Xu Hướng 3/2023 # Hưng Yên Công Bố Thời Gian Học Sinh Đi Học Trở Lại # Top 4 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hưng Yên Công Bố Thời Gian Học Sinh Đi Học Trở Lại # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Hưng Yên Công Bố Thời Gian Học Sinh Đi Học Trở Lại được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày 24.4.2020, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 940/UBND-KGVX về việc tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, GDTX trên địa bàn tỉnh đi học trở lại.

Theo đó, UBND tỉnh nhất trí tổ chức cho trẻ em, học sinh trên địa bàn tỉnh đi học trở lại như sau:

– Học sinh từ lớp 5 trở lên đi học trở lại từ ngày 27.4.2020;

– Học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 đi học trở lại từ ngày 4.5.2020;

– Trẻ em mầm non 5 tuổi đi học trở lại từ ngày 11.5.2020;

– Các nhóm lớp mầm non còn lại căn cứ tình hình dịch bệnh, UBND tỉnh sẽ có thông báo sau.

UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo toàn ngành thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh, hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch và Hướng dẫn số 1398/BGDĐT-GDTC ngày 23.4.2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các điều kiện an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học; trong đó đặc biệt lưu ý thực hiện các nội dung: Phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, chu đáo cho học sinh khi trở lại trường học; thực hiện đeo khẩu trang theo quy định; tổ chức phun khử trùng tiêu độc, tổng vệ sinh trường lớp trước khi học sinh đến trường và định kỳ trong thời gian tổ chức dạy học; bố trí nước rửa tay, xà phòng, nước sát khuẩn cho học sinh, giáo viên; thực hiện chia ca, chia lớp, giảm, giãn số học sinh trong phòng học, đảm bảo không quá 30 học sinh/phòng học; bố trí lệch chỗ ngồi để đảm bảo khoảng cách an toàn; các hoạt động sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người theo quy định; tổ chức dạy và học có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện việc rút gọn chương trình đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp tục phát huy học trực tuyến, học qua truyền hình; tạm thời chưa bố trí ăn bán trú.

UBND tỉnh giao Sở Y tế tiếp tục cử cán bộ y tế cấp xã trực thường xuyên trong suốt thời gian học sinh học tập tại trường để hướng dẫn công tác phòng dịch và theo dõi, kiểm tra sức khỏe học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; phát hiện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở để yêu cầu không đến trường và đến ngay cơ sở y tế để được khám bệnh, điều trị kịp thời.

Bao Giờ Học Sinh Đi Học Trở Lại?

Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Câu chuyện đặt ra là phải sớm đưa các hoạt động kinh tế, xã hội nói chung cũng như hoạt động giáo dục, đào tạo nói riêng trở lại bình thường.

Theo các chuyên gia, việc cho nghỉ học được căn cứ dựa vào diễn biến tình hình dịch bệnh; công tác sàng lọc, ngăn ngừa, kiểm soát các trường hợp nghi ngờ để tổ chức cách ly y tế khoanh vùng dập dịch; khả năng tổ chức điều trị;… đồng thời cũng cần tham khảo kinh nghiệm của các nước có hoàn cảnh tương tự.

Không chỉ các chuyên gia y tế Việt Nam, mà đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhiều lần khẳng định công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước tiếp tục tiến triển thuận lợi. Chúng ta đã và đang kiểm soát dịch tốt – Theo Báo Chính phủ .

Khi nào cho học sinh đi học trở lại?

Về thời điểm cho học sinh, sinh viên đi học lại, hiện các địa phương đang có ý kiến khác nhau. Căn cứ tình hình thực tế đa số các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương muốn cho học sinh, sinh viên đi học trở lại vào đầu tháng 3. Riêng TPHCM đề nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, thời gian qua các trường học đã tiến hành các biện pháp phòng dịch cần thiết, tiêu trùng khử độc nhiều lần, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các quy trình kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo người học đến trường an toàn,…

Theo quy định, chỉ địa phương có dịch mới được cho học sinh, sinh viên nghỉ học,… Nếu tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học thì sẽ rất khó khăn thực hiện chương trình giáo dục, đào tạo,… Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xem xét phương án cho học sinh, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3 tới .

VTC cũng đưa tin, Bộ Y tế cho biết, tính đến sáng 21/2, tại Việt Nam 8 ngày liên tiếp không ghi nhận trường hợp mắc mới. Trong số 16 trường hợp dương tính với COVID-19, 15 trường hợp được điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân còn lại đang tiến triển khả quan; hiện còn 28 trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly.

Theo nhận định của chúng tôi Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, dù sắp tới (trong tháng 3) có thể xuất hiện ca bệnh mới. Tuy nhiên, thời tiết đang dần ấm lên, độc lực của virus đã giảm…

Với sự phát triển của các kỹ thuật điều trị, thuốc chữa bệnh và với năng lực, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam, chúng ta hoàn có thể nhanh chóng phát hiện, khoanh vùng dập dịch tại chỗ, điều trị hiệu quả và khống chế được dịch bệnh, bảo đảm môi trường dịch tễ an toàn cho các hoạt động kinh tế, xã hội.

Chuẩn Bị Gì Khi Học Sinh Trở Lại Trường?

Chiều 22-4, Giám đốc Sở GD-ĐT thành phố Lê Thị Bích Thuận cho biết, sở đã chuẩn bị kế hoạch cho học sinh đi học trở lại sau kỳ nghỉ 30-4 và 1-5. Việc đi học lại phải bảo đảm an toàn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch. Tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh phòng dịch

Theo bà Lê Thị Bích Thuận, trước khi học sinh trở lại trường, yêu cầu bắt buộc là công tác vệ sinh, các điều kiện phòng dịch tại trường học phải được bảo đảm. Ghi nhận thực tế cho thấy, những ngày qua, nhiều trường học luôn trong thế sẵn sàng đón học sinh trở lại lớp.

Cô Trần Thị Kim Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Tôn Thất Tùng cho biết, nhà trường luôn chủ động các điều kiện bảo đảm cho học sinh; trong đó sẽ phối hợp với địa phương tiến hành phun thuốc khử khuẩn, thực hiện tốt công tác vệ sinh; rà soát từ cổng để kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn khi các em vào lớp. Cạnh đó, phòng y tế của trường chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế để xử lý khi cần thiết.

Tại Trường tiểu học Phù Đổng – cô Trương Thị Nhã Trúc, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, dù học sinh chưa đến trường nhưng các điều kiện vệ sinh cho học sinh như nước sát khuẩn, khẩu trang, xà phòng rửa tay đã chuẩn bị đầy đủ. Trước khi đón học sinh đến trường, nhà trưởng sẽ tổ chức vệ sinh sạch sẽ tại hai cơ sở…

Chiều 21-4, Phòng GD-ĐT quận Sơn Trà tiến hành họp trực tuyến các trường. Ông Võ Trung Minh, Trưởng phòng GD-ĐT cho biết, ngoài việc rà soát lại công tác dạy học trong thời gian qua, phòng đã chỉ đạo trường học các cấp (mầm non đến THCS) đã sẵn sàng mọi điều kiện để đón học sinh trở lại trường khi có chỉ đạo của cấp trên.

“Ngành GD-ĐT quận Sơn Trà đã chuẩn bị các phương án cụ thể: nếu học sinh trở lại trường sẽ thực hiện nghiêm ngặt khâu vệ sinh môi trường, bảo đảm các điều kiện trường lớp, nội dung học tập. Trường hợp học sinh chưa thể đến lớp, các trường trên địa bàn quận sẽ tiếp tục tăng cường dạy trực tuyến nhằm củng cố kiến thức và thực hiện chương trình theo quy định của Bộ GD-ĐT cho học sinh”, ông Võ Trung Minh chia sẻ.

Song song với tinh thần chuẩn bị của các trường, cơ sở giáo dục, các em học sinh nhìn chung cũng mang tâm lý mong muốn được đến lớp trở lại. Em Phùng Thị Mỹ Duyên (Trường THPT Phan Thành Tài) cho biết, nếu tình hình dịch bệnh ổn rồi thì nên cho học sinh đi học trở lại.

“Chúng em mong được đến trường để học trực tiếp với thầy cô, dễ tiếp thu bài vở hơn. Tuy nhiên, trong quá trình học tập cũng phải nâng cao công tác phòng dịch”, Duyên chia sẻ. Đối với bậc tiểu học, mẫu giáo, nhiều phụ huynh cũng mong muốn con trở lại lớp, nhưng trong điều kiện thật an toàn.

Chị Quỳnh Trân (phụ huynh một trường mầm non quận Cẩm Lệ) bộc bạch: “Tôi tin một khi đã có quyết định cho học sinh trở lại trường thì chắc chắn ngành GD-ĐT cũng như Sở Y tế đã tính toán đến độ an toàn tuyệt đối cho học sinh, chứ không ai dám mạo hiểm”.

Bổ sung kiến thức cho học sinh

Theo bà Trần Thị Thúy Hà, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hải Châu, song song với việc chuẩn bị các điều kiện vệ sinh trường lớp, khi đón học sinh vào học trở lại, việc đầu tiên là giáo viên sẽ rà soát các em chưa có điều kiện học trực tuyến để xây dựng phương án hỗ trợ, dạy phụ đạo, bảo đảm trong 1 đến 2 tuần các em hòa nhập cùng các bạn.

Ngoài ra, các trường sẽ tổ chức dạy học theo chương trình tinh giản của Bộ GD-ĐT, những bài không quan trọng sẽ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà, tránh áp lực cho học sinh. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thúy Hà, khi học sinh đi học trở lại, bậc tiểu học không cần thiết phải bán trú để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

Trong khi đó, cô Trần Thị Kim Vân cho rằng, thời gian qua ngoài việc Sở GD-ĐT phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình tổ chức dạy học trên truyền hình, nhà trường đã tổ chức dạy qua internet. Tuy nhiên, về hiệu quả thì không thể đánh giá chính xác hết được, vì phải phụ thuộc vào ý thức của học sinh tại gia đình. “Nhà trường đã xây dựng các kế hoạch từ trước và mong muốn tình hình ổn định để học sinh quay lại trường. Phải thật sự an toàn mới cho học sinh đến trường”, cô Vân bày tỏ.

Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Thị Bích Thuận cho biết thêm, khi học sinh đến trường, ngoài việc giáo viên rà soát và củng cố kiến thức, sở sẽ có kế hoạch cụ thể việc ôn thi THPT quốc gia và thi tuyển sinh vào lớp 10. “Ngành GD-ĐT sẽ thực hiện song song việc dạy học và phòng, chống Covid-19 bằng các biện pháp cụ thể, trong đó chú trọng đến giãn cách phù hợp theo quy định”, bà Lê Thị Bích Thuận nhấn mạnh.

NGỌC PHÚ

Tại Sao Học Sinh Thcs Lại Sợ Học Tiếng Anh?

Khác với tiếng anh bậc Tiểu học, khi lên cấp 2 đa phần các em học sinh đều bỡ ngỡ với lượng kiến thức rộng lớn, phức tạp và phương pháp học mới, có hệ thống hơn.

Hiện nay, khung chương trình dạy và học đã được đổi mới rất nhiều. Riêng với môn tiếng Anh, các em nhỏ được làm quen ngay từ bậc mẫu giáo. Mục đích của việc cho trẻ làm quen tiếng anh sớm là để trẻ có thể cảm thụ ngôn ngữ mới này một cách tự nhiên và phát triển nó như tiếng mẹ đẻ.

Nhưng, khác với tiếng anh bậc Tiểu học, khi lên cấp 2 đa phần các em đều bỡ ngỡ với lượng kiến thức dài, phức tạp, phương pháp học mới và có hệ thống hơn.

Nếu như ở mẫu giáo và tiểu học các em được giới thiệu tiếng Anh một cách đơn giản để tiếp cận cơ bản nhất. Các em được học trong một môi trường sinh động, thu hút bởi các trò chơi và áp dụng phương pháp học mà chơi – chơi mà học (phương pháp này đã được Trung tâm đề cập trong bài Phương pháp học tiếng anh hiệu quả cho trẻ tiểu học) thì lên cấp THCS, nhất là học sinh lớp 6 các em bước đầu sẽ bỡ ngỡ về lượng kiến thức nặng và cách dạy khô khan hơn. Tiếng anh ở cấp độ THCS phân tích sâu hơn về những kiến thức cơ bản các em đã được làm quen từ trước. Cụ thể như sau:

* Dồn ngữ pháp: Các em sẽ bắt đầu với những ngữ pháp khô khan, mẫu câu mới và bắt buộc phải nhớ công thức để có thể áp dụng làm bài tập. Điều này dễ dàng khiến các em cảm thấy chán nản hơn bao giờ hết.

* Kĩ năng nói – đọc gặp khó khăn: Ở các cấp thấp hơn, các em được tiếp xúc với tiếng Anh chủ yếu qua trò chơi, bài hát hoặc những video sinh động dễ ghi nhớ giúp các em nhận dạng ngôn ngữ và bắt chước theo giọng Anh chuẩn hơn. Tuy vậy, các đoạn văn của tiếng Anh THCS lại quá dài và mới buộc các em phải phát âm chuẩn và đọc đúng ngữ điệu.

* Kĩ năng nghe: Phần này luôn được các thầy, cô quan tâm nhiều. Bởi nghe tốt không chỉ khiến các em phát âm chuẩn mà thực hành nghe nhiều giúp các em có thể viết tốt hơn, nói bài bản hơn. Nhưng thời lượng học trên lớp quá ít để giáo viên có thể cho học sinh nghe và thực hành nhiều. Vậy làm sao để phát triển kĩ năng nghe?

Nhiều phụ huynh đã từng chia sẻ với chúng tôi: “Không chỉ là Tiếng Anh mà đối với tất cả các môn học, chương trình và phương pháp dạy dường như đều thay đổi khiến cho trẻ không thể thích nghi trong một sáng một chiều được. Hơn nữa, lượng kiến thức cần phải thu nạp quá nhiều đôi khi làm các em nản.”

Từ một phụ huynh khác, tâm sự với chúng tôi: “Cô giáo nhận xét con nhà cô học rất chắc ngữ pháp, bài kiểm tra của nó luôn được điểm cao nhưng lại đuối về phần nghe – nói. Cô cũng có khuyên nó nên nghe nhiều, nhưng kì thực vì cả bố mẹ đều bận nên không có thời gian sát sao hơn việc học của cháu được.”

Không đặt ngữ pháp lên hàng đầu: Ngữ pháp vốn là thứ cần thiết giúp các em làm bài tập, nhưng ngữ pháp cũng có thể học được bằng cách đọc và viết nhiều. Vì vậy đừng để con bạn nghĩ rằng chỉ cần học ngữ pháp là đủ. Điều này không những khiến các em áp lực hơn mà có thể trở nên lười học những kĩ năng khác.

Kết hợp nghe – nói – đọc – viết: Khi bạn nghe được, bạn sẽ nói được, đọc chuẩn và đương nhiên rồi, bạn thừa sức để viết tốt. Vì vậy hãy thực hành các kĩ năng này cùng nhau. Thực hành nói thường xuyên không chỉ giúp phát âm chuẩn mà còn tăng phản xạ. Ngoài ra, với những cấu trúc ngữ pháp đã học, hãy để con bạn phát triển chúng bằng cách phân tích qua các đoạn văn và áp dụng để viết những đoạn văn ngắn.

Thực hành mọi lúc, mọi nơi: Vấn đề cuối cùng mà Trung tâm muốn chia sẻ tới các quý phụ huynh đó là để con bạn thực hành nói thật nhiều. Học nhóm với bạn bè, học cùng gia sư hoặc có thể là chính các phụ huynh làm bạn với con mình. Thực hành tiếng anh bằng cách xem phim bằng tiếng anh, đọc báo tiếng anh, hay ngay cả là nói chuyện phiếm với nhau. Điều này giúp các em phát triển các kĩ năng hoàn hảo nhất.

Qúy phụ huynh có nhu cầu tìm gia sư Tiếng anh THCS vui lòng liên hệ để được tư vấn hoàn toàn miễn phí:

Văn phòng: (024) 6294.2894 (8h – 18h)

Hotline: 0988.718.712 / 0919.637.299

Email: suphamhanoi.edu@gmail.com

Cơ sở 1: Số 101 Ngõ 189 Minh Khai – Hai Bà Trưng

Cơ sở 2: Số 27 Ngõ 98 Xuân thủy – Cầu Giấy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hưng Yên Công Bố Thời Gian Học Sinh Đi Học Trở Lại trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!