Bạn đang xem bài viết Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Thành (Tphcm) được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chi tiết giáo xứ
Vào năm 1965, có 600 giáo dân từ xóm mắm ( nay là phường 4 quận Tân Bình ) di tản đến đây và xây lên một nhà nguyện nhỏ để kính thánh Vinh Sơn, đến năm 1969, Tân Thành còn là một giáo họ của Giáo Xứ Tân Việt. Ngày 12 tháng 5 năm 1973, giáo xứ Tân thành được chính thức thành lập.
Ngôi nhà thờ đầu tiên nhỏ bé nằm trong khu vục dân cư đông đúc sống hòa chung với bà con lương dân. Giáo dân hiện hữu và di dân nhập cư gia tăng ngày càng đông , nhà thờ cũ xuống cấp trầm trọng, quá chật chội. Cha chánh xứ Đa Minh Phạm minh Thủy với trăn trở,suy nghĩ,cầu nguyện ,ưu tư của người mục tử dẫn dắt cộng đoàn giáo xứ trong hoàn cảnh cơ sở còn rất hạn hẹp và thiếu thốn , làm sao thích nghi với thực cảnh, giúp giáo xứ phát triển, Cha đã bàn thảo với hội dồng mục vụ và các ban ngành, đoàn thể, cùng toàn thể giáo dân, quyết tâm đồng lòng phát động tổ chức chương trình tiết kiệm trong suốt mười năm ,bắt đầu mua thêm đất. Xây dựng tổng thể nhà thờ, nhà sinh hoạt mục vụ mới khang trang đáp ứng nhu cầu mục vụ cho giáo dân. Để hoàn thành các công trình này, ngoài sự đóng góp tích cực công sức và tiền bạc của giáo dân trong giáo xứ , cũng phải kể đến sự đóng góp rất lớn lao quý báu của quý ân nhân quý mạnh thường quân xa gần trong và ngoài giáo xứ , quý ân nhân hải ngoại ,đã giúp sớm hoàn thành các công trình của giáo xứ.
Ngày 09 tháng 01 năm Thánh 2010 .Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục đã dâng lễ tạ ơn , khánh thành nhà thờ, mọi người đón chào trong ngập tràn niềm vui hân hoan vì ước mơ bao lâu, nay đã thành hiện thưc.Tạ ơn Chúa, xin tri ân những tấm lòng vàng ,tất cả là hồng ân chúa ban.
Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Hưng (Gò Vấp, Tphcm) ✞ Giờ Thánh Lễ
Chi tiết giáo xứ
Sau hiệp định Genève 1954, theo chân các vị linh mục một số giáo dân và đồng bào miền Bắc di cư vào Nam lập nghiệp. Trong số các vị chủ chăn thời ấy có hai linh mục thuộc địa phận Hưng Hóa: cha Gioan Maria Phan Trọng Kim và cha Giuse Mai Xuân Hòa đã chọn vùng gò rộng người thưa này làm nơi lập xứ xây đền cho giáo dân mình( đa phần là địa phận Hưng Hóa ). Thế là ngôi thánh đường đầu tiên đã được dựng nên với tên gọi của giáo xứ là: “Xứ Lao Động Tân Hưng” và lấy ngày Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm Bổn Mạng . Đó là cuối năm 1955.
Do hoàn cảnh di dân nên cuộc sống rất khó khăn thiếu thốn. Giáo dân chủ yếu sống bằng viện trợ từ giọt mắm đến hạt gạo nên thánh đường chỉ là một nhà nguyện bằng vách đất tô ximăng, mái lợp lá với diện tích khiêm tốn (20 x 8 ) m2, đủ chỗ cho khoảng 300 người xem lễ.
Cùng thời gian đó, còn có 9 giáo xứ khác cũng được thành lập cùng với Tân Hưng được gọi chung là: “Trại di cư Xóm Mới” hay vắn tắt là: “Xóm Mới”. Tên của các xứ đạo khi ấy thường có liên hệ đến nguồn gốc địa phận của giáo dân hoặc của các linh mục lập xứ:
GX. Tân Hưng ( Hưng: ĐP.Hưng Hóa) GX. Trung Bắc, GX. Bắc Dũng ( Bắc: ĐP. Bắc Ninh) GX. Hà Nội, GX. Hà Đông ( Hà: ĐP.Hà Nội) GX. Lạng Sơn, GX. Thái Bình ( ĐP. Lạng Sơn, ĐP. Thái Bình)
Qua 55 năm (1955-2010) hình thành và phát triển, lúc đầu giáo xứ chỉ có khoảng 225 gia đình công giáo với 890 giáo dân, đến nay đã lên tới 323 gia đình với 1776 giáo dân và đã 3 lần xây dựng thánh đường qua 4 đời linh mục chủ chăn của giáo xứ:
Cha Chánh xứ tiên khởi Gioan Maria Phan Trọng Kim (từ 1955 đến 1959) Cha Giuse Đỗ Sỹ Vịnh (từ 1960 đến 1962) Cha Phero Dư Tác Thiện (từ 1962 đến 1975) Cha Phero Nguyễn Văn Thiềm (từ 1975 dến nay)
Trong các vị chủ chăn thì cha Phero Nguyễn Văn Thiềm là linh mục chánh xứ gắn bó lâu đời nhất với giáo xứ Tân Hưng từ ngày 17-8-1975 đến nay.Với sự cộng tác năng động và nhiệt thành của HĐMVGX đương nhiệm :
1/ Ông Giuse Nguyễn Văn Khang: Chủ tịch HĐMVGX. 2/ Ông Đaminh Đặng Đình Chính: Phó Nội vụ. 3/ Ông GB Lê Xuân Minh: Phó Nội vụ. 4/ Ông Giuse Nguyễn Ngọc Thành: Thư ký. 5/ Ông Phêrô Nguyễn Văn Thịnh: Thủ quỹ.
NIÊN BIỂU CÁC SỰ KIỆN:
1955 : Khánh thành ngôi thánh đường đầu tiên và thành lập nghĩa trang giáo xứ ( Lm. Gioan Maria Phan Trọng Kim ) 1956 : Xây dựng Trường Tiểu học Duy Chính ( nay là trường MG Hoa Sen, F.15) 1964 : Khánh thành ngôi thánh đường thứ hai (Lm. Phero Dư Tác Thiện ) 1965 : Khánh thành Đài Đức Mẹ Lộ Đức và tháp chuông (Lm. Phero Dư Tác Thiện ) 1992 : Xây dựng tượng đài Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (tại nghĩa trang giáo xứ) 1994 : Khánh thành thánh đường thứ ba ( Lm. Phero Nguyễn Văn Thiềm ) 2009 : Xây dựng tượng đài Thánh Cả Giuse (tại nghĩa trang giáo xứ)
Hiệp hội Thánh Mẫu (1955) Huynh đoàn Đaminh (1957) Ca đoàn Cêcilia (1955) Ca đoàn Thiếu Nhi (1996) Ca đoàn Gia Trưởng (1998) Ban Xã Hội (1994) Ban Văn Hóa Giáo Dục (1994) Nhóm Giáo Chức (2005) Ban Mục Vụ Gia Đình Trẻ (2006) Ban Mục Vụ Giới Trẻ (2006) Hội Legio (2007) Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa (2007) Ban giáo lý viên
CÁC NGÀY LỄ KỶ NIỆM:
01 tháng 1 : Đức Maria Mẹ THIÊN CHÚA ( Ngày truyền thống GX) 31 tháng 1 : Thánh Gioan Bosco ( Bổn Mạng Giáo lý viên ) 01 tháng 5 : Thánh Giuse Thợ (Bổn Mạng ca đoàn Gia Trưởng ) 13 tháng 6 : Thánh Anton Tiến sĩ ( Ngày khen thưởng học sinh ) 29 tháng 6 : Thánh Phero Tông đồ ( Bổn Mạng cha xứ )
( Bổn Mạng khu Duy Tân )
26 tháng 7 : Thánh Gioakim và Thánh Anna
( Ngày báo hiếu ông bà, cha mẹ )
15 tháng 8 : Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ( Bổn Mạng GX )
( Bổn Mạng Hiệp Hội Thánh Mẫu )
Chủ Nhật II tháng 9 : Khai giảng các lớp giáo lý 08 tháng 9 : Sinh nhật Đức Mẹ ( Bổn Mạng Giới Trẻ Thánh Mẫu ) 21 tháng 9 : Thánh Toma Thiện ( Bổn Mạng Giới Trẻ GX ) 13 tháng 10 : Đức Mẹ Fatima ( Bổn Mạng Huynh đoàn Đa Minh ) 03 tháng 11 : Thánh Martino ( ngày công tác từ thiện ) 24 tháng 11 : Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ( Bổn Mạng khu Tân Hợp )
Chủ Nhật IV tháng 11 : CHÚA KITO VUA (Bổn Mạng khu Đông Thịnh ) 27 tháng 12 : Thánh Gioan Tông đồ ( Bổn Mạng khu Bắc Hợp )
Tên gọi Tân Hưng nghĩa là Hưng Hóa mới; khi ấy hai Cha tiên hành Gioan Phan Trọng Kim, Giuse Mai Xuân Hòa, thầy già Phêrô Phan Văn Sài và đa số giáo dân đều thuộc gốc địa phận Hưng Hóa. Ban đầu, mỗi gia đình được cung cấp vật liệu để dựng một căn nhà bằng gỗ, vách đất mái gianh. Là đồng bào di cư từ các làng quê miền Bắc nên sơ khởi khai hoang trồng lúa gạo, hoa màu hoặc đào ao nuôi cá…, ngoài ra những người trẻ xin làm công tại các vùng lân cận. Thuở đó, đường giao thông thuận lợi vì giáo xứ nằm sát hương lộ nối dài Gò Vấp đi Hóc Môn, song song nhánh Vàm Thuật thuộc sông lớn Sàigòn, mang đầy phù sa vun xanh ngát ruộng đồng.
✠ VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN
Để nơi thờ phượng khả thi sau tháng năm dài lưu chuyển, hai Cha Gioan Kim và Giuse Hòa tạm dựng ngôi nguyện đường cho giáo dân đọc kinh cầu khẩn và xem lễ hàng ngày. Cuối năm 1955, nhà nhà tương đối ổn định thì việc rất quan trọng là giáo dục con em, không chỉ cần chữ nghĩa mà lễ giáo phải đi đầu, bởi “Tiên học lễ, hậu học văn” thật vậy. Một dãy nhà chín phòng mang tên Trường Tiểu học Duy Chính hoàn thành cho các lớp Mẫu giáo đến lớp Nhất (lớp Năm), học hai buổi sáng chiều. Rồi từ hơn hai trăm mái ấm chia thành bốn khu và tuyển chọn Ban đại diện hàng khu: khu Duy Tân, khu Tân Hợp, khu Bắc Hợp và khu Đông Thịnh; gợi lên ý nghĩa cầu mong mọi thành phần dân Chúa luôn đoàn kết, thuận hòa, ngõ hầu giáo xứ ngày càng phát triển.
Do những chủ chăn tận tình, lo toan hết mình vì đoàn chiên nên ngay khi thành lập, các vị đã gắn bó với người dân dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu tính đầy đủ từ năm 1955 đến nay, lần lượt tám Cha về trông coi giáo xứ: Gioan Phan Trọng Kim, Giuse Mai Xuân Hòa, Giuse Nguyễn Văn Hựu, Giuse Đỗ Sỹ Vịnh, Antôn Trần Văn Phán, Phêrô Dư Tác Thiện, Giuse Đỗ Hữu Ngoạn và Phêrô Nguyễn Văn Thiềm.
✠ HỢP TÌNH THÊM SỨC MẠNH
Tháng 9 năm 1962, Cha Phêrô Dư Tác Thiện nhận chánh xứ, trước hết cho xây lại nhà xứ như bình diện hiện hữu. Riêng ngôi nhà thờ được thay mái bằng tôn, vách trát xi măng, thật ra đang xuống cấp trầm trọng. Giáo dân đông lên do nhiều người đồng hương khắp chốn về gia nhập giáo xứ, trong đó phải kể đến các người đồng hương Trung Lao, Báo Đáp (Nam Định), Đạo Truyền, Tiên Lý (Hà Nam), Đồng Xá (Hải Phòng), Đan Tràng (Hưng Yên) cùng chung tay góp sức. Việc quyết định xây mới ngôi nhà thờ ắt cần thiết, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của giáo dân. Thánh đường thiết kế hai gian cung thánh và bảy gian cộng đoàn kèm gác đàn dưới cuối, với bốn mái lợp tôn, tường gạch. Mặt tiền trông đơn giản nhẹ nhàng, chính giữa chạm nổi hoa văn hàng ký tự: A 1964 D (Anno Domini), nghĩa là thượng lương hoàn thành năm 1964 Thiên Chúa lịch.
Sau khi khánh thành nhà thờ, đài Đức Mẹ Lộ Đức trước mặt nhà xứ cũng hoàn thiện không lâu. Tiếp đến thực hiện kỳ công một gác chuông bên cạnh cao mười thước gồm ba trụ sắt hình chữ I dài suốt, nhưng thể theo hướng dẫn của nhà chuyên môn chỉ sử dụng hai trụ, khiến dáng hình thanh thoát, sinh động mà bền vững… Vào trung tuần tháng Năm mùa Hoa 1991, một cơn lốc xoáy cực mạnh (sấm sét) cắt ngang thân phượng vĩ làm đổ sập hoàn toàn tháp đài kiên cố, mặc nhiên “Mẹ nữ vương nguyên vẹn mãi tinh tuyền”. Cứ theo dòng thời gian dẫu thăng trầm biến đổi, quanh đây đã biết bao lớp người nhận muôn vàn ơn phúc.
” Mẹ vẫn đứng nhìn theo con khuất bóng
Nỗi bi sầu len nhẹ trái tim côi
Thuyền xa khơi sóng mãi ở bên đời
Hoa thắm sắc về đây đồng kính Mẹ”.
✠ KIÊN TÂM ĐỒNG PHỤNG SỰ
Ngày 17 tháng 8 năm 1975, Cha Phêrô Nguyễn Văn Thiềm phụ tá giáo xứ Hà Đông về nhận chánh xứ Tân Hưng, là người xuất thân từ giáo xứ này. Cuộc mưu sinh gian truân mấy nỗi những năm liền sau đấy; thiếu thốn đủ hình thức, gắng cùng nhau khắc phục. Mười bảy năm qua mau, giáo dân ngày gia tăng mà nhà thờ xấp xỉ tuổi ba mươi. Bằng nỗ lực đóng góp lâu dài, kiến trúc ngôi thánh đường lần nữa trở nên hiện thực. Lễ Đặt viên đá đầu tiên vào ngày 27 tháng 9 năm 1992, do Cha Tổng đại diện Gioan B. Huỳnh Công Minh chủ sự. Lễ Tạ ơn vào ngày 6 tháng 6 năm 1993, do Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình chủ sự. Lễ Khánh thành vào ngày 16 tháng 10 năm 1994, do Đức Giám mục phụ tá Louis Phạm Văn Nẫm chủ sự. Toàn bộ sân đường chung quanh được trải bê tông hóa nhựa dầy cả tấc, thánh đường mới xem như khá bề thế, khang trang và hoàn chỉnh. Diện tích gần năm trăm thước vuông, trong đó có ba gian lầu gồm một gian gác đàn và hai gian cộng đoàn.
Hội đồng giáo xứ Tân Hưng qua các nhiệm kỳ, làm việc đắc lực với Cha xứ trên mọi phương diện. Trước đây còn thấy các tu sĩ phụ giúp; làm trưởng đoàn Giáo lý viên như thầy Giuse Đinh Hiền Tiến, nay là Cha chánh xứ Phú Thọ Hòa; diễn trình tín lý như thầy Phêrô Trịnh Hồng Hải, nay là Cha giáo Đại chủng viện Thánh Giuse – Sàigòn; chuyên chăm lo các thiếu nhi, phụng tự giáo xứ hết lòng như các nữ tu Mến Thánh giá cộng đoàn Thủ Thiêm. Còn Hội trường nhà xứ hoàn thành năm 1989 nhân kỷ niệm ngân khánh nhà thờ, hữu ích mọi sinh hoạt giáo xứ cùng hiếu hỷ gia đình. Thực chất, thủ tục giấy tờ lên xuống lắm nhiêu khê, may nhờ tâm phúc mới êm xuôi tốt đẹp.
✠ NHẪN NẠI VÀ HY SINH
Ngày 13 tháng 8 năm 1994, công trình nữa cần nhắc đến là kỳ đài Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và cổng tam quan tại nghĩa trang mau chóng nhậm thu nhân lễ mừng bổn mạng, một giải pháp hữu hiệu nhằm di dời tượng Mẹ cách xứng đáng, thỏa trăn trở bấy lâu. Nơi này hàng trăm người thân yêu trong giáo xứ đang an nghỉ ngàn Thu; cũng nơi này – hồi tháng Ba năm ngoái – hoàn thành đài Thánh cả Giuse.
Các đoàn thể của giáo xứ gồm có Huynh đoàn Đaminh, Hiệp hội Thánh Mẫu, Ca đoàn (Cécilia, Thiếu nhi, Gia trưởng), Nhóm Giáo chức, Ban Thánh hóa gia đình, Gia đình Lêgiô, Nhóm Đức Mẹ Mễ Du, Ban Mục vụ giới trẻ, Ban Giáo lý viên, Ban Xã hội và Ban Văn hóa giáo dục. Hiện diện năm 1980 tới 1995, Ban Thanh niên với bốn tiểu ban các khu quen mưa nắng, nhẫn nại, hy sinh; xuyên suốt chuỗi hành trình, Ban này hằng dấn thân, ân cần phục vụ.
Lại bàn về xuất thân từ giáo xứ này, ngoài Cha Phêrô Nguyễn Văn Thiềm (là chánh xứ lâu nhất toàn giáo phận) còn có các Cha: Antôn Ngô Văn Hữu (chánh xứ Hải Xuân, kiêm hạt trưởng Vũng Tàu), Giuse Nguyễn Văn Am (Giám học SDB Thủ Đức), Giuse Vũ Liễu (Mục vụ truyền giáo tại Hoa Kỳ) và Giuse Đồng Minh Hiệp Độ (Hội Thừa sai VN, thụ phong linh mục ngày 25.5.2010 vừa qua tại Nhà chung Phú Cường)… Vẻ vang thay, Tân Hưng còn phát sinh nhiều tu sĩ nam nữ: Maria Đỗ Thị Thư, Maria Lê Thị Hội, Cécilia Nguyễn Thị Mạnh Đễ, Têrêsa Nguyễn Thị Phượng, Anna Lê Thị Tình, Anna Lê Thị Định, Lucia Nguyễn Thị Kim Loan, Maria Vũ Thị Như Lan, Maria Vũ Thị Hồng Thủy và Vinhsơn Nguyễn Anh Tài.
Hơn ba trăm gia đình hưởng hồng ân Thiên Chúa, Tân Hưng sống chan hòa tình thương, bác ái, thực thi Phúc Âm giữa mọi người. Hè đi, Thu sang, Đông tàn rồi Xuân lại đến; từng đàn chim tha phương bay về tìm bến cũ, hát điệp khúc hân hoan.
Vs.VŨ ĐÌNH CƯỜNG
(Tháng Mân Côi 2010)
Giờ Lễ Nhà Thờ Vĩnh Hiệp (Tphcm)
Chi tiết giáo xứ
Nhà nguyện VINH HIỆP ngày trước
Có ngày cách đây đã khá lâu, người ta viết về một ngôi thánh đường, ngay ở trung tâm thành phố, bài viết ấy gợi vào lòng của nhiều người, một cảm xúc buồn và trăn trở. Ngôi thánh đường ở đâu vậy?
Đó là ngôi thánh đường Vinh Hiệp, thuộc giáo xứ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Trong niên giám Giáo Phận TP. HCM xuất bản năm 1998, họ lẻ nầy của giáo xứ Hạnh Thông Tây, có tên là Vĩnh Hiệp, đó cũng là tên mà giáo dân ở đây thường gọi tên của nhà thờ mình. Tuy nhiên theo một số người cựu trào từ ngày lập nhà thờ và theo một số giấy tờ còn để lại, tên chính xác là họ Vinh Hiệp. Sở dĩ có tên nầy là bởi lấy từ tên gốc của nơi cư ngụ trước đó của bà con trong họ.
Đó là, sau năm 1954, có một số bà con gốc giáo phận Vinh về cư ngụ ở ấp Voi Nhỏ, xã Tân Thới Hiệp, Quận 12. Lập nên xóm Vinh Hiệp, tên ghép từ Giáo Phận Vinh và xã Tân Thới Hiệp. Năm 1968 vì tình hình chiến tranh, một số gia đình chuyển về nơi đây sinh sống, lúc ấy chừng 42 gia đình Công Giáo. Họ lấy tên của nơi mình chuyển đến và đặt tên cho nhà nguyện mới và cả cho xóm mới mà họ vừa tụ về. Nhà thờ Vinh Hiệp cũng từ đó được hình thành và là họ lẻ của giáo xứ Hạnh Thông Tây cho đến ngày nay. Khởi đầu do cha cố Phêrô Nguyễn Linh thành lập từ năm 1968, tọa lạc tại số 52/382E, đường Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp.
Sau năm 1975, nhà thời Vinh Hiệp có một khoảng thời gian dài đóng cửa cho đến 1989 mới có những sinh hoạt trở lại. Những năm gần đây, dù là một họ lẻ nhưng giáo xứ Vinh Hiệp đã có số giáo đã tăng một cách đột biến, do những trào lưu di dân từ nhiều miền đến Gò Vấp, từ đây dân thường gọi là nhà thờ Vĩnh Hiệp do dân nhiều vùng ở với nhau nên họ gọi như vậy. Từ một vài trăm giáo dân của một vài năm trước, theo thống kê năm 2003 thì số giáo dân đã có khoảng 1300 người. Số giáo dân nầy đã gấp mười lăm lần sức chứa của ngôi nhà nguyện nhỏ bé và cũ kỹ nầy. Sự dột nát và ẩm thấp đã làm người dự lễ phải đau lòng và ước mong sự thay đổi càng lúc càng mạnh mẻ trong lòng họ.
Nhà nguyện ấy còn nguyên trạng như hồi năm 1968, đó là một căn nhà nhỏ, ngang 8m và dài 11m, vách đóng ván ép đủ loại, loại rất thông dụng cách đây 30 đến 40 mươi năm. Mái tôn nơi cao nhất chừng trên 5m, nơi thấp nhất không quá 3m. Nền do không được nâng cấp mấy chục năm, năm 2003 đã thấp hơn mặt đường chừng 60 cm. Do vậy, chỉ cần một trận mưa nhỏ, từ trên xuống, từ ngoài vào, nước ào ạt chảy vào nhà nguyện, và mức nước chạm đầu gối là điều rất đơn giản có được. Tuy vậy lòng sùng đạo và tham dự các giờ kinh nguyện lúc nào cũng đông cứng nhà thờ nhỏ bé và khiêm tốn nầy. Hàng tuần vào ngày Chúa nhật có một Thánh Lễ do các Linh Mục ở Giáo Xứ Hạnh Thông Tây đến dâng lễ. Tham dự thánh lễ thường phải đứng bên ngoài gấp nhiều lần bên trong. Với những chiếc ghế nhựa, anh chị em vẫn nghiêm trang tham dự thánh lễ, với một hy vọng, sẽ có ngày nhà thờ sẽ khang trang hơn.
Do hoàn cảnh chật hẹp của nhà thờ như vậy, rất nhiều anh chị em giáo dân phải lên giáo xứ Hạnh Thông Tây tham dự thánh lễ, cách chừng 3 km, hoặc lên các nhà thờ lân cận bằng với những khoảng cách tương tự như nhà thờ Hy Vọng, Thạch Đà…đối với bạn trẻ thì đi xa không khó khăn gì lắm, nhưng đối với các người lớn tuổi, việc phải đi xa tham dự thánh lễ hàng ngày là điều không thể đối với họ. Việc học giáo lý cũng nhiều khó khăn, nhất là các em thiếu nhi không thể đi xa được, vừa nguy hiểm và khó theo dỏi sự học của con mình. Do vậy nhiều gia đình đã không thể lo liệu cho con trẻ học đầy đủ giáo lý bồi dưỡng đức tin được. Hoàn cảnh như vậy, các vị chức sắc trong giáo họ vừa lo vừa buồn, không biết phải làm sao, ai cũng hy vọng một ngôi thánh đường rộng cho mọi người.
Với bao tấm lòng cầu nguyện, với nhiều tâm hồn âm thầm hy sinh cầu nguyện, được các đấng bậc lo âu và bàn thảo. Ngày 13. 09. 2003, cha sở Đôminicô Võ Văn Tân đã tiến hành thủ tục để xin xây dựng lại nhà nguyện Vĩnh Hiệp, hầu đáp ứng nhu cầu thờ phượng của dân Chúa và tại đây đã được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn phê chuẩn. Sau nhiều tháng cầu nguyện và chờ đợi, ngày 01. 06. 2005 Sở Xây Dựng đã cấp giấy phép xây dựng lại toàn bộ ngôi thánh đường, với diện tích xây dựng là 493m2, gồm một tầng hầm, Nhà nguyện và tầng trên. Do Linh Mục Clemente Lê Minh Trung làm chủ công trình.
Thánh Đường VĨNH HIỆP ngày nay
Lễ đặt viên đá đầu tiên lúc 9g00 ngày 17. 12. 2005 do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ sự.
Đó là những sự kiện, những hình ảnh, những công việc và cũng là những tình cảm và lòng đạo đức của tiền nhân để lại cho chúng ta ngày hôm nay. Khi anh chị em tín hữu cầu nguyện trong nhà nguyện, chúng ta không hề quên những công sức, những tấm lòng và nhiều giọt mồ hôi đã âm thầm dâng hiến cho ngôi thánh đường ấy.
Anh chị em cũng luôn ghi nhớ các Linh Mục tiền nhiệm, nhiều vị ân nhân, đã không tiếc công sức tiền của để bảo vệ và tu dưỡng ngôi thánh đường nầy.
Lời cầu nguyện của chúng ta hôm nay, là tâm tình liên đới và hiệp thông mãi mãi trong tình yêu của Đức Kitô.
Truyền thông giáo xứ VĨNH HIỆP
Ngày 01.01.2011
Nguồn : http://titocovn.com/
Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Phú
Chi tiết giáo xứ
Giờ lễ nhà thờ Tân Phú:
Chúa nhật: 04:15 – 05:30 – 07:15 – 16:00 – 17:30 – 19:00
Ngày thường: 04:00 – 05:00 – 17:45
Giáo xứ Tân Phú do Linh mục Đa Minh Đinh Xuân Hải thành lập năm 1963. Địa chỉ 90 Đường Nguyển Hậu F. Tân Thành Q. Tân Phú TPHCM. Thuộc địa Hạt Tân Sơn Nhì, Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Giáo xứ Tân Phú không ngừng phát triển, kể từ khi cha cố Đaminh Đinh Xuân Hải xây dựng giáo xứ ngày 15-08-1963, với 83 gia đình, phần đông là những người ở phương xa đến lập nghiệp. Thuở gầy dựng ban đầu thật khó khăn, vất vả: cộng đoàn dân Chúa cùng với vị mục tử góp công khai phá và kiến thiết từ những hecta ruộng. Sau 5 năm, từ ngôi nhà thờ tạm bằng cây lá thay thế bằng ngôi thánh đường bêtông lợp tôn (1967). Tiếp theo là nhà xứ, phòng hội, phòng giáo lý từng bước đã được hoàn thành.
PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Tân Phú đúng là nơi “Đất lành chim đậu”: Đời sống đạo sầm uất, đã cuốn hút giáo dân quy tụ về đây ngày càng đông. Vì thế, nhu cầu sinh hoạt của giáo dân cũng mỗi ngày một tăng. Cơ sở vật chất lại phải nâng cấp liên tục. Sau 40 năm, nhà thờ nhỏ bé đã được thay thế bằng ngôi thánh đường khang trang bề thế như hôm nay, do cha nguyên chánh xứ Đaminh Vũ Nguyên Thiều cùng cộng đoàn dân Chúa xây dựng năm 1997.
Ngày 03-06-2005, cha Giuse Lê Đình Quế Minh về làm chánh xứ Tân Phú. Đến năm 2007, nhân kỷ niệm 10 năm cung hiến, ngài đã cho trùng tu lại thánh đường như hiện nay.
– Giáo xứ Tân Phú thành lập năm 1963 với 500 giáo dân, lớn mạnh lên dần qua sự chăm sóc của các cha xứ:
+ Lm Đaminh Đinh Xuân Hải : 1963 – 1972+ Lm Gioan Baotixita Ngô Xuân Hảo : 1972+ Lm Tôma Trần Quốc Phú : 1972 – 1973+ Lm Đaminh Vũ Nguyên Thiều : 1973 -2005+ Lm Giuse Lê Đình Quế : 2005 đến nay
Đoàn thể công giáo trong giáo xứ
1. Lêgiô Maria2. Thiếu nhi Thánh Thể3. Giáo lý viên4. Hội Hiền mẫu Công giáo5. Hiệp hội Thánh mẫu6. Gia đình Thánh Tâm7. Gia đình Phúc Âm8. Gia đình NADA9. Gia đình Bác ái Phanxicô10. Thăng tiến Hôn nhân gia đình11. Học hội Kitô giáo12. Hội Tận Hiến Đức Mẹ13. Hội Lòng thương xót Chúa14. Dòng Ba Đaminh15. Hội chăm sóc bệnh nhân
* Ngoài ra còn có 10 ca đoàn (8 tại giáo xứ, 2 ở họ lẻ)
Cập nhật thông tin chi tiết về Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Thành (Tphcm) trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!