Bạn đang xem bài viết Học Cảm Thụ Âm Nhạc Mang Lại Lợi Ích Gì Cho Trẻ được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đều hiểu rất rõ tác dụng và vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống, đặc biệt là cảm thụ âm nhạc đối với trẻ nhỏ. Ngay từ khi còn trong bào thai, các nhà khoa học đã khuyên các bà mẹ nên cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, những khúc nhạc giao hưởng du dương, những giai điệu Ba rốc (baroque) sâu lắng, lãng mạn…
Cảm thụ âm nhạc với sự phát triển của trẻ
Khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi lên 2, lên 3 là lúc trẻ bước vào một thế giới rộng lớn với hàng vạn câu hỏi “Vì sao?”, trẻ luôn muốn tìm hiểu, khám phá tất cả mọi thứ xung quanh mình. Lúc này, các nét tính cách của trẻ bắt đầu hình thành, và nếu được định hướng tốt thì trẻ sẽ lớn lên với một nhân cách tốt.
Ở mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có những loại trí thông minh khác nhau, Âm nhạc có thể tác động và kích thích cho các loại trí thông minh ấy phát triển đồng đều. Trẻ được nghe nhạc từ sớm sẽ giúp hoạt bát, thông minh và sáng tạo hơn, tư duy nhạy bén và có một đời sống nội tâm phong phú hơn.
Thông qua hoạt động nghe các giai điệu có lời, không lời sẽ giúp cho trẻ tưởng tượng ra thế giới xung quanh đầy màu sắc. Trẻ có thể mô tả các hình tượng thông qua các động tác hình thể, qua điệu bộ cử chỉ, hay biểu cảm trên khuôn của mình. Qua đó trẻ sẽ thỏa sức sáng tác các giai điệu để nói lên những rung cảm của bản thân trước các sự vật, hiện tượng xung quanh mà trẻ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó sẽ kích thích trí sáng tạo của các bé một cách tối đa.
Khoa học đã chứng minh trẻ biết hát trước khi biết nói, thông qua những bài luyện tập về ngữ âm (nguyên âm, phụ âm) theo giai điệu khi còn nhỏ giúp trẻ phát âm chuẩn chính xác. Khi lớn dần lên trẻ sẽ rèn luyện được về khả năng ngôn ngữ thông qua hoạt động đánh giá, nhận xét.
Được thể hiện qua việc trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ý kiến cá nhân khi nghe một tác phẩm trong mỗi tiết học cảm thụ âm nhạc ra trước mọi người.
Thông qua hoạt động vận động theo nhạc, vận động cùng các dụng cụ hỗ trợ. Với các vận động nhỏ riêng lẻ từng bộ phận trên cơ thể và vận động toàn thân có sự kết hợp của tất cả các bộ phận. Trẻ được phát triển về hệ cơ, xương. Hoạt động chơi ngón tay giúp trẻ phát triển về cảm nhận xúc giác và chuẩn bị tốt nhất để có thể chơi các nhạc cụ sử dụng tay ở bậc học cao hơn.
Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tâm tư, tình cảm của con người. Vì thế khi đến với Cảm thụ Âm nhạc trẻ sẽ được rèn luyện cách biểu lộ mọi cung bậc của cảm xúc, tình cảm: khi vui, khi buồn, khi háo hức, khi bất ngờ…một cách linh hoạt thông qua tính chất của các giai điệu âm nhạc.
Ở lứa tuổi 18 tháng đến 6 tuổi, tất cả các giờ học Cảm thụ Âm nhạc đều là giờ học nhóm. Trong giờ học trẻ được chia sẻ ý kiến cá nhân về mọi thứ trẻ cảm nhận được với bạn bè, thầy cô và ý kiến của trẻ được công nhận Vì thế trẻ cảm thấy tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Và trong những giờ học cảm thụ âm nhạc, trẻ được cùng nhau chơi trong 1 bài hòa tấu, cùng hát trong 1 bài hát sẽ dạy trẻ cách biết lắng nghe, kết nối với bạn bè nhiều hơn.
ảm thụ Âm nhạc không chỉ đơn thuần là học các kiến thức âm nhạc mà trong đó có sự tích hợp của các môn nghệ thuật như: hội họa, múa, kiến thức tự nhiên xã hội, toán học, văn học…Vì vậy trẻ không những được học kiến thức âm nhạc mà còn được làm quen với các kiến thức của môn học khác thông qua âm nhạc.
Học Cảm Thụ Âm Nhạc Tại Hcm
Dạy cảm thụ âm nhạc tốt nhất là dạy cho trẻ trong giai đoạn từ 0-12 tuổi. Vì độ tuổi này trẻ nghe tốt nhất, thính giác của trẻ đang tinh nhạy nhất. Qua giai đoạn này khả năng nghe kém hơn và việc tiếp nhận thông tin âm nhạc tinh tế qua tai cũng giảm dần.
Trẻ học cảm thụ âm nhạc là học qua bài học và các hoạt động được tiến hành trong lớp ngoài việc kích thích các hoạt động tinh thần cho trẻ còn bao gồm cả các kiến thức nhạc lý đi kèm.
Trẻ học gì khi tham gia lớp Cảm Thụ Âm Nhạc?
Chương trình dạy âm nhạc mầm non tại Việt Thương Music
Music for Little Mozarts
Cao độ
Cao độ ( hay độ cao) là độ cao thấp của âm thanh được đo bằng tần số dao động, tần số dao động càng nhiều thì âm thanh càng cao và ngược lại. Trong âm nhạc người ta đã sắp xếp các âm thanh tự nhiên theo trật tự từ thấp đến cao ( đồ, rê, mi, fa, son…) được ký hiệu bằng các chữ cái trên khuông nhạc.
Đối với các trẻ thông thường thì dừng lại ở việc trẻ nghe và cảm nhận được âm thanh đó bên trong mà chưa có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Với những trẻ có năng khiếu âm nhạc, những gì nghe thấy sẽ được thể hiện ra bên ngoài bằng thái độ, hành động, cử chỉ như hát lại các cao độ đã nghe một cách chính xác.
Dựa vào yếu tố này, các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé các giáo viên sẽ kết hợp giữa việc học mà chơi – chơi mà học chơi trẻ bằng các trò chơi âm nhạc, các hoạt động liên tục trong giờ học như nhận biết nhạc cụ mới, cách tạo ra âm thanh nhạc cụ, cách nhận biết cao độ, hát lại cao độ theo hướng dẫn, bước đầu hướng trẻ theo cách học nhạc chính quy.
Trẻ em trên 5 tuổi đã có nhận thức tốt hơn nên khả năng cảm nhận tốt hơn, khá rõ ràng và thuận thục. Vì vậy ở lứa tuổi này trẻ sẽ được quan tâm nhiều đến việc phát triển năng khiếu, chứ không còn dừng ở mức độ cảm thụ nữa. Đặc biệt có những trẻ 5 tuổi đã có thể nhớ được nốt la thanh mẫu trong đầu, nếu được tiếp xúc thường xuyên và luyện tập một cách bài bản thì những biểu hiện, phản ứng, sự nhạy bén, khả năng của trẻ dần được hình thành và ngày càng tăng lên theo thời gian.
Dựa theo biên độ phát triển âm nhạc thông thường như vậy, sau 5 tuổi khi các bé đã qua quá trình cảm thụ âm nhạc, ba mẹ có thể hướng các bé tập trung vào một bộ môn nhạc cụ cụ thể nếu bé thực sự yêu thích và có khả năng.
Trường độ
Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh, phụ thuộc vào thời gian dao động của nguồn phát âm, tầm cũ dao động càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài. Trẻ có thể nghe được âm thanh có trường độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển của cơ quan thính giác và có thể bắt chước lại nếu trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. Chính vì vậy, ngoài những bài hát, trò chơi nhận biết cao độ, giáo viên dạy học sẽ có những bài học để trẻ nhận biết trường độ dài ngắn của âm thanh xen lẫn, tạo nền tảng cho quá trình học nâng cao hơn sau 5 tuổi.
Cường độ
Cường độ là độ to nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào tầm cữ của nguồn phát âm. Trong giờ học giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ nhận biết âm thanh to nhỏ khi phát ra, điều này biểu hiện rõ nét ở các bản nhạc cổ điển, khi được nghe trẻ sẽ nhận biết một cách rõ ràng.
Tiết tấu
Trẻ 3-5 tuổi có thể cảm nhận được nhịp điệu đơn giản, có thể phân biệt được các dạng tiết tấu khác nhau, có thể phân loại được được tiết tấu nhanh hay chậm, vừa dựa theo nhịp điệu của bản nhạc. bằng các bài hát nhẹ nhàng, hay sôi động giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng các nhạc cụ đơn giản thực hiện theo tiết tấu. Hoặc các vận động tay chân theo tiết tấu bài hát đang chơi.
Đối với những trẻ có năng khiếu, giáo viên sẽ theo dõi phát hiện ra các em từ chính những bài tập tiết tấu để có thể tư vấn cho ba mẹ tập trung tốt hơn cho bé, có thể đào tạo theo hướng chuyên nghiệp.
Giai điệu
Giai điệu là sự nối tiếp các âm thanh thành một bè có tổ chức về phương diện điệu thức, tiết nhịp, tiết tấu. Đây là hình thức biểu hiện cao nhất của cao độ kết hợp tiết tấu. Trẻ có thể nhận ra khi một giai điệu thay đổi đường nét lên xuống, trẻ có thể nhớ một giai điệu hoàn chỉnh.
Trẻ 3-5 tuổi có thể nhận biết được các giai điệu đơn giản dựa trên sự thay đổi trật tự các âm thanh, và có thể biểu hiện theo cách riêng của chúng. Có trẻ nhún nhảy hào hứng vỗ tay theo điệu nhạc một cách tự phát, có trẻ lạ ý thức hơn nhắm vào đường nét giai điệu hát nhẩm theo một cách chính xác. Sự cảm thụ âm nhạc còn biểu hiện ở việc trẻ muốn nghe loại nhạc nào và không thích loại nào.
Đây cũng là một yếu tố xác định mức độ năng khiếu, khả năng âm nhạc của trẻ. Các giáo viên sẽ lồng ghép để làm nổi bật phần giai điệu giúp trẻ dễ thuộc dễ nhớ, đồng thời kích phát trí nhớ của trẻ trong mỗi bài học.
Âm sắc
Âm sắc là màu sắc của âm thanh, màu sắc ở đây là trong, đục, khàn, gay gắt, êm dịu, chói tai … của âm thanh. Mỗi nhạc cụ, mỗi vật phát âm đều có âm sắc khác nhau dù có cùng cao độ. Âm sắc có thể phân biệt rõ nhất là giọng hát nam hay nữ.
Trong lớp cảm thụ ấm nhạc giáo viên sẽ dạy cho trẻ hiểu về âm sắc, giọng cao hay giọng thấp qua các bài tập phân biệt âm thanh của đồ vật, con vật…
Hòa âm
Hòa âm là sự kết hợp các âm thanh thành chồng âm và có sự liên hệ nối tiếp nhau có quy luật của các chồng âm đó, hòa âm chắp cánh cho giai điệu thêm bay bổng, tăng hiệu quả diễn đạt cho giai điệu. Đối với trẻ giai đoạn đầu thì hòa âm là một khái niệm xa vời. Tuy nhiên, các giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ bước đầu phân biệt sự pha trộn của các âm thanh là mềm mại, hòa hợp hay gay gắt căng thẳng trong các bài học.
Âm hưởng vang lên trẻ có thể thấy cái hay của âm nhạc, dù chưa hiểu biết nhiều nhưng cũng đủ kích thích niềm hứng khởi, làm trẻ dễ chịu và có cái nhìn thiện cảm với âm nhạc sau này.
Lớp học cảm thụ âm nhạc cho bé tại HCM
Hiện tại ở HCM cũng có nhiều lớp dạy cảm thụ âm nhạc, hoặc các nền tảng cơ bản phát triển âm nhạc khác như Piano mầm non,…
Trong chương trình Piano mầm non cho bé Giáo trình Music for Little Mozarts và Kawai Music School dạy tại Việt Thương Music có chương trình Cảm thụ âm nhạc. Nền tảng học nhạc của bé đi lên từ cảm thụ, từng nốt âm, từ các nghe cường độ, cao độ.
Lớp nhạc cho bé 7 tuổi trở lên:
Tại sao nên cho bé học cảm thụ âm nhạc
Âm nhạc gắn liền với tuổi thơ của bé, đó là điều tất nhiên và không thể phủ nhận rằng, trẻ sẽ có lợi thế hơn rất nhiều khi được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm.
Âm nhạc sớm cho bé Kích thích khả năng tư duy sáng tạo: trẻ có thể thỏa sức sáng tạo ra những giai điệu để nói lên cảm xúc của bản thân trước mọi sự vật trong thế giới âm nhạc của riêng mình. Đây sẽ là yếu tố giúp kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ một cách tối đa nhất.
Âm nhạc sớm cho bé Phát triển kỹ năng giao tiếp và kết nối: các lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em đa phần sẽ là những giờ học nhóm, nơi trẻ sẽ được thể hiện ý kiến cá nhân về mọi thứ xung quanh từ bạn bè đến thầy cô. Hoạt động này giúp trẻ cảm thấy bản lĩnh hơn, tự tin hơn để từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp lẫn kết nối với mọi người.
Âm nhạc sớm cho bé Tăng cường khả năng tiếp nhận ngôn ngữ: qua những bài luyện tập về ngữ âm (phụ âm, nguyên âm) khi học hát, đọc, viết, bé sẽ biết cách phát âm chuẩn và chính xác nhất thông qua giai điệu từ đó khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được hoàn thiện hơn.
Âm nhạc sớm cho bé Phát triển kỹ năng vận động: hoạt động chơi trên những phím đàn piano hoặc nhảy múa chính là cách phát triển hệ cơ xương tốt nhất cho trẻ, đây cũng là bước đệm đầu tiên để trẻ chuẩn bị cho việc học nhạc cụ khác ở bậc cao hơn.
Trẻ học cảm thụ âm nhạc ở giai đoạn 0-6 tuổi như thế nào:
Trẻ 0-3 tuổi đã có thể hiểu về âm nhạc ở mức độ sơ đẳng, các âm thanh của âm nhạc tác động đến trẻ như mọi âm thanh khác. Trẻ em có thể nghe và hiểu được những âm thanh mà chúng nghe. Chúng có thể biết cách mở cửa của mẹ, cách gõ cửa của ba khác nhau như thế nào. Tiếng của người lạ âm vực có làm chúng thoải mái hay không?
Ở giai đoạn 0-3 các âm thanh thanh mà bé cảm nhận được chỉ mang tính bản năng, chưa có sự phân biệt giữa âm thanh và tiếng động, chưa thể phân biệt được âm nhạc ( tiếng động có độ cao xác định) và tiếng ồn ( tiếng động có độ cao không xác định). Tuy nhiên trẻ sẽ thích các âm thanh âm nhạc hơn, bởi tính chất mềm mại, dễ tiếp nhận.
Vì vậy ở lứa tuổi từ 0-3, các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé đơn thuần là để bé làm quen với những âm thanh mang tính nhạc, và thường ít có trung tâm hay trường nhạc có lớp cảm thụ cho bé ở lứa tuổi này, phần lớn sẽ tập trung cho các bé từ 3-5 tuổi với các chương trình học nâng dần theo độ tuổi. Vậy các bé 3-5 tuổi sẽ học gì?
Trẻ từ 3-5 tuổi có khả năng nhận biết cao độ, âm sắc của các nhạc cụ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của cơ quan thính giác. Trẻ có khả năng nghe thấy được những âm thanh được sắp xếp theo trình tự (7 âm) hoặc sự xáo trộn các âm không theo trình tự.
3-5 tuổi là thời gian thích hợp để bố mẹ đầu tư lâu dài cho con, vì khi này khi đó khả năng tương tác của bé với thầy cô đã tốt. Viêc học cũng dễ dàng hơn so với các bé 3 tuổi trở lại.
Vì vậy mà các lớp nhạc tại Việt Thương Music hay những lớp học cảm thụ âm nhạc tại HCM khác cũng nhận các bé từ 3 tuổi trở lên.
Sau khi học các khóa đó thì bé có thể học được các môn khác như Piano, vocal, organ, guitar, trống, violin… đều được.
Xem các lớp học nhạc cho bé mầm non tại Việt Thương Music:
5 Phương Pháp Dạy Cảm Thụ Âm Nhạc Cho Bé Học Tốt
Phương pháp dạy cảm thụ âm nhạc như một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp kích thích tư duy sáng tạo và dòng cảm xúc trong bé. Rất nhiều kỹ năng trong cuộc sống được các bé cảm thụ dễ dàng hơn nhờ có sự góp mặt của âm nhạc. Vì vậy, có 5 phương pháp dạy cảm thụ âm nhạc hiệu quả cho bé mà bố mẹ nên quan tâm:
Trau dồi sự nhạy cảm với âm nhạc
Âm thanh dùng để truyền tải một thông điệp nào đó, hãy làm cho bé liên hệ chúng với nhau để tìm ra một khuôn mẫu. Ví dụ như nghe tiếng nhạc ò í e thì nhớ tiếng chờ điện thoại.
Phát triển trí nhớ âm nhạc
Một bản nhạc có thể ngược dòng thời gian đưa bé về trạng thái cảm xúc nào đó. Liên tục sử dụng âm nhạc này như một yếu tố gợi nhắc sẽ giúp trí nhớ âm nhạc của bé “tăng level” đáng kể đấy.
Nâng cao mức độ tập trung
Tập trung là cách tốt nhất giúp bé cảm thụ âm nhạc. Bài hát hay bản nhạc sẽ đi vào tâm trí và não bộ của bé một cách hiệu quả nhất. Và khi tập trung thì thời gian cảm thụ âm nhạc cũng sẽ nhanh hơn.
Duy trì cách nghe nhạc khách quan
Hãy tập cho bé cách nghe khách quan khi cảm thụ âm nhạc tức là không định hướng trước rằng đây là bản nhạc có phong cách như thế nào, chỉ hướng bé vào việc lắng nghe bản nhạc hiện tại, để bé nhận thấy nhiều phong cách thể hiện khác nhau: vui tươi rộn ràng, hay thư giãn nhẹ nhàng, cũng có khi sáng sủa ấm áp. Mỗi phong cách thể hiện tương ứng với một thể loại nhạc khác nhau.
Đem những trải nghiệm cá nhân và kiến thức âm nhạc vào quá trình nghe
Phương pháp dạy cảm thụ âm nhạc cuối cùng là không chỉ tập trung vào âm nhạc và ngôn từ mà cũng cần cung cấp cho trẻ những kiến thức khác như là nhà soạn nhạc, hoàn cảnh ra đời, lịch sử của bài hát không chỉ rất hữu ích trong quá trình thưởng thức mà còn kích thích sự tò mò của bé.
Tổng Hợp Những Ích Lợi Của Việc Dạy Trẻ Mầm Non Học Toán Tư Duy
Tổng hợp những ích lợi của việc dạy trẻ mầm non học toán tư duy
Hầu hết các trẻ đến tuổi mầm non đều sẽ có hứng thú và yêu thích với việc toán tư duy nếu như được hướng dẫn đúng cách. Thường thì bé có thể học đếm và làm những phép tính một cách đầy thích thú. Tuy nhiên cũng có mốt số bé không hề cảm thấy thích học toán, hoặc học toán một cách rất qua loa. Và ba mẹ nên tạo điều kiện để giúp con phát triển kỹ năng này. Bởi đây cũng là một trong những cách dạy con thông minh hiệu quả.
Dạy trẻ mầm non học toán tư duy giúp bé hứng thú, vui vẻ
Khuyến khích học toán tư duy từ sớm
Nếu trẻ không thích toán tư duy, ba mẹ cũng không cần bắt ép trẻ học. Điều này sẽ dễ dàng tạo ra tâm lỹ chống đối, chán nản, không muốn học tập ở trẻ. Thay vào đó, cha mẹ cần phải tìm hiểu xem bé thích điều gì và hướng bé học tập theo sở thích của bé. Ba mẹ có thể dựa vào sở thích để khuyến khích trẻ học tập một cách tự giác.
Ví dụ ba mẹ hỏi xem con thích điều gì, trẻ thích bông hoa thì gợi ý trẻ học toán tư duy bằng cách đếm số bông hoa. Hoặc con thích ô tô, máy bay, siêu nhân, gia đình, con vật… Hãy gợi ý để trẻ học toán theo sở thích của chính con. Đây là cách dạy trẻ học vô cùng hiệu quả, giúp trẻ cảm thấy hứng thú và ham muốn khám phá, học tập.
Dạy trẻ mầm non học toán tư duy theo trí tưởng tượng của bé
Lưu ý khi dạy trẻ mầm non học toán tư duy
Dạy trẻ mầm non học toán tư duy không chỉ đem đến sự sáng tạo cho bé. Nó còn đem đến giờ phút vui vẻ cho bé và gia đình. Để việc dạy bé học bộ môn này được hiệu quả nhất, ba mẹ hãy có thể lưu ý một vài điều như sau:
Không nên yêu cầu bé học toán tư duy theo bất kì một khuôn khổ này cả. Hãy khuyến khích bé sáng tạo.
Có thể nhờ cô giáo hỗ trợ con trong giờ học toán tư duy trên lớp, nhưng chỉ đóng vai trò hướng dẫn cho bé.
Đừng quên khen ngợi, khuyến khích mỗi khi bé hoàn thành một bài toán khó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Cảm Thụ Âm Nhạc Mang Lại Lợi Ích Gì Cho Trẻ trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!