Bạn đang xem bài viết Hội Nghị Chuyên Đề “Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Nhằm Phát Triển Phẩm Chất, Năng Lực Và Đổi Mới Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Hướng Nghiên Cứu Bài Học được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày 21/10/2020 tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, thành phố Đà Lạt, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị chuyên đề “Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học’ cho cụm chuyên môn số 1 lựa chọn bộ SGK số 2 có tên gọi “chân trời sáng tạo” do Phòng GDĐT Đà Lạt làm cụm trưởng và 2 đơn vị Bảo Lộc và Đạ Tẻh.
Tại các hoạt động chuyên môn, các đại biểu đã dự giờ 2 tiết môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách chân trời sáng tạo; tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, các đại biểu còn được tham quan mô hình dạy học, trao đổi thêm về chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức bán trú….các hoạt động diễn ra ý nghĩa đối với công tác quản lý hoạt động dạy học và đánh giá học sinh. Các hoạt động chuyên đề đã tháo gỡ các khó khăn trong quá trình dạy học, được đội ngũ CBQL và giáo viên đánh giá rất cao hiệu quả, ý nghĩa của hội thảo chuyên đề.
– Giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy buổi sáng theo dõi và cung cấp thông tin trao đổi với giáo viên buổi chiều có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với các em học sinh còn khó khăn trong học tập, những em chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập trong buổi sáng.
– Tăng cường dự giờ, thăm lớp, thực hiện chuyên đề nhằm hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triên khai thực hiện chương trình; triển khai kế hoạch cho đội ngũ giáo viên cốt cán kịp thời giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cho giáo viên lớp 1. Trong giai đoạn này, giáo viên lớp 1 chỉ dự giờ góp ý, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ tư vấn kịp thời, không đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên.
– Trong quá trình dạy học, nhà trường giao giáo viên phải tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, yêu cầu cần đạt của chương trình, cách thiết kế của sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Giáo viên và nhà trường được chủ động lên kế hoạch chi tiết để giúp học sinh đạt được yêu cầu chuẩn đầu ra cuối năm học mà chương trình đặt ra, nếu có hiện tượng học sinh quá tải vì học quá nhanh thì giáo viên cần điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Điều này chương trình cho phép và là nhiệm vụ của giáo viên.
– Chương trình chỉ quy định yêu cầu cần đạt vào cuối năm lớp 1 không quy định yêu cầu cần đạt ở từng giai đoạn học tập. Theo đó, SGK cũng được thiết kế có tính mở, trao quyền chủ động cho GV. Vì vậy, ở mỗi hoạt động, GV có quyền linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế địa phương. Khi HS còn đang trong giai đoạn làm quen với việc học, giáo viên có thể điều chỉnh giảm yêu cầu cần đạt ở một số kỹ năng. Đối với kỹ năng đọc đoạn, những học sinh đọc chưa tốt chỉ yêu cầu các em đọc được từ ngữ có chứa âm/chữ/vần mới, tiến tới đọc câu ngắn. Những học sinh này có thể vừa đánh vần vừa đọc.
– Giáo viên được quyền xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn đầu ra vào cuối năm học cho mỗi môn học, mỗi sách giáo khoa có các cách tiếp cận khác nhau nên khi triển khai thực hiện, giáo viên cần nắm vững yêu cầu của chương trình, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện thực hiện của nhà trường để xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp (về thời lượng, tiến độ thực hiện, thời khóa biểu…) vì chương trình chỉ quy định thời lượng thực hiện cho mỗi môn học trong một năm và yêu cầu cần đạt cho từng năm học nên giáo viên được quyền xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn đầu ra vào cuối năm học cho mỗi môn học.
– Để thực hiện được chương trình theo chuẩn đầu ra quy định, lớp 1 được tổ chức học 2 buổi/ngày và giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp. Giáo viên khôn giao bài tập về nhà nhằm giúp các em có thời gian nghỉ ngơi và trải nghiệm kiến thức đã được học ở nhà trường với người thân, từ đó hình thành các năng lực, phẩm chất theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Môn Tiếng Việt lớp 1 không coi trọng và đặt yêu cầu cao về tập viết, thời gian đọc của học sinh chiếm thời lượng 60%, trong đó viết chỉ thực hiện khoảng 25%, thời gian còn lại dành cho các kĩ năng nghe, nói và kiểm tra đánh giá. Do vậy, trong quá trình mới bắt đầu dạy học và học sinh mới làm quen cách học tiếng Việt thì giáo viên không quá chú trọng vào viết chữ, bắt học sinh luyện viết nhiều sẽ làm cho học sinh vất vả, mệt mỏi dẫn đến không thích học.
Đối với những lớp sĩ số đông, giáo viên chia nhỏ nhóm đối tượng học sinh để sâu sát, uốn nắn, hướng dẫn kịp thời cho các em, giai đoạn này giáo viên không phải ghi nhận xét nhiều vào vở mà trực tiếp giúp đỡ các em khi gặp khó khăn, ghi nhận tuyên dương các em với tiến bộ nhỏ nhất. Giai đoạn con mới vào lớp 1 đối với môn học Tiếng Việt, điều mà cha mẹ các em quan tâm là cách đánh vần, hướng dẫn đọc viết của các con. Nội dung này giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các cha mẹ học sinh và giúp đỡ kịp thời.
– Đối với kỹ năng viết, với những học sinh viết chưa tốt chỉ yêu cầu các em viết được chữ ghi âm mới, bước đầu hướng tới viết đúng độ cao, độ rộng, chưa đặt ra yêu cầu viết đẹp hoặc viết được các chữ ghi tiếng, ghi từ. Yêu cầu về các kỹ năng này sẽ được nâng cao dần qua từng giai đoạn học tập tiếp sau, tiến tới đạt yêu cầu cần đạt vào cuối năm học.
Tiếp theo Kế hoạch, ngày 23/10/2020 tại Trường TH Nguyễn Trãi huyện Di Linh tiếp tục tổ chức chuyên đề bộ sách giáo khoa số 1 có tên gọi “Kết nối tri thức với cuộc sống” cho thành phần tham dự các trường tiểu học cụm chuyên môn số 2 do Phòng GDĐT Di Linh làm cụm trưởng và các đơn vị Đạ Huoai, Cát tiên và Bảo Lâm.
Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thảo Chuyên đề của học sinh trường Đoàn Thị Điểm – Đà Lạt
Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thảo Chuyên đề của giáo viên trường Đoàn Thị Điểm – Đà Lạt
Trưởng phòng Phòng Giáo dục Tiểu học phát biểu
Đồng chí Tăng Thị Hằng – Phó Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Lạt phát biểu
Tiết dạy minh họa chuyên đề môn Tiếng Việt
Đồng chí Trưởng phòng Phòng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Duy Hải giải đáp thắc mắc
và nêu một số giải pháp giải quyết vướng mắc và định hướng thực hiện dạy học trong thời gian tới
Giờ Học Chuyên Đề Toàn Tỉnh “50 Năm Thực Hiện Di Chúc Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh”
Audio: 2108_thoia_gio_hoc_toan_tinh_mixdown.mp3
Dự giờ học có các đồng chí: Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thành phố.
Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương truyền đạt thông tin tại giờ học. Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại giờ học chuyên đề toàn tỉnh
Giờ học được phát trực tiếp trên sóng phát thanh và truyền hình của Đài PTTH Thái Bình để toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên các tổ chức chính trị – xã hội, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham dự.
Tại giờ học, các đại biểu và toàn thể nhân dân trong tỉnh đã nghe Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương giới thiệu khái quát về: Cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hoàn cảnh ra đời, những nội dung cơ bản của bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những thành tựu cơ bản của đất nước, dân tộc, của Đảng ta sau 50 năm thực hiện Di chúc của Người; tình cảm và những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Thái Bình và những thành tựu của Thái Bình đạt được sau 50 năm thực hiện Di chúc; một số kết quả nổi bật của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh.
Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh: Một tư tưởng lớn trong Di chúc của Bác là xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Người viết: Ngay sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Người nhấn mạnh ba vấn đề về Đảng: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”, “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đó là những phẩm chất đặc biệt của một Đảng chân chính cách mạng. Đạo đức và trách nhiệm của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”… Và, điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy trân trọng cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo đã truyền đạt những nội dung cơ bản của bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những thành tựu cơ bản của đất nước, dân tộc, của Đảng ta sau 50 năm thực hiện Di chúc của Người. Đồng chí nhấn mạnh: Giờ học chuyên đề toàn tỉnh là dịp để toàn Đảng bộ, toàn quân và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ôn lại những chặng đường cách mạng đã qua, nhất là sau 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó khẳng định ý nghĩa và những giá trị lý luận và thực tiễn của bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là nguồn sức mạnh tinh thần dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ, toàn quân và toàn dân Thái Bình nguyện tiếp tục đoàn kết, nhất trí, đẩy mạnh tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hoàn thành thắng lợi và vượt mức mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Đồng chí kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân đồng sức đồng lòng xây dựng quê hương Thái Bình ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các tỉnh trong khu vực, đền đáp tình cảm và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Các đại biểu dự giờ học. Các em thiếu niên dự giờ học chuyên đề toàn tỉnh. Tiết mục văn nghệ tại giờ học toàn tỉnh. Ảnh: Lê Thanh Thưởng Đạt – Thành Tâm
Mười Đề Tài Luân Lý Kitô Giáo: Đề Tài 1, 2 Và 3.
Tập sách này không phải là một biên khảo hay một giáo trình về thần học luân lí Kitô Giáo hay đạo đức học Kitô Giáo, mà chỉ là tập hợp các bài trình bày tóm tắt một số đề tài của khoa thần học ấy, giúp các sinh viên thần học ôn tập lại bộ môn này sau một thời gian xa trường lớp và chuẩn bị quay lại với công tác mục vụ tại xứ đạo. Chính vì thế, sẽ không có sự trình bày chi tiết và đầy đủ của một giáo trình hay sự tham cứu rộng rãi và gợi mở của một biên khảo, nhưng chỉ ghi nhận những đường nét lớn của luân lí Kitô Giáo nói chung và luân lí Kitô Giáo khi khảo sát một số vấn đề quan trọng, như tôn giáo, chính trị, sự sống, tính dục và hôn nhân, kinh tế, truyền thông. Trong giới hạn ấy, có lẽ sách sẽ có ích hơn cho những ai muốn nhớ lại cách nhanh chóng và căn bản luân lí Kitô Giáo hoặc xa hơn nữa, cho những ai muốn làm quen với nền luân lí ấy trong bản chất và mục tiêu, cũng như trong khi giải quyết một số vấn đề đạo đức lớn của con người thời đại. Xin đừng quên điều này để đón nhận tập sách và thông cảm với những khiếm khuyết của tập sách. Hy vọng rằng với những hiểu biết căn bản mà tập sách cung cấp, độc giả sẽ hiểu rõ hơn con đường mà người Công Giáo thường mượn để đi tìm hạnh phúc – hạnh phúc cho mình và cho người khác.
Luân lí Kitô Giáo đóng vai trò nào trong đời sống người kitô hữu và có những nét đặc thù nào so với các nền luân lí khác? Có thể có xung đột giữa luật lệ (quyền bính) và lương tâm không; nếu có, phải giải quyết thế nào? Phân biệt các mức độ hướng dẫn và ràng buộc của lương tâm.-
Mười đề tài luân lý Ki-tô Giáo
Luân lí Kitô Giáo đóng vai trò nào trong đời sống người kitô hữu và có những nét đặc thù nào so với các nền luân lí khác?
Nhập đề : Từ những ghi nhận về tình trạng luân lí suy đồi tại Việt Nam nói chung và trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng (suy đồi trong giáo dục và kinh doanh, y tế và sự sống, tính dục và hôn nhân, quyền hành và chính trị…), chúng ta thử đi tìm nguyên nhân. Không kể những nguyên nhân từ những ảnh hưởng của văn hoá và văn minh thời mới, phải kể đến tình trạng nhận thức sai lầm hay ít ra, chưa đầy đủ, về vai trò của luân lí và luân lí Kitô Giáo trong đời sống con người.
1. Trong giáo huấn của Đức Giêsu và Hội Thánh Kitô Giáo sơ khai, chúng ta đã thấy vai trò hết sức quan trọng của luân lí trong đời sống cá nhân và tập thể kitô hữu
Theo giáo huấn của Đức Giêsu
Theo giáo huấn của Hội Thánh Kitô Giáo sơ khai
2. Luân lí trong tương quan với các khía cạnh khác của đời sống Kitô hữu
– Tuy nhiên, dù có quan trọng đến đâu, luân lí Kitô Giáo cũng không thể nào đứng độc lập một mình. Người kitô hữu không thể chỉ bằng lòng sống ngay lành mà thôi, cũng như đã không thể chấp nhận hiểu biết đức tin ngày càng sâu xa và cử hành phụng vụ ngày càng sốt sắng mà thôi. Đời sống luân lí của người kitô hữu không phải chỉ loay hoay với việc làm lành lánh dữ, mà còn phải làm lành lánh dữ theo giáo lí của Đức Kitô. Người kitô hữu không thực hành luân lí chỉ theo lương tâm và lương tri tự nhiên, mà quyết liệt thực hành luân lí dựa trên đức tin Kitô Giáo (luân lí dựa trên đức tin). Ngoài ra, nỗ lực sống luân lí của người kitô hữu không phải là nỗ lực ở tầm mức con người, nhắm tới những kết quả trong thế giới con người, mà còn vươn tới tầm mức Thiên Chúa, nhắm tới những kết quả trong thế giới Thiên Chúa. Chính vì thế, sống luân lí phải đi đôi với cử hành các mầu nhiệm, nâng các sự việc của con người lên mức các mầu nhiệm qua đó Thiên Chúa cứu độ con người bằng cách cầu nguyện và kết hợp với Ngài (luân lí hướng tới và được hỗ trợ bởi ơn thánh, nhận được qua cầu nguyện và cử hành phụng vụ).
3. Đâu là những nét đặc thù của luân lí Kitô Giáo so với các nền luân lí khác ?
Trong quá trình tìm hiểu luân lí Kitô Giáo, nhất là có đối chiếu với các nền luân lí khác, người ta khám phá ra một số nét riêng của luân lí Kitô Giáo cần phải được tôn trọng và phát huy.
3.1. Đó là một nền luân lí mang đậm nét tôn giáo hay chính xác hơn, mang đậm nét Kitô Giáo
3.2. Là một nền luân lí được giới thiệu cho con người qua tay Giáo Hội
3.3. Cũng là một nền luân lí bắt nguồn từ luân lí tự nhiên và cởi mở tiếp thu sự đóng góp của các nền luân lí và các khoa học khác của thời đại
4. Các nguồn cần liên hệ để thực hành luân lí
Một cách cụ thể, để thực hành và giúp người khác thực hành luân lí, người kitô hữu sẽ liên hệ hay tham khảo ba nguồn sau đây : giao ước với Chúa, lề luật và lương tâm.
4.1. Giao ước với Chúa : đây là cơ sở quan trọng nhất mà người kitô hữu cần lưu ý khi thực hành luân lí. Người kitô hữu có tuân giữ lề luật và lắng nghe lương tâm chính là vì muốn qua đó càng ngày càng đi sâu hơn vào giao ước với Chúa, bây giờ và mai sau. Không có chân trời hay viễn tượng này thì lề luật và ngay cả lương tâm cũng gây cảm giác nặng nề và bó buộc cho người kitô hữu. Hơn nữa, chính giao ước với Chúa sẽ là cơ sở biện minh cho giá trị của lề luật và lương tâm : luật nào hay tiếng lương tâm nào không giúp đưa người ta đi sâu hơn vào giao ước với Chúa đều đáng bị nghi ngờ, thậm chí cự tuyệt.
4.2. Lề luật : tuy nhiên, nếu không có lề luật hay các chuẩn mực khách quan thì người kitô hữu sẽ dễ rơi vào tình cảnh mơ hồ và lạc lối khi bước vào giao ước với Chúa. Chính các lề luật này sẽ cho họ biết phải làm gì để ngày càng giao ước thân mật hơn với Chúa.
4.3. Lương tâm : rất tiếc, lề luật chẳng bao giờ đủ vì trong cuộc sống con người có biết bao tình huống, mà mỗi người phải vận dụng lương tâm của mình để ứng dụng các lề luật vào các tình huống cụ thể ấy. Đó là chưa kể những lề luật sai, mà nếu không có lương tâm phê phán người ta rất có thể đã lạc lối.
Rõ ràng là nếu muốn sống đúng phẩm giá con người thì không thể chỉ tìm điều nào có lợi hay thích thú, mà còn phải tìm kiếm những điều tốt hay những điều phù hợp với phẩm giá con người (luân lí). Con người không thể sống mà không có luân lí : con người ăn uống không chỉ tìm cái gì ngon miệng hay bổ ích, mà còn tìm điều nào xứng với phẩm giá con người. Trong tâm thức tự nhiên, con người đã luôn muốn điều tốt luân lí, huống nữa là trong tâm thức của những người được cứu độ. Đã thấy tầm quan trọng của luân lí như thế, cả trong ý thức tự nhiên lẫn trong ý thức tôn giáo, người kitô hữu chẳng những không né tránh luân lí, mà còn tìm cách xây dựng đời sống luân lí ngày càng tốt hơn, xứng với phẩm giá kitô hữu và khai thác những nét riêng của luân lí Kitô Giáo.
Khi kết thúc đề tài thứ nhất, chúng ta đã thấy ba nguồn mà người kitô hữu phải dựa vào để tổ chức đời sống luân lí của mình: giao ước với Chúa, luật lệ và lương tâm. Trong đó, giao ước với Chúa là điểm tham chiếu quan trọng hơn cả, vì người kitô hữu giữ luật hay lắng nghe lương tâm nhằm để mỗi ngày mỗi tiến sâu hơn vào giao ước với Chúa, hay người kitô hữu chỉ giữ luật và lắng nghe lương tâm trong mức độ chúng phục vụ cho quan hệ của chúng ta với Chúa. Giao ước với Chúa hay quan hệ mật thiết với Chúa – cứu cánh của luân lí Kitô Giáo – cũng chính là chìa khóa để giải quyết các xung đột có thể có giữa lề luật và lương tâm.
1. Khi nào có xung đột giữa lề luật và lương tâm?
Và phải giải quyết thế nào?
Xưa nay thường có hai cách giải quyết sai lầm, xuất phát từ hai quan điểm khá cực đoan về lương tâm và nguồn gốc của lương tâm.
Nên nhớ rằng sự xung đột lương tâm rất cần được giải quyết, nếu không hoàn toàn thì ít là cơ bản, không phải chỉ vì để cho cuộc sống được yên ổn mà đó còn là điều kiện để tạo sự phát triển con người và thăng tiến xã hội toàn diện. Vì chưng, lương tâm không theo chuẩn mực hay lề luật do quyền bính nào đưa ra sẽ là lương tâm độc tôn dẫn tới tình trạng cá nhân chủ nghĩa, vô chính phủ và phi chuẩn mực. Ngược lại, lề luật hay quyền bính mà không được các lương tâm đón nhận sẽ trở thành chuyên chế, dẫn tới tình trạng ấu trĩ, thiếu trưởng thành và mất tính nhân linh trong đời sống con người và xã hội.
3. Những tình trạng lương tâm khác nhau dẫn đến những mức ràng buộc khác nhau
Lương tâm là khả năng giúp mỗi người phê phán các giá trị trong từng trường hợp cụ thể, để dẫn con người tới hành động. Chỉ tiếc là không phải lúc nào lương tâm cũng phê phán giúp con người và thúc đẩy con người hành động cách đúng đắn và xác tín. Vì thế mới có vấn đề lương tâm có thể lên tiếng với những cung giọng khác nhau và bởi đó ràng buộc cách khác nhau.
3.1. Lương tâm chắc chắn và đúng đắn là tình trạng lí tưởng nhất của lương tâm : không những lương tâm đưa ra một phán đoán cách xác tín (ý chí) mà còn tin chắc phán đoán ấy đúng đắn hay phù hợp với lề luật hoặc phù hợp với ý muốn của Chúa (lí trí). Trong trường hợp này, con người không những phải hành động theo lương tâm mà còn sẽ mắc tội chống lại Chúa khi không tuân theo : đã tin chắc phán đoán ấy là đúng với ý của Chúa mà không tuân theo thì chẳng phải là đã chống lại Chúa hay sao ? Ở đây, có khi lương tâm rất chắc chắc với phán đoán của mình nhưng không ngờ đó lại là phán đoán sai so với lề luật hay so với ý muốn của Chúa. Lúc ấy, cần phân biệt việc sai lầm này có được mình dự đoán hay tiên liệu hay hoàn toàn nằm ngoài hiểu biết của mình, có thể khắc phục được hay hoàn toàn nằm ngoài khả năng của mình, ít là lúc này. Nếu hoàn toàn nằm ngoài hiểu biết hay hoàn toàn không thể khắc phục được thì có thể coi sai lầm này nằm ngoài ý muốn và khả năng của mình, và vì thế có thể nghe theo toàn tâm toàn ý vì không biết (không biết thực sự và không có khả năng sửa chữa ngay) thì không thể kết tội.
Xung đột giữa lề luật và lương tâm là xung đột muôn thuở, song song với xung đột giữa quyền hành và tự do, giữa xã hội và cá nhân. Khôn ngoan nhất vẫn là nhìn ra giá trị và giới hạn của mỗi bên để lấy bên này bổ sung bên kia, nhất là tập trung cả hai vào một tổng hợp lấy giao ước với Chúa là đích điểm và trọng tâm. Bên cạnh việc ghi nhớ mục tiêu chung của lề luật và lương tâm, cá nhân mỗi người còn cần đào tạo lương tâm bằng cách không những cập nhật hoá các hiểu biết luân lí của mình, mà còn không ngừng thanh lọc tâm hồn mình. Phía người làm luật cũng cần thực hành các điều vừa kể và luôn nâng cao hiểu biết của mình về con người và xã hội hiện tại.
MƯỜI ĐỀ TÀI LUÂN LÝ KITÔ GIÁO : ĐỀ TÀI 3
1. Đi tìm một quan niệm đúng đắn và đầy đủ về tội
Từ những quan niệm hiện hành trong xã hội…
– Tội là sự xâm phạm cách bất công tới quyền lợi của người khác : Đây là cách hiểu phổ biến nhất hiện nay vì nó đáp ứng sự nhạy bén ngày càng cao của con người tới người khác, quyền lợi và công bằng. Cái gì làm hại đến người khác đều là tội và chỉ khi nào làm hại tới người khác mới là tội. Nhưng như thế, hễ khi nào không làm hại tới người khác hoặc khi người khác bỏ qua không chấp nhất thì không có tội. Trong thực tế, các quyền lợi của người khác và các sự xâm phạm quyền lợi của người khác thường được minh định trong các bộ luật quốc gia. Thế nên, tội cũng chính là sự vi phạm các lề luật do Nhà Nước qui định. Cũng chỉ có tội khi quyền lợi người khác bị xâm phạm hay khi luật lệ Nhà Nước bị vi phạm. Và sẽ không có tội khi quyền lợi người khác được ghi trên giấy trắng mực đen của pháp chế quốc gia không bị xâm phạm, hay khi người khác hay cơ quan Nhà Nước không khởi tố, không kết án và đã tha bổng.
Đến quan niệm của Kitô Giáo về tội, dựa trên mặc khải Thánh Kinh
2. Các khoa học về con người, đặc biệt khoa tâm lí chiều sâu, làm sáng tỏ thêm nhiều khía cạnh của tội, giúp ta đánh giá tội đúng đắn hơn
3. Có tội nặng và nhẹ không? Làm sao phân biệt được các mức độ của tội?
3.1. Đã phân tích tội, chúng ta không thể không thấy có nhiều điều khác nhau giữa tội này với tội kia, tội lần này với tội lần nọ, tội của người này với tội của người kia. Chính luật pháp các quốc gia cũng phân biệt các mức tội để luận phạt cho công bằng. Bản thân mỗi người cũng ý thức thiệt hại nặng thiệt hại nhẹ do tội gây ra. Kinh Thánh cũng đã nhìn nhận có các loại tội khác nhau, các mức tội khác nhau, các hậu quả tội khác nhau, và vì thế các hình phạt khác nhau. Thế nên, không thể nói như một số người : tội nào cũng như nhau, hoặc tất cả đều nặng hay tất cả đều nhẹ.
3.2. Vấn đề còn lại là làm sao phân biệt đúng đắn các mức tội ấy? Người ta thường căn cứ trên hai điểm sau đây để phân biệt:
3.3. Mới đây, có người cho rằng ai cũng có một lựa chọn căn bản, tức là lựa chọn chi phối tất cả cuộc sống của mình, như sống độc thân tu trì hay kết hôn… Và nếu muốn đánh giá hành vi của một người, chúng ta không thể không liên hệ đến lựa chọn căn bản của người ấy. Chúng ta cũng sẽ hiểu đầy đủ hơn một hành vi của con người nếu liên hệ đến sự lựa chọn căn bản ấy, như ta sẽ hiểu rõ hơn hành vi vâng phục của một người nếu biết đó là người đã chọn đời tu và đã cam kết thể hiện lòng mến Chúa qua sự tùng phục của mình. Bằng không, chúng ta có thể đánh giá không đúng mức sự vâng phục của họ bằng cách cho rằng người ấy làm thế vì những lí do hay hoàn cảnh tự nhiên… Một khi đã nhận thức lại vị trí quan trọng của các lựa chọn căn bản trong đời sống một con người, có người cho rằng chỉ là tội nặng khi hành vi của người ấy làm người ấy bội phản lựa chọn căn bản hay khi hành vi người ấy làm trở ngại nặng nề việc thực hiện lựa chọn căn bản của mình. Nhận xét này rất sâu sắc, nhưng cũng có thể bị lạm dụng để cho rằng tôi có thể làm mọi sự không tốt miễn là chưa bội phản ơn gọi căn bản của mình, như tiêu xài hoang phí, giao du bừa bãi, tự ý tự quyết, miễn là chưa bỏ đời tu… Nên nhớ rằng không phải chỉ khi nào triệt tiêu hẳn sự lựa chọn căn bản, hành vi ấy của tôi mới là tội nặng. Mà chỉ cần làm vô hiệu hoá sự lựa chọn căn bản của mình, hay cản trở không cho tôi sống lựa chọn căn bản của mình (có sự lựa chọn ấy nhưng cũng gần như không!), các hành vi ấy cũng có thể trở thành tội nặng.
Tội là một thực tại cũng có lâu như con người, đến nỗi nó gần như trở thành số kiếp của con người. Nhưng có lâu đến đâu và có trở thành số kiếp của con người tới mức nào, nó vẫn không phải là tất cả con người. Con người còn là một điều gì quí giá hơn nữa, và trong thực tế con người từ xưa đến nay vẫn đã, đang và sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp. Đó là chưa nhắc đến phẩm giá, ơn gọi và định mệnh cao quí Thiên Chúa đã ban cho con người. Chính vì thế, khi tìm hiểu về tội, chúng ta không bao giờ tìm hiểu để buông tay đầu hàng mà là để tiến lên – trong khiêm tốn mà cũng trong tin tưỡng nữa.
Lm. Pr. Đặng Xuân Thành (Đại Chủng viện Hà Nội)
Đánh Con Gì Hôm Nay Ở Lô Đề Miền Bắc Trúng Lớn
Lô đề của các đài miền Bắc thường được anh em quan tâm chọn đánh hơn cả. Kết quả lô đề của ngày sẽ được lấy dựa trên kết quả xổ số miền Bắc ngày hôm đó. Mỗi ngày lại có một đài khác nhau xổ số. Có lẽ vì sự không trùng lặp ấy mà lô đề miền Bắc được các anh em ưa thích.
Các anh chị em thường ưa thích chọn đánh lô đề vì tính may rủi, mang lại giải trí của nó. So với các loại hình cá cược, cờ bạc khác thì lô đề có vẻ “chắc ăn” hơn. Vì các kết quả được nhà đài công khai quay số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, vì nhiều người nghĩ đây là một trò may rủi nên không quá đầu tư tìm hiểu. Nhưng trên đời không có gì đạt được mà không bỏ công nghiên cứu. Để nắm hôm nay đánh đề con gì miền Bắc ra thế nào, bạn phải bỏ công theo dõi một thời gian khá dài đấy.
Cách Tìm Số Đánh Đề Hôm Nay
Nhìn chung, may mắn sẽ quyết định 50% khả năng trúng lô của bạn. Còn 50% còn lại là nhờ vào công sức tìm hiểu của bạn. Casino Win2888 sẽ tiết lộ những bí quyết mà các cao thủ sử dụng để đánh lô đâu trúng đó.
Đánh lô theo thống kê số hằng ngày
Đây là phương pháp đơn giản và dễ áp dụng nhất. Chẳng hạn bạn đang theo các con lô miền Bắc và muốn biết con số nào sẽ ra tiếp theo. Hãy theo dõi ngay các bảng thống kê những con số có tần suất ra nhiều nhất trong 30 ngày vừa qua, các con số đã lâu chưa ra,…
✪ Một cách khác là hãy theo dõi những con số đã lâu chưa ra. Vì theo chu kỳ số, những con số đã lâu không ra sẽ quay trở lại khi bắt đầu chu kỳ mới.
Chú ý đến các con số đề kép. Bởi số lượng đề kép có khả năng ra chỉ 10 con. Nên nếu nó ra, khả năng bạn trúng lớn rất cao.
Đánh đề hôm nay theo lô hay đi cùng nhau
Dựa theo kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm, những cặp lô sau thường đi cùng với nhau. Nên nếu có cảm tình với số nào, bạn nên đánh cả cặp.
Tính số lô đề dựa theo cặp lô
Cách này được dùng theo quy luật lô hôm nay nối tiếp bởi lô hôm sau. Các bạn có thể theo dõi lô ngày hôm nay để suy ra lô ngày mai. Theo dõi và ghi chép cẩn thận sẽ giúp các bạn đánh đâu chắc đó.
Nếu lô ra cả cặp 050 hoặc hôm trước có 1 con thì hôm sau sẽ trả lại 1 con .
Nếu lô ra cả cặp 020 hoặc hôm trước có 1 con thì hôm sau sẽ có 99 và ngược lại.
Theo dõi phiên soi cầu hằng ngày
Đây là cách được phần đông các anh em lựa chọn sử dụng. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để tự tính lô và theo dõi thì có thể tìm số thông qua việc xem các phiên soi cầu hằng ngày. Để thu hút và trợ giúp người chơi, các đại lý đều có chuyên mục soi cầu được cầm trịch bởi các chuyên gia lâu năm. Thông qua những phân tích theo quy luật số học. Chuyên gia có thể tìm ra con số đẹp nhất cho bạn. Nhưng vì vận may là thứ có hạn, nên bạn cần nhanh tay theo dõi, chốt số và đánh ngay sau khi tìm được số ưng ý.
Chốt được số ưng ý thì con chờ gì mà không nhanh tay đăng ký để tham gia đánh lô đề Online uy tín tại Win2888. Cơ hội làm giàu luôn mở ra cho bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Nghị Chuyên Đề “Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Nhằm Phát Triển Phẩm Chất, Năng Lực Và Đổi Mới Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Hướng Nghiên Cứu Bài Học trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!