phạm Hồng Chương theo sự bổ nhiệm từ nhà trường và nhà nước Việt Nam.

Về đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà trường gồm 18 Giáo sư, 95 Phó Giáo sư, 255 Tiến sĩ, 391 Thạc sĩ; 20 Giảng viên cao cấp, 230 giảng viên chính, 329 giảng viên. Các cán bộ công nhân viên đạt các danh hiệu phong tặng của nhà nước gồm 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú, 382 Đảng viên…

Hàng năm, trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyền sinh và đào tạo hàng nghìn lượt sinh viên mới và tỷ lệ tốt nghiệp có việc làm lớn nhất trong các trường đại học đào tại kinh tế.

Hiện trường có 21 khoa với 32 chuyên ngành và 11 viên. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại số 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Điện thoại +84.4 36.280.280 và Website neu.edu.vn…

Lý do bạn nên học Đại học Kinh tế Quốc dân

Ai cũng có thể đăng ký và theo học trường Đại học Kinh tế Quốc dân bởi trường không giới hạn về giới tính, tôn giao cũng như độ tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế thì cánh cửa trường luôn rộng mở những không phải ai cũng có thể bước chân vào các giảng đường của trường kinh tế này bởi đây là một trường học đặc thù riêng về khối ngành kinh tế.

Và nếu như bạn muốn học Đại học Kinh tế Quốc dân bạn chắc chắn phải là người có bản lĩnh rất lớn. Ngoài khả năng về học lực bạn sẽ cần phải chịu áp lực lớn trong việc học tập cũng như là mức học phí khá cao mà nhà trường đưa ra. Và những điểm sáng bạn có thể hướng đến khi học tập tại ngôi trường này là:

Con Gái Có Nên Học Kinh Tế Quốc Dân hay không?

Trong xu hướng hiện đại thì các bạn nữ nên theo học các trường kinh tế giống như trường Đại học Kinh tế Quốc dân bởi khi này bạn sẽ không còn lo về vấn đề xin việc. Theo các số liệu thống kê trên 1600 sinh viên ra trường thì có đến 95% trong số này có việc làm ngay sau đó. Trong đó, có nhiều ngành có tỷ lệ xin việc cao đến 100%.

Bên cạnh đó, khi bạn là nữ giới, bạn theo học Đại học Kinh tế Quốc dân rất có thể bạn sẽ trở thành tâm điểm của sự chú ý bởi rất ít các bạn gái theo học khối ngành kinh tế. Họ thường cho rằng đây là một ngành học cứng ngắc, không phù hợp với các bạn gái. Và dĩ nhiên khi này bạn sẽ được nhiều người ưu ái hơn và biết đâu sẽ được liệt vào danh sách các hot girl của trường.

Bao nhiêu điểm có thể đăng ký học trường Kinh Tế Quốc Dân?

Sẽ có hai đối tượng được xét tuyển vào trường đại học Đại học Kinh tế Quốc dân đó là những thí sinh đã từng tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và các thí sinh đã tham gia cuộc thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia. Trong đó, đối tượng xét tuyển lại hai bắt buộc phải có tổng điểm 3 môn dùng để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên đã bao gồm điểm cộng, điểm ưu tiên.

Những thí sinh có tổng điểm trên 20 điểm bao gồm các điểm ưu tiên sẽ có cơ hội trúng tuyển nhiều hơn. Với những thí sinh tham gia dự tuyển có IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên thì chỉ cần đạt 14 điểm trở của hai môn trong đó có môn toán là đã đủ điều kiện xét tuyển.

Lưu ý khi đi xin việc với bằng Đại học Kinh tế Quốc dân

Trong xã hội hiện nay chúng ta có thể thấy rằng bằng cấp chỉ là một loại giấy tờ để bổ sung cho đủ bộ hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, giá trị của tấm bằng học Đại học Kinh tế Quốc dân lại vẫn giữ nguyên khi nó có thể giúp cho công cuộc xin việc của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nhất là khi bạn có bằng thuộc loại giỏi.

Mặc dù thế, với những bạn sinh viên mới ra trường thì lời khuyên dành cho bạn đó chính là không nên quá nóng vội. Việc xin vào một công ty nhỏ để lấy kinh nghiệm sẽ là bước đẩy cho bạn có một công việc ổn định trong tương lai. Và nhiều người phải mất nhiều năm để tích lũy kinh nghiệm trước khi có một công việc với thu nhập cao như mơ ước.

Thông tin tham khảo hữu ích:

Học Trường Kinh Tế Quốc Dân Ra Làm Gì, Có Dễ Xin Việc Không, Lương Cao Không

Kinh tế Quốc dân là trường nào? Ở đâu?

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trường đại học công lập, nằm trong hệ thống giáo dục của nhà nước Việt Nam. Trường được bắt đầu ra đời vào ngày 25 tháng 1 năm 1956 và tọa lạc tại thủ đô Hà Nội nước ta.

Địa chỉ cụ thể của trường là số 207 đường giải phóng, nằm trong địa bàn quận Hai Bà Trưng, thuộc thành phố Hà Nội. Bạn có thể liên hệ chi tiết để gặp ban quản lí, đào tạo của trường trên hệ thống website chúng tôi Sau đó tra số điện thoại của trường trên trang này.

Trường được viết tắt là NEU, tức là National Economics University trong tiếng Anh. Trước đây ngôi trường này cũng từng được gọi với nhiều cái tên như Đại học kinh tế Kế hoạch, đại học Kinh tế và Tài chính. Sau 20 năm thành lập chính thức đổi thành tên Kinh tế Quốc dân như bây giờ.

Đây là trường đại học có quy mô lớn với đội ngũ giảng viên gần 800 người và lượng học viên đông đảo. Chiếm con số lên tới hơn 45000 sinh viên. Với khẩu hiệu là đổi mới, hội nhập, phát triển trường ngày càng phát huy khả năng nghiên cứu chuyên sâu của mình và đào tạo ra nhiều nguồn nhân lực tốt cho đất nước.

Nhiệm vụ của trường được Chính phủ giao phó. Thứ nhất tại bậc trong và sau đại học bao gồm giáo dục về quản trị kinh doanh, quản lý hay kinh tế. Thứ hai là tổ chức truyền đạt kiến thức về nền kinh tế vĩ mô và các chính sách của nó. Cuối cùng là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực kinh doanh.

Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo những ngành nghề gì?

Tại Việt Nam đây là một trong những ngôi trường hàng đầu trong việc đào tạo ngành quản lí cũng như lĩnh vực kinh tế. Từ đó mở rộng ra nghiên cứu các chính sách mới, có mô hình hiện đại với quy mô lớn cho nhà nước ta. Đồng thời góp phần bồi dưỡng kiến thức quản trị cũng như chuyển đổi công nghệ quản lí.

Trường bao gồm nhiều khoa viện với nhiều chuyên ngành khác nhau. Cụ thể là 21 khoa, 11 viện và 45 ngành đào tạo trên tổng số xấp xỉ 45 nghìn sinh viên theo học. Ngoài ra còn có các phòng ban, trung tâm và một số đơn vị chuyên trách khác.

Các nghành nghề trường Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo vô cùng đa dạng. Gồm có quan hệ công chúng, tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế. Maketing, kế toán, chuyên ngành kinh tế, kinh doanh thương mại, kinh tế nông nghiệp. Kinh tế đầu tư, bất động sản, kinh tế tài nguyên thiên nhiên,…

Về phía mảng quản trị có quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị nhân lực, quản trị khách sạn, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quản lý đất đai, Logistic cũng như quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra còn có quản trị rủi ro học bằng tiếng Anh và quản lý dự án.

Học trường Kinh tế Quốc dân ra làm gì?

Dựa vào ngành mà học viên theo học mà sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn nghề nghiệp tương ứng. Có thể làm đúng chuyên ngành hoặc không đúng. Bởi nhiều công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi tuyển dụng bạn khi học từ Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bạn có thể tìm kiếm một chân kế toán tại các doanh nghiệp tư nhân thương mại, trong trường học hoặc các cơ sở thuộc bộ máy chính quyền xã huyện. Bên cạnh đó bạn còn có thể xin ứng tuyển tại các nhà hàng khách sạn với vai trò làm quản lý.

Ngoài ra, những công việc như phiên dịch, biên dịch viên, kỹ sư phần mềm, lập trình viên cũng là một sự lựa chọn tốt. Cho bạn phát huy khả năng ngôn ngữ và tin học của mình. Và thường bên lĩnh vực này lương cơ bản khá cao.

Nếu không thích làm nhân viên thì bạn có thể làm sếp. Bằng công việc tự mở công ty, doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh. Mảng bất động sản cũng là một sự lựa chọn tốt cho những ai muốn cạnh tranh. Cũng như làm ăn lớn trên thị trường và trở thành đại gia.

Học trường Kinh tế Quốc dân dễ xin việc không? Lương cao không?

Tỷ lệ việc làm

Vấn đề xin được việc làm không chỉ dựa trên lý do bạn học trường nào, loại bằng cấp ra sao. Mà còn phụ thuộc vào kỹ năng mềm của bạn. Nó bao gồm khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Cũng như ngoại giao tốt, ứng xử hợp lí trước mọi tình huống,… Những nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến những điều này khi phỏng vấn bạn.

Tất nhiên, cơ hội được ứng tuyển của bạn rất cao khi được học tại các trường chính quy và có tiếng như Đại học Kinh tế Quốc dân. Mặt khác những ngành nghề có tiềm năng trong tương lai sẽ là bước đà tốt nhất. Để bạn tìm kiếm một công việc làm ổn định, lương cao.

Theo kết quả của một thống kê được đề ra trong năm 2017. Thì trường có tổng cộng 95% học viên ra trường có việc làm. Như vậy, đây cũng là tỷ lệ khá cao để bạn có động lực theo học tại ngôi trường này.

Nên chọn học ngành gì tốt nhất?

Hiện nay, xu hướng thế giới đang bước vào thời đại hội nhập và công nghệ 4.0. Do đó rất cần đến nguồn nhân lực trẻ làm việc trong mảng phục vụ giao tiếp. Cũng như là ứng dụng phần mềm, thiết bị. Bởi vậy, nếu bạn chọn 4 ngành sau thì cơ hội có việc làm sẽ gần như 100%. Theo đúng với kết quả mà trường đã được phân tích.

Thứ nhất là ngôn ngữ Anh, bởi tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới. Nhiều cuộc hợp tác, đầu tư trên trường quốc tế đều sử dụng nó. Thứ hai là khoa học máy tính. Tiếp đến là hệ thống thông tin quản lý và cuối cùng là kinh tế tài nguyên.

Thông thường nếu ra trường làm việc cho các công ty tư nhân thì lương khởi điểm khá cao. Trung bình mức lương của cử nhân ra trường sẽ là khoảng 9 đến 10 triệu. Không những vậy nếu hoàn thành tốt công việc, nhiều công ty sẽ thưởng thêm cho bạn. Như vậy thì khả năng có nguồn thu nhập tốt sẽ rất cao. Nếu như bạn có sự phấn đấu trong quá trình học tập.

Học trường Đại học Kinh tế Quốc dân thi khối gì?

Trường đại học này sử dụng hình thức thi THPT Quốc Gia để xét tuyển. Do đó bạn cần chuẩn bị cho mình kiến thức vững vàng theo từng khối. Để mà có cơ hội đậu vào ngành nghề mà mình yêu thích.

Các tổ hợp xét tuyển của trường gồm có A00, D07, D01, A01, B00, C04, D09, B10. Ngoài ra còn mở rộng thêm khối C03 và D10 trong ngành quan hệ công chúng. Trường có yêu cầu điểm chuẩn khá cao trong mỗi khối. Cho nên bạn phải lưu ý xem xét trước vấn đề này.

Bên cạnh đó trường còn tuyển thẳng đối với những đối tượng có thành tích xuất sắc trong những cuộc thi có quy mô quốc gia. Nội dung cụ thể bạn có thể tham khảo tại website của trường. Trường sẽ cộng điểm ưu tiên cho những trường hợp thuộc khoản 3 điều 7 của quy chế tuyển sinh đại học.

Một số lưu ý khi học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân?

Trong quá trình giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo đầu ra chuẩn về tin học và ngoại ngữ. Chứng chỉ IELTS trung bình đạt từ 5.5 trở lên. Cho nên sinh viên khi đã trúng tuyển vào trường cần thực hiện nghiêm túc các quy định học tập.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Xin Visa Hàn Quốc Cho Chủ Thẻ Platinum Shinhan Bank 2022 trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!