Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Đi Tham Quan Công Viên Thủ Lệ 2022 được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vị trí: góc đường Kim Mã, Cầu Giấy, đường Bưởi, Đào Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc, giáp với khách sạn Hanoi Daewoo
Đặc điểm: đây là vườn thú lớn của Hà Nội, địa điểm khám phá hấp dẫn dành cho các bạn nhỏ.
Công viên Thủ Lệ – vườn thú đặc biệt của thủ đô
Toàn bộ công viên Thủ Lệ có diện tích 29ha, được chia thành nhiều khu vực với các chức năng khác nhau như là hồ nước, các gờ đất, núi Bò, đền Voi Phục,…cùng với đó là các công trình kiến trúc được xây dựng theo một lối kiến trúc hài hòa, có sự kết hợp độc đáo với thiên nhiên tạo nên cảnh quan rất độc đáo và sinh động.
Thủ Lệ là vườn thú của Hà Nội và được chia thành các khu vực nuôi nhốt các loài thú khác nhau. Như là khu bò sát được bố trí ở khu vực có nước, gần các hang đất gồm có rắn, kỳ đà, cá sấu,.. khu vực các loài chim được bố trí gần lối vào đền Voi Phục gồm có công, trĩ, uyên ương, hạc, cò, sếu, các loài chim hót như họa mi, khướu,…khu vực thú dữ được bố trí và xây dựng hệ thống chuồng giống như hang động, gồm có: hổ, báo, sư tử, gấu…cùng với đó là hàng trăm loài thú móng guốc như hươu, nai, dê,… được bố trí trong các vườn cây rộng, thoáng mát để các con thú thuận tiện chạy nhảy, tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng và phát triển.
Cùng với chức năng nuôi dưỡng và bảo tồn các loài động vật, công viên Thủ Lệ còn đóng vai trò giống như một lá phổi xanh của thành phố. Toàn vườn thú bao gồm có: 20,4ha cây xanh, hơn 100.000m2 thảm cỏ, hơn 3000 m2 bồn hoa, gần 4000 cây xanh cho bóng mát cùng rất nhiều cây cảnh được nuôi trồng trong khuôn viên của công viên.
Giá vé vào tham quan
– Giá vé áp dụng cho người lớn là 10.000 VNĐ một người.
– Giá vé áp dụng cho trẻ em là 5.000 VNĐ một người.
Và thời gian mở cửa vào tham quan công viên Thủ Lệ bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc khoảng 18 giờ hằng ngày.
Ăn gì khi đi công viên Thủ Lệ?
Trong khu công viên Thủ Lệ không có nhà hàng, do đó để các bé và chính bạn không đói, hãy mang đồ ăn nhẹ vào trong công viên lót dạ và chơi thật đã, sau đó cả đoàn kéo nhau ra ngoài ghé một nhà hàng ngon tại Hà Nội ăn trưa.
Và một kinh nghiệm được chia sẻ rộng rãi là chơi hết buổi sáng là mệt nhoài và đã đi hết công viên ngắm cảnh, các đoàn du khách thường lựa chọn nhà hàng Gà Ngon cổng chào công viên Thiên Đường Bảo Sơn ăn trưa thật đã rồi mới ra về.
Với kinh nghiệm hàng chục năm phục vụ du lịch, nhà hàng công viên Thiên Đường Bảo Sơn mỗi ngày đón hàng nghìn du khách ghé qua. Cho dù đã sẵn sàng hoạt động hết công suất cả 4 khu ăn uống với không gian 2000 m2 nhưng nhà hàng luôn trong tình trạng đông kín và hầu như không còn chỗ vào các giờ cao điểm. Nếu bạn muốn đi công viên Thủ Lệ và muốn được ăn uống tại nhà hàng nổi tiếng này, thì hãy gọi điện 0967.886.202 – 0987.888.502 đặt bàn trước cho nhà hàng chủ động và được phục vụ chu đáo.
Kinh Nghiệm Tham Quan Văn Miếu Quốc Tử Giám 2022
Nguyễn Quang Trung
Travel Expert 28/02/2021
Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử phong phú, đa dạng hàng đầu của thủ đô Hà Nội nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Với những ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng, Văn Miếu là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử phong phú, đa dạng hàng đầu của thủ đô Hà Nội nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Với những ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng, Văn Miếu là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám có địa chỉ tại số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Có vị trí đắc địa nơi giao thoa 4 tuyến phố trung tâm của quận Đống Đa, Văn Miếu là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử văn hóa ngàn năm cổ kính và trang nghiêm, tĩnh mịch giữa lòng thủ đô, là địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng.
Được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu ngoài chức năng thờ các bậc thánh nhân của Đạo Nho còn là một trường học hoàng gia đầu tiên – nơi dạy dỗ các Hoàng thái tử. Học trò đầu tiên của trường học hoàng gia này là Thái tử Lý Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông. Năm 1076, chính người học trò đầu tiên này sau khi lên ngôi đã cho lập trường dạy học ở bên cạnh Văn Miếu. Trường chỉ dành riêng cho con của các bậc vua quan quyền quý nên được đặt tên là Quốc Tử Giám.
Năm 1253 dưới thời vua Trần Thái Tông, trường Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện. Vào thời này trường học được mở rộng và thu nhận cả con cái của thường dân tới học chỉ cần có sức học vượt trội xuất sắc. Thời vua Trần Minh Tông (1300 – 1357), Chu Văn An được mời giữ chức Quốc tử giám tư nghiệp tương đương với chức hiệu trưởng ngày nay. Ông có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của Quốc Tử Giám và trực tiếp dạy học cho Thái tử Trần Vượng.
Năm 1484, nhà vua Lê Thánh Tông tổ chức khoa thi và cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sỹ. Tới thời Nguyễn, trường Quốc Tử Giám được xây dựng tại Huế, kể từ đó Văn miếu Thăng Long được cho sửa sang tu sửa thành Văn Miếu Hà Nội và được gìn giữ cho tới tận ngày nay.
Quần thể khu di tích Văn Miếu là một khu đất hình chữ nhật rộng lớn có diện tích 54,331m2 mang đậm kiến trúc xây dựng thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên Văn Miếu được bao bọc bởi 4 bức tường gạch vồ kiên cố.
Văn Miếu được thiết kế theo bố cục Nho giáo đăng đối từng lớp, từng khu theo trục Bắc Nam. Từ phía cổng lớn đi vào là tứ cột trụ và hai bia Hạ mã hai bên. Đi vào phía trong các khu vực Nội Tự được ngăn cách bởi hồ nước, sân đình rộng hay lối đi với khoảng không rộng 2 bên. Trước khi vào mỗi khu bạn sẽ bước qua hệ thống cửa bao gồm một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Tất cả các cửa cổng ra vào các khu Nội Tự, miếu, điện thờ, nhà Thái Học đều được thiết kế mái nóc với đôi rồng chầu mặt nguyệt mang đậm phong cách kiến trúc phương Đông cổ xưa.
Để đến được Văn Miếu Quốc Tử Giám du khách có thể lựa chọn một trong các cách như sau:
Di chuyển bằng xe bus: Với cách này du khách có thể bắt các xe bus tuyến 32, 41, 23, 38, 02 và xuống tại điểm dừng gần Văn Miếu nhất rồi đi bộ tới Văn Miếu
Lựa chọn dịch vụ xe buýt 2 tầng: Đây là dịch vụ tham quan du lịch thủ đô mới xuất hiện vài năm gần đây. Dịch vụ này không chỉ giúp bạn tham quan Văn Miếu mà còn đưa bạn đi tham quan tất cả các địa điểm, di tích nổi tiếng khác của Hà Nội rất chuyên nghiệp và tiện lợi
Sử dụng các tour du lịch nội thành bằng xe đạp: Đây là dịch vụ của các công ty lữ hành cung cấp nhằm mang tới trải nghiệm đặc biệt thú vị cho du khách khi tham quan Hà Nội bằng xe đạp
Taxi, xe ôm: Ở Hà Nội, xe ôm và taxi rất sẵn nên du khách rất dễ dàng để gọi xe tới Văn Miếu Quốc Tử Giám để tham quan khám phá
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân du khách có thể tra cứu bản đồ hoặc hỏi người dân để lựa chọn tuyến đường di chuyển phù hợp nhất tránh đi vào đường một chiều
Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ cuối tuần hay lễ tết. Giờ mở cửa là 7h30 vào mùa đông, 8h vào các mùa khác còn giờ đóng cửa là 18h.
Giá vé tham quan Văn Miếu là 30 nghìn đồng/người/lượt vào thăm. Nếu thuộc một trong các đối tượng sau giá vé sẽ được miễn phí hoặc giảm giá 50%:
Miễn phí vé đối với trẻ em dưới 15 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng
Giảm 50% giá vé đối với người vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, người già trên 60 tuổi, người khuyết tật nặng, người có công với đất nước
6. Hướng dẫn tham quan Văn Miếu
Để tham quan Văn Miếu trọn vẹn và đầy đủ nhất, du khách nên tham quan theo tuần tự các địa điểm như sau:
6.1. Hồ Văn
Nằm ngay phía trước cổng của Văn Miếu, hồ Văn hay còn gọi là hồ Giám hoặc hồ Minh Đường là điểm cần tham quan đầu tiên khi đến thăm Văn Miếu. Theo sử sách ghi chép lại hồ Văn là một công trình hồ rộng lớn, rộng tới 1 vạn chín trăm thước nằm trong tổng thể khu du tích Văn Miếu. Giữa lòng hồ Văn là gò Kim Châu. Phán Thủy Đường được xây dựng trên gò Kim Châu. Phán Thủy Đường là nơi diễn ra các buổi bình văn chương của các nho sĩ kinh thành xưa.
Do bị bỏ sót trong phân cách địa giới hành chính cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hồ Văn ngày nay chỉ còn diện tích khoảng 12,297 m2. Tuy nhiên với ý nghĩa lịch sử văn hóa lớn lao, Thành phố Hà Nội đã chủ trương lập đề án tôn tạo, khôi phục gò Kim Châu, bảo tồn Hồ Văn và đưa vào danh sách các di tích thuộc tổng thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.
6.2. Văn Miếu Môn
Văn Miếu Môn là cổng tam quan phía ngoài của khu di tích. Gồm có 3 cửa với cửa được xây 2 tầng cao to. Tầng trên có ba chữ Văn Miếu Môn bằng chữ Hán cổ xưa. Nằm ở phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ nghi môn ở giữa và hai tấm bia Hạ mã hai bên. Tương truyền rằng xưa kể lại dù là khanh tướng hay công hầu khi đi qua Văn Miếu đều phải hạ võng, xuống xe ngựa đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia rồi mới lại đi tiếp. Như vậy đủ để hiểu Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm trang trọng và có ý nghĩa lớn lao tới mức nào.
6.3. Đại Trung Môn
Đại Trung Môn là cổng thứ hai của Văn Miếu đi thẳng vào qua cổng chính Văn Miếu Môn. Đại Trung Môn gồm 3 gian được xây trên nền gạch cao và lợp ngói mũi hài theo phong cách mái đình thời xưa. Trước và sau Đại Trung Môn là không gian rộng lớn đầy cây cỏ, hồ nước, những con đường nhỏ song song nối dài tạo nên cảm giác thâm nghiêm, thanh nhã, tĩnh mịch của chốn “văn vật sở đô”.
6.7. Đền Khải Thánh
Đền Khải Thánh là công trình nằm sau cùng của khu di tích Quốc Tử Giám xưa kia. Đây là nơi thờ tụng cha mẹ Khổng Tử là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Khu này thời trước là khu cư xá với 150 gian phòng dành cho giám sinh hay còn gọi là khu Thái học nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại. Tuy nhiên đến năm 1946 trong một lần bắn phá đại bác của thực dân Pháp khu này đã bị phá hủy toàn bộ. Sau đó Đền Khải Thánh được cho xây dựng mới và được bảo tồn cho đến ngày nay.
Khi đi tham quan Văn Miếu du khách nên đặc biệt lưu ý những điểm sau:
Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, trang nghiêm
Tuyệt đối không đội nón, mũ hay hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên Văn Miếu
Chỉ dâng lễ thắp hương chỉ thắp 1 nén hương đúng nơi quy định
Đi nhẹ nói khẽ giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường
Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo, cờ bạc trong Văn Miếu
Không xâm hại đến các hiện vật, không viết vẽ, đứng ngồi lên, không xoa đầu rùa, bia Tiến sĩ và các hiện vật trưng bày khác
Theo kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, thời gian tham quan di tích này chỉ mất từ 1 đến 3 tiếng. Vì vậy du khách nên có một lịch trình tham quan thêm các điểm khác gần Văn Miếu như ga Hà Nội, chùa Quán Sứ, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò hoặc Tháp Hà Nội…
Đăng ký nhận ngay khuyến mãi
Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn
© 2017 – 2020 Bản quyền thuộc về chúng tôi CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG JUSTFLY Số 15, ngách 102/28, Phố Hoàng Đạo Thành, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Hotline: 0968 368 678 – Mail: info@justfly.vn – Mã số thuế: 0107326124
Kinh Nghiệm Tham Quan Lăng Bác 2022 Từ A Tới Z * Du Lịch Số
Lăng Bác, hay Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi bảo quản hài cốt Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được bắt đầu xây dựng vào năm 1973 và hoàn thành năm 1975. Nơi đây nằm giữa Quảng trường Ba Đình thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Theo những đoạn giới thiệu về Lăng Bác được đăng tải trên truyền thông, lăng có chiều cao 21.6m, rộng 41.2m. Lăng Bác có kết cấu 3 lớp, lớp dưới và đỉnh hình bậc tam cấp, ở giữa là phòng chứa hài cốt và hành lang, cầu thang. Bề mặt lăng ốp đá granite xám, mặt trong ốp đá đỏ và xám mài bóng. Những cột vuông được trang trí xung quanh bốn mặt của lăng được chế tác từ đá hoa cương. Ở mặt trước, trên đỉnh lăng được ốp đá có màu mận chín tạo thành cụm từ: “CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH”.
Địa chỉ Lăng Bác ở đâu?
Lăng Bác có địa chỉ ở đâu? Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lăng Bác) được xem là trái tìm của thủ đô, di tích lịch sử nổi tiếng của du lịch Hà Nội. Lăng Bác là nơi đặt và lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hò Chí Minh, được xây dựng vào 2/9/1973 có địa chỉ ở số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Khu bác nằm được ốp hoàn toàn bằng đá cẩm thạch, lá cờ Đảng và Tổ quốc được ghép từ 4000 miếng đá hồng. Hình ảnh ngôi sao và búa liềm được làm từ đá cẩm vân với màu vàng sáng rực rỡ, hai bên cửa được làm bằng gỗ do miền Nam. Với kiến trúc độc đáo như vậy, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là công trình văn hóa nghệ thuật lớn nhất ở Việt Nam.
Xe bus: Các tuyến xe bus đi qua lăng Bác như: 09, 18, 22, 33, 45, 50 dừng tại điểm số 18A Lê Hồng Phong là gần nhất để đi bộ tời lăng Bác khoảng 400 mét.
Xe máy: Các bạn đi xe máy tới lăng Bác theo hướng dẫn từ google Maps, gửi xe tại đường Ngọc Hà cổng vào Bảo tàng hoặc đường Ông Ích Khiêm.
Taxi: Kinh nghiệm đi lăng Bác 2021, đối với những bạn ở xa không thông thuộc đường xá đi lại thì cách tốt nhát là đi taxi với giá 7.000 đồng/km. Nên chú ý quan sát đồng hồ tính cước và có thể hỏi rõ giá trước khi đi để tránh bị “chặt chém”.
Giờ mở cửa ở Lăng Bác
Hàng năm, Lăng Bác đón hàng triệu lượt khách du lịch, cơ quan, đoàn thể từ khắp nơi trên thế giới đến thăm. Để đáp ứng được nhu cầu đó, hiện nay, Lăng Bác mở cửa vào sáng thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên, giờ mở cửa đối với ngày thường, ngày lễ, cuối tuần khác nhau và phụ thuộc theo mùa.
Giá vé vào Lăng Bác: Hiện nay, theo quy định, người Việt Nam đến viếng Lăng Bác không cần mua vé vào cửa. Những du khách từ nước ngoài đến cần mua vé tham quan khu nhà sàn Bác Hồ và bảo tàng Hồ Chí Minh, mỗi địa điểm thu phí 25.000VNĐ.
Phương tiện di chuyển đến Lăng Bác: Đối với những người muốn đi du lịch Lăng Bác Hồ bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể chọn nhiều tuyến đường để di chuyển. Tuy nhiên, cần lưu ý quanh lăng có 2 địa điểm gửi xe: đường Ông Ích Khiêm nằm đối diện bộ Tư lệnh lăng hoặc số 19 đường Ngọc Hà ở phía cổng vào Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Đối với khách di chuyển bằng xe bus thì bạn sẽ không cần băn khoăn về tuyến đường cũng như tự hỏi Lăng Bác Hồ ở đâu. Hiện nay, một số tuyến xe bus đang có điểm dừng gần Lăng Bác: 9, tuyến 18, tuyến 22, 33, tuyến 45, tuyến xe 50. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ xe buýt 2 tầng được cung cấp bởi Your Vacation Travel để dễ dàng hơn trong việc di chuyển giữa các địa điểm tham quan trong thành phố.
Hành trình viếng thăm Lăng Bác: Nhiều người sẽ tự hỏi: Ngoại trừ phần chứa hài cốt thì trong Lăng Bác có gì? Vậy thì bạn nên tham khảo lịch trình tham quan Lăng Bác: du khách đi từ Lăng Bác đến Nhà sàn, sau đó tiếp tục di chuyển qua ao cá Bác Hồ, thăm bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột sẽ là địa điểm cuối cùng.
Lưu ý đặc biệt quan trọng khi viếng Lăng Bác 2021
Trang phục: Do đây là một địa điểm mang tính chất chính trị và trang nghiêm, nên du khách cần lưu ý cách ăn mặc khi đi Lăng Bác không mặc những trang phục gây phản cảm, hở hang, quần hay váy ngắn. Ăn mặc lịch sự, gọn gàng chính là một cách thể hiện lòng thành kính đối với Bác Hồ vĩ đại.
Thái độ: Theo kinh nghiệm đi Lăng Bác, khi vào lăng bạn cần đi nhẹ, nói khẽ, xếp đúng hàng lối để vào viếng. Tránh nói to, xô đẩy, chen lấn vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến trật tự cũng như không khí trang nghiêm trong lăng. Trước khi vào lăng, bạn cần bỏ mũ ra khỏi đầu, không đút tay vào túi áo hoặc quần, thể hiện thái độ chuẩn mực.
Độ tuổi vào thăm Lăng Bác: Theo quy định của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trẻ em dưới 3 tuổi không được vào viếng.
Thông tin liên hệ với ban quản lý lăng Bác Hồ
Lăng Bác có địa điểm tại: số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Các bạn trong và ngoài nước muốn biết thông tin cụ thể về lịch mở cửa, lịch thăm lăng Bác, có thể liên hệ như sau:
Ban Tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Địa chỉ: số 17, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
– Điện thoại: 024 38455128
Ban Đón tiếp, Văn phòng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Địa chỉ: số 1, phường Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
– Điện thoại: 024 38455168 – 024 37345484
Lịch mở cửa Lăng Bác tháng 4/2021
Hàng năm, Lăng Bác đón hàng triệu lượt khách du lịch, cơ quan, đoàn thể từ khắp nơi trên thế giới đến thăm. Để đáp ứng được nhu cầu đó, hiện nay, Lăng Bác mở cửa vào các buổi sáng trong tuần trừ Thứ Hai và Thứ Sáu cho người dân tới tham quan Lăng Bác.
– Thời gian mở cửa
+ Vào mùa hè (từ ngày 1 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10)
+ Đối với các ngày bình thường, lăng mở cửa từ 7h30 đến 10h30.
+ Đối với Thử Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ, lăng mở cửa từ 7h30 đến 11h.
+ Vào mùa đông (từ ngày 1 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau)
+ Đối với các ngày bình thường, lăng mở cửa từ 8h đến 11h.
+ Đối với Thử Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ, lăng mở cửa từ 8h đến 11h30.
– Người Việt Nam được miễn phí khi vào tham quan Lăng Bác
– Khách nước ngoài sẽ mất 25.000 đồng vé tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh và 25.000 đồng vé tham quan khu nhà sàn Bác Hồ.
Hành trình tham quan Lăng Bác sẽ bắt đầu tại cổng vào bảo tàng Hồ Chí Minh (số 17A đường Ngọc Hà); từ chỗ gửi xe bạn đi bộ ra đây và sẽ không mất quá nhiều thời gian bởi quãng đường tương đối ngắn. Tại ngay cổng vào, đội ngũ nhân viên sẽ hướng dẫn bạn cách xếp hàng và gửi đồ trước khi vào lăng. Bạn sẽ đi qua một cổng an ninh, vì vậy những đồ kim loại và những thiết bị ghi hình, chụp hình mang bên người sẽ bị giữ lại.
Đi theo đoàn người, bạn sẽ tới quảng trường Ba Đình. Tại đây, đội ngũ bảo vệ sẽ hướng dẫn từng đoàn một vào viếng lăng. Nếu đi vào đúng ngày lễ thì sẽ phải đợi hơi lâu một chút. Lịch trình tham quan Lăng Bác thường du khách đi từ Lăng Bác đến Nhà sàn, sau đó tiếp tục di chuyển qua ao cá Bác Hồ, thăm bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột sẽ là địa điểm cuối cùng.
Lễ thượng cờ là một nghi lễ cấp quốc gia, được thực hiện vào 6 giờ sáng mỗi ngày trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Đoàn thượng cờ khởi hành từ phía sau lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dẫn đầu đoàn thượng cờ là quân kỳ Quyết thắng. Sau đó, là đội tiêu binh với 34 người, tượng trưng cho 34 chiến sĩ đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đoàn đi một vòng ra phía trước theo tiếng nhạc của ca khúc “Tiến bước dưới quân kỳ” để đến chân cột cờ.
Ba chiến sĩ đội hồng kỳ sẽ tiến lên phía cột cờ chuẩn bị các nghi thực thượng cờ, lúc này cửa lăng Chủ tịch bắt đầu mở. Khi có hiệu lệnh lá cờ được tung ra và bay lên theo tiếng Quốc ca, cờ được kéo lên trên đỉnh của cột cờ. Sau lễ thượng cờ, đội tiêu binh đi một vòng trước cửa lăng Bác và kết thúc nghi lễ. Lễ hạ cờ diễn ra vào 21 giờ hàng ngày, với nghi thức tương tự lễ thượng cờ. Nghi lễ chào cờ được các chiến sĩ thực hiện một cách trang trọng nhất, thiêng liêng nhất để giữ hình ảnh lá cờ Tổ quốc.
Mở Cửa Hầm Thủ Thiêm Đón Người Dân Tham Quan
( chúng tôi ) Việc xử lý nứt, thấm các đốt hầm Thủ Thiêm đã hoàn tất. Dự kiến ngày 20-11, chúng tôi sẽ mở cửa hầm cho người dân đi bộ tham quan công trình này.
Ngày 29-10, đoàn công tác của Thành ủy, UBND chúng tôi các sở, ngành đã thị sát thực địa và kiểm tra tình hình chuẩn bị cho lễ thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 20-11.
Khắc phục toàn diện các khiếm khuyết
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Đô thị chúng tôi (chủ đầu tư dự án đại lộ Đông Tây), khẳng định các vị trí thấm ở hầm vượt sông Sài Gòn ở những vị trí đã được xử lý thì không xuất hiện nữa. Trước ngày 31-10 sẽ hoàn thành việc sửa chữa hiện tượng thấm hầm dẫn và hầm dìm. Nhà thầu đã khắc phục xong hiện tượng lún dầm dẫn chữ U. Trong ba tháng qua, hiện tượng lún đã dừng nhưng hiện vẫn tiếp tục quan trắc theo hướng dẫn của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (gọi tắt là Hội đồng nghiệm thu).
“Hiện không xuất hiện tình trạng thấm tại các vị trí trong khu vực hầm dẫn và tại các đốt hầm dìm đã được xử lý. Chủ đầu tư sẽ quan trắc tình trạng thấm và yêu cầu nhà thầu, tư vấn trình quy trình bảo trì kết cấu đường hầm, quy trình quan trắc, kiểm tra, xử lý các vết thấm; đồng thời sẽ xử phạt nhà thầu theo điều kiện hợp đồng” – ông Phúc nói.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải trực tiếp kiểm tra hầm Thủ Thiêm. Ảnh: Minh Phong.
Cũng theo ông Phúc, đối với tình trạng lún tại một số vị trí trên tuyến đường mới Thủ Thiêm, hiện nhà thầu đang thi công, hoàn thiện mặt đường đến độ cao đã được chủ đầu tư phê duyệt theo hướng dẫn của Hội đồng nghiệm thu và sẽ hoàn thành trước ngày 10-11. Việc quan trắc lún và bù lún sẽ được thực hiện trong suốt một năm bảo hành và thời gian sau đó. Ngoài ra, tình trạng trồi nhựa trên đầu cầu Khánh Hội và khu vực giao lộ Lương Định Của sẽ được khắc phục tạm, đảm bảo êm thuận trước ngày 20-11 để phục vụ cho việc thông xe. Còn việc khắc phục triệt để thì sẽ hoàn thành vào đầu năm 2012 sau khi hoàn tất các thí nghiệm, xác định nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể.
Bảo đảm an toàn cho người giao thông
Theo ông Phúc, bộ trưởng Bộ Xây dựng và Hội đồng nghiệm thu vừa kiểm tra, đánh giá các hạng mục công trình dự án đại lộ Đông Tây và kết luận cho phép thông xe hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn cùng toàn tuyến đại lộ Đông Tây vào ngày 20-11. “Tóm lại, công trình đã đạt yêu cầu cho việc thông xe. Tuy nhiên, sắp tới Hội đồng nghiệm thu sẽ kiểm tra lần cuối trước khi tổ chức thông xe toàn tuyến” – ông cho biết.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nhấn mạnh vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay đối với hầm Thủ Thiêm là chất lượng công trình. Khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm an toàn tuyệt đối và việc phân luồng giao thông phải được tổ chức hợp lý để đảm bảo thông suốt, không bị ách tắc kể cả khi có sự cố trong hầm. Ông cũng yêu cầu kích cỡ, cách bố trí biển báo giao thông cũng như cảnh quan trên đường mới vào hầm Thủ Thiêm phải đạt chuẩn quốc tế để cùng với đại lộ Võ Văn Kiệt, hầm Thủ Thiêm sẽ trở thành công trình giao thông mang tính tượng trưng cho sự văn minh, hiện đại của TP.
Theo kế hoạch, sau lễ thông xe, đường hầm Thủ Thiêm và tuyến đường mới Thủ Thiêm sẽ chính thức được đưa vào sử dụng, phục vụ người dân từ 8 giờ sáng 21-11. Ông Lê Thanh Hải yêu cầu UBND TP, Sở GTVT tổ chức cho người dân, đặc biệt là người dân phải di dời do ảnh hưởng của công trình hầm dìm Thủ Thiêm, đi bộ qua hầm để tham quan. Ông cũng yêu cầu Công an TP đảm bảo an ninh, an toàn khi người dân tham quan công trình hiện đại này.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP, cho hay sẽ thực hiện chỉ đạo này để người dân được tận mắt nhìn thấy tầm vóc quan trọng của công trình.
Sẽ đóng hầm khi có sự cố
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông Tây. Đường hầm vượt sông dài 1.490 m, trong đó phần hầm dìm vượt sông Sài Gòn dài 370 m (nằm dưới đáy sông cách mặt nước 24-27 m) có sáu làn xe và lối thoát hiểm hai bên.
Theo ông Lê Toàn, Phó Giám đốc Sở GTVT, trong trường hợp có sự cố xảy ra trong hầm thì bộ phận xử lý thông tin của trung tâm quản lý, khai thác hầm Thủ Thiêm sẽ lập tức thông báo đóng hai đầu hầm, không cho xe vào. Ngoài ra, sẽ thông báo phân luồng từ xa ở hai đầu phía đường Võ Văn Kiệt và đường mới Thủ Thiêm để người dân biết và lựa chọn hướng đi phù hợp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Đi Tham Quan Công Viên Thủ Lệ 2022 trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!