Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Đi Lễ Đền Ngọc Sơn : Giá Vé, Giờ Mở Cửa, Cách Hành Lễ # Top 9 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Đi Lễ Đền Ngọc Sơn : Giá Vé, Giờ Mở Cửa, Cách Hành Lễ # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Đi Lễ Đền Ngọc Sơn : Giá Vé, Giờ Mở Cửa, Cách Hành Lễ được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Kinh nghiệm đi lễ đền Ngọc Sơn vừa đúng vừa vui

Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất được gọi là đảo Ngọc Sơn ở phía Đông Bắc của hồ Gươm và tọa lạc tại phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội.

Đến với đền Ngọc Sơn, du khách sẽ bắt gặp một công trình kiến trúc chữ Tam điển hình với hệ thống câu đối, vật bài trí hay hoành phi… Tất cả đều thể hiện rõ sự hòa hợp về tôn giáo của dân tộc ta qua hàng nghìn năm văn hiến. Ít ai biết rằng, ngôi đền được xây dựng vào thế kỉ 19, mục đích là để thờ Quan đế đã giúp trấn áp những điều ác, mang lại điều tốt lành cho người dân.

Còn ngày nay, đền Ngọc Sơn thờ những ai cũng là thắc mắc của nhiều người. Đây là nơi thờ đức thánh Trần Hưng Đạo cùng Văn Xương Đế Quân – vị thần chủ quản khoa cử, văn chương. Ngoài ra, còn thờ Quan Vân Trường, Phật A-di-đà và Lã Động Tân. Qua đó, ta thấy rõ được quan niệm “tam giáo đồng nguyên” với ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp các tôn giáo ở tất cả vùng miền đất nước của dân tộc Việt Nam.

1.3. Cách đến đền Ngọc Sơn như thế nào?

Như đã nói, vị trí của đền Ngọc Sơn là ở trong khu vực trung tâm nội thành của thủ đô Hà Nội, do đó việc di chuyển tới đây khá dễ dàng. Du khách có thể lựa chọn 2 hình thức di chuyển, đó là phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng.

Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân để chở gia đình, bạn bè thì mọi người chỉ cần hỏi đường đến hồ Hoàn Kiếm là sẽ tới nơi. Hoặc mở ứng dụng Google map trên điện thoại, search đường đi vô cùng thuận tiện.

Để phục vụ cho khách du lịch có thể đến tham quan thoải mái di tích lịch sử đền Ngọc Sơn thì ban tổ chức ở đây đã quyết định mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần. Cụ thể, từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối ngày thứ 2,3,4,5,6. Riêng thứ 7 và chủ nhật, sẽ mở cửa xuyên suốt trong khung giờ, 7 giờ sáng đến 9 giờ tối.

1.5. Thời điểm lý tưởng đến đền Ngọc Sơn

1.6. Giá vào cửa đền Ngọc Sơn

Trên thực tế, nếu mọi người chỉ đi qua cầu Thê Húc mà không vào Đắc Nguyệt Lâu thì không cần phải mua vé. Còn nếu muốn khám phá trung tâm đền Ngọc Sơn thì chi phí vào cửa sẽ tùy theo từng đối tượng, trẻ em dưới 15 tuổi được miễn phí, sinh viên phải trình thẻ thì được mua với giá 15.000 đồng/vé còn 30.000 đồng/vé là dành cho người lớn (từ 15 tuổi trở lên).

1.7. Lưu ý khi vào đền Ngọc Sơn

Hình ảnh đền Ngọc Sơn hiện lên trong mắt nhiều người là khu thờ tự tôn giáo, trang nghiêm và thành kính. Vì vậy, khi đến đây tham quan, khám phá du khách cần chú ý đến một số vấn đề như:

Nên lựa chọn quần áo, trang phục phù hợp. Không nên mặc quần áo sexy, ngắn cũn và thiếu tế nhị.

Nên đi lại nhẹ nhàng, tránh cười nói to tiếng, ồn ào mà cần giữ trật tự khi đi vào những điểm cúng bái.

Khi vào bên trong thắp hương, cầu khấn, cần cởi bỏ giày dép hoặc không đội mũ, che ô… theo đúng quy định của đền.

Cùng với văn miếu Quốc Tử Giám thì đền Ngọc Sơn cũng chính là một trong những ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng nhất miền Bắc mà nhiều sĩ tử, bậc phụ huynh học sinh… hay đến lễ trước khi diễn ra các kỳ thi. Thế nhưng, hành lễ như thế nào cho đúng và đủ là điều mà không phải ai cũng biết. Theo nhà nghiên cứu phong thủy thì mọi người có thể ứng dụng Kiến Phong, theo thứ tự sẽ là:

Tạ ơn cha trời – mẹ đất.

Sám hối những tội lỗi đã gây ra, do tham – sân – si… để được các chư vị đại xá.

Cầu cho quốc thái dân an.

Hứa tu học chữ Đạo, giúp tổ tiên, đất nước được rạng danh…

Xin tức là dâng lễ vật rồi cầu xin cho bản thân gặp nhiều may mắn, thành công và thuận lợi, suôn sẻ trong kỳ thi sắp tới…

Kinh Nghiệm Đi Lễ Chùa Trấn Quốc: Sự Tích, Giờ Mở Cửa, Cách Cầu Khấn

1.1. Chùa Trấn Quốc ở đâu

Chùa Trấn Quốc nằm tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ của Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Ngôi chùa này từng được coi là trung tâm Phật giáo của triều Lý – Trần tại kinh thành Thăng Long. Năm 2016, Chùa Trấn Quốc được báo Daily Mail của Anh bình chọn là 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Do nằm ở ngay trung tâm thành phố Hà Nội, nên du khách đến đây có thể lựa chọn nhiều khách sạn để nghỉ chân cũng như tiện di chuyển đi thăm quan những địa điểm khác.

Sự tích chùa Trấn Quốc tương truyền rằng, hồ được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế (năm 541-547) với tên gọi Khai Quốc. Tính đến nay, chùa đã có gần 1500 lịch sử và được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Hà Nội. Ban đầu, chùa Trấn Quốc hồ Tây nằm gần bờ sông Hồng ở thôn Yên Hoa. Tuy nhiên, sau trận lũ năm 1615 khiến đê bị sạt lở thì chùa được vua thời bấy giờ là Lê Trung Hưng cho di dời vào trong đê Yên Phụ thuộc gò đất Kim Ngưu.

Khoảng thế kỷ XVII, chúa Trịnh ra lệnh đắp đê Cố Ngự để làm đường ra chùa. Đến thời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705), với hy vọng ngôi chùa sẽ giúp xua tan các loại tai ương, mang lại sự an cư lạc nghiệp cho nhân dân, nơi đây được đổi tên thành chùa Trấn Quốc. Tên gọi này vẫn tồn tại đến ngày nay.

1.3. Chùa Trấn Quốc giờ mở cửa

Câu hỏi của những người chưa từng đến thăm nơi đây là: giờ mở cửa và giờ đóng cửa chùa Trấn Quốc như thế nào? Theo quy định, chùa Trấn Quốc giờ mở cửa đón khách từ 8h sáng. Chiều 16h là giờ đóng cửa chùa Trấn Quốc hàng ngày. Du khách đến đây cần mua vé để vào cổng với mức giá 5.000VNĐ/ người/ lượt. Bạn cần nắm rõ thời gian mở cửa để lên kế hoạch chọn phương tiện di chuyển thích hợp để quá trình tham quan được thuận tiện.

1.4. Giới thiệu kiến trúc chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc được xây dựng dựa theo nguyên tắc Phật giáo của phái Bắc tông. Tổng thể kiến trúc chùa được chia thành 3 khu vực chính: nhà thiêu hương, Tiền Đường, thượng điện kết hợp với nhau tạo ra chữ Công.

Chùa Trấn Quốc được xây dựng dựa theo nguyên tắc Phật giáo của phái Bắc tông. Tổng thể kiến trúc chùa được chia thành 3 khu vực chính: thiêu hương, nhà Tiền Đường, thượng điện kết hợp với nhau tạo ra chữ Công.

Nằm giữa khuôn viên chùa là Tiền đường được xây theo hướng Tây. Hai bên có dãy hành lang nối dài là thượng điện và thiêu hương, đằng sau là gác chuông.

Vào thế kỷ 18, dưới thời vua Vĩnh Hựu, Chùa Trấn Quốc được xây thêm nhiều tháp ở khuôn viên phía sau. Đặc biệt, Bảo Tháp lục độ đài sen được bắt đầu xây dựng năm 1998 và hoàn công năm 2003 đã tạo nên điểm nhấn riêng biệt chỉ có ở chùa Trấn Quốc. Tháp có 11 tầng, mỗi tầng được bố trí 6 ô cửa, mỗi ô có 1 tượng Phật A Di Đà được làm bằng đá quý, đỉnh tháp hình Cửu Phẩm Liên Hoa.

Trong khuôn viên chùa hiện nay còn lưu giữ được nhiều pho tượng Bồ Tát và Phật quý hiếm, đặc biệt là bức tượng bằng gỗ Phật Thích Ca nhập Niết bàn, phủ sơn son thiếp vàng vô cùng tinh xảo và đẹp mắt.

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng, du khách có thể chọn mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng để đi lễ chùa Trấn Quốc. Bạn có thể thắp nhang và cầu xin bình an, sức khỏe, an khang cho bản thân cũng như gia đình.

Một số người thường tìm đến chùa Trấn Quốc vào ngày lễ Vu Lan với mong muốn cầu chúc sức khỏe cho cha mẹ. Đây không chỉ là tấm lòng hiếu thảo muốn đáp đền ơn dưỡng dục của bậc sinh thành mà còn góp phần bồi đắp thêm truyền thống yêu kính cha mẹ của dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, chùa Trấn Quốc còn nổi tiếng với lễ hội cầu may thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới. Trong thời gian này có rất nhiều du khách gần xa đến tham quan cũng như cầu chúc may mắn, mong muốn một năm thuận buồm xuôi gió.

Ngoài ra, ngôi chùa này còn được nhiều bạn trẻ biết tới nhờ sự linh thiêng trong việc cầu duyên, xin duyên. Những đôi nam nữ đến đây thường cầu xin tình duyên suôn sẻ, sớm tìm được người kết đôi.

Kinh Nghiệm Đi Lễ Phủ Tây Hồ Cầu Gì, Cách Sắm Và Dâng Lễ Sao Cho Đúng

Phủ Tây Hồ từ lâu đã trở thành địa điểm hành hương linh thiêng của nhiều người dân thủ đô mỗi dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa, kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ cầu gì, cách sắm và dâng lễ sao cho đúng.

1. Đến phủ Tây Hồ cầu gì?

Đây là một trong những địa điểm du lịch quanh Hà Nội cho gia đình mà bạn nhất định không thể bỏ qua. Phủ Tây Hồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVII trên một bán đảo thuộc làng Nghi Tàm, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Vào những ngày lễ, Tết, người dân thường kéo đến đây để cầu may mắn, tài lộc. Phủ được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến Bà chúa Liễu Hạnh, một trong những vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian người Việt.

2.1. Lễ hội phủ Tây Hồ được tổ chức khi nào

Hàng năm, ngoài những ngày mùng một âm lịch, ngày rằm mỗi tháng, phủ còn có hai lễ hội chính bao gồm ngày giỗ Bà chúa Liễu Hạnh vào ngày 3/3 âm lịch và ngày 13/8 âm lịch. Ngoài việc dâng hương, lễ, tại hai ngày lễ hội này còn tổ chức nhiều hoạt động khác như rước kiệu các Mẫu, cuộc thi hát chầu văn, đàn hát,…

2.2. Nghi thức dâng lễ phủ Tây Hồ bao gồm những gì

Phủ Tây Hồ Hà Nội có 4 ban chính: lầu cô, lầu cậu, phủ chính và Điện Sơn Trang, tất cả được xây dựng theo thứ tự từ ngoài vào trong. Khi đi lễ, du khách cần dâng đồ lễ theo trình tự sau:

Bước đầu tiên là lễ tại phủ chính. Các ban thờ trong phủ này được chia thành 3 lớp tương ứng với 3 nếp theo tam quan. Trong đó, nơi quan trọng, linh thiêng nhất là hậu cung, chính giữa là bàn thờ Mẫu Liễu Hạnh, bên trái được đặt thấp hơn thờ Mẫu Thượng Ngàn, bên phải thờ Mẫu Thoải. Đây là ba vị Mẫu đại diện cho cội nguồn sự sống, năng lực tạo ra chúng sinh và mang đến cho mọi nhà sự bình an, ấm no và hạnh phúc.

Bên ngoài gian hậu cung là nơi thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu và nhiều quan khác.

Tiếp theo, du khách đi lễ tại Điện Sơn Trang. Đây là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh mẫu, được xây dựng ngay phía bên phải của phủ chính.

Cuối hành trình, du khách đến lễ tại lầu cô, lầu cậu được xây dựng hai bên phải và trái dẫn vào phủ. Đây là nơi đặt bàn thờ những người hầu cận của các quan trong phủ.

2.3. Nghi thức hạ lễ, hóa vàng và thu lộc

Với nghi thức hạ lễ, hóa vàng, du khách sau khi thắp nhang, cần đợi tàn hết một tuần nhang, sau đó đưa tay vái ba vái trước mỗi ban thờ rồi hạ vàng, tiền đi hóa. Khi hóa, cần hóa từng lễ một theo thứ tự ở ban thờ phủ chính trước sau đó đến các ban khác. Sau khi hóa tiền, vàng xong mới bắt đầu hạ lễ.

Theo tương truyền dân gian, phải tản lộc đi càng nhiều càng tốt, mới được các thần tiếp tục ban lộc. Người nào ích kỷ chỉ nhận lộc một mình sẽ bị cô độc, cô quả.

3.1. Phủ Tây Hồ mấy giờ đóng cửa, mở cửa

Vào những ngày thường, phủ mở cửa từ 5 giờ sáng đến 19 giờ tối. Riêng những ngày lễ, tết, phủ có thể đóng cửa muộn hơn để phục vụ du khách tham quan và dâng lễ.

3.2. Đi lễ phủ Tây Hồ chuẩn bị gì

Tùy vào khả năng và sự thành tâm của mỗi người mà sắm những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, đồ lễ phủ Tây Hồ cần sắm đủ và đúng theo những lễ sau:

Lễ chay: nhang (hương) thơm, trái cây tươi, tiền, vàng mã,…

Lễ đồ mặn: thịt heo, thịt gà, giò, chả,… đã được nấu chín.

Lễ sống: muối, gạo, trứng, xôi chè,…

Lễ ban thờ ở lầu cô, lầu cậu: hoa quả, hương, gương lược, mũ áo,…

Lưu ý kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ là không dùng lễ mặn, tiền, vàng mã đặt lên bàn thờ Phật, bồ tát. Nếu dùng tiền thật thì nên bỏ vào hòm công đức.

3.3. Bài văn khấn phủ Tây Hồ chuẩn nhất

Văn khấn phủ Tây Hồ như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hương tử chúng con kính lạy:

Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương: “Tối linh chí linh”

Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

Mẫu Đệ tam thủy cung!

Hương tử con là:………….

Ngụ tại:…………………

Hôm nay là ngày:…………………..

Tại: phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, quận Tây Hồ.

Thành tâm kính dâng lễ vật:…………………………

Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bạch sự như ý….

Giải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

4.1. Những điều nên làm

Kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ là nên mặc quần áo lịch sử, giản dị, sạch sẽ, không mặc quần đùi, váy hay áo cộc tay. Nên thắp hương, dâng lễ theo thứ tự từng ban thờ, bắt đầu từ phủ chính đến Động Sơn Trang, cuối cùng là lầu cô, lầu cậu. Cần chuẩn bị trước lễ chay, mặn tại nhà. Đặc biệt, khi dâng lễ nên dâng bằng cả hai tay với lòng thành tâm.

4.2. Những điều kiêng kị

Một số điều cần lưu ý khi đi lễ là không chạy nhảy nói chuyện lớn tiếng, không bình phẩm lung tung trong phủ. Không để trẻ em cười đùa, nghịch ngợm, sờ nắn những vật lễ.

Mách Bạn Kinh Nghiệm Đi Lễ Tứ Trấn Thăng Long Đầu Năm Đúng Cách

1. Nên chuẩn bị gì trước khi đi lễ Tứ trấn Thăng Long vào dịp đầu năm

Về thời gian đi lễ: Bạn có thể sắp xếp thời gian đi vào những ngày đầu năm đẹp nhất là khoảng từ ngày mùng 1 – 15 tháng Giêng. Nếu muốn tránh đông, bạn có thể đi vào khoảng mùng 5 Tết lúc này tại các điểm lễ đã bớt người.

Chuẩn bị đồ lễ: Một số đồ lễ bạn có thể chuẩn bị trước khi đi đó là :

Lễ chay: hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè

Lễ mặn: có thể dâng gồm gà, giò, chả, rượu, trầu cau.

Hai loại lễ vật này bạn đều có thể cung tiễn khi đến Tứ Trấn Thăng Long. Đi các đền có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương. Tiền lẻ, tiền “giọt dầu” để vào hòm công đức

Ngoài ra, mọi người cũng hết sức để ý tới thứ tự đi thăm các đền sao cho ‘phải lễ’. Cách đi lễ Thăng Long tứ trấn đúng sẽ phải đi theo chiều đông, tây, nam, bắc .Nhưng ngày nay để cho thuận cung đường, quy định đi theo đúng hướng đã không còn bắt buộc. Nên bạn có thể xuất phát từ đền Quán Thánh trấn Bắc đầu đường Thanh Niên. Sau đó di chuyển qua đền Bạch Mã trấn tây phố Hàng Buồm. Tiếp qua đền Kim Liên phố Kim Liên và cuối là đền Voi Phục chỗ Công viên Thủ Lệ.

2. Trấn phía Bắc: Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán, được tạo dựng từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ thánh Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương bắc, quản về mây mưa gió. Vì thế, còn có tên là Đền Trấn Võ, Quan Thánh Trấn Võ, hay Quán Thánh. Quán Trấn Vũ quen gọi là đền Quán Thánh do đọc chệch chữ Quán Thánh mà ra.

Vậy đến đền Quán Thánh cầu gì có khác gì với các điểm còn lại của Thăng Long tứ trấn? Theo nhiều người, dịp đầu năm người dân thường đến đền để cầu mong hóa giải, trừ tà ma, xua đuổi những điềm xấu, cầu cho mưa thuận gió hòa. Dân gian tin rằng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ rất thiêng nên cứ hễ đầu năm du xuân hay là rằm mồng 1 thì mọi người phải chờ nhau xếp hàng để xoa bằng được chân tượng thần bằng đồng đen được dựng ở đền để lấy may mắn bình an.

Ngoài ra, cũng vào dịp đầu xuân, bạn có thể tham gia Lễ hội Đền Quán Thánh được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng Giêng. Các nghi lễ truyền thống gồm có: Giáng bút, cầu mộng và cầu lộc. Đáng nói nhất là lễ Giáng Bút được hiểu như hiện tượng “nhập thần” trong đó thực hiện nghi lễ cầu giáng bút, với hàng vạn bài thơ, bài văn. Ý nghĩa của nghi lễ này là chuyển các thông điệp bằng văn thơ có nội dung khuyên bảo, răn dạy, kêu gọi của Thánh, Thần phù hộ cho con người trên cõi trần gian.

Bạn cùng nên lưu ý thứ tự lễ trong đền: Trước nhất là lễ ở Cổng Tam Quan → bái đường nơi đặt tượng Trấn Vũ → hậu cung. Phải nói rằng cứ độ mỗi dịp xuân về, đường Thanh Niên – đoạn trước cửa đền chật cứng người đi dâng lễ, rồi công đức vào đền. Đặc biệt du khách thập phương về lễ bái cũng xếp hàng đợi ngoài cổng để xin thư pháp mang về treo.

Ngoài ra, khi lễ xong tại đền bạn có thể tranh thủ du xuân tại các điểm du lịch gần đền Quán Thánh như: Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, Bảo tàng Quân Sự Việt Nam, Thành cổ Hà Nội, quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám.

3. Trấn phía Tây: Đền Voi Phục

Đền Voi Phục (hay còn gọi là đền Thủ Lệ) là trấn giữ phía tây của thành Thăng Long, thờ Linh Lang đại Vương. Tương truyền, Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng.

Không chỉ vào ngày Tết, hầu hết các dịp mọi người đến đền thì cầu may mắn bình an. Hoặc đi vãn cảnh đền, tìm hiểu bia hạ mã và đôi voi chầu phục (hiện mới được xây thêm nghi môn tứ trụ ở sát với đường lớn). Với các đồ lễ khi chuẩn bị đến thăm đền bạn cũng có thể chuẩn bị tương tự như khi đến đến Quán Thánh.

Bạn nên lưu ý thứ tự hành lễ trong đền: khi đi từ cổng vào nên thắp hương cho hai chú voi nằm phủ phục trước đền như một sự xin phép được vào đền. Xong đi vào Tam Quan, T iền tế đến Trung đường và Hậu cung ( chú ý gian chính giữa ở vị trí sâu và cao nhất là pho tượng đức Linh Lang Đại vương dâng hương trước).

Khác với đền Quán Thánh, hoạt động lễ hội của Đền được diễn ra vào khoảng 9-11 tháng 2 âm lịch. Nhưng vào các ngày Tết Nguyên Đán ngoài hoạt động cúng, lễ tại đền cũng có tổ chức một số hoạt động dân gian. Còn vào ngày chính hội vào tháng 2 âm lịch, du khách đến vào dịp này sẽ được trải nghiệm một số hoạt động như: l ễ rước kiệu, lễ tế, múa rồng, múa lân, dâng hương, đấu cờ, đập niêu, chọi gà, biểu diễn văn nghệ…

Mùng 9-2: là ngày tế cáo yết để báo và thỉnh thánh về dự lễ cùng dân làng.

Mùng 10-2: là ngày tế hóa (ngày hóa của thánh), cũng là ngày mà mọi nghi thức trung tâm của lễ hội như rước sách, tế lễ được cử hành linh đình.

Ngày 11-2: Tổng hạ Hào Nam rước long đình lên đền Voi Phục lễ giải.

Ngày 12-2: dân làng Thủ Lệ tổ chức rước long đình lên Tổng thượng Thụy Chương lễ giải. Ngày 13-2, dân làng Thủ Lệ tổ chức rước long đình xuống Tổng hạ Hào Nam lễ giải.

Ngày 14-2: tế giã (kết thúc hội) tại đền Voi Phục.

4. Trấn phía Nam: Đình Kim Liên

Đình Kim Liên ( còn gọi là đền Cao Sơn), là trấn phía nam của kinh thành Thăng Long. Đình Kim Liên vốn ban đầu là ngôi đền thờ Thần Cao Sơn – theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi có công trong việc trấn giữ xua đuổi tà ma cho dân chúng phía Nam thành Thăng Long. Mọi người đến Trấn phía Nam trong Tứ Trấn Thăng Long này để cầu mọi việc xuôi chèo mát mái, mã đáo thành công.

Đến thăm đền, ngoài việc dâng hương bạn cũng đừng bỏ qua dịp chiêm ngưỡng di vật quan trọng nhất tại đình Kim Liên là tấm bia đá “Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh” do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương.

Khi vào đình Kim Liên trấn phía Nam của Thăng Long Tứ Trấn, bạn nên lưu ý đến thự tự dâng hương trong đình đó là: Từ nghi môn, Đại bái (đình ngoài và trung đình) cuối là Hậu cung ( gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương bạn cũng có thể dâng hương trước).

Ngày nay lễ hội đình Kim Liên được tổ chức vào 2 ngày là 15 và 16 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày 16 là ngày hội chính – đây là ngày sinh của thần Cao Sơn. Lễ vật đặc biệt ở đình Kim Liên là mâm cỗ bảy tầng được chế biến rất cầu kỳ. Ngoài lễ chính còn các lễ Sóc Vọng hàng tháng, lễ Kỳ An .Những ngày này lễ hội diễn ra cũng rất tưng bừng. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian: đẩy gậy, đập niêu, liên hoan ca múa nhạc, chọi chim, cờ người, bóng bàn, thi đấu võ thuật… thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng tham gia.

5.Trấn phía Đông: Đền Bạch Mã

Bạch Mã là trấn giữ phía Đông Thăng Long, được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) – vị thần gốc của Hà Nội cổ. Đền Bạch Mã trấn giữ phía đông thành Thăng Long, thờ thần Long Đỗ, người đã có công giúp Vua Lý Thái Tổ xây thành Đại La. Ngoài là một di tích lịch sử, Đền Bạch Mã còn là một điểm đến linh thiêng để cầu thần diệt trừ tai ác, bệnh tật trong Thăng Long tứ trấn.

Khi đi lễ tại đền Bạch Mã, bạn nên lưu ý đi theo thứ tự sau: Tam Quan, Phương Đình (sân trước), Đại Bái (đình ngoài), Thiêu Hương, Cung cấm( trong cung cấm là nơi thờ tượng thần Bạch Mã)

Lễ hội tại đền Bạch Mã diễn ra vào 12 – 13/2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công ơn của của thần Long Đỗ. Trong lễ hội thường có đoàn rước kiệu truyền thống. Ðoàn rước gồm những người tiêu biểu nhất đại diện cho các ngành, các giới trong trang phục truyền thống đẹp, nhiều màu sắc lộng lẫy, vui tươi phấn khởi tham gia lễ hội.

Ghé thăm đền Bạch Mã, du khách còn có thể lựa chọn những điểm đến tiếp theo như lượn một vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm ngắm tháp Rùa, nhà Thờ, nhà Hát Lớn, thưởng thức món ăn đặc sản Hà Nội như kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ, hay những món ăn bình dân như bún chả, bánh cuốn, bánh đa cua,…

5. Những điều cần lưu ý khi đi Thăng Long tứ trấn

Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Tiền Đường, tức là nơi thờ tự chính của ngôi đền.

Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Đi các đền có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương. Tiền “giọt dầu” hãy để vào hòm công đức, không đặt lên tay các thần.

Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Đi Lễ Đền Ngọc Sơn : Giá Vé, Giờ Mở Cửa, Cách Hành Lễ trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!