Xu Hướng 3/2023 # Giờ Lễ Nhà Thờ Tùng Lâm # Top 6 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giờ Lễ Nhà Thờ Tùng Lâm # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Giờ Lễ Nhà Thờ Tùng Lâm được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chi tiết giáo xứ

Tùng Lâm nằm về hướng Bắc thành phố Dalat và tại cây số 7 trên con đường đi Suối Vàng, là một xứ đạo gắn liền với Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Chẳng những bổn mạng của nhà thờ là Chúa Cứu Thế mà chính các giáo dân, các cha phụ trách xứ cũng như cách tổ chức của xứ đều ít nhiều có liên hệ mật thiết với Dòng.

Nhóm giáo dân vào trước để xây tu viện chỉ có một nhà nguyện nhỏ ở ven đồi cạnh nhà dòng. Ngày ngày họ đến đó cử hành phụng vụ cùng với một vài gia đình ở ấp Nguyễn Siêu. Còn nhóm giáo dân đến sau thì sống rải rác để canh tác trong các thung lũng phụ cận nhà dòng: mỗi thung lũng có một nhà nguyện nhỏ và mỗi tuần hai ba lần, các cha trẻ từ Học Viện DCCT đến dâng thánh lễ cho họ. Ðến ngày Chúa Nhật, tất cả mới tập trung về nhà thờ chính của xứ. Ngôi nhà thờ này là một chung cư lúc bà con mới vào, được biến thành nhà thờ và đến năm 1970 được xây bằng gạch và nối dài thêm như hiện có.

Ðặc biệt, từ năm 1963, nhóm giáo dân thuộc thung lũng Cam Ly – Kim Thạch vì ở khá xa nhà thờ chính, đã xây một nhà nguyện riêng tại Cam Ly và được cha già Tri thuộc giáo phận Hà Nội đến chăm sóc cho đến năm 1966, khi cha về hưu dưỡng Hà Nội ở ngã sáu Chợ Lớn.

Trong khi giáo dân của xứ đều là những người được các cha Dòng đưa đến, thì các cha phụ trách xứ cũng là các cha thuộc nhà Dòng. Vào những năm đầu tiên, chính cha Bề Trên Dòng là cha xứ. Do sự kiện nhà Dòng hay thuyên chuyển Bề Trên, giáo xứ cũng hay thay đổi các cha xứ. Từ khi được thành lập đến năm 1975, giáo xứ đã lần lượt được các cha Philippe Vaillancourt, Ðào Hữu Thọ, Nguyễn Ðình Lành, Trần Ðức Khâm, Nguyễn Quang Kiêm phụ trách. Ðó là chưa kể rất nhiều khuôn mặt các cha và các Thầy học viện đã đến nhà thờ xứ, để cử hành phụng vụ hoặc để phụ trách giới trẻ và các đoàn thể.

Vì là một xứ của nhà Dòng, nên về tổ chức, xứ Tùng Lâm cũng chịu ảnh hưởng nhiều của nhà Dòng. Trong nhiều năm trời, do việc các cha Dòng không được ở riêng, giáo xứ đã không có nhà xứ, cũng không có cơ sở ruộng vườn riêng cho nhà xứ, trăm sự do nhà Dòng đài thọ.

Năm 1975, cha Giuse Lê viết Phục DCCT đang phụ trách trường trung học Minh Ðức, được bổ nhiệm về coi sóc giáo xứ. Cha vẫn duy trì một số việc đạo đức quen thuộc của các xứ Dòng như viếng Thánh Thể, làm giờ thánh, làm việc kính Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp ngày thứ Bảy. Nhưng với tinh thần gắn bó mật thiết hơn với giáo phận, phù hợp với những đòi hỏi của thời đại mới: Cha duy trì và phát huy một sự giao tế đạo đời tốt đẹp.

Về mặt vật chất, nhờ sự giúp đỡ của cha Bề Trên Cả, cha cũng làm được một căn nhà xứ cạnh nhà thờ để thường xuyên hiện diện giữa giáo xứ.

Nhờ bao nhiêu nỗ lực của cha cũng như của đông đảo các cha phụ trách từ ngày xứ được thành lập, giáo xứ Tùng Lâm vừa mang sắc thái đáng quí của một xứ Dòng vừa gần gũi đồng hành với các xứ đạo khác trong giáo phận. Trong những năm qua, giáo xứ đã cống hiến cho Hội Thánh được 4 linh mục và 5 nữ tu. Và hiện tại, với con số 1000 giáo dân, giáo xứ Chúa Cứu Thế đang góp phần tích cực vào việc xây dựng Hội Thánh tại địa phương. Trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ ba, giáo xứ đang dự kiến xây cất một ngôi nhà thờ khang trang hơn.

Nguồn: simonhoadalat.com

Giờ Lễ Nhà Thờ An Lạc

Chi tiết giáo xứ

Năm 1954, Cha cố Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc dẫn dắt một số đồng bào Công Giáo di cư từ miền Bắc vào miền Nam, tạm cư tại khu đất thuộc xã Phú Thọ, nay là bệnh viện Trưng Vương và trường Đại Học Bách Khoa, ngày đó gọi là trại Phú Thọ Lều.

Theo truyền thống người Công Giáo mặc dù ở đâu, hoàn cảnh nào, cũng quy tụ thành cộng đoàn giúp đỡ nhau cùng với Cha cố Gioan Baotixita dựng một nhà nguyện bằng gỗ, vách ván, mái tôn, để cầu nguyện, tổ chức Thánh Lễ hàng ngày, qua ba năm tạm cư.

Cuối năm 1956 trại Phú Thọ Lều có lệnh giải tỏa để đồng bào lập nghiệp ở vùng nông thôn, trong thời gian đó giáo dân đã bàn với Cha cố Gioan Baotixita tìm khu đất gần Thành Phố để tự túc mưu sinh. Cha cố Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc đã tìm được khu đất ở ven đô thuộc xã Tân Sơn Hòa của ông bà chủ đất Nguyễn Văn Thêm ngày ấy còn là đất trống cỏ mọc hoang dại, nhiều gia đình Công Giáo cũng đến mua đất cất nhà lập nghiệp. Được gọi là trại Hà Nội.

Tại đây, Cuối năm1956, giáo dân cùng với các Cha cố Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc và Cha già cố Phêrô Vũ Khiêm Cung đang được hưu dưỡng đã dựng nhà thờ và nhà xứ đầu tiên bằng cột gỗ, vách ván, mái tôn bằng vật liệu chuyển từ trại Phú Thọ Lều về công trình được hoàn tất.

Ngày 01/01/1957, Giáo Xứ chính thức được thành lập và Cha cố Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc là Chánh Xứ tiên khởi. Giáo Xứ lấy danh hiệu là An Lạc, lấy hai từ đầu của chữ ” An Cư, Lạc Nghiệp” với mong ước cuộc sống ổn định và an cư lạc nghiệp, số giáo dân ban đầu trên một ngàn người Giáo Xứ chia thành ba Giáo Họ, Trị Sở, Giáo Lạc, An Hòa.

Đất lành chim đậu, từ ngày thành lập Giáo Xứ dưới sự dẫn dắt của Cha Xứ Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc Giáo Xứ ngày càng phát triển từng bước ổn định, nề nếp, giáo dân ngày một đông, ngôi nhà thờ trở nên nhỏ hẹp.

Năm 1959, để đáp ứng nhu cầu mục vụ, Cha Chánh Xứ cùng với các Ban quyết định sửa chữa cơi nới nhà thờ bằng vật liệu nhẹ: dựng cột gỗ, xây tường gạch, mái lợp tôn, rộng hơn, cao hơn, tháp chuông đặt cuối nhà thờ và tượng đài Chúa Giêsu cao gần 3 mét đặt trên giữa tiền đình, lúc này số giáo dân đã trên bốn ngàn người, Giáo xứ tăng thêm hai giáo họ, Xuân An và Tân An.

Năm 1961, Cha Pacal Vũ Hoàng Bát được bổ nhiệm về phụ tá.

Năm1962, cùng với Cha Chánh Xứ Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc xây dựng nhà dòng, đồng thời sáng lập Tu Hội Chiến Sĩ Maria Nam và Nữ ngày nay là: Tu Hội Chiến Sĩ Chúa Giêsu và Tu Hội Nô Tỳ Thiên Chúa.

Năm 1963, Cha Giuse Nguyễn Văn Khấn về thay làm phụ tá và cùng với Cha Xứ Gioan Baotixita xây dựng trường tư thục An Lạc, trên khuôn viên đất của Giáo Xứ, để giáo dục đào tạo từ mẫu giáo đến đệ nhị cấp, ngày nay là trường trung học cơ sở Âu Lạc.

Năm 1959, để đáp ứng nhu cầu mục vụ, Cha Chánh Xứ cùng với các Ban quyết định sửa chữa cơi nới nhà thờ bằng vật liệu nhẹ: dựng cột gỗ, xây tường gạch, mái lợp tôn, rộng hơn, cao hơn, tháp chuông đặt cuối nhà thờ và tượng đài Chúa Giêsu cao gần 3 mét đặt trên giữa tiền đình, lúc này số giáo dân đã trên bốn ngàn người, Giáo xứ tăng thêm hai giáo họ, Xuân An và Tân An.

Năm 1961, Cha Pacal Vũ Hoàng Bát được bổ nhiệm về phụ tá.

Năm1962, cùng với Cha Chánh Xứ Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc xây dựng nhà dòng, đồng thời sáng lập Tu Hội Chiến Sĩ Maria Nam và Nữ ngày nay là: Tu Hội Chiến Sĩ Chúa Giêsu và Tu Hội Nô Tỳ Thiên Chúa.

Năm 1963, Cha Giuse Nguyễn Văn Khấn về thay làm phụ tá và cùng với Cha Xứ Gioan Baotixita xây dựng trường tư thục An Lạc, trên khuôn viên đất của Giáo Xứ, để giáo dục đào tạo từ mẫu giáo đến đệ nhị cấp, ngày nay là trường trung học cơ sở Âu Lạc.

Cuối năm 1963, Cha AnTôn Hoàng Minh Thư về cùng phụ tá cho Cha Chánh Xứ và phụ trách linh hướng đoàn thiếu nhi Thánh Thể Giáo Xứ, dân số giáo dân tăng nhanh nhu cầu sinh hoạt mục vụ chưa đáp ứng được đầy đủ, đòi hỏi việc tái thiết mở rộng Thánh đường được đặt ra.

Năm 1970, nhân ngày Lễ Chúa KiTô Vua Mừng Bổn Mạng Giáo Xứ, Cha Xứ Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc họp hội đồng Giáo Xứ chuẩn bị kế hoạch xây dựng Nhà Thờ mới kiên cố theo bản đồ án thiết kế của kiến trúc sư Mạnh.

Năm 1972, Cha AnTôn Mai Đức Huy được bổ nhiệm về phụ tá Cha Xứ Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc, sau thời gian chuẩn bị, được sự cho phép của ĐứcTổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn.

Ngày 01/05/1972, Giáo Xứ chính thức khởi công được Đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường.

Qua gần một năm thi công bất kể nắng mưa ngôi Thánh Đường cũng được hoàn tất với diện tích 800 mét vuông vững chắc kiên cố, cột, đà, mái, trần bằng bê tông cốt thép, tháp chuông cao 40 mét là ngôi Thánh Đường hiện đại bấy giờ.

Ngày 08/04/1973, Giáo Xứ long trọng tổ chức khánh thành, được Đức cốTổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình dâng Thánh Lễ Tạ Ơn và Thánh hiến.

Năm 1975, Cha cố Chánh Xứ Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc vì tuổi cao sức yếu đã được về nghỉ dưỡng, Cha Gioan Baotixita Trần Minh Thực được bổ nhiệm là Chánh Xứ thứ hai, tiếp nối dẫn dắt đoàn chiên Giáo Xứ ngày một khởi sắc. Cha đã thành lập các ca đoàn, phong trào thiếu nhi Thánh Thể.

Năm 1982, vì bệnh nặng Cha cố Gioan Baotixita Trần Minh Thực được đi chữa bệnh lâu dài ở nước ngoài, Cha Anphongsô Hoàng Ngọc Bao được bổ nhiệm là Chánh Xứ thứ ba về coi sóc chỉnh trang lại Giáo Xứ. Năm 1987, Cha Phaolô Nguyễn Thực về phụ tá cùng chăm lo giáo dục đức tin đến năm 1992. Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh về thay và phụ tá.

Năm 1993, Cha Chánh Xứ Anphongsô Hoàng Ngọc Bao chuyển về Xứ Bắc Hà, Cha Vinh Sơn Ngô Minh Tân về thay làm Chánh Xứ thứ tư, cùng với Cha phụ tá Giuse Nguyễn Văn Thanh chăm lo và dẫn dắt cộng đoàn Giáo Xứ.

Năm 1995, vì lý do sức khỏe Cha Vinh Sơn Ngô Minh Tân chuyển về Giáo Xứ Bình Lợi cùng thời gian này Cha Giuse Maria Đoàn Văn Thịnh được bổ nhiệm là Cha Chánh Xứ thứ năm của Giáo Xứ An Lạc.

Ngay khi về Giáo Xứ, Cha đã bắt tay xây dựng và chỉnh trang khuôn viên Giáo Xứ, xây dựng tượng đài Đức Mẹ và tượng đài Thánh Giuse, lập hội đồng mục vụ thực hiện theo quy chế hoạt động ổn định.

Ngày 15-16/11/1997, Cha Chánh Xứ Giuse Maria cùng hội đồng mục vụ tổ chức mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo Xứ và 25 năm xây dựng Thánh Đường, được sự quan tâm giáo dục chăm sóc của Cha Chánh Xứ Giuse Maria, đời sống đức tin ngày càng phát triển và trưởng thành qua đó nhu cầu mục vụ ngày càng cao điều kiện phương tiện sinh hoạt học tập thiếu thốn, do đó Cha Chánh Xứ cùng cộng đoàn Giáo Xứ bàn bạc nhất trí xây dựng mới nhà Giáo Lý.

Ngày 01/03/1997, Cha Chánh Xứ Giuse Maria đã cho khởi công xây dựng nhà sinh hoạt Giáo Lý – ĐứcTin gồm một trệt bốn lầu, trong đó có các phòng học giáo lý, thư viện, phòng sinh hoạt nhóm và các hội đoàn, công trình được hoàn tất vào ngày 19/03/1998 Lễ Mừng Kính Thánh Giuse.

Năm 1999, Cha Đaminh Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm về phụ tá cùng hướng dẫn và dìu dắt giới trẻ phát triển và thành lập thêm ca đoàn Dũng Lạc.

Thời gian qua đi ngôi Thánh Đường xây dựng từ năm 1957 đến nay đã xuống cấp, nhà Chầu Thánh Thể, gian cung Thánh cùng với những trang thiết bị đã cũ kỹ nay không còn sử dụng được. Cha Chánh Xứ Giuse Maria cùng với Hội Đồng Mục Vụ thống nhất đại tu ngôi Thánh Đường, và năm 2001, Cha Giuse Phạm Quốc Tuấn cũng được bổ nhiệm về làm phụ tá Cha Chánh Xứ.

Năm 2002, Cha Chánh Xứ Giuse Maria đã cho thiết kế lại gian cung Thánh đại tu chỉnh trang trong và ngoài nhà Thờ, lắp đặt trang thiết bị mới, Ngôi Thánh Đường được khang trang và tiện nghi hơn việc Phụng Tự được tôn nghiêm phục vụ các Thánh Lễ được thuận tiện.

Năm 2005, Cha Inhaxiô Nguyễn Quốc Bảo được bổ nhiệm làm phụ tá thay Cha Giuse Phạm Quốc Tuấn, Cha phụ tá Inhaxiô đã cùng Cha Chánh Xứ Giuse Maria tổ chức chăm sóc và phục vụ đời sống đức tin cho cộng đoàn giáo dân, Cha phụ tá đặc trách và linh hướng cho giới trẻ, giáo lý thiếu nhi, giáo lý hôn nhân, giáo lý dự tòng, tổ chức và sinh hoạt.

Ngày 28/02/2005, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn, đã bổ nhiệm Cha Chánh Xứ Giuse Maria Đoàn Văn Thịnh làm Hạt Trưởng Giáo Hạt Chí Hòa, để chăm sóc và dẫn dắt đoàn chiên của một Giáo Hạt lớn giáp với trung tâm thành phố,với trọng trách là vị chủ chăn của Giáo Hạt, Cha đã luôn thể hiện trách nhiệm của mình không biết mệt mỏi hầu mang lại ơn ích thiêng liêng cho cộng đoàn dân Chúa.

Đầu năm 2006, Cha Xứ Giuse Maria cũng cho trùng tu lại một số cơ sở vật chất xây dựng mười bốn đàng thánh giá, tượng đài lòng thương xót Chúa, trạm khắc các phép bí tích và nâng cấp gian Cung Thánh lát đá hoa cương thay bàn Thờ đá. Sau khi đã hoàn tất gian cung Thánh Cha lại lo lắng để có được nơi nhà chờ phục sinh. Cha đã bàn bạc cùng hội đồng mục vụ để xây dựng nhà chờ phục sinh trên phần đất hội trường cũ và đã xin phép Tòa Tổng Giám Mục.

Được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục Giáo Phận cho phép.

Ngày 28/05/2006, được Đức Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận về làm phép và đặt viên đá đầu tiên để khởi công, công trình được xây dựng gần một năm thì hoàn tất với quy mô một trệt bốn lầu, tầng trệt làm hội trường, tầng một nhà chờ phục sinh, hai tầng còn lại dành cho sinh hoạt và nhà kho. Ngày27/11/2007, Giáo Xứ tổ chức Mừng Kính Chúa KiTô Vua Bổn Mạng Giáo Xứ, nhân dịp mừng 50 năm thành lập Giáo Xứ An Lạc đã cùng khánh thành nhà chờ phục sinh, của Giáo Xứ An Lạc ngày nay.

Nguồn: tgpsaigon.net

Giờ Lễ Nhà Thờ Lại Yên † Giờ Thánh Lễ

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Lại Yên tọa lạc trên địa bàn thôn 3 xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Giáo xứ còn có 5 giáo họ trực thuộc bao gồm: Đắc Sở, Tiền Lệ, Phương Viên, Phương Bảng, và Yên Thái. Toàn giáo xứ có khoảng 600 giáo dân.

Hạt giống Tin mừng đã được gieo trồng nơi đất Lại Yên từ năm 1722, là một giáo họ nhỏ bé thuộc giáo xứ Kẻ Bạc (nay là xứ Thượng Thụy). Năm 1876 chia xứ Kẻ Bạc và Bách Lộc, giáo họ Lại Yên thuộc về xứ Bách Lộc (Gp. Hưng Hóa ngày nay). Năm 1894 số giáo dân tăng triển nên xứ Bách Lộc chia nhỏ ra lập thêm xứ Vĩnh Lộc, giáo xứ Lại Yên thuộc về xứ Vĩnh Lộc (Gp. Hưng Hóa ngày nay). Năm 1895 đời vua Thành Thái năm thứ 7, Bề Trên tiếp tục chia xứ Vĩnh Lộc ra làm hai lập thêm xứ Giang Xá, giáo họ Lại Yên được cắt theo xứ Giang Xá để tiện cho công việc mục vụ. Năm 1923 giáo họ Lại Yên tách từ xứ Giang Xá và được nâng lên hàng giáo xứ.

Từ khi hạt giống Tin Mừng được gieo trên mảnh đất Lại Yên đến nay, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, do cấm cách, do thiếu vắng chủ chăn, giáo xứ Lại Yên không những không phát triển mà số giáo dân ngày càng mất đi, một số vì sợ mà bỏ đạo, số khác đã phải bỏ làng đi cư ngụ nơi khác.

Đến nay, giáo xứ Lại Yên gồm 6 họ, nhưng số giáo dân còn rất khiêm tốn: họ sở tại Lại Yên: 64 nhân danh; họ Phương Viên: 200 nhân danh; họ Đắc Sở: 54 nhân danh; họ Tiền Lệ: 25 nhân danh; họ Yên Thái: 13 nhân danh; họ Phương Bảng: 17 nhân danh. Tổng số của 6 họ trong giáo xứ là 373 nhân danh.

Trải qua gần 400 năm đón nhận Tin Mừng, giáo xứ Lại Yên, Tổng Giáo phận Hà Nội, tuy không xa trung tâm thủ đô là Hà Nội, chỉ cách khoảng 25km, nhưng vẫn là một xứ nghèo, nghèo về đức tin, nghèo về tinh thần, nghèo về nhân sự và nghèo cả vật chất nữa.

Có thể nói, từ khi hạt giống Tin Mừng được nảy nở trên mảnh đất Lại Yên cho đến nay, giáo xứ Lại Yên rất khiêm tốn vẫn luôn chỉ là con số khởi điểm, ngôi thánh đường cấp 4 nhỏ bé (khoảng 140m2) đang trong tình trạng xuống cấp cùng với hai gian nhà cấp 4 (khoảng 60 m2) ẩm thấp, cũ nát che mưa chắn nắng để bà con trong giáo xứ tụ họp. Vì thế, nơi đây chưa bao giờ có lễ đêm Giáng sinh, giáo dân nơi đây khao khát như đất khô cằn mong trời mưa xuống, họ ngày đêm cầu nguyện không ngừng. Chúa đã đoái thương nhận lời cầu của những con người đơn sơ nhỏ bé.

Giờ Lễ Nhà Thờ Mai Anh

Chi tiết giáo xứ

Có người gọi là Nhà Thờ Vinh Sơn vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn. Có người gọi là Nhà thờ Mai Anh, vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào. Từ năm 1943, nhà thờ này được xây dựng lại với một dạng kiến trúc độc đáo hơn các nhà thờ khác ở Ðà Lạt. Tuy nhà thờ không có tháp chuông trên đỉnh, nhưng tiền đình được thiết kế là một tam giác cân, phía trước được trang điểm các cửa vòm nhỏ xinh xắn. Cửa chính có hai cấp thang đi lên từ hai phía. Mái nhà thờ có hình dạng tựa như mái nhà rông của người Thượng, nhưng đặc biệt có các vòm mái cửa nhô ra để cho mái đỡ trơ chọi. Tường phía dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong nên càng tăng thêm nét đẹp độc đáo cho công trình kiến trúc này. Tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo phong cách kiến trúc Normandie. Không gian nội thất được chiếu sáng bởi những khung kính màu, càng tăng phần lung linh hấp dẫn cho thánh đường. Nhà thờ còn lưu trữ được pho tượng Ðức Mẹ Ban Ơn cao 3m, nặng 1 tấn, quà tặng của phu nhân Toàn Quyền Ðông Dương Decoux.

Về màu sắc, từ khi hoàn thành đến nay, nhà thờ Domaine de Marie chỉ sử dụng một màu vôi hồng đậm để quét tường. Vì vậy, dưới ánh nắng, nhà thờ như sáng rực hẳn lên. Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà 3 tầng của dòng nữ tu Bác Ái thánh Vinh Sơn. Chính điều này càng tôn thêm vẻ uy nghi, đồ sộ và trang nghiêm cho toàn bộ khu vực nhà thờ này.

GIÁO XỨ MAI ANH

Mai Anh là một trong vài giáo xứ mới nhất của giáo phận Dalat. Giáo xứ mang tên Mai Anh vì nhà thờ của giáo xứ nằm trên ngọn đồi Domaine de Marie (đồi Mai Anh) thuộc phía Băc thành phố Dalat. Ðặc biệt nhà thờ nói đây cũng không phải là một nhà thờ biệt lập mà chính là nhà nguyện của Dòng Nữ Tử Bác Ái, nằm trong phạm vi tu viện đã được xây cất từ những năm 1940. Tuy là một giáo xứ mới mẻ, nhưng Mai Anh có một lịch sử kỳ cựu từ những thập niên 1940, 1950. Hồi đó giáo dân mới chỉ có chừng hơn 100 người thuộc hơn 29 gia đình ở các đường Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu, Calmette. Họ thuộc quyền coi sóc của giáo xứ Chính Tòa, nhưng sống lạc lõng, ít người đi lễ tại Chính Tòa và cũng ít tiếp xúc với các cha ở Chính Tòa, ngoại trừ các trường hợp có hôn phối hay an táng.

Sau năm 1954, con số giáo dân mới tăng dần. Thời gian này, cha Nguyễn Thanh Ðiện làm tuyên úy tại Dân Y Viện. Cha giúp các cha nhà thờ Dalat tiếp xúc nhiều hơn với giáo dân, nhờ đó giáo dân cũng bắt đầu gắn bó hơn với giáo xứ. Năm 1967 số giáo dân lên đến 700 và khu vực này trở thành khu giáo Thánh Phaolô của nhà thờ Chính Tòa. Với sự giúp đỡ của các cha Nguyễn Văn Luận, Dương Ngọc Châu nối tiếp cha Ðiện làm tuyên úy bệnh viện, các cha nhà thờ Dalat đã tổ chức các lớp giáo lý hoặc các đoàn thể như Thanh Sinh Công, Legio Mariae. ÐỒng thời, nhờ sự nhiệt tâm cộng tác của ông trùm Giuse Phạm Văn Ðịch, khu giáo có tiến triển hơn về tổ chức qui củ, về tinh thần gần gũi với giáo xứ Chính Tòa.

Sau 1975, các cha phó nhà thờ Chính Tòa, rồi tiếp đến cha Ðỗ Xuân Quế, Cha Mai Văn Hùng Dòng Ðaminh, thay nhau lên làm lễ cho khu giáo này. Ðến ngày 16-3-1976, Tòa Giám Mục cử cha Giuse Nguyễn Văn Hân phụ trách hẳn. Ngày 29-6-1976, ÐGM Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đã nâng khu Giáo Thánh Phaolô lên thành giáo xứ Mai Anh và chọn Ðức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng, đồng thời đặt cha Giuse Hân làm cha xứ đầu tiên. Cũng theo ý muốn của Tòa Giám Mục và được sự nhất trí của các cha xứ liên hệ, ranh giới giáo xứ bao gồm đường La Sơn Phu Tử, Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu, Trần Bình Trọng và trọn khu vực Domaine với số giáo dân trên dưới 1000. Các cơ sở của giáo xứ – nhà thờ, nhà xứ phòng ốc- vẫn là nhà nguyện và một số phòng ốc thuộc tu viện Nữ tử Bác Ái, được nhà Dòng tiếp tục cống hiến cho giáo xứ.

Sau nhiều nỗ lực chung của cha xứ và mọitầng lớp trong giáo xứ, nhất là sau đợt học tập Bức Thư chung của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam (1980) giáo xứ Mai Anh đã có một bộ mặt mới và vươn lên đời sống đạo phù hợp với đường hướng chung của giáo phận.

Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Mai Anh

Cập nhật thông tin chi tiết về Giờ Lễ Nhà Thờ Tùng Lâm trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!