Xu Hướng 6/2023 # Không Đóng Cửa Hầm Hải Vân 2, Đảm Bảo Vận Hành Liên Tục Hai Ống Hầm Trong Thời Gian Tới # Top 7 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Không Đóng Cửa Hầm Hải Vân 2, Đảm Bảo Vận Hành Liên Tục Hai Ống Hầm Trong Thời Gian Tới # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Không Đóng Cửa Hầm Hải Vân 2, Đảm Bảo Vận Hành Liên Tục Hai Ống Hầm Trong Thời Gian Tới được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tại lễ khánh thành hầm Hải Vân 2, lãnh đạoTập đoàn Đèo Cả đã nêu ý kiến và chủ động đề xuất với các cơ quan chức năng là sẽ đưa Hải Vân 2 vào hoạt động giúp các phương tiện lưu thông qua Hải Vân, mỗi ống hầm lưu thông hai làn một chiều trong vòng 20 ngày trước và sau Tết Tân Sửu (từ ngày 01/02/2021, tức ngày 20 tháng Chạp năm Canh Tý cho đến hết ngày21/02/2021, tức ngày10 tháng Giêng năm Tân Sửu).

Theo ông NgọTrường Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả cho biết: “Qua thời gian vận hành hầm Hải Vân 2 trong dịp đón Tết cổ truyền, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông qua hầm Hải Vân trong dịp tết Tân Sửu tăng đột biến.

Bình quân mỗi ngày có khoảng 11.000 đến gần 14.000 lượt xe qua hầm. Do vận hành cả 2 ống hầm nên đã giảm được áp lực giao thông trên toàn tuyến. Tình trạng ùn tắc giao thông không còn, tầm nhìn trong hầm thông thoáng trung bình từ 85% đến hơn 95%, vận tốc trung bình của các xe tăng khoảng từ 45km/h lên 65km/h.

Đặc biệt, thời gian trung bình các phương tiện qua hầm giảm từ khoảng 15 phút xuống chỉ còn khoảng 6 phút, giảm tai nạn và không còn xảy ra các tình huống gây ùn tắc kéo dài để lực lượng chức năng phải phân luồng điều tiết giao thông một làn như trước đây”.

Đồng thời, việc đưa hầm Hải Vân 2 vào vận hành cũng đã giúp cho dịch vụ vận chuyển người và xe máy lưu thông qua hầm tiện ích và hiệu quả hơn. Số lượng người dân đi xe gắn máy sử dụng dịch vụ trung chuyển qua hầm tăng lên, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông khi phải điều khiến xe gắn máy đi qua đường đèo như trước đây.

Được biết, cùng thời gian này, trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp xem xét việc bố trí 1.180 tỷ đồng vốn Nhà nước cho dự án.

Như vậy, thời gian gần đây, việc giải quyết các vướng mắc về tài chính của Dự án đã và đang được cơ quan Nhà nước đưa ra phương án cụ thể sớm đi đến dứt điểm vướng mắc trong thời gian tới, quan trọng hơn, nhận thấy lợi ích thực tế từ quá trình vận hành hầm hải Vân 2 mang lại cho người dân, nhà đầu tư sẽ tiếp tục khắc phục khó khăn trước mắt, đảm bảo vận hành liên tục 2 ống hầm trong thời gian tới để phục vụ nhu cầu rất lớn của xã hội.

Được biết, Hầm Hải Vân 2 dài 6,2 km thuộc Dự án hầm đường bộ Đèo Cả. Cho đến thời điểm hiện nay, tổng thể dự án vẫn tồn tại những bất cập về tài chính vốn đã kéo dài chưa được tháo gỡ dứt điểm như: Vốn ngân sách nhà nước cam kết tham gia còn 1.180 tỷ đồng chưa được giải ngân; việc điều chỉnh cơ chế thu phí tại trạm La Sơn – Túy Loan để hoàn vốn cho dự án như trong hợp đồng đã ký kết vẫn chưa được cấp có thẩm quyền thực hiện;…

Những tồn tại này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn, nguồn thu của dự án và ảnh hưởng đến việc duy trì công tác vận hành ở các hầm giao thông đường bộ thuộc dự án.

Thùy Nhung – Báo PLVN

Theo Pháp Luật VN

Ảnh: Hầm đường bộ Hải Vân 2 được khánh thành vào ngày 11/01/2021.

Lý Do Hầm Hải Vân 2 Vừa Khánh Thành Lại Sắp Phải Đóng Cửa?

Hầm Hải Vân 2 vừa khánh thành nhưng sẽ chỉ vận hành 20 ngày trong dịp Tết Nguyên đán, sau đó sẽ tạm đóng cửa. Lý do là chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính để vận hành.

Ngày 11/1, hầm Hải Vân 2 được thông xe, vượt tiến độ xây dựng 3 tháng so với kế hoạch. Tại buổi Lễ khánh thành, ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả đã chính thức thông báo việc Tập đoàn Đèo Cả sẽ cố gắng tổ chức vận hành cho các phương tiện lưu thông qua 2 ống hầm trong 20 ngày, từ ngày 01/02/2021 đến hết ngày 21/02/2021 (tức từ ngày 20 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu).

Sau thời gian trên, hầm Hải Vân 2 sẽ tạm dừng vận hành, hầm Hải Vân 1 vẫn hoạt động bình thường, để chờ cơ quan chức năng giải quyết các kiến nghị mà nhà đầu tư đã báo cáo nhiều lần trước đây.

Chưa được bố trí vốn, doanh nghiệp không đủ tiền vận hành?

Lý giải vì việc đóng cửa hầm Hải Vân 2, ông Hồ Minh Hoàng cho rằng, việc này sẽ ảnh hưởng đến nhân dân nhưng không thể nào làm khác hơn khi gần 3 năm qua, các vướng mắc vẫn chưa được giải quyết. Điều đó dẫn tới một sự lãng phí tài sản rất lớn của doanh nghiệp và người dân chính là đối tượng chịu thiệt.

Do những vướng mắc, bất cập, dù đã kiến nghị nhiều lần vẫn chưa được giải quyết, thường trong tình trạng “được xem xét” và “tiếp tục xem xét”. Áp lực tài chính, trả nợ ngân hàng, chi phí vận hành hầm không đảm bảo, trong khi đó khả năng giải quyết của cơ quan chức năng thường luẩn quẩn, làm mất niềm tin từ phía nhà đầu tư.

Còn theo ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc Công ty CP Đèo Cả (đơn vị vận hành-khai thác hầm Hải Vân), kinh phí vận hành hầm Hải Vân 1 là gần 100 tỷ mỗi năm, hầm Hải Vân 2 cũng tương tự.

“Đóng hầm Hải Vân 2 do chủ đầu tư đang khó khăn về tài chính, thiếu kinh phí vận hành. Đây là việc không mong muốn để chờ cơ quan quản lý giải quyết các kiến nghị về tài chính của dự án”, ông Nam nói.

Theo đại diện Chủ đầu tư, hầm Hải Vân 2 là một trong bốn dự án thành phần thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, bao gồm hầm Đèo Cả, Cổ Mã, hầm Cù Mông và Hải Vân 2 với tổng vốn đầu tư vốn đầu tư 21.612 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước hỗ trợ 5.048 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư huy động 16.564 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ GTVT cho phép nhà đầu tư sử dụng 6 trạm thu phí là Đèo Cả, Bàn Thạch, Cù Mông, La Sơn – Túy Loan, Phước Tượng – Phú Gia và Ninh An để hoàn vốn cho các hầm trong khoảng 27 năm.

Riêng hầm Hải Vân 2 và đường dẫn hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 8.516 tỷ đồng, là tuyến hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, được xây dựng trên nền hầm lánh nạn của Hải Vân 1 trước đây.

Công trình hầm đường bộ trên tuyến QL1 đang phát huy sức mạnh liên kết của miền Trung.

Năm 2017, sau khi hoàn thành giải phóng mặt bằng, tái định cư hầm Cổ Mã, phần vốn Nhà nước 5.048 tỷ đồng còn lại 1.180 tỷ đồng. Chính phủ đã quyết định sử dụng kinh phí này để giải phóng mặt bằng, tái định cư hai dự án hầm Cù Mông và Hải Vân 2. Tuy nhiên hiện số vốn này vẫn chưa được bố trí, hoàn trả lại cho các dự án hầm.

Ngoài ra, trong 6 trạm thu phí được Nhà nước cam kết cho doanh nghiệp ký hợp đồng thu phí để hoàn vốn dự án, đến nay cao tốc La Sơn – Túy Loan chưa thực hiện được. Theo tìm hiểu, đây là dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nên doanh nghiệp không được quyền thu phí.

“Dự án hầm Hải Vân 2 là công trình xây dựng cuối cùng trong số bốn hầm đường bộ, việc không nhận được khoản hỗ trợ 1.180 tỷ đồng và không được thu phí cao tốc La Sơn – Túy Loan khiến phương án tài chính bị phá vỡ”, ông Ngọ Trường Nam cho hay.

Thời gian qua, để hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch, nhà đầu tư đã chịu khoản lãi vay ngân hàng để bù đắp nguồn vốn thiếu, riêng chi phí lãi vay cho phần vốn 1.180 tỷ đồng đã phát sinh thêm khoảng 300 tỷ đồng.

“Việc thu phí tại trạm Bắc Hải Vân là để hoàn vốn cho việc sửa chữa hầm Hải Vân 1 và dự án Phú Gia – Phước Tượng, không đủ kinh phí vận hành hầm Hải Vân 2”, ông Nam giải thích thêm và cho rằng việc đóng cửa hầm gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp

Được biết, trong năm 2020, Bộ GTVT đã nhiều lần kiến nghị Thủ tướng xem xét bố trí vốn ngân sách hỗ trợ dự án hầm Hải Vân 2, qua đó thực hiện cam kết hợp đồng và bảo đảm hiệu quả tài chính của dự án. Ngoài ra, để bù đắp nguồn vốn không thu phí trạm La Sơn – Túy Loan, nhà nước cần bù đắp cho dự án khoảng 2.280 tỷ đồng.

Gần nhất vào ngày 28/12/2020, Bộ GTVT tiếp tục kiến nghị Chính phủ giải ngân vốn nhà nước cam kết hỗ trợ cho dự án hầm Hải Vân 2, với số tiền 1.180 tỷ đồng. Bộ này đề xuất trước mắt Chính phủ chấp thuận bố trí 50 tỷ đồng từ nguồn dự phòng cho dự án, phần còn lại cân đối trong năm 2020, 2021 và kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021- 2025.

Theo ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT), các dự án PPP cần có sự hỗ trợ của nhà nước để bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên. Do đó, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.

“Đóng cửa hầm Hải Vân 2 gây thiệt hại của người dân và doanh nghiệp, không ai mong muốn điều đó. Chúng tôi hy vọng Chính phủ sớm giải quyết kiến nghị của Bộ GTVT và doanh nghiệp”, ông Huy nói.

Đường dẫn phía Bắc (địa phận Thừa Thiên Huế) đi kèm hạng mục cầu qua đầm Lập An thuộc Dự án mở rộng ống hầm Hải Vân 2 đang hiện thực hóa nhiều quy hoạch đô thị, du lịch.

Tại lễ khánh thành hầm Hải Vân 2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, hầm Hải Vân 2 là “món quà” rất quý chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đón Xuân mới Tân Sửu 2021.

Để công trình khai thác, sử dụng an toàn, chất lượng, hiệu quả, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo và phối hợp với các địa phương cùng Tập đoàn Đèo Cả tổ chức quản lý, khai thác, vận hành công trình thông suốt và hiệu quả, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

“Chỉ có như vậy mới khuyến khích được doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải”, Phó Thủ tướng nói.

Hầm Hải Vân 2 dài 6,2 km được xây dựng nhằm ngăn ngừa tình trạng quá tải ở hầm Hải Vân 1 hiện nay, là công trình hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình hầm đường bộ Hải Vân rút ngắn đáng kể đoạn đường qua đèo Hải Vân, nối liền Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng từ 21 km xuống còn hơn 6,2 km, bảo đảm an toàn cho các phương tiện lưu thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương trong khu vực.

Hầm Hải Vân 2 được Tập đoàn Đèo Cả đề xuất đầu tư, triển khai sau khi thực hiện một loạt công trình hầm: Đèo Cổ Mã, Đèo Cả, Đèo Cù Mông.

Đây là một công trình khẳng định năng lực của Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện một dự án mang tầm cỡ quốc tế, đã làm chủ và sáng tạo công nghệ đào hầm tiên tiến của thế giới để thực hiện dự án.

Zara Đóng Cửa 1.200 Cửa Hàng Trên Toàn Cầu Trong Vòng 2 Năm Tới

Từ giờ đến 2022, thương hiệu thời trang Tây Ban Nha sẽ đóng cửa một nửa số cửa hàng trên toàn thế giới.

Hàng loạt thương hiệu thời trang cũng như doanh nghiệp đã lâm vào cảnh điêu đứng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Zara, thương hiệu thời trang bình dân số một thế giới cũng không hề bình yên vô sự trước cơn bão dịch bệnh này và buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh.

Theo thông tin từ Business Insider, từ giờ đến năm 2022, Zara sẽ đóng cửa 1.200 cửa hàng, tức gần một nửa trên tổng số cửa hàng của hãng trên toàn thế giới. Kế hoạch của “ông lớn” thời trang đến từ Tây Ban Nha là cắt giảm chi phí cho mặt bằng để đầu tư vào kinh doanh trực tuyến. Được biết, Inditex, công ty mẹ của Zara đã lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để phát triển nền tảng bán hàng trực tuyến trong vòng 3 năm tới.

Một trong những việc đầu tiên mà Inditex sẽ làm để chuyển hướng tập trung kinh doanh số chính là tăng cường và mở rộng đội ngũ dịch vụ khách hàng trực tuyến.

Trong tháng 4, doanh số đến từ mảng bán hàng online của Zara đã tăng tới 95%, khi đông đảo khách hàng phải cách ly tại nhà nhưng nhu cầu mua sắm vẫn tăng cao. Mặc dù vậy, công ty mẹ Inditex vẫn bị lỗ tới 513 triệu USD trong quý I/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. CEO Pablo Isla hi vọng rằng mảng bán hàng online sẽ bù đắp được 25% trên tổng lợi nhuận trong vòng 2 năm.

Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia khiến mọi hoạt động kinh doanh thời trang bị ngừng trệ, trang web cũng như app của Zara vẫn chẳng hề “đìu hiu” chút nào. Không thể thực hiện lookbook tại studio chuyên nghiệp như thường lệ do lệnh cách ly, hãng đã nghĩ ra chiêu gửi đồ đến tận nhà các người mẫu, để họ tự chụp ảnh và kết quả đã vượt ngoài mong đợi. Sức sáng tạo của các người mẫu cùng với cảm giác tự nhiên, gần gũi trong những bức ảnh “cây nhà lá vườn” có vẻ được nhiều khách hàng của Zara yêu thích hơn hẳn so với những photoshoot chỉn chu thường thấy và điều này hẳn đã góp phần không nhỏ giúp tăng doanh số bán hàng online cho hãng.

Trước Zara, hàng loạt “ông lớn” làng thời trang cũng đã thông báo tin buồn do ảnh hưởng của dịch bệnh: Victoria’s Secret đóng cửa 250 cửa hàng tại Mỹ và Canada; Guess đóng cửa 100 cửa hàng tại Mỹ và Trung Quốc; chúng tôi nộp đơn xin phá sản trong khi các chuỗi trung tâm thương mại đình đám như Neiman Marcus, J.C.Penney lâm vào cảnh khốn đốn.

Velvet Teddy Theo Tổ Quốc

Vinpearl Đóng Cửa Tạm Thời Một Số Khách Sạn Để Bảo Dưỡng Trong Mùa Covid

Vinpearl, thành viên của Tập đoàn Vingroup ( HoSE: VIC), thông báo đóng cửa tạm thời một số khách sạn tại Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc để duy tu, bảo trì trong giai đoạn thấp điểm do ảnh hưởng của dịch Covid 19.

Tại Nha Trang, công ty tạm đóng cửa khách sạn Vinpearl Discovery 1 Nha Trang và Vinpearl Condotel Empire Nha Trang đến ngày 31/3. Đồng thời, hệ thống khách sạn 5 sao lớn nhất Việt Nam sẽ đóng cửa khách sạn Vinpearl Resort & Spa Hội An, Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng tại Đà Nẵng; Vinpearl Resort & Golf Phú Quốc, Vinpearl Discovery 3 Phú Quốc và Vinpearl Luxury Phú Quốc tại Phú Quốc. Hai khu vực này sẽ đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.

Trong giai đoạn đóng cửa, Vinpearl cho biết các khách hàng đặt phòng tại các cơ sở trên sẽ được điều chuyển sang cơ sở khác trong cùng điểm đến và được nâng cấp các dịch vụ trong quá trình lưu trú theo chính sách công ty.

Du lịch và hàng không bị đánh giá chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lượng khách du lịch tới Việt Nam với hơn 40%. Ước tính, ngành hàng không thiệt hại 25.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) trong khi du lịch thiệt hại tới 7 tỷ USD.

Vinpearl sở hữu trên 30 khách sạn, 4 công viên giải trí, 2 vườn thú safari và 4 sân golf trên cả nước. Trong đó, Nha Trang và Phú Quốc là 2 thị trường lớn của công ty với hệ sinh thái dịch vụ đầy đủ. Mới đây, để kích cầu 2 thị trường này, Vinpearl có hợp tác với Vietnam Airlines để mở đường bay kết nối với 4 thành phố của Nga. Đường bay đầu tiên là Moscow – Nha Trang, khai thác với tần suất 2 chuyến/tuần từ ngày 12/3. Vinpearl cũng lập văn phòng đại diện tại Nga, cung cấp các dịch vụ du lịch trọn gói từ Moscow đến Nha Trang gồm chuyến bay, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí, tham quan và bảo hiểm…

Theo bản cáo bạch niêm yết trái phiếu năm 2019, Vinpearl đã dần chuyển dịch từ bán bất động sản sang khách sạn, vui chơi giải trí trong 2 năm gần đây. Mảng dịch vụ khách sạn, vui chơi giải trí cũng được định hướng trở thành lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Không Đóng Cửa Hầm Hải Vân 2, Đảm Bảo Vận Hành Liên Tục Hai Ống Hầm Trong Thời Gian Tới trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!