Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Tham Quan Văn Miếu Quốc Tử Giám được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu có dịp đi du lịch Hà Nội, các bạn nên dành chút thời gian để tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đây có nhiều điều thú vị để các bạn tìm hiểu và khám phá.
Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 năm 1070, đời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con em trong Hoàng tộc và con em các vị đại thần trong triều đình về sau mới mở rộng và thu nhận cả thường dân học xuất sắc. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là tổ hợp gồm hai di tích:
Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam;
Quốc Tử Giám – Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám trước kia là nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ và thu nhận các học trò giỏi. Nay là nơi tham quan của du khách trong, ngoài nước, nơi khen tặng học sinh thi đỗ điểm cao, sinh viên giỏi xuất sắc và cũng là nơi các sĩ tử đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.
Giá vé tham quan và giờ mở cửa
Cách đi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Điểm tham quan
Lưu ý
Giá vé tham quan và giờ mở cửa Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Giá vé tham quan (Áp dụng cho cả khách trong và ngoài nước).
Giá vé người lớn: 30.000VNĐ
Giảm 50% cho: Người khuyết tật nặng; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; người có công với cách mạng; học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (xuất trình thẻ học sinh, sinh viên)
Miễn vé tham quan: Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng; trẻ em dưới 15 tuổi.
Giờ mở cửa:
Từ 15/4 đến 15/10 mở cửa: từ 7h30 – 17h30
Tháng còn lại: 8h00 – 17h00
Cách đi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Từ trung tâm thành phố Hà Nội để đến tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, các bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng (xe buýt, taxi)
Nếu đi bằng phương tiện cá nhân
Xuất phát từ Hồ Gươm, các bạn đi theo đường Lê Thái Tổ, rẽ phải vào đường Tràng Thi, đi về phía đường Cửa Nam, Nguyễn Khuyến, rồi rẽ trái vào đường Văn Miếu.
Nếu di chuyển bằng xe buýt, các bạn bắt các xe sau đi qua hoặc có điểm dừng lân cận khu Văn Miếu: xe số 02, 23, 38, 25, 41.
Điểm tham quan
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm trên diện tích 54331m² bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám.
Hồ Văn (hồ Minh Đường hay hồ Giám) nằm ở đối diện cổng chính Văn Miếu bị ngăn cách bởi đường Quốc Tử Giám. Đây là một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò xưa kia có Phán Thuỷ đường (Văn hồ đình) là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của Nho sĩ kinh thành xưa. Trên gò hiện còn một tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) nói về việc tu sửa hồ Văn và dựng Phán Thủy đường.
Dọc theo chiều dài phía Tây của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khu vườn Giám. Nơi đây có nhà bát giác, cây cảnh, cây thế, non bộ… Khu vườn Giám hiện cũng được tôn tạo, tu sửa làm nơi dạo chơi, thư giãn cho khách tham quan và tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc..
Trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau.
Văn Miếu Môn – Cổng dẫn vào khu thứ nhất:
Phía trước Văn Miếu Môn là tứ trụ (tượng trung cho 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc) và hai tấm bia Hạ mã hai bên là mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng. Xưa kia dù công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia mới lại được lên xe lên ngựa. Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn, phía trên có hình 2 con nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng nghê là linh vật có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện.
Văn Miếu môn là kiến trúc cổng Tam quan hai tầng (cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng), Tầng trên có ba chữ 文廟門 (Văn miếu môn). Phía ngoài có đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong có đôi rồng đá thời nhà Nguyễn.
Khu thứ nhất: Đại Trung Môn.
Từ cổng chính Văn Miếu Môn vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn có hai cửa nhỏ hai bên, bên trái có cửa Thành Đức (trở thành người có đức), bên phải có cửa Đạt Tài (trở thành người tài giỏi). Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.
Khu thứ hai: Khuê Văn Các
Qua Đại Trung môn là con đường chạy thẳng đến Khuê Văn Các – một công trình kiến trúc độc đáo xây dựng năm 1805 (triều Nguyễn), gồm hai tầng tám mái, bốn mái thượng và bốn mái hạ. Tầng dưới là bốn trụ gạch có chạm trổ hoa văn, tầng trên là kiến trúc gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía với ý nghĩa cửa tròn tượng trưng cho sao Khuê và những thanh gỗ chống tượng trưng cho những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ 奎文閣 (Khuê Văn Các).
Khuê Văn Các vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Ngày nay được lấy làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Hai bên Khuê Văn Các là hai cửa nhỏ Bí Văn và Súc Văn. Hai cửa này cùng với gác Khuê Văn đồng thời mở ra khu vực thứ hai, khu vực giếng Thiên Quang và hai vườn bia Tiến sĩ
Khu thứ ba: Giếng Thiên Quang và vườn bia Tiến sĩ.
Giếng Thiên Quang (giếng nước soi ánh sáng mặt trời) hay còn gọi là Văn Trì (ao Văn). Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng, dẫn đến cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên.
Vườn bia tiến sĩ với 82 tấm bia tiến sĩ của Việt Nam được dựng từ năm 1484 đến 1780, khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam.
Bia được dựng hai bên phải trái của giếng Thiên Quang, mặt bia đều quay về phía giếng. Giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, cửa trông thẳng xuống giếng. Trên các bia trang trí hình mặt trời, mây, hoa lá, ngọn lửa hay mặt trăng, thể hiện nhân sinh quan của người đương thời.
Khu thứ tư: Đại Thành môn – Khu điện thờ.
Cửa Đại Thành (Đại Thành môn – “cửa của sự thành đạt lớn lao”), điểm mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính.
Cũng như cửa Đại Trung, cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian với hai hàng cột hiên trước sau và một hàng cột giữa. Chính giữa, giáp nóc có treo một bức hoành khắc 3 chữ 大成門 (Đại Thành Môn). Hai bên khắc những dòng chữ có nội dung thông báo về thời điểm xây dựng và trùng tu.
Cửa Đại Thành mở đầu cho khu vực chính của di tích, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền v.v… và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa.
Hai cửa nhỏ hai bên Đại Thành Môn là Kim Thanh môn (bên phải) và Ngọc Chấn môn (bên trái). Tuy nhiên, hai cửa này không mở vào thẳng khu vực chính, mà để đi qua con đường lát gạch phía sau 2 dãy Tả Vu và Hữu Vu để tiếp tục qua sang khu thứ năm là Khải Thánh, khu cuối cùng của di tích.
Khu điện thờ:
Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng lát gạch Bát Tràng: sân Đại Bái. Hai bên là hai dãy nhà, Tả Vu và Hữu Vu, trước đây thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Bái đường là nơi hành lễ trong các kỳ tế tự, có những bức hoành phi, câu đối ca ngợi Nho học và Khổng Tử. Đại Điện thành gồm chín gian, là nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối (Nhan Hồi, Tư Tử, Tăng Sâm và Mạnh Tử) và bài vị của 10 vị hiền triết.
Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U.
Sau Đại Bái Đường, song song là tòa Thượng Điện kín đáo và tối hơn Đại Bái, tạo cho nơi đây một không khí thâm nghiêm, u tịch. Đây là nơi thờ những vị tổ đạo Nho. Gian chính giữa có ngai thờ Khổng Tử. Bên trái có 2 ngai thờ Tăng Tử và Mạnh Tử; bên phải có 2 ngai thờ Nhan Tử và Tử Tư. Hai gian đầu hồi thờ Thập Triết gồm những vị: Mẫu tử, Nhiễm tử, Đoan mộc tử, Trang Tử, Bốc tử, Hữu tử, Tề tử, Ngân tử, Suyền Tôn tử, Chu tử.
Khu thứ năm: Đền Khải Thánh.
Đền Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử Giám (nhà Thái học), trường Đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam gồm giảng đường, nhà tam xá cho học sinh ở, thư viện, kho để đồ tế khí. Đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn định đô ở Huế và cho xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám Huế, nơi đây trở thành trường học của phủ Hoài Đức, sau xây điện Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Năm 1946, khu này bị chiến tranh phá huỷ hoàn toàn. Công trình nhà Thái học ngày nay là hoàn toàn mới được hoàn thành vào năm 2000 nhằm tôn vinh truyền thống văn hoá dân tộc. Nơi đây đặt tượng tưởng niệm ba vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.
Một số lưu ý khi tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Tôn trọng di tích, chấp hành quy định của đơn vị quản lý di tích: Không xâm hại đến di vật, cảnh quan di tích; Không xoa đầu rùa, viết, vẽ, đứng, ngồi lên bia Tiến sĩ…
Trang phục sạch sẽ, gọn gàng (Không mặc váy hoặc quần quá ngắn, trang phục hở hang, trang phục trong nhà); Không hút thuốc, đội nón, đội mũ trong khu vực Điện thờ, nhà trưng bày…
Thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự: Không có hành vi thiếu văn hóa, nói tục, gây mất trật tự an ninh; Có thái độ đúng mực khi hành lễ, mỗi người chỉ thắp một nén hương; Dâng lễ, thắp hương đúng nơi quy định.
Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, lừa đảo…
Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường: Không trèo tường, trèo cây, bẻ cành, hái hoa, giẫm lên thảm cỏ, câu cá, bơi lội, vứt rác bừa bãi.
Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy vào khu di tích.
Để xe đúng nơi quy định, tự quản lý tư trang để tránh xảy ra mất mát.
Các hoạt động quay phim tại di tích chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của lãnh đạo khu di tích.
Giá Vé Vào Cửa Của Khi Tham Quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật. Tùy vào mùa hè hay mùa đông mà thời gian mở cửa sẽ có sự khác nhau, cụ thể:
Vào mùa hè ( tính từ ngày 15/4 đến 15/10): mở cửa từ 7h30 đến 17h30.
Vào mùa lạnh ( tính từ ngày 16/10 đến 14/4): mở cửa từ 8h00 đến 17h00.
Giá vé tham quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được niêm yết với giá 30.000đ/lượt cho cả khách nước ngoài và khách Việt Nam. Tuy nhiên thì tùy thuộc vào từng đối tượng mà sẽ có cách giảm giác khác nhau, một số đối tượng sẽ được giảm 50%, một số khác thì sẽ được miễn phí hoàn toàn.
Giảm 50% giá vé ( tứ 15.000đ/lượt) cho các đối tượng sau: Người bị khuyết tật nặng, công dân Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 60 trở lên, người dân ở các xã miền núi vùng sâu vùng xa, người có công với cách mạng, học sinh-sinh viên từ 15 tuổi trở lên.
Miễn phí vé tham quan cho các đối tượng: người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em dưới 15 tuổi.
Văn Miếu Quốc Tử Giám có địa chỉ tại số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Từ các tỉnh miền Nam hoặc miền Trung, nếu muốn đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám thì du khách có thể đi máy bay, tàu lửa hoặc xe khách vào Hà Nội. Sau đó, thì du khách có thể đón xe buýt, taxi, xe ôm, xe dịch vụ hoặc là tự đi xe máy đến Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Nếu như du khách chọn cách di chuyển đến khu Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng xe buýt thì có thể bắt xe số 02, 23, 25, 38, 41 hoặc là 49. Nhiều người khi đến Hà Nội tham quan thì thường chọn cách di chuyển bằng xe buýt vì không chỉ an toàn,tiết kiệm mà du khách còn có thể ngồi trong xe ngắm nhìn đường phố Hà Nội.
Hiện nay thì việc di chuyển đến khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám đã rất dễ dàng vì nhờ vào các thiết bị thông minh như điện thoại di động, ipad,…du khách có thể vào google để truy cập hướng dẫn, như thế sẽ không lo bị lạc đường.
Văn Miếu Là Gì 62
Danh sĩ xứ Thanh trên Bia Tiến sỹ Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Với quan niệm: Hiền tài là nguyên khí Quốc gia! Hoàng đế Lê Thánh Tông đã cho dựng bia đá khắc tên những người thi đỗ, được triều đình ban học vị tiến sỹ – Những tấm bia đá này có tên gọi chung là bia Tiến sỹ dựng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Du khách trong và ngoài nước đến tham quan Bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: tư liệu
Tham gia biên soạn nội dung văn bia Tiến sỹ là những người học rộng, tài cao được triều đình tín nhiệm. Trong số những người được cử soạn văn bia, xứ Thanh có hai người là Đàm Văn Lễ và Trịnh Cao Đệ.
Bia Tiến sỹ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám là những tác phẩm văn hóa – nghệ thuật phản ánh nghệ thuật điêu khắc đá. Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật, 82 tấm bia đã tạo nên một “rừng bia”. Những tấm bia này có niên đại rõ ràng, trải dài trong khoảng hơn 300 năm đã phản ánh diễn biến, bước phát triển của nghệ thuật điêu khắc đá trong hơn 3 thế kỷ của vương triều Hậu Lê, trong đó có sự đóng góp của nghệ thuật chạm khắc đá và đá xứ Thanh.
Khảo sát 82 bia Tiến sỹ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trong số các vị Tiến sỹ được ghi danh cùng với quê hương bản quán trên 82 văn bia có 125 người quê Thanh Hóa. Con số 125 vị đỗ tiến sỹ (trong 82 khoa thi) chưa phải là toàn bộ số người đỗ tiến sỹ ở Thanh Hóa thời Hậu Lê nhưng đã khẳng định: Cùng với các tỉnh có truyền thống khoa cử như Nghệ An, Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh… Thanh Hóa được xếp vào số ít các địa phương có nhiều người đỗ Tiến sỹ. Con số này đã làm thay đổi quan niệm cho rằng xứ Thanh là đất của các võ tướng, không phải là đất văn nho.
Số lượng người xứ Thanh đỗ tiến sĩ trong 82 văn bia được phân bổ ở các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hà Trung, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc. Trong đó, nổi trội nhất là các huyện Hoằng Hóa (28 người), tiếp đến là Đông Sơn (18 người), Nông Cống (17 người). Trong các huyện này tập trung nhất là các xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa), Đông Thanh (Đông Sơn), Cổ Đôi (Nông Cống). Thực tế đã cho thấy: Hoằng Hóa, Đông Sơn là những huyện có truyền thống khoa cử nhưng đến thời Hậu Lê thì vùng đồng chua, nước trũng (Cổ Đôi – Nông Cống) đã vươn lên thành một vùng có nhiều người đỗ đạt cao. Những luật lệ khuyến học của làng đã đem lại hiệu quả trong học tập, thi cử.
Theo quy định của vương triều, mỗi khóa thi chỉ dựng một bia ghi tên những người đỗ Tiến sỹ. Số liệu thống kê cho thấy trong 82 khóa thi, phần lớn sỹ tử xứ Thanh đều có mặt và đạt kết quả cao, chỉ có 9 khóa thi sỹ tử xứ Thanh không có người đỗ. Đặc biệt có khóa thi sỹ tử xứ Thanh chiếm số lượng lớn, có khóa gần như “độc chiếm” bảng vàng.
Trên tấm bia thứ 16, lập ngày 16-11 năm đầu niên hiệu Thịnh Đức đời vua Lê Anh Tông (1565), trong số 4 người đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa thì 3 người xuất thân từ quê hương Thanh Hóa đó là Lê Khiêm xã Bảo Đà, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân), Bùi Khắc Nhất (xã Bột Thái, huyện Hoằng Hóa), Đỗ Tế Mỹ, xã Cổ Đôi (huyện Nông Cống).
Cũng khoa thi này, có 6 vị đỗ Đệ nhị giáp Đồng Chế khoa xuất thân thì 2 người là con em Thanh Hóa là Lê Nghĩa Trạch ở Cổ Đôi (Nông Cống) và Hoàng Quốc Thực ở xã Dực Thượng (Quảng Xương).
Khoa thi niên hiệu Quang Hưng thứ 21 đời Lê Thế Tông, có 3 vị đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân thì 2 người quê Thanh Hóa là Nguyễn Thứ – Hoằng Hóa và Lê Bật Tứ – Nông Cống. Cũng trong khóa này có Nguyễn Giới, người huyện Nga Sơn đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân.
Đặc biệt, khoa thi niên hiệu Quang Hưng thứ 12 đời Lê Thế Tông, xứ Thanh độc chiếm bảng vàng, 2 người đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân là Lê Nhữ Bật ở Vĩnh Trị (Hoằng Hóa) và Lê Trí ở Tào Sơn (Tĩnh Gia), 2 người đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân là Lương Khiêm Hướng ở Hội Trào (Hoằng Hóa) và Lương Định Túc ở Nhân Cương (Nông Cống).
Trường hợp Trịnh Thiết Trường, vị đại khoa được khắc tên trên 2 tấm bia của 2 khóa thì liền nhau. Ông người An Định, phủ Thiệu Thiên, đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442). Không bằng lòng với kết quả này, ông tiếp tục dự thi khóa sau (năm Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hòa thứ 6) và đã đỗ Đệ Nhất giáp tiến sĩ cập đệ.
Khảo sát 82 văn bia Tiến sỹ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám cho thấy nhiều vị tiến sỹ người xứ Thanh xứng đáng tô thắm truyền thống hiếu học của quê hương.
Xã Cổ Đôi là trường hợp nổi trội của huyện Nông Cống. Xã có 9 người đỗ đại khoa, chiếm tới hơn 50% số người đỗ của cả huyện Nông Cống.
Ở xã Đông Thanh (Đông Sơn) có hai chú cháu Lê Khả Trù và Lê Khả Trinh cùng thi đỗ Tiến sỹ.
Hai anh em Đỗ Tất Đại và Đỗ Tế Mỹ ở Nông Cống cùng được khắc tên trên bia Tiến sỹ, Đỗ Tất Đại đỗ Đệ nhất giáp chế khoa xuất thân, khoa thi Giáp Dần niên hiệu Thuận Bình năm thứ 6. Đỗ Tế Mỹ đỗ Đệ nhất chế khoa xuất thân khoa Ất Sửu, niên hiệu Chính Trị năm thứ 8 cùng với Lê Khiêm người xã Bảo Đà (Thọ Xuân) và Bùi Khắc Nhất người Bột Thái (Hoằng Hóa).
Hai cha con Nguyễn Hiệu, Nguyễn Hoãn ở Triệu Sơn cùng thi đỗ Tiến sỹ. Nguyễn Hiệu thi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hòa 21 cùng với Đặng Quốc Đỉnh người Cát Xuyên (Hoằng Hóa). Nguyễn Hoãn thi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến Sỹ xuất thân khoa thi Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 4 cùng với Lê Doãn Giai người Y Bích (Hậu Lộc).
Trong số 126 vị được vinh danh trên văn bia đá trong 82 khoa thi, xứ Thanh có tới 14 vị đỗ đầu trong các khoa thi trong đó: có 1/18 vị đỗ Trạng Nguyên, 4/21 vị đỗ Bảng Nhãn, 3/33 vị đỗ Thám Hoa. Con số này đã khẳng định tài năng, trí tuệ của người xứ Thanh trong các cuộc đua tài của nền học vấn đương thời.
Những Tiến sỹ được vinh danh trên văn bia Tiến sỹ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là những người hiền tài, ở những mức độ khác nhau đã có những đóng góp nhất định cho đất nước, quê hương, được sử sách lưu danh.
Nguyễn Văn Nghi, người Đông Thanh (Đông Sơn) là người thông minh, học giỏi, đã viết được những câu “thần cú”. Ông đỗ Đệ nhất giáp chế khoa, khoa thi năm Giáp Dần (1554) đời vua Lê Trung Tông, được phong tặng Tuyên lực công thần, đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, chức Lại bộ tả thị lang, kiêm Đông các Đại học sỹ, nhập thị Kính diên, tổng tiến công Bộ Thượng thư, tước Thái Bảo. Ông là thầy học của hai vua: Lê Anh Tông và Lê Thế Tông. Khi mất, Nguyễn Văn Nghi được vua phong là “Phúc Thần”.
Hai cha con Nguyễn Hiệu và Nguyễn Hoãn người Triệu Sơn thi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân đều làm tới chức Tể tướng và là thầy học của chúa Trịnh (Nguyễn Hiệu là thầy học của chúa Trịnh Giang, Nguyễn Hoãn là thầy học của chúa Trịnh Sâm).
Nguyễn Quán Nho người Vãn Hà (Thiệu Hóa) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Đinh Mùi, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 6. Ông là người nổi tiếng về ý chí, tinh thần vượt khó khăn, nghèo túng để dùi mài kinh sử. Nguyễn Quán Nho được triều đình trọng dụng phong làm Tể tướng Thượng thư 3 bộ: bộ Binh, bộ Lễ, bộ Lại, 3 lần làm Ngự sử đài, 5 lần được cử đi sứ phương Bắc, là trọng thần trải nhiều đời vua (Huyền Tông, Gia Tông, Dụ Tông). Thời gian Nguyễn Quán Nho làm Tể tướng được dân ca ngợi: “Tể tướng Vãn Hà – Thiên hạ âu ca”. Trong chính sử cũng như trong dân gian, nhân dân không chỉ ca ngợi tài năng, đức độ của ông mà còn ca ngợi bà mẹ của ông, người đã vượt lên trên hoàn cảnh nuôi dưỡng, dạy dỗ, rèn luyện nhân cách cho ông từ ấu thơ đến khi làm Tể Tướng. Chuyện kể dân gian về việc hai mẹ con Nguyễn Quán Nho vớt bèo nuôi lợn trong ngày vinh quy bái tổ: “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy”, rồi chuyện bà mẹ từ chối tấm áo lụa của quan đại thần Nguyễn Quán Nho để răn dạy con trai không được tham nhũng, bòn rút của dân đến nay vẫn còn mới mẻ.
Cùng mạch đất với nhà sử học Tiến sỹ Lê Văn Hưu là Tể tướng Lê Hy (người xã Đông Khê, huyện Đông Sơn), người nổi tiếng thông minh, học giỏi. Ông đỗ Tiến sỹ khoa Giáp Thìn (1664), đời vua Lê Huyền Tông. Ông đã kinh qua nhiều chức: Tham tụng (Tể tướng), Binh bộ Thượng thư, Trí trung thư giám.
Đóng góp lớn nhất của tiến sỹ Lê Hy là lĩnh vực sử học. Ông là người kế tục Hồ Sỹ Dương “trông coi quốc sử” được triều đình giao cho việc biên soạn quốc sử. Lê Hy cùng với nhóm cộng sự đã biên soạn cuốn Bản kỷ tục biên gồm 19 quyển, biên chép lịch sử từ Huyền Tông Mục Hoàng Đế, niên hiệu Cảnh Trị năm đầu (1663) đến Gia Tông Mỹ Hoàng Đế năm Đức Nguyên thứ 2 (1675). Sau khi công việc hoàn thành, triều đình đã cho khắc in. Đây là phần cuối của bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Nếu Lê Văn Hưu với tập Đại Việt sử ký là người đặt cơ sở đầu tiên thì Lê Hy với Bản kỷ tục biên là người khép lại trang cuối của tập đại thành.
Bia Tiến sỹ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Hà Nội) là di sản văn hóa dân tộc. Di sản tư liệu thế giới này đã khẳng định những đóng góp của nhân tài xứ Thanh trong dòng chảy của văn hóa Thăng Long nghìn năm văn hiến.
lịch mở cửa văn miếu. lịch mở cửa văn miếu quốc tử giám 2019. giá vé vào văn miếu quốc tử giám 2019. giá vé vào văn miếu. địa chỉ văn miếu quốc tử giám. giờ mở cửa văn miếu. giờ mở cửa văn miếu quốc tử giám
Văn miếu Quốc Tử Giám nằm ở số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
Văn miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.
Văn miếu – Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Văn miếu – Quốc Tử Giám với các quần thể kiến trúc gồm: hồ Văn, khu Văn miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông (Đại Việt sử ký toàn thư. Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Để giúp người dân cả nước có dịp về Hà Nội, vào tham quan Văn miếu – Quốc Tử Giám, chúng tôi xin thông tin chi tiết về lịch mở cửa, giá vé vào Văn miếu – Quốc Tử Giám 2019 như sau:
Lịch mở cửa Văn miếu – Quốc Tử Giám 2019:
Văn miếu – Quốc Tử Giám mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần.
Giờ mở cửa Văn miếu – Quốc Tử Giám cụ thể:
– Mùa Hè (từ 15/4 đến 15/10) từ 7h30 đến 18h
– Mùa Đông (thời gian còn lại): từ 8h00 đến 17h00
Giá vé vào Văn miếu – Quốc Tử Giám 2019 như sau:
Loại vé: 30.000đ/lượt
Giảm 50% (loại vé: 15.000đ/lượt) cho các đối tượng sau:
– Người khuyết tật nặng
– Công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (xuất trình chứng minh thư).
– Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (theo quy định trong chương trình 135 của Chính phủ).
– Người có công với cách mạng.
– Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (xuất trình thẻ học sinh, sinh viên)
Miễn vé tham quan:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng.
– Trẻ em dưới 15 tuổi
H.Yến
Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu
(Cinet)- 82 bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ đạt trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc là những di vật giá trị bậc nhất của Di tích, là biểu tượng và niềm tự hào của sự thành đạt và trí tuệ.
(Cinet)- 82 bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ đạt trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc là những di vật giá trị bậc nhất của Di tích, là biểu tượng và niềm tự hào của sự thành đạt và trí tuệ.
Ảnh: chúng tôi
Những pho sử đá
82 bia đá khắc tên 1307 lượt Tiến sĩ thi đỗ qua 82 khoa thi dưới triều Lê và Mạc là những di vật giá trị bậc nhất của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là những pho sử đá khẳng định niềm tự hào của truyền thống hiếu học của Việt Nam.
Giá trị đặc biệt của bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là bài văn bia (bài ký) bằng chữ Hán chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử. Một bài văn bia thường gồm: Dòng tiêu đề của khoa thi (phần nối giữa trán bia và bài ký) năm tổ chức khoa thi, ca ngợi triều vua đang trị vì, tên các vị quan tham gia tổ chức khoa thi như Đề điệu, Giám thí, Độc quyển, Đằng lục..; cách thức tổ chức thi; họ tên và quê quán của những người thi đỗ; tên nhóm người tham gia dựng bia (soạn, nhuận sắc và viết triện).
Phần ký của văn bia cung cấp nhiều thông tin quan trọng về lịch sử của nền giáo dục, thi cử nước nhà và quan điểm của nhà nước về đào tạo và sử dụng nhân tài. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã được thể hiện rõ trong nội dung các bài văn bia với ý nghĩa vạch ra đường lối chiến lược cho các nhà cầm quyền (xưa và nay) trong quản lý và xây dựng đất nước là phải coi trọng nhân tài; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các nhà trí thức đối với đất nước, đó là đem tài năng ra phục vụ đất nước, đào tạo đội ngũ nhân tài kế tiếp cho đất nước.
Những bài ký trên bia là kết tinh trí tuệ của nhiều thế hệ trí thức, là kinh nghiệm về đạo làm người. Hơn thế, văn bia còn cho chúng ta biết những bài học vô giá về đạo trị quốc, xây dựng và phát triển đất nước luôn phải quan tâm, đào tạo nhân tài. Vai trò của hiền tài đối với quốc gia được khẳng định, nhắc đi nhắc lại trong hầu hết các bài ký, cho thấy đây là một quốc sách, là điểm cốt lõi trong đạo trị quốc. Đây cũng chính là bài học quý cho đương thời và hậu thế.
Nghệ thuật tôn vinh độc đáo
Không phải đến triều Lê nước ta mới có những khoa thi để tìm kiếm nhân tài. Và cũng không phải đến khi bia Tiến sĩ được dựng lên thì thành tựu của sĩ tử mới được ghi nhận và tôn vinh. Lịch sử đã ghi nhận những cách thức vinh danh, khuyến khích sĩ tử “nấu sử sôi kinh” để trở thành nhân tài rất đa dạng như: miễn phu phen, lao dịch cho người có thành tích trong học tập, thi cử; ghi tên Bảng vàng treo cổng kinh thành; Ban mũ áo, ghi tên vào sách đăng khoa lục… Nhưng có thể thấy, việc dựng bia Tiến sĩ đã tác động to lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài của đất nước, không chỉ với đương thời mà còn cả với các thế hệ mai sau. Được ghi tên trên bia là niềm khích lệ lớn trong việc học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho đất nước và xã hội. Điều này đã được khẳng định trong Văn bia Bia Tiến sĩ khoa thi năm1481: “Cốt để cho bọn cài hốt bên lưng, ra vào nơi cung điện, mắt nhìn, miệng đọc, bồi hồi, ngóng trông, kính mến mà ao ước. Đó là bộ máy để kích động lòng người và là một việc hay có ý nghĩa trọng đạo của đời thịnh đối với nền chính trị và phong hoá quan hệ rất lớn”.
Du khách nước ngoài tham quan bia tiến sĩ. (Ảnh: Đinh Công Hoan)
Những bài ký trên bia còn chỉ ra những bài học, cách thức tu dưỡng để trở thành những con người có ích cho quê hương, đất nước. Những lời khuyên về lối sống, tu dưỡng rất cụ thể, chân thành, bởi đó chính là kết tinh, trải nghiệm của người viết, là tâm huyết đối với hậu thế, với giang sơn đất nước: “Theo hầu trong cung phải giúp đức cho vua, giúp ơn cho dân; trấn nhậm một phương phải làm bình phong phên dậu. Người giữ chức cao phải đem khả năng bàn nói để hết chức phận can gián của mình…” (Văn bia khoa thi năm 1691), “Tuổi già tiết cứng, nêu gương cho phường hậu tiến, hun đúc nên tập tục trung tín liêm sĩ, chớ cậy may mắn lợi dụng vơ vét” (Văn bia khoa thi năm 1760)…
Những bài học, kinh nghiệm sống cha ông, của thế hệ trí dũng, tài đức lưu lại trên bia đá được kiểm nghiệm, minh chứng qua thời gian. Đó là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý cho mọi thời đại, trong mọi hoàn cảnh, để phát triển bền vững đất nước.
Ngày nay bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với các học giả, du khách, chính khách trong và ngoài nước. Rất nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách quan trọng của các nước trên thế giới đã đến đây và đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của những tấm bia Tiến sĩ.
7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám – Biểu tượng của thủ đô Hà Nội
Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên tại Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám – nơi chứa đựng tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến dân tộc cũng như lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống đất nước.
Văn Miếu được lập ở Hà Nội, bấy giờ là Thăng Long, năm 1070, cách đây hơn 9 thế kỷ.
Năm 1076, vua Lý Nhân Tông thành lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Nhà quốc học chính thức đầu tiên của lịch sử giáo dục Việt Nam ra đời từ đó. Nhà vua đã: “Chọn quan viên văn chức người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám”.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”
Việc lập Văn Miếu Quốc Tử Giám như vậy là nhằm đào tạo lớp quan liêu trị nước, nằm trong phương hướng vươn lên của thời đại.
Năm 1253, vua thứ hai của nhà Trần là Trần Thánh Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện làm nơi giảng dạy cho con em vua quan và những người học giỏi trong cả nước. Chức năng của một trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ làm cho giá trị lịch sử của Quốc Tử Giám. Văn Miếu cùng ngày càng được nâng cao. Trường Quốc học Giám được nâng dần lên tới mức đại học và chính thức được đạt lên Thái Học Viện. Suốt hơn ba thế kỷ triều Lê trường Quốc học không hề đổi chỗ. Quốc Tử Giám 5 năm đón học sinh khắp nơi vào học và cứ mỗi khoa thi, cửa nhà Thái Học lại treo bảng ghi tên những Tiến sĩ trúng tuyển, dân chúng đất “Trường An” (Thăng Long) lại một lần lũ lượt tới xem. Cảnh nhộn nhịp tưng bừng thật không sao tả xiết.
Cuối Triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà bia trường Giám cũng đã lưu lại về sau rất nhiều những công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu.
Tới thời Nguyễn, các vua nhà Nguyễn đóng đô ở Huế, nhà Quốc học cũng được rời vào Huế. Trường Giám được đổi tên làm Văn Miếu với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự “thành hiền” mà thôi.
Tên Quốc Tử Giám không còn được chính thức gọi nữa, nhưng giá trị lịch sử của di tích Quốc Tử Giám chẳng lu mờ. Tên Giám nôm na vẫn được đặt cho phố, cho chợ, và tồn tại cho đến hôm nay.
I. Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Bên trong tường, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện dưới cành lá sum suê của những cây cổ thụ mang một cảnh sắc khác hẳn mọi kiến trúc của những dãy phố xung quanh, càng thu hút sự chú ý của mọi khách qua đường.
Dẫu chỉ có như vậy, phạm vi của khu di tích xưa vốn còn vươn qua cả đường Quốc Tử Giám bao gồm cả chiếc hồ mà ngày nay do chưa được sửa sang đã làm cho ta lầm tưởng chỉ là một trong hàng chục chiếc hồ chứa nước bình thường của thành phố.
Chúng ta hãy xem thứ tự từ trước tới sau, từ ngoài vào trong từng bước tìm hiểu dấu tích từ nguyên sơ đến hiện đại của khu di tích lịch sử hiếm có này.
– Văn Hồ
Năm 1863 trong dịp sửa nhà bia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa. Sự việc còn ghi lại rõ ràng trên tấm bia đá dựng ở gõ giữa hồ.
– Bài ký ở Đình bia Văn Hồ
Trước Văn Miếu có hồ lớn. Trong hồ có gò Kim Châu Vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668 – 1671). Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán Thủy (chỉ nhà Thái học) để ghi lại cảnh đẹp. Lâu ngày cát đọng lại, cỏ dại mọc lan, lòng hồ ngày càng nông cạn thu hẹp. Mùa thu năm Quý Hợi, niên hiệu Tự Đức (1963) tôi cùng Bố chánh họ Đặng (Đặng Tá) dựng nhà bi Tiễn sĩ, sau lại sửa sang khu hồ, mở rộng chỗ hẹp, khơi sâu chỗ nông, phá chỗ rậm rạp cho phong quang để thấy rõ cảnh tri của hồ, của núi, khiến hồ thay đổi trở nên đẹp đẽ. Mùa thu năm Ất Sửu (1865) sứ quan họ Đặng lại xuất tiền nhà dựng đình bằng ngói trên gò. Đình làm xong gọi là đình Văn Hồ. Cho khắc lại 10 bài thơ vịnh Phán Thủy, dặn tôi ghi lại chuyện đó.
Việc đó đáng ghi vậy.
Đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Tân Hợi, thự Bố chánh Hà Nội, Lê Hữu Thanh kính ghi.
Cử nhân khoa Tân Sửu, Án sát Hà Nội, Vọng Đình Đặng Tá kính duyệt.
Phó bảng khoa Nhâm Tuất lãnh Trị huyện 2 huyện Thọ – Vĩnh Phạm Xuan Thạch thừa lệnh kiểm lại.
Tả trấn cơ Hiệp quản Nguyễn Viện, Niết ty thư lại Mai Xuân Bách thừa lệnh làm.
Ngày 15 tháng 8 niên hiệu Tự Đức năm thứ 18 (1865).
Hạt Hạ huyện Vĩnh Thuận, thôn Yên Ninh, Tú tài Trần Quang Luyện kính viết.
-Văn Miếu môn.
Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới, do đó xung quanh thừa ra một hàng hiên rộng, 4 mặt có lan can. Phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở có một cửa cuốn, 2 cánh bằng gỗ và mi cửa hình bán nguyệt cũng bằng gỗ chạm nỏi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt. Phía bên trong lại mở 3 cửa cuốn không có cánh. Tầng trên làm 8 mái, 4 mái hiên và 4 mái nóc, do đó dáng ngoài nom tựa một kiến trúc 2 tầng, và cả cổng chính có dáng của một kiến trúc 3 tầng. Mái tầng trên làm cong lên ở 4 góc. Bờ nóc cũng có đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt. Tầng trên không có treo chuông khánh.
Phía ngoài cửa cổng có 2 đôi câu đối lề không rõ niên đại, tới nay vẫn còn rõ nét chữ.
Câu đối thứ nhất:
1a. Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư văn nguyên hữu tự.
1b. Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thướng tư thánh huấn vĩnh tương dôn.
Dịch nghĩa.
Nước lớn trong giáo dục, giữ thuần phong, đạo được tôn sùng, tin tưởng tư văn nguyên có gốc.
Nhà Nho phải thông kinh, phải thức thời, chớ nên cố chấp, những lời thánh huấn phải ghi lòng.
Phía trong cổng một đôi câu đối nề khác cũng không có niên đại.
2a. Sĩ phu báo đáp vị hà tai! Triều đình tạo tựu chi ân, quốc gia sùng thượng chỉ ý.
2b. Thế đạo duy trì thi thử nhi! Lễ, nhạc, y, quan sở tụy, thanh danh vạn vạt sở đô.
Dịch nghĩa:
Sĩ phu còn nhiều báo đáp, ơn triều đình đào tạo, ý nhà nước tôn sùng.
Thế đạo nhờ đó duy trì chốn lễ nhạc, y quan, nơi thanh danh vạn vật.
– Đại Trung môn .
Cảnh trí khu vực thứ 2 này không khác gì mấy ở khu vực thứ nhất. Vốn cũng chỉ là những bãi cỏ, trồng ít cây cổ thụ rất cao tuổi đã cằn cỗi (hiện nay đã được trồng thêm nhiều cây mới theo hàng lối quy củ hơn).
Việc lắp lại một khu vực chỉ có cây, có cỏ, việc làm thêm dãy tường ngăn và làm thêm 1 lớp cửa ra vào như thế này đã làm cho công trình sư thiết kế rất thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc.
– Khuê Văn Các
Khu vực thứ 2 két thúc ở bức tường ngăn ngang nối cửa Bi văn, gác Khuê văn và cửa Súc văn.
Bốn đôi câu đối chạm vào tường gỗ gác Khuê Văn được dịch nghĩa như sau:
1a. Sao Khuê trời sáng, văn minh rộng
1b. Sông Bích xuân sâu, mạch đạo dài
2a. Triều ta tô điểm nhiều văn trị
2b. Gác đẹp văn hay đón khách xem
3a. Bắc Đẩu soi thành nhiều khi tốt
3b. Đầm thu bóng nguyệt sáng lòng xưa
4a. Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến
4b. Phủ đồ thư một mối thánh hiền.
Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trung khoa thi hội.
Cửa Bi văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thánh Đức bên trái Bi văn có nghĩa là trang sức nên vẻ đẹp. Ý nói văn chương trau chuốt sáng sua, có sức truyền cảm thuyết phục con người.
Cửa Súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải Súc Văn có nghĩa là văn chường hàm súc phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn.
Hai cửa này cùng với gác Khuê Văn đồng thời mở đầu hco khu vực thứ ba, khu vực giếng Thiên Quang và 2 vườn bia Tiến sĩ.
– Giếng Thiên Quang
– Bia Tiến sĩ
Có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở 2 bên phải trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đêu quay về phía giếng.
Cả 2 bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bện, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là 2 tòa đỉnh thờ bia. Xưa kia hàng năm xuân thu nhị kỳ trong Văn Miếu là lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho của nước ta mà quí tính cao danh còn khắc trên bia đá. Trong 82 tấm bia còn lại tới ngày nay, tấm sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị Tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên Tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779). Từ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 tới khoa cuối cùng là khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất (1787) tính cho đủ phải tới 124 khoa thi đình, nếu chỉ kể các khoa thi Tiến sĩ, không kể các khoa Đông Các và Chế khoa thì cũng phải 117 khoa, và theo đúng điển lệ triều Lê thì phải lập đủ 117 tấm bia đề tên Tiến sĩ. Thế nhưng trải qua bao cơn binh lửa, vật đổi sao dời, số bia hiện có chỉ còn 82 tấm. Nhiều tấm ngày nay chữ đã mờ không sao đọc nổi. Nhiều tấm bia nọ lắp vào rùa kia, nhiều tấm nứt vỡ phải gắn chắp lại. Tháng 4 năm 1976 Viện Khảo cổ học phối hợp với phòng Bảo tồn bảo tàng, sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đã khai quật được thêm một con rùa đá đề bia chìm sâu dưới lòng hồ cạnh Khuê Văn Các. Thân bia chưa thấy, song còn rùa để bia đã nâng con số bia Tiến sĩ lên số 83. Non 5 thế kỷ chuyện nương dâu bãi bể tất chẳng tính hết.
Những năm thực dân Pháp xâm lược tạm chiếm Hà Nội, 2 vườn bia có lúc hoang vắng, cỏ cao lụt đầu làm cho có nhà nghiên cứu muốn vòa tìm tư liệu mà phải “rụt chân lại, dùng dằng, nấn ná…”.
– Đại Thành môn.
– Ngọc Thành môn và Kim Thành môn
Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ tư, khu vực chính cuả di tích Quốc Tử Giám – Văn Miếu, Hà Nội. Cũng như cửa Đại Trung, cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian với 2 cột hiên trước sau và 1 hàng cột giữa. Hàng cột giữa đỡ sà nóc, đồng thời cũng là hàng cột để lắp cửa. Ba gian đều được lắp cửa 2 cánh. Chính giữa, trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc 3 chữ “Đại Thành Môn” (cửa Đại Thành) theo chiều ngang, đọc từ phải sang trái. Bên phải 2 hàng chữ nhỏ dọc khắc “Lý Thánh Tông, Thần Vũ nhị niên, Canh Tuất thu, bát nguyệt phụng kiến”, có nghĩa là: “Tháng 8, mùa thu năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ năm thứ 2 đời Lý Thánh Tông vâng sắc xây dựng. Bên trái 1 hàng chữ dọc khắc. “Đồng Khánh tam niên, Mậu Tý trọng đông đại tu “có nghĩa là “tháng 11 năm Mậu Tý niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 3 đại tu”.
– Văn Miếu. Tả vu và Hữu vu
Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch bát tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả vu. Chính trước mặt tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Sau Đại Bái và song song với Đại Bái, tòa Thượng Điện có quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề rộng, với Đại Bái là kiến trúc chấm chót của khu vực thứ 4. Đại Bái đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông. Nếu tách riêng cụm 3 kiến trúc này ra mà nói thì chúng được xây dựng theo hình chữ công (I) mà Tiểu đình chính là nét sổ giữa và Đại Bái, Thượng Điện là 2 nét ngang trên và dưới.
Hai gian đầu hỗi cũng có 2 khám lớn xếp chầu vào gian giữa, thờ Thập triết gồm những vị: Mẫu Tử, Nhiễm Tử, Đoan Mộc Tử, Trang Tử, Bốc Tử, Hữu Tử, Tê Tử, Ngân Tử, Suyền Tôn Tử, Chu Tử.
Cũng như Thượng Niên, Đại bái đường mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, kẻ bảy giản đơn không chạm trổ cầu kỳ, chồng đấu làm theo kiểu đấu đỡ cột chồng rất Việt Nam, những đầu đao mái cong nhẹ, ngói mũi lợp kiểu vẩy rồng, những nơi có chạm trổ rồng mây mang đúng phong cách nghệ thuật của thời Trung Hưng về sau, nói chung kiến trúc có sắc thái giản dị nhưng chắc chắn, thanh nhã mà uy nghiêm, một sắc thái Việt Nam riêng biệt rất dễ dàng nhận thấy, khác hẳn với phong cách kiến trúc đồng thời cuả những công trìnhở các nước láng giềng. Đôi rồng chầu mặt nguyệt gắn mảnh đồ sứ men màu trên đỉnh bờ nóc, chắc chắn được làm vào thời Nguyễn, có làm giảm đi ít nhiều giá trị cổ kính của kiến trúc song không sao át nổi đặc điểm chung của niên đại thời Lê.
Tả Vu và Hữu Vu đều làm 9 gian. Xưa kia Tả Vu và Hữu Vu đều mỗi bên xây 5 bệ kê 5 khám thờ Thất thập nhị hiền. Kiến trúc cũ đã bị phá hủy sạch cả, kiến trúc hiện còn là sản phẩm của lần trùng tu thời gần đây. Bệ thờ, khám thờ cũ không còn, Tả hữu vu nay cũng chẳng dùng để thờ tự, dáng dấp kiến trúc không có vị cổ kính như Đại Bái và Thượng Diện, nhưng do vẫn làm trên nền cũ, phần nào phỏng theo kiểu cũ mà làm và hiện lại dùng làm nơi trưng bày các di vật lịch sử và cách mạng của kinh đô Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội cho nên cũng góp phần quan trọng vào cảnh trí chung của cả khu di tích.
– Đền Khải Thánh – Quốc Tử Giám
Đền Khải Thánh là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử tức là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị.
Kiến trúc đền Khải Thánh sơ sài hơn song cũng có Tả Vu, Hữu Vu 2 bên và đền thờ ở giữa.
Đền Khải Thánh, xưa vốn là Quốc Tử Giám, nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại.
Khổng Tử là người Trung Quốc. Nho giáo là sản phẩm bắt nguồn từ Trung Quốc. Chế độ dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử cũng do Trung Quốc chế định.
Về mặt kiến trúc cũng vậy, bàn tay người thợ Việt Nam đã tạo cho Quốc Tử Giám – Văn Miếu một sắc thái Việt Nam, một bố cục hoàn toàn khác hẳn.
Khu Khải Thánh ở Khúc Phụ, xây dựng ở bên trái khu thờ Khổng Tử; ở Hà Nội lại đặt đằng sau và chính cũng là nơi trường Giám của những triều đại cũ.
Nếu đi sâu vào từng kiến trúc từ cột kèo, chồng đấu, cho tới những bức ván chạm trổ thì một Trung Quốc, một Việt Nam không sao lẫn nổi.
Bạn có biết “Văn Miếu quốc tử giám thờ ai & ý nghĩa?”
Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – THỜ KHỔNG TỬ và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học.
Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước.
Ngoài Khổng Tử, Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?
Ngoài ra Văn Miếu Quốc Tử Giám còn thờ hiệu trưởng trường đại học đầu tiên – Văn Miếu Quốc Tử Giám – Chu Văn An.
Chu Văn An đã nổi danh từ những năm tháng mở trường dạy học ở quê nhà với “học trò đầy cửa”. Và cũng chính do tài năng, nhân cách, phương pháp đào tạo học trò mà Thầy đã được vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời đến Thăng Long giữ chức Quốc Tử Giám Tư nghiệp và dạy cho Thái tử Trần Vượng (tức vua Trần Hiến Tông sau này).
Học viên PVF tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
Ngày 9/6, học viên PVF đã có chuyến tham quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – một trong những di tích lịch sử độc đáo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Tại đây, học viên được tìm hiểu về lịch sử, văn hoá cũng như kiến trúc của dân tộc. Các em cũng đã được tham quan hoạt động “xin chữ- cho chữ” đây là một nét đẹp trong văn hoá người Việt qua đó các em hiểu thêm, yêu thêm lịch sử, văn hoá Việt Nam.
Ngoài việc học chính khóa tại trường, học viên PVF còn được trải nghiệm cuộc sống tinh thần phong phú với hệ thống thư viện đa phương tiện và sinh hoạt văn hóa đa dạng. Chúng tôi xây dựng kế hoạch “Trang sách kết nối thế giới đỉnh cao” chọn đọc, dịch và phát hành các cuốn sách hay về bóng đá đỉnh cao, về các nhân vật và các đội bóng huyền thoại, có khả năng truyền cảm hứng, dẫn dắt cảm xúc hướng đến vẻ đẹp của bóng đá và những giá trị thẩm mỹ, giá trị tinh thần tốt đẹp của bóng đá và của thể thao thế giới, từ đó tạo nên những cầu thủ biết đọc.
Cầu thủ PVF sẽ tham gia những hoạt động phù hợp và định kỳ tại Ttrung tâm văn hóa Nghệ thuật đương đại Vincom – VCCA để khơi dậy và bồi đắp tri thức, hiểu biết, cảm thụ về nghệ thuật và cái đẹp. Hàng quý, PVF tổ chức những chuyến đi thực tế như “Thăng Long – Bí mật từ lòng đất” hay “Đền Hùng- Hành trình kết nối tâm linh nguồn cội”,… dưới sự dẫn dắt của những chuyên gia văn hóa – lịch sử nổi tiếng giúp các cầu thủ hiểu và yêu về lịch sử truyền thống dân tộc.
Lễ dâng hương tại Văn Miếu Quốc Tử Giám nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
Cách đây 30 năm, ngày 21.2.1989, Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long – tiền thân của Đại học Thăng Long ngày nay đã chọn Văn Miếu – Quốc tử Giám, trường Đại học đầu tiên của Việt Nam làm nơi khai giảng khóa học đầu tiên của mình. Trong buổi lễ khai giảng đơn giản nhưng trang trọng và đặc biệt đáng nhớ này, có sự chứng kiến của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng đại học và trung học chuyên nghiệp Trần Hồng Quân và Chủ nhiệm Ủy ban giáo dục thanh, thiếu niên nhi đồng của Quốc hội Trần Thị Tâm Đan. Ban lãnh đạo cùng các vị đại biểu, các thầy, cô giáo và các em sinh viên đã làm lễ dâng hương cầu mong các bậc tiền nhân phù hộ cho sự phát triển của ngôi trường ngoài công lập đầu tiên của cả nước vừa mới ra đời và đang còn gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn.
Nhờ những nỗ lực phi thường của các thế hệ người Thăng Long, ngôi trường này không chỉ vượt qua những thử thách ban đầu để đứng vững, mà còn không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành một cơ sở đào tạo đại học có uy tín và đang đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Sau 30 năm, Đại học Thăng Long tự hào đã có một cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, không thua kém nhiều trường đại học lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với một đội ngũ đông đảo cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhiệt huyết và có năng lực sát cánh cùng nhau xây dựng nên môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh hướng tới các chuẩn mực tiên tiến của thế giới. Từ mái trường này, nhiều thế hệ sinh viên đã trưởng thành, vươn cánh bay xa và đang đóng góp tài năng của mình trên nhiều lĩnh vực của đất nước.
Không thỏa mãn với những thành tựu 30 năm trưởng thành của mình, các cán bộ, giảng viên và công nhân viên Đại học Thăng Long hôm nay nguyện trước trời đất, Tổ tiên sẽ một lòng chung tay góp sức cùng Ban Lãnh đạo tiếp tục xây dựng ngôi trường này tiến bước mạnh mẽ hơn nữa trên lộ trình 100 năm trở thành một trong những trường đại học tiên tiến, hiện đại nhất không chỉ của Việt Nam, mà còn của cả khu vực và thế giới, xứng đáng với thương hiệu mà mình được mang trong giá trị văn hiến nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.
Hướng Dẫn Viết Đoạn Văn Chủ Đề Ước Mơ Bằng Tiếng Nhật
Mẫu bài luận viết về ước mơ bằng tiếng Nhật
就職の場合の例文一つ目です。
「私は子供のころからアレルギー体質で、食べることができる食品が少なく、大変苦労してきました。食べたいものは沢山あるのに自分には食べられない食品も多く、子供ながらに悲しい思いをしてきました。そんな人生を送ってきた私は、食品というものに強い興味を持ちました。」
「私は、私と同じようなアレルギー体質の子供達が食べたいものも食べられず、悲しい思いをしているということを良く知っています。御社では食品アレルギーを持った人のことを考えた食品を多く製造していると知り、御社に就職したいと思うようになりました。」
「大学では栄養士の資格を取得し、アレルギーに関する勉強もしてきましたので、御社の目指す「家族みんなでおいしく食べる」食品づくりに必ずお役に立てると確信しています。家族みんなでおいしく食べられるものを作るお手伝いをさせて頂くのが私の夢です。」
Nếu ước mơ của bạn là làm về thực phẩm có thể tham khảo đoạn văn trênDịch nghĩa tiếng Việt:
Đây là câu ví dụ đầu tiên cho việc làm.
Tôi đã bị dị ứng từ khi còn bé và tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn với một vài loại thực phẩm. Tôi đã có một cuộc sống như vậy và rất quan tâm đến thực phẩm. “Tôi biết rõ rằng những đứa trẻ bị dị ứng như tôi không thể ăn những gì chúng muốn và chúng cảm thấy buồn. Công ty của bạn nghĩ về những người bị dị ứng thực phẩm. Tôi biết tôi đang sản xuất rất nhiều thực phẩm và tôi muốn có một công việc tại công ty của bạn”.
Vì tôi có bằng cấp chuyên gia dinh dưỡng tại trường Đại học và nghiên cứu về dị ứng, tôi tin rằng nó sẽ giúp chúng tôi chế biến thức ăn mà mọi người đều có thể thưởng thức một cách ngon miệng. Ước mơ của tôi là giúp bạn làm một món ăn ngon cho cả gia đình”.
「将来の夢」
生徒の話をとことん聞ける教師になりたい。これが私の将来の夢である。
中学2年の時、私は軽い不登校になった。学校には何とか行けるのだが、教室に行けない。このとき私を受け入れてくれたのは学校の保健の先生だった。その先生は私の「教室へ行きたくない」という気持ちを認めてくれ、ひたすら私の話を聞いてくれたのである。高校2年で進路を決めるとき、ふと思い出したのがその先生のことであった。そして、私は生徒の話をよく聞くことのできる教師になろうと思ったのである。
将来の夢の実現ために、私は大学でカウンセリングとコーチングの技法を学びたい。カウンセリングは、心の問題を抱えた児童・生徒のために、そしてコーチングは将来の進路や勉強の方法に悩む児童・生徒のために役立つだろう。
また、生徒との信頼関係はテクニックだけでは築けない。自身の人間としての幅を広げるために、さまざまなことに挑戦したい。まず機会を見つけて世界中を旅してみたい。特に教育先進国である北欧は必ず訪れたい。また不登校児の支援ボランティアにも参加し、「現場」での経験を積んでいきたい。そして中学の時にお世話になった、あの保健の先生に少しでも近づきたいと思う。
生徒の話をとことん聞くのは大変なことだろう。しかし、いつの日か、この夢を実現したいと思う。
Nếu bạn muốn trở thành một giáo viên có thể dùng đoạn văn trênDịch nghĩa tiếng Việt:
Tôi muốn trở thành một giáo viên có thể lắng nghe những giấc mơ trong tương lai . Đây là giấc mơ tương lai của tôi.
Khi tôi học năm thứ hai trung học cơ sở, tôi không thể đến trường. Tôi có thể đi học, nhưng tôi không thể đến lớp. Các giáo viên y tế trường học đã chấp nhận tôi tại thời điểm này. Giáo viên thừa nhận cảm giác của tôi rằng tôi không muốn đến lớp và chỉ lắng nghe tôi. Khi tôi quyết định khóa học vào năm thứ hai trung học, tôi chợt nhớ đến cô giáo đó. Và tôi muốn trở thành một giáo viên có thể lắng nghe học sinh.
Tôi muốn học các kỹ thuật tư vấn và huấn luyện tại trường Đại học để thực hiện ước mơ tương lai của mình. Tư vấn sẽ hữu ích cho trẻ em và học sinh có vấn đề về tâm lý, và huấn luyện cho trẻ em đang gặp rắc rối với nghề nghiệp và cách học tập trong tương lai.
Ngoài ra, mối quan hệ tin cậy với sinh viên không thể được thiết lập chỉ bằng các kỹ thuật. Tôi muốn thử thách nhiều thứ để mở rộng phạm vi cá nhân của mình. Trước hết, tôi muốn đi du lịch vòng quanh thế giới để tìm cơ hội. Tôi đặc biệt muốn đến thăm Scandinavia, một đất nước có nền giáo dục tiên tiến. Tôi cũng muốn tham gia hỗ trợ tình nguyện cho trẻ em không đi học và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi muốn được gần gũi hơn với giáo viên sức khỏe đã mang ơn tôi khi tôi học cấp hai.
Sẽ rất khó để lắng nghe các sinh viên. Nhưng một ngày tôi muốn biến giấc mơ này thành hiện thực.
Một số điểm cần chú ý khi viết đoạn văn về ước mơ bằng tiếng Nhật
Nói cụ thể về giấc mơ tương lai của bạn.
Giải thích khi nào và những gì đã xảy ra với bạn để khiến bạn có giấc mơ đó.
Kế hoạch thực hiện giấc mơ trong tương lai.
Thông qua câu từ cho người đọc thấy “bạn có bao nhiêu nhiệt huyết, nỗ lực cho giấc mơ đó?
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Tham Quan Văn Miếu Quốc Tử Giám trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!